SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn phát triển hứng thú khi tham gia vào hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn phát triển hứng thú khi tham gia vào hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,

có nhiệm vụ đặt nền móng cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con

người đáp ứng yêu cầu của thời kì đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đạị hóa đất

nước. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,

thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách. Hình thành ở trẻ những

chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng cho việc học

tập ở các cấp học tiếp theo [1]. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó

người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề tổ chức các hoạt động

giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào cộng đồng.

Theo Đặng Thành Hưng “Trẻ em là thành viên của cộng đồng, có quyền

được hưởng các lợi ích từ tất cả cơ sở vật chất và nguồn lực cơ bản trong cộng

đồng để trẻ có thể phát triển thành các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng

bất kì cộng đồng nào khác trong tương lai” [2]

Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng là một mô hình giáo dục cho trẻ

mầm non do nhà trường và cộng đồng cùng tham gia, tổ chức nhằm đạt được

những mục tiêu của giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng

bao gồm các hoạt động tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội

dung và bằng các phương pháp khoa học do nhà trường (cán bộ quản lí, giáo

viên) cùng cộng đồng lựa chọn, triển khai, tác động đến trẻ mầm non, hướng đến

đạt lợi ích chung đối với cả nhà trường, trẻ mầm non, cộng đồng dựa trên sự

tham gia của các thành viên cộng đồng [3]

pdf 24 trang thuychi01 7325
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn phát triển hứng thú khi tham gia vào hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
MỤC LỤC 
TT TIÊU ĐỀ Trang 
 MỤC LỤC 1 
1 MỞ ĐẦU 2 
1.1. Lý do chọn đề tài 2 
1.2. Mục đích nghiên cứu 3 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 
2.1. Cơ sở lí luận 4 
2.2. Thực trạng 5 
2.2.1. Thuận lợi 5 
2.2.2. Khó khăn 6 
2.2.3. Kết quả khảo sát 6 
2.3. Các biện pháp 7 
2.3.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị tâm thế, sức khỏe, và đồ dùng các 
nhân cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng. 
7 
2.3.2 Biện pháp 2: Lựa chọn địa điểm, tạo môi trường kích thích 
trẻ tham gia hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng. 
9 
2.3.3 Biệp pháp 3: Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng. 11 
2.3.4 Biệp pháp 4: Lựa chọn nội dung, hoạt động giáo dục phù 
hợp, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục. 
12 
2.3.5 Biệp pháp 5: Thay đổi các hoạt động theo từng chủ đề kích 
thích sự hứng thú hoạt động của trẻ. 
14 
2.3.6 Biệp pháp 6: Cho trẻ hoạt động trải nghiệm thực tiễn. 16 
2.3.7 Biệp pháp 7: Kết hợp với với phụ huynh. 17 
2.4. Hiệu quả đạt được 20 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21 
3.1. Kết luận 21 
3.2. Kiến nghị 22 
3.2.1. Đối với địa phương 22 
3.2.2. Đối với nhà trường 22 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 
 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 24 
2 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
có nhiệm vụ đặt nền móng cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con 
người đáp ứng yêu cầu của thời kì đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đạị hóa đất 
nước. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, 
thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách. Hình thành ở trẻ những 
chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng cho việc học 
tập ở các cấp học tiếp theo [1]. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó 
người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề tổ chức các hoạt động 
giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào cộng đồng. 
Theo Đặng Thành Hưng “Trẻ em là thành viên của cộng đồng, có quyền 
được hưởng các lợi ích từ tất cả cơ sở vật chất và nguồn lực cơ bản trong cộng 
đồng để trẻ có thể phát triển thành các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng 
bất kì cộng đồng nào khác trong tương lai” [2] 
Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng là một mô hình giáo dục cho trẻ 
mầm non do nhà trường và cộng đồng cùng tham gia, tổ chức nhằm đạt được 
những mục tiêu của giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng 
bao gồm các hoạt động tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội 
dung và bằng các phương pháp khoa học do nhà trường (cán bộ quản lí, giáo 
viên) cùng cộng đồng lựa chọn, triển khai, tác động đến trẻ mầm non, hướng đến 
đạt lợi ích chung đối với cả nhà trường, trẻ mầm non, cộng đồng dựa trên sự 
tham gia của các thành viên cộng đồng [3] 
Trong trường mầm non có rất nhiều các môn học và các hoạt động khác 
nhau nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức, là cơ sở ban đầu hình thành và phát 
triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên hoạt động giáo dục cộng đồng có giá trị lớn và đã 
trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm 
mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và là phương 
tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách cũng như trí tuệ cho trẻ 
ở trường mầm non. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu định nghĩa 
trẻ ở lứa tuổi mầm non rằng “Học bằng chơi, chơi mà học” trẻ cần được chơi và 
hoạt động vui chơi, trải nghiệm là môt nhu cầu không thể thiếu được của cuộc 
sống. Chính vì vậy việc giáo viên tổ chức cho trẻ được tham gia vào các hoạt 
động giáo dục cộng đồng là rất quan trọng và cần thiết. Để hoạt động giáo dục 
cộng đồng của trẻ đạt hiệu quả cao thì việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là 
rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để tạo môi trường cho trẻ hoạt động với cộng 
đồng thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp dẫn trẻ, đó mới là điều mà 
mỗi giáo viên mầm non cần suy ngẫm. 
Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi gặp rất nhiều khó 
khăn trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cộng đồng cho trẻ. Trong thời gian 
đầu, qua quá trình làm quen, trò chuyện, hoạt động và gần gũi trẻ tôi thấy nhiều 
trẻ lớp tôi chưa được tiếp cận với việc học tập qua những trải nghiệm thực tế ở 
địa phương. Mọi hoạt động của trẻ về cộng đồng đều do cô giáo, qua tranh ảnh 
3 
hay qua mạng Internet Trẻ mới biết về văn hóa, đặc trưng của vùng miền. Vì 
vậy tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để tổ chức hoạt động giáo dục cộng 
đồng cho trẻ một cách có hiệu quả. 
Năm học 2018 - 2019 phòng Giáo dục huyện Đông Sơn đã triển khai 
chuyên đề mới “Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non dựa vào cộng 
đồng”. Bản thân tôi cũng như tất cả các đồng nghiệp trong trường đều cố gắng, 
nỗ lực tìm tòi và làm việc bằng cả trí tuệ cũng như công sức của mình. Điều đó 
càng thôi thúc tôi suy nghĩ, sáng tạo để tạo môi trường thật tốt nhằm giúp trẻ 
hứng thú tham gia vào hoạt động giáo dục cộng đồng. Chính vì những lí do trên 
nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn phát triển hứng thú khi tham 
gia vào hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng” nhằm giúp trẻ có cơ hội tiếp 
cận với việc học tập qua những trải nghiệm thực tế được giải quyết các nhiệm vụ 
học tập gắn với thực tế ở địa phương một cách thiết thực, hấp dẫn và hiệu quả. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục trẻ tại trường mầm non Đông Anh nói riêng và bậc học mầm non nói chung. 
nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ và giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng 
thú, tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động cộng đồng. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Đông Anh, 
huyện Đông Sơn phát triển hứng thú khi tham gia vào hoạt động giáo dục dựa 
vào cộng đồng. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Để nghiên cứu đề tài này, trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình 
tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp tổng hợp và phân tích 
- Phương pháp hệ thống hóa 
Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận 
về tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh, qua những hoạt động 
thực tế ở nhà trường. 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Phương pháp quan sát sư phạm: Thông qua việc tổ chức cho trẻ tham 
gia hoạt động với cộng đồng, việc trực tiếp giảng dạy hàng ngày của bản thân và 
dự giờ của các đồng nghiệp. 
- Phương pháp đàm thoại: 
Trao đổi, chia sẻ với các giáo viên trong nhà trường để bổ sung các 
kinh nghiệm sáng tạo trong dạy trẻ. 
Trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu về tính cách, tâm lý, sở thích của từng 
trẻ trong lớp. 
Đàm thoại và trò chuyện trực tiếp trẻ hàng ngày, tạo các tình huống 
4 
cho trẻ có cơ hội diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ của mình. Động viên, 
khuyến khích giúp trẻ tự tin bộc lộ khả năng, cảm xúc của mình. 
 - Phương pháp nghiên cứu 
 * Phương pháp thống kê toán học 
 Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính 
toán học. 
 * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
 Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đề 
mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh. 
* Phương pháp điều tra 
Điều tra số lượng trẻ trên lớp độ tuổi 5 - 6 tuổi với tổng số trẻ lớp mẫu 
giáo Lớn 5-6 tuổi do tôi chủ nhiệm là 33 trẻ. 
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
2.1. Cơ sở lý luận 
Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích. A.N. Leonchiev cho 
rằng hoạt động “Là một tổ hợp các quá trình con người tác động và đối tượng 
nhằm đạt được mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của 
hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể [4] 
Giáo dục học hiện đại khẳng định hoạt động giáo dục là quá trình sư 
phạm có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp 
khoa học của nhà giáo dục tác động tới con người được giáo dục nhằm hình 
thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con người được giáo dục. Hoạt động 
giáo dục đặc thù bởi hai hoạt động luôn song hành và tương tác hoạt động dạy 
với nhau là hoạt động dạy và học [5] 
Việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng cũng được 
xem xét dưới góc độ của một quá trình sư phạm. Trong quá trình tổ chức hoạt 
động giáo dục, cộng đồng có thể tham gia với vai trò là nhà giáo dục - trực tiếp 
tham gia lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương thức tổ chức các hoạt động 
giáo dục trẻ phù hợp, với điều kiện thực tiễn của cộng đồng hoặc là người phối 
hợp, hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trong và ngoài nhà 
trường. 
Vì vậy, tổ chức cho trẻ hứng thú khi tham gia vào hoat động giáo dục 
cộng đồng có thể được hiểu là hoạt động giáo dục được tổ chức có mục đích, có 
kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tác động 
tới trẻ mầm non nhằm giúp trẻ tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, 
kĩ xảo, hình thành phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với trẻ mầm non dựa 
trên những điều kiện thực tế và nguồn lực đóng góp từ cộng đồng. 
Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non khi tham gia các hoạt 
động cộng đồng giúp cho trẻ tìm hiểu, khám phá, thực hành rèn luyện các kiến 
thức, kĩ năng và hình thành thái độ phù hợp với bối cảnh sống thực tiễn và gần 
gũi đối với trẻ em; góp phần giảm chi phí và nâng cao chất lượng tổ chức các 
5 
hoạt động giáo dục trên cơ sở khai thác các nguồn lực từ con người, điều kiện tự 
nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa sẵn có tại địa phương. 
Nhằm phát triển cộng đồng: Giúp lãnh đạo chính quyền, các tổ chức xã 
hội đoàn thể và người dân trong cộng đồng hiểu đúng hơn về giáo dục mầm non 
và vai trò, chức năng của cộng đồng đối với việc chia sẻ trách nhiệm trong giáo 
dục trẻ mầm non nói riêng, trẻ em tại cộng đồng địa phương nói chung. Cộng 
đồng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non (trực tiếp hoặc 
gián tiếp) được chia sẻ, trao đổi kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và nâng cao 
hiểu biết về chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non. 
Tạo được mối liên hệ gắn bó giữa công tác giáo dục với công tác xã hội 
khác vì lợi ích và đời sống của cộng đồng; tạo mối quan hệ gắn kết bền vững 
giữa nhà trường với các lực lượng khác nhau trong xã hội; tạo lập điều kiện, cơ 
hội để thực hiện công bằng, tạo sự ổn định và phát triển xã hội. 
 Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi môi trường của trẻ đã được mở rộng từ môi trường 
gia đình đến môi trường lớp học và môi trường xã hội thông qua tranh ảnh, 
phim, chuyện. Qua các hoạt động tại cộng đồng sẽ giúp trẻ hiểu biết hơn các 
công việc thật mà trẻ chưa được thực hiện, làm giàu vốn kinh nghiệm, tăng thêm 
sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Từ đó giúp trẻ hứng thú hơn khi tham 
gia vào các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng. 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi ở 
trường mầm non Đông Anh trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã có những 
thuận lợi và khó khăn, cụ thể như sau: 
2.2.1. Thuận lợi 
 Là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Trường có các phòng chức năng 
cùng với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng cho công tác chăm 
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm nhà trường luôn được các cấp đánh 
giá có chất lượng giáo dục đạt kết quả tốt. Năm học 2013 - 2014 trường được 
nhận cờ thi đua của chính phủ, hiện nay được sự quan tâm của địa phương đầu 
tư cơ sở vật chất để phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. 
 Ban giám hiệu luôn quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, 
phương pháp, chú trọng vào việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục 
mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm 
non. 
 Lớp tôi luôn nhận được sự phối hợp nhiệt tình của phụ huynh đã tạo điều 
kiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Bên cạnh đó 100% trẻ trong 
lớp ăn bán trú nên nề nếp rất ổn định. 
 Bản thân nắm vững kiến thức chuyên môn về chăm sóc giáo dục trẻ. Từ 
khi ra trường đến nay tôi được Ban giám hiệu phân công luân phiên đứng lớp ở 
tất cả các độ tuổi. Vì vậy tôi luôn luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tìm tòi 
và nghiên cứu sách báo, tạp chí..., làm đồ chơi và giáo cụ dạy học đủ số lượng 
và chất lượng đảm bảo về mặt thẩm mĩ, an toàn cho trẻ, giúp cho việc dạy và 
học kích thích tính tò mò thích khám phá và sáng tạo của trẻ. 
6 
2.2.2. Khó khăn 
Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút 
nhát chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động. Một số ít trẻ đi học chưa đều 
do phụ huynh chưa có cách nhìn nhận đúng đắn về bậc học. 
Định biên số trẻ/cô đông, đôi khi sự quan tâm sát sao của cô để khích lệ 
trẻ tích cực, chủ động sáng tạo tham gia vào các hoạt động chưa kịp thời gây 
khó khăn cho việc rèn luyện khả năng sáng tạo của trẻ. 
 Do điều kiện phải đi làm ăn xa nên một số phụ huynh ít có thời gian dành 
cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà. Vì vậy việc thống nhất quan điểm, sự 
phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ còn 
nhiều khó khăn. 
 Qua các hoạt động ở lớp, tôi nhận thấy các cháu chưa phát huy được tính 
tích cực chủ động, sáng tạo của mình. Còn nhiều hạn chế, rập khuôn, có thói 
quen thụ động, trẻ chưa được tiếp cận với việc học tập qua những trải nghiệm 
thực tế ở địa phương. Mọi hoạt động của trẻ về cộng đồng đều do cô giáo, qua 
tranh ảnh hay qua mạng InternetTrẻ mới biết về văn hóa, đặc trương của vùng 
miền, địa phương. 
2.2.3. Khảo sát ban đầu 
 Ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch cũng như hàng tháng tổ chức hoạt 
động giáo dục dựa vào cộng đồng cho trẻ. Khi cho trẻ tham gia vào hoạt động 
cộng đồng tôi luôn theo dõi để biết và nắm bắt được những kỹ năng của trẻ. Căn 
cứ vào tình hình thực tế của lớp tôi thấy kỹ năng hoạt động, giao tiếp của trẻ còn 
nghèo hạn chế, trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. 
Đặc biệt trẻ tham gia hoạt động cộng đồng chưa thực sự hứng thú, nhanh chán. 
 Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trẻ khi cho trẻ tham gia hoạt động giáo 
dục dựa vào cộng đồng. Kết quả khảo sát với tổng số 33 trẻ tại lớp vào thời điểm 
tháng 9/2018 như sau: 
Nội dung khảo sát Mức độ đạt được 
Số trẻ 
khảo sát 
Số trẻ 
đạt Tỉ lệ 
- Thành thạo 10 30,3% 
- Đúng, phù hợp 8 24,3% 
Kỹ năng sử dụng và lấy cất 
đồ dùng khi tham gia hoạt 
động giáo dục dựa vào cộng 
đồng. - Chưa biết sử dụng 
33 
15 45,4% 
- Thành thạo 9 27,3% 
- Đúng và phù hợp 7 21,2% 
Kỹ năng thực hiện công việc 
khi tham gia hoạt động giáo 
dục dựa vào cộng đồng. - Chưa biết , lúng túng 
33 
17 51,5% 
- Rất hứng thú 9 27,3% 
- Hứng thú 9 27,3% Hứng thú khi tham gia hoạt 
động. 
- Không hứng thú 
33 
15 45,4% 
7 
- Tích cực giao tiếp 10 30,3% 
- Giao tiếp trung bình 7 21,2% 
Giao tiếp với cộng đồng khi 
tham gia hoạt động . 
- Giao tiếp ít, không giao tiếp 
33 16 48,5% 
* Nhận xét: Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy 
- Kỹ năng sử dụng và lấy cất đồ dùng khi tham gia hoạt động giáo dục 
dựa vào cộng đồng. Số trẻ sử dụng thành thạo, đúng mục đích và phù hợp tỷ lệ 
còn thấp mới đạt 54,6%. 
- Kỹ năng thực hiện công việc khi tham gia hoạt động giáo dục dựa vào 
cộng đồng. Số trẻ thực hiện thành thạo, đúng theo yêu cầu của cô khi tham gia 
hoạt động tỷ lệ mới đạt 48,5%. 
- Trẻ hứng thú, hưởng ứng một cách tích cực và thích tham gia hoạt động 
khi cô giáo tổ chức mới đạt 54,6%. 
- Số trẻ tích cực giao tiếp với cộng đồng khi tham gia hoạt động mới đạt 
51,5%. 
Từ kết quả khảo sát tôi đã rất băn khoăn và suy nghĩ cần làm thế nào để 
giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng. 
Bản thân tôi đã tiến hành tìm và áp dụng các phương pháp, giải pháp tích cực 
nhất để tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động có hiệu quả. 
2.3. Biện pháp thực hiện 
2.3.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị tâm thế, sức khỏe, và đồ dùng cá nhân 
cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng. 
Trẻ lớp tôi trong giai đoạn này bắt đầu thích khám phá và tò mò về sự vật, 
hiện tượng xung quanh trẻ, đặc biệt là môi trường ngoài lớp học. Đa số trẻ sẽ 
khó thích nghi với môi trường mới lạ, sẽ thấy lo lắng, sợ hãi, rụt rè khi tiếp xúc 
với môi trường mới. Vì vậy, để buổi hoạt động dã ngoại được thành công thì 
điều đầu tiên tôi nghĩ rất quan trọng đó là chuẩn bị một tâm thế thật tốt cho trẻ. 
Để trẻ dễ dàng hòa mình vào môi trường mới với những khám phá đầy mới lạ. 
Tôi luôn chú trọng đến vấn đề tâm sinh lý của trẻ, cụ thể trước mỗi buổi hoạt 
động giáo dục dựa vào cộng đồng tôi thường phải giới thiệu về địa điểm, đối 
tượng trẻ sắp được tìm hiểu, khám phá. Để từ đó trẻ hình dung được hoạt động 
mình sẽ tham gia, trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ hãi hay rụt rè khi buổi hoạt 
động diễn ra. 
 Ngoài chuẩn bị về tâm thế cho trẻ tham gia buổi hoạt động giáo dục dựa 
vào cộng đồng được tốt, tôi còn phải chú ý tới sức khỏe của trẻ. Trong khoảng 
thời gian gần buổi hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng, tôi đã thường xuyên 
tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết được địa điểm trẻ sẽ tham quan dã 
ngoại để họ cùng quan tâm chăm sóc tới sức khỏe của trẻ sao cho trẻ được đảm 
bảo sức khỏe để cùng cô và bạn bè tham gia vào buổi hoạt động. Còn nếu trẻ 
nào có biểu hiện về sức khỏe không tốt, tôi sẽ tham mưu với Ban giám hiệu nhờ 
cán bộ y tế xã thăm khám và trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe cụ 
thể của trẻ. 
8 
 Ví dụ: Trước mỗi buổi tham quan dã ngoại của trẻ, tôi thường tìm hiểu tâm lí 
từng trẻ trước khi cho trẻ tham gia vào buổi hoạt động giáo dục dựa vào cộng 
đồng của lớp. Tôi luôn quan tâm, hỏi han trẻ, đặc biệt là những trẻ nhút nhát, rụt 
rè, ít nói Để trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, rụt rè,Trước khi đến địa điểm 
tham quan, bản thân tôi luôn phải tìm hiểu và trò chuyện với trẻ về nơi mà trẻ sẽ 
tham quan, nhằm giúp trẻ tự tin, hứng thú khi tham gia hoạt động. Ngoài ra tôi 
còn chú ý xem tình hình sức khỏe của cùng cháu để đảm bảo cho buổi hoạt động 
cộng đồng được diễn ra thuận lợi, tránh những trường hợp không hay xảy ra với 
trẻ... 
Hình ảnh: Cô chuẩn bị các điều kiện cho trẻ trước khi đến điểm tham quan 
Không chỉ chú ý tới tâm thế, sức khỏe của trẻ mà tôi còn phải nhắc nhở 
trẻ những đồ dùng cá nhân cần có khi tham gia vào buổi hoạt động giáo dục 
cộng đồng. 
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục dựa vào cộng 
đồng tôi phải theo dõi, quan sát cụ thể diễn biến thời tiết của buổi dã ngoại ngày 
hôm đó như thế nào để giúp trẻ chuẩn bị những đồ dùng cá nhân phù hợp. Tôi 
có thể hỏi trẻ: 
- Hôm nay cô cùng các con chúng mình đi tham quan địa điểm nào? 
- Thời tiết hôm nay ra sao? 
- Chúng mình cần những đồ dùng gì để mang theo cho phù hợp nào? . 
Tùy vào địa điểm, thời tiết để tôi điều chỉnh buổi tham gia hoạt động giáo 
dục dựa vào cộng đồng, cũng như phối kết hợp cùng với phụ huynh làm những 
đồ dùng, dụng cụ cần thiết mang theo cho buổi hoạt động và nhắc trẻ mang 
theo những đồ dùng cá nhân phù hợp như: mũ, nón, giày dép 
Những hoạt động dã ngoại cần chuẩn bị nhiều đồ dùng và cần có thêm 
người lớn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Tôi đã chủ động kêu gọi sự tham 
gia ủng hộ của các bậc phụ huynh. Với mục đích vừa tạo sự gần gũi, sự phối kết 
9 
hợp giữa nhà trường và gia đình, vừa tạo cho trẻ có thêm tự tin, hứng thú khi 
tham gia hoạt động. 
Hình ảnh: Phụ huynh chuẩn bị tư trang đồ dùng và chơi cùng trẻ. 
Qua một thời gian áp dụng biện pháp này vào hoạt động giáo dục dựa vào 
cộng đồng, tôi thấy được sự thay đổi phát triển rõ rệt của trẻ. Không chỉ về học 
tập mà thông qua hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng, trẻ được khám phá 
thiên nhiên ngoài trời sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, giúp trẻ có một 
sức khoẻ dồi dào, chống lại sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Với những trẻ nhút 
nhát, rụt rè trẻ đã thật sự thoải mái, tự tin vào bản thân, trẻ dám làm, dám nghĩ 
và dám nói ra những điều trẻ q

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_truong_mam.pdf