SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng D1 phát triển vận động

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng D1 phát triển vận động

Sinh thời Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta người đã từng nói :

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Trẻ em từ những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển.

 Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động (dù ở mức đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ. (Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

 

doc 21 trang thuychi01 44564
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng D1 phát triển vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. LỜI MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Sinh thời Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta người đã từng nói :
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Trẻ em từ những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển.
 Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động (dù ở mức đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ. (Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp. hệ tiêu hóa Đặc biệt khi trẻ luyện tập các yếu tố tự nhiên như ánh nắng mặt trời nước, không khí không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường sống bên ngoài, tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ.
Thực tế hiện nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ được tổ chức thông qua nhiều hình thức phong phú như hoạt động thể dục, thể dục sáng, trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời Nhưng đối với giáo viên nói riêng và Trường Mầm non Ngọc Sơn nói chung. Do nhận thức của giáo viên về vận động còn hạn chế nên tổ chức giờ vận động chưa phong phú, chưa có góc vận động, chưa lôi cuốn thu hút trẻ trong các hoạt động phát triển vận động, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lứa tuổi, giới tính, mùa trong năm, thời gian trong ngày. Vì vậy trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có những chú trọng đến chuyên đề phát triển vận động hơn, tạo các đồ dùng phong phú và đặc điểm phù hợp với địa phương để cho trẻ được vận động như: Vận động chơi ngoài trời. Ngoài ra còn chú trọng đến các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động lồng ghép vào các hoạt động trong ngày.
        Năm học 2015- 2016, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được phân công phụ trách lớp Nhà trẻ 25- 36 tháng D1. Qua việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động, tôi thấy kỹ năng vận động của trẻ trong lớp tôi còn hạn chế, các cháu tham gia vận động còn nhút nhát, chưa hứng thú, đặc biệt ở lứa tuổi này nhu cầu vận động như: đi, bò, chạy, nhảylà rất thiết yếu. Vì nếu không được đáp ứng đầy đủ thì trẻ khó có thể phát triển bình thường. Điều đó làm tôi trăn trở và vấn đề đặt ra với tôi lúc này là cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu vận động của trẻ để tìm ra những biện pháp phát triển vận động một cách tích cực và hiệu quả giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 25- 36 tháng D1 phát triển vận động” làm đề tài nghiên cứu. 
1.2 Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm giúp trẻ phát triển khả năng vận động nâng cao thể lực góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 
1.3 Đố tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 25- 36 tháng D1 phát triển vận động tại Trường Mầm non Ngọc Sơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi chọn các phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận.
Đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung thì phát triển vận động là một yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công của cả một con người. Các hoạt động luyện tập nhằm rèn luyện cơ thể hữu ích đối với sự phát triển cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ, việc luyện tập sẽ giúp củng cố sức khỏe, phát triển thể lực và thần kinh tâm lý tốt hơn. Đa số những cử động của con người không phải là bẩm sinh mà hình thành và phát triển trong quá trình sống và trải nghiệm của mỗi cá nhân. Vì vậy trong chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ, một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết là tổ chức các hoạt động phát triển vận động của trẻ một cách hợp lý và phù hợp với độ tuổi và có hệ thống để giúp trẻ phát triển toàn diện. Khi cơ thể vận động, lưu lượng máu đến các cơ tăng lên, do đó các cơ quan được nuôi dưỡng tốt hơn, việc rèn luyện thể lực một cách phong phú có hệ thống giúp cơ thể nâng cao khả năng đề kháng, chống lại được những biến đổi bất lợi của môi trường và dịch bệnh, giúp duy trì sự bền vững trong nội tạng cơ thể. Vận động góp phần làm cho cơ xương phát triển và sự liên kết cơ với xương được bền chắc hơn. Một số công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học đã xác định được rằng cử động có quan hệ với quá trình nhận thức, vì một vài lý do nào đó mà cử động phát triển chậm thì dù có được săn sóc vệ sinh tốt, trẻ vẫn bị phát triển chậm về thần kinh, tâm lý. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng hoạt động vận động làm trẻ sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. 
	Dưới 3 tuổi, cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, trẻ càng nhỏ thì gia tốc phát triển càng lớn, có thể thấy sự phát triển rất nhanh của trẻ theo từng tháng tuổi. Khi trẻ 12 tháng trẻ bắt đầu có thể biết tự bước đi và ngồi xổm không cần tựa lúc này bàn tay trẻ cũng khéo léo hơn, có thể xòe bàn tay và nắm vào bàn tay những hạt tròn nhỏ (VD hạt lạc) có thể kẹp được vật nhỏ bằng đầu ngón tay.
	Bước sang 2 tuổi trẻ đi vững vàng và thành thạo, bắt đầu biết chạy, có thể leo lên được cầu thang, biết đóng và mở cửa, trẻ có thể thực hiện được một số động tác đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp. 
	Đến 3 tuổi, quá trình phát triển của cơ thể trẻ vẫn rất mạnh mẽ, chức năng của các tổ chức cơ thể được hoàn chỉnh hơn, trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động, lúc này trẻ có thể chạy nhanh, đứng co một chân trong khoảng một giây, có thể bật nhảy tại chỗ, ném được bóng vào rổ, thực hiện được các bài tập thể dục, xếp chồng được nhiều khối gỗ, bắt chước làm theo được một số động tác như: Vạch các đường thẳng dọc trên giấy, vẽ vòng tròn hay xếp các khối gỗ theo kiểu bắc cầu. (Tài liệu Tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ Mầm non theo hướng tích hợp - Nhà xuất bản Hà Nội)
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Trong năm học 2015 - 2016 tôi được phân ở nhóm lớp 25 - 36 tháng D1, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tổ chức “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng phát triển vận động”. Tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau đây.
a. Thuận lợi
- Nhóm trẻ 25-36 tháng do bản thân tôi phụ trách được đặt ở khu trung tâm nên phạm vi giao tiếp của trẻ được mở rộng có nhiều thuận lợi trong quá trình học tập của trẻ.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, nhiệt tình tâm huyết bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn trường.
- 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường có trình độ chuẩn, trong đó có 74% giáo viên có trình độ trên chuẩn, nên rất thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm của bản thân.
b. Khó khăn.:
 - Bên cạnh những thuận lợi trên thì bản thân còn gặp không ít những khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và hoạt động phát triển vận động cụ thể như sau:
 - Trường Mầm non Ngọc Sơn thuộc địa bàn xã nghèo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, đời sống của nhân dân mức thu nhập thấp. Một số gia đình gửi con cho ông bà nội ngoại đi làm ăn xa để phát triển kinh tế gia đình nên không có điều kiện phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục các cháu.
- Cơ sở vật chất, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục của giai đoạn hiện nay.
- Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục để bám sát vào chất lượng thì không có thời gian để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ trong lớp không đồng đều: có trẻ yếu, trẻ khoẻ nên với
những bài tập đòi hỏi tính kỷ luật cao thì tỷ lệ trẻ thực hiện được yêu cầu của bài tập chưa cao.
 c. Kết quả của thực trạng
Qua quá trình điều tra khảo sát thực trạng về khả năng phát triển vận động của trẻ nhà trẻ 25-36 tháng D1 bản thân tôi thu thập được kết quả như sau: 
Biểu 1: 
STT
Nội dung
Số trẻ KS
Xếp loại
Đạt
Chưa đạt
1
Kỹ năng vận động của trẻ
19 trẻ
14/19 = 73,6%
5/19 = 26,4%
2
Tính mạnh dạn tự tin của trẻ khi tham gia vận động
19 trẻ
14/19 = 73,6 %
5/19 = 26,4%
3
Khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia vận động
19 trẻ
15/19 = 79%
4/19 = 21%
Từ kết quả khảo sát trên đây ta có thể nhận thấy rất rõ về kỹ năng vận động của trẻ còn thấp, tập bài tập chưa linh hoạt, chưa đúng kỹ thuật, đang còn nhiều trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin, một số trẻ còn ngại không chủ động tham gia vào các hoạt động vận động. Từ đó dẫn đến kết quả thực hiện các hoạt động vận động của trẻ chưa đạt kết quả cao theo yêu cầu hiện nay. Bản thân đã nhận thấy việc giúp trẻ nhà trẻ 25-36 tháng D1 phát triển vận động là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết . Vì vậy mà tôi đã nghiên cứu và đưa ra một vài biện pháp của mình, hy vọng rằng qua những biện pháp đó giúp trẻ nhà trẻ 25-36 tháng phát triển vận động tốt để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện, tạo tiền đề vững chắc để trẻ bước vào mẫu giáo.
2.3. Các biện pháp phát triển vận động cho trẻ độ tuổi 25 - 36 tháng tuổi D1 Trường Mầm non Ngọc Sơn
Hoạt động giáo dục phát triển vận động là lĩnh vực không thể thiếu được đối với việc giáo dục và phát triển của trẻ. Sự phát triển vận động của trẻ phải được thông qua các bài tập vận động, các hoạt động phát triển vận độngthường xuyên trong trường mầm non. Tôi nhận thấy hoạt động phát trển vận động cũng như qua các hoạt động thể dục hàng ngày có trong trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển các tố chất vận động vốn có cũng như giúp cho trẻ có được một cơ thể khoẻ mạnh.
Dựa vào mục đích, nội dung tri thức về hoạt động phát trển vận động, đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng. Để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động một cách thiết thực và đạt kết quả cao nhất. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau:
 2.3.1 Biện pháp 1 : Xây dựng môi trường học tập, đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ trong nhóm lớp.
 Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết, bị, đồ dùng dụng cụ luyện tập. Các phương tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ; kích thước, trọng lượng phải phù hợp với cơ thể trẻ. Lựa chọn các bài tập sao cho trẻ phải có nỗ lực thể chất và tiêu hao năng lượng thì mới có tác dụng phát triển thể chất cho trẻ. 
 Muốn trẻ hứng thú với giáo dục vận động việc đầu tiên phải gây hứng cho trẻ khi tới lớp học. Trẻ có cảm giác thích thú trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, xây dựng môi trường phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng.
 Thiết bị đồ chơi trong nhóm, phải đảm bảo theo danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục và Đào tạo và theo nội dung phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non. Có thể mua sắm bổ sung hoặc tự làm thêm những thiết bị giúp trẻ thực hiện nội dung giáo dục phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non. (Tài liệu Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
 - Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi đã trang trí lớp đẹp theo các chủ đề để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, Các góc chơi của trẻ được trang trí bằng các hình ảnh gần gũi rất dễ thương, sinh động và đẹp mắt. Ở góc chơi vận động trẻ được phát triển vận động khi chơi các đồ chơi như: Bóng, vòng, đồ chơi bập bênh, thú nhún hay chơi các trò chơi dân gian mang tính chất phát triển vận động, tôi trang trí góc đó bằng các hình ảnh vận động như: Bé chơi bóng đá, tung bóng, chui vào vòng; Góc Hoạt động với đồ vật trẻ chơi xâu vòng, ghép hoa, xếp chồng, xếp cạnh các khối gỗ nhằm phát triển các nhóm của cơ tay, ngón tay, với mỗi chủ đề tôi luôn thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc, tạo các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học. Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống, phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau.
          Để phục vụ cho các trò chơi ở các góc chơi tôi còn làm một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo như: Nơ tay, lục lặc, hoa các màu. Và các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp bia, bìa cứng, thùng cát tông, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, các loại hột hạtđã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề.
 Thông qua các hoạt động giáo dục mầm non đặc biệt là hoạt động phát triển vận động, thì việc xây dựng môi trường giáo dục là biện pháp vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển vận động, đồ dùng trực quan hấp dẫn đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là một việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm non. Nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên phải quan tâm.
 *Thể dục sáng: 
 Tôi phải thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần, khi sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, khi thì nơ, khi thì hoa, cờ sử dụng các dụng cụ này phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện.
Ví Dụ: Chủ đề “Bé và những người thân yêu của bé” Tôi cho trẻ tập với nơ
Hoặc ở chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện giao thông gì?” Tôi cho trẻ tập với vòng. Trẻ cảm thấy hứng thú hơn khi được sử dụng đồ dùng và tập hăng say hơn.
Ví dụ: Chủ đề “Cây rau quả và những bông hoa đẹp” Tôi cho trẻ tập với hoa và quả. Trẻ được cầm những bông hoa và quả sẽ giúp trẻ khắc sâu, ghi nhớ được trẻ cầm trên tay là hoa hồng, hoa đồng tiền hoặc quả cam, quả đu đủ, quả chuối. Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
Bên cạnh đó môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời được bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ chơi, tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển vận động. 
* Hoạt động chơi - tập có chủ định: 
 Vận động cơ bản Tôi trang trí đồ dùng phải phù hợp với chủ đề. 
 Ví dụ: Chủ đề “Bé và các bạn” Đề tài “Bò thẳng hướng đến đồ chơi” Tôi chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn, đẹp để khi trẻ bò tới nơi và mỗi trẻ được lấy một đồ chơi về bỏ vào rổ của mình.
 Ví dụ : Chủ đề “Những con vật đáng yêu” Đề tài “Bò chui qua cổng” bò thấp chui qua cổng tôi chuẩn bị sân bãi bằng phẳng, cổng chui tôi tạo thành một khu rừng để trẻ chui vào hang qua đó trẻ thể hiện sự linh hoạt, tháo vát, quyết tâm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng, khả năng phản ứng nhanh nhẹn khéo léo.      
   Ví dụ: Ở chủ đề “Bé và những người thân yêu của bé” với VĐCB “Bò qua vật cản” Tôi cho trẻ chơi với hình thức trò chơi “Con cua” và cho trẻ bò các con cua khi bò không được chạm vào vật cản.
 Ví dụ: Chủ đề “Bé và các bạn” Đề tài “Đi trong đường hẹp” Tôi trang trí lớp theo chủ đề trường mầm non, đến lớp có Cô giáo và các bạn, khi đến lớp phải đi trong đường hẹp và không chạm vào vạch, từ đó trẻ thích thú đi mà không bị gò bó, hay ép buộc.
 * Trò chơi vận động:
 Trước khi tổ chức chơi trò chơi vận động thì vấn đề chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải đa dạng và phong phú mang tính chất đặc trưng được thiết kế dựa vào nội dung của trò chơi. Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó trò chơi sẽ không tiến hành được.
         Khi chuẩn bị được một địa điểm chơi chu đáo trẻ sẽ được thoải mái tự do chơi mà không gặp vấn đề về vệ sinh cũng như an toàn trong khi chơi. Đồng thời việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi vận động có một ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả của trò chơi. Khi trẻ được sử dụng các đồ dùng đồ chơi đó sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia chơi. Ngoài ra cho trẻ làm quen với tên gọi và cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có kích thước, hình dáng hài hòa, màu sắc đẹp, tươi sáng giúp trẻ có được tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ, giúp mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ.
	Ví dụ: Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu” tôi cho trẻ chơi trò chơi “Mèo và chuột” tôi chuẩn bị một mũ hình đầu mèo, mỗi trẻ một mũ hình đầu chuột
 Hoặc trò chơi “Xiếc đi trên dây” Tôi dùng phấn kẻ trên sân chơi 2 vạch thẳng song song cách nhau 50cm dài từ 3-4m, cũng có thể dùng dây thừng nhỏ hoặc dây vải làm đường cho trẻ đi.
	Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi “Khâu áo” chuẩn bị mỗi trẻ một sợi dây cước dài 30-40cm, một mảnh bìa cứng, trên mảnh bìa vẽ hình cái áo hoặc váy, xung quanh hình vẽ có những lỗ nhỏ rộng 2-3 mm, mỗi lỗ nhỏ cách nhau 1cm
Ví dụ: Trò chơi “Nghịch cát nghịch nước” Chuẩn bị cát, nước sạch và đồ phụ gia vừa tay của trẻ (Cốc, thìa, đồ chơi nhỏ)
=> Dùng biện pháp này tôi nhận thấy các cháu tích cực tham gia chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ luyện tập giúp hình thành cho trẻ thói quen cẩn thận, chu đáo trong hoạt động, môi trường vận động sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa tạo cảm xúc tích cực, gây được hứng thú khi được tham gia hoạt động trong quá trình phát triển vận động của trẻ một cách rõ rệt.
2.3.2 Biện Pháp 2: Sử dụng âm nhạc trong giáo dục phát triển vận động.
       Như chúng ta đã biết “Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mầm non”, âm nhạc có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, trí não, tâm trạng và tinh thần, thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc tham gia các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Khi sử dụng các dụng cụ âm nhạc, trẻ được đánh trống, thổi kèn, gõ mõ, vỗ sắc xô làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ phát triển các vận động tinh và vận động thô. Tôi đưa âm nhạc các hoạt động trong ngày như:
	* Tập các bài thể dục sáng: Các bài ca khớp với động tác Tôi bật nhạc lên cho các cháu khởi động tập cùng cô theo nhạc và lời bài hát. 
Ví dụ: Bài “Ồ sao bé không lắc”, “Tiếng chú gà trống gọi”, “Đi đều” Từ đó tạo hứng thú cho trẻ hơn. Khi trẻ nghe nhạc cất lên thì trẻ bắt đầu nhún nhảy theo nhịp điệu bài hát và khi lời hát cất lên trẻ bắt đầu tập các động tác theo nhịp.
	-> Từ đó tôi thấy trẻ rất hứng thú khi lồng ghép âm nhạc vào quá trình trẻ tập thể dục sáng đối với trẻ nhà trẻ đặc biệt là các cháu ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như xã Ngọc Sơn.
* Đối với hoạt động chơi - tập có chủ định:
Tôi sử dụng âm nhạc khi gây hứng thú cho trẻ, trẻ phản ứng rất nhanh nhạy với các tín hiệu. Vì vậy để trẻ tập trung chú ý của trẻ, tôi sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống, sắc xôsử dụng tín hiệu âm nhạc đó thu hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu, sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. 
+ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_25_36_thang_d1_phat_t.doc