SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non Nga Thành

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non Nga Thành

 Chúng ta đã biết rằng, giáo dục Mầm non là những viên gạch đầu tiên và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong những năm tiếp theo và cuộc đời của bé. Trẻ em được giáo dục tốt đó chính là chúng ta đã ươm được những mầm xanh tương lai vì thế ngay từ khi trẻ em sinh ra phải được hưởng mọi quyền trẻ em và hơn cả là tình yêu thương của người thân trong gia đình và của toàn xã hội, vậy nhưng lại có những trẻ em vừa khi mới chào đời đã phải hứng chịu nỗi đau trong quá khứ để lại hoặc do điều kiện chủ quan, khách quan mà cuộc sống thực tại mang đến. Đó là các bạn nhỏ nào? Vì sao các em lại không được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ em khác? Đây luôn là những câu hỏi đặt ra trong tôi, một giáo viên mầm non gieo mầm cho tương lai của đất nước.

Người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng là một bộ phận dân cư trong xã hội, trong cuộc sống có thể bạn đã từng gặp người khuyết tật và đã giúp đỡ họ. Nhưng cách giúp đỡ người khuyết tật có nhiều cách và cách tốt nhất là giúp họ được học tập và hòa nhập vào cộng đồng.

Luật người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, theo đó mọi trẻ khuyết tật có quyền được đi học. Hàng năm Vụ Giáo dục mầm non đều có hướng dẫn thực hiện năm học, trong đó có nội dung giáo dục hòa nhập. Cụ thể: Huy động trẻ khuyết tật tới trường, thực hiện xây dựng kế hoạch cá nhân, tiến hành giáo dục hòa nhập và chuyển tiếp lên cấp tiểu học.

 

doc 23 trang thuychi01 13673
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non Nga Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI 
KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP TRONG 
TRƯỜNG MẦM NON NGA THÀNH
Người thực hiện: Mai Thị Thành
Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Thành
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1
MỤC LỤC
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1
3
1. Lí do chọn đề tài
1
4
2 . Mục đích nghiên cứu
2
5
3. Đối tượng nghiên cứu
2
6
4. Phương pháp nghiên cứu
2
7
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
8
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
9
2.Thực trang vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
4
10
* Thuận lợi 
4
11
* Khó khăn
4
12
3. Các giải pháp đã sử dụng để giúp trẻ khuyết tật sớm hòa nhập 
6
13
3.1: Lập kế hoạch giáo dục ở trường mầm non
7
14
3.2: Xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ 
9
15
3.3: Dạy mọi lúc mọi nơi
10
16
3.4. Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ việc dạy và học cho trẻ khuyết tật.
11
17
3.5. Tổ chứccho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động
13
18
3.6. Phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh. 
16
19
3.7. Theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ
16
20
4. Hiệu quả của sáng kiến
17
21
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
22
1. Kết luận
18
23
2. Kiến nghị
19
24
Tài liệu tham khảo
20
25
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại
21
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
 Chúng ta đã biết rằng, giáo dục Mầm non là những viên gạch đầu tiên và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong những năm tiếp theo và cuộc đời của bé. Trẻ em được giáo dục tốt đó chính là chúng ta đã ươm được những mầm xanh tương lai vì thế ngay từ khi trẻ em sinh ra phải được hưởng mọi quyền trẻ em và hơn cả là tình yêu thương của người thân trong gia đình và của toàn xã hội, vậy nhưng lại có những trẻ em vừa khi mới chào đời đã phải hứng chịu nỗi đau trong quá khứ để lại hoặc do điều kiện chủ quan, khách quan mà cuộc sống thực tại mang đến. Đó là các bạn nhỏ nào? Vì sao các em lại không được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ em khác? Đây luôn là những câu hỏi đặt ra trong tôi, một giáo viên mầm non gieo mầm cho tương lai của đất nước. 
Người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng là một bộ phận dân cư trong xã hội, trong cuộc sống có thể bạn đã từng gặp người khuyết tật và đã giúp đỡ họ. Nhưng cách giúp đỡ người khuyết tật có nhiều cách và cách tốt nhất là giúp họ được học tập và hòa nhập vào cộng đồng.
Luật người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, theo đó mọi trẻ khuyết tật có quyền được đi học. Hàng năm Vụ Giáo dục mầm non đều có hướng dẫn thực hiện năm học, trong đó có nội dung giáo dục hòa nhập. Cụ thể: Huy động trẻ khuyết tật tới trường, thực hiện xây dựng kế hoạch cá nhân, tiến hành giáo dục hòa nhập và chuyển tiếp lên cấp tiểu học.
Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đất nước đang cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ, mà ở đây ngành giáo dục giữ vai trò chủ đạo và là chìa khóa vàng tiến vào tương lai.Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển giáo dục, chúng ta còn thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Có thể nói vấn đề công bằng giáo dục được coi là trọng tâm và là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục. Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội, nhất là đối với trẻ em bị khuyết tật về thể chất và tinh thần.
Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác, đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng, Chính vì thế việc giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non là việc làm cần thiết và rất cần được quan tâm. Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật nhất là trẻ mầm non là công việc hết sức khó khăn và vất vả.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nhiều trẻ khuyết tật được đi học và được hưởng nền giáo dục có chất lượng? 
Bản thân tôi là một giáo viên phụ trách nhóm lớp 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thành lại có học sinh khuyết tật trong độ tuổi của lớp mình, hằng ngày vừa chứng kiến vừa chăm sóc bé tôi đã cảm nhận được sự thiệt thòi mà bé đang phải gánh chịu và qua nhiều năm công tác có trẻ khuyết tật trong độ tuổi lớp mình nên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tổng kết được một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong những năm qua. Và mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 - 6 Tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non Nga Thành”. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non và gửi tới bạn bè đồng nghiệp tham khảo góp ý để mỗi trẻ em khuyết tật đều nhận được sự chia sẻ chung như các bạn cùng trang lứa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Khi nhận cháu vào lớp tôi nhận thấy cháu thường thu mình ở một góc hoặc chơi một mình, ít nói, ít tiếp xúc với bạn bè. Làm thế nào để cháu nghe và hiểu được lời nói, để cháu hòa nhập cùng học, cùng chơi với bạn bè, đó là nỗi băn khoăn trăn trở của tôi. Xác định được các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non nhằm phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu với những người bạn khuyết tật của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trong trường mầm non Nga Thành. Trong đó có một số trẻ khuyết tật trong trường và đặc biệt là Bé: Mai Xuân Tuấn Kiệt lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận và những văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Tham khảo tài liệu nghiên cứu cơ sở thực tiễn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
+ Tìm hiểu thực trạng trẻ khuyết tật trong địa bàn, liên hệ phối hợp với phụ huynh, tìm hiểu tâm sinh lý, cá tính của trẻ, sơ lược về các dạng khuyết tật.
- Phương pháp trải nghiệm:
+ Thực hành trải nghiệm, quan sát trong quá trình giảng dạy, trong các hoạt động trên lớp có trẻ khuyết tật hòa nhập.
+ Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy thực tế trong những năm qua.
- Phương pháp đánh giá: 
+ Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ, phát huy điểm tích cực và giúp đỡ, hạn chế những khiếm khuyết của trẻ.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lí luận:
Việc giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập là một chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước Việt Nam ta, thể hiện quyền quan tâm đúng mực đến quyền trẻ em, thể hiện giàu tính nhân văn và thực sự có ý nghĩa đối với trẻ khuyết tật trong toàn xã hội. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngày càng được Đảng, nhà nước quan tâm sâu sắc coi đây như một nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
+ Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ: Biên soạn và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 là hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội.
+ Chương trình Giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo. Ban hành kèm theo thông tư số 17/ 2009/TT BGDDT ngày 25/7/ 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam tháng 10/ 2011. Cho thấy:
 Thông qua việc hình thành những kĩ năng giáo dục của trẻ khuyết tật trẻ bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc người hoặc đồ vật , hay sự giao tiếp hàng ngày trẻ sẽ in sâu kiến thức và hiểu biết của mình với mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ một cách có chủ định.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu nói nổi tiếng: “Tàn mà không phế”, đó cũng chính là thái độ của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật.
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc ta “Thương người như thể thương thân”, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến những người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Trong chương trình giáo dục mầm non bên cạnh những chính sách ưu tiên hàng đầu dành cho trẻ khuyết tật thì còn có rất nhiều các hoạt động học khác nhau, hoạt động nào cũng quan trọng và cần thiết nhằm giúp trẻ khuyết tật sớm hòa nhập trong trường mầm non. 
Mọi kiến thức giáo viên cung cấp sẽ trở nên bền vững và là cơ sở lâu dài, chính xác làm nền tảng cho việc tham gia vào các hoạt động học của trẻ sau này. Với những trẻ khuyết tât việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động là việc làm vô cùng khó khăn, tuy nhiên không vì thế mà trẻ không được hoạt động. Dưới sự dìu dắt của cô giáo hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần luôn cuốn trẻ vào trong mọi hoạt động diễn ra trong ngày cứ như thế trẻ khuyết tật dần hình thành trong bộ não của mình sự tuần hoàn lặp đi lặp lại và khả năng ghi nhớ có chủ đích của trẻ cũng được hình thành góp phần nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường nói chung và của lớp nói riêng. 
Chính vì vậy cần tìm ra những giải pháp hay nhất, phù hợp nhất để giúp trẻ khuyết tật sớm hòa nhập trong trường mầm non thông qua hoạt động giáo dục.
2.Thực trang của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2016-2017 tôi được Nhà trường phân công tôi dạy lớp mẫu giáo 
5 - 6 tuổi với tổng số trẻ trong lớp là 28 cháu .Trong đó có bé: Mai Xuân Tuấn Kiệt bị khuyết tật. Bản thân tôi nhận thấy mình bắt gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn luôn luôn quan tâ đến quyền lợi của trẻ em mà nhất là trẻ mầm non và đặc biệt hơn cả là những em nhỏ khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi.
- Ban Giám Hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện quan tâm chia sẻ, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ khuyết tật nói riêng và chất lượng giáo dục của trẻ mầm non nói chung.
- Được sự quan tâm chia sẻ của các bậc phụ huynh, của bạn bè đồng nghiệp những vất vả khi cô giáo có học sinh khuyết tật giúp trẻ hòa nhập 
- Trẻ đã học qua lớp nhà trẻ, Mẫu giáo 3-4 tuổi, Mẫu giáo 4 - 5 tuổi nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định.
- Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, hay gặp trẻ khuyết tật trong độ tuổi lớp mình nên tôi cũng có một số kinh nghiệm ban đầu về chăm sóc và giáo dục trẻ.
*Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi mà tôi có được thì thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non Nga Thành vẫn còn những hạn chế. 
- Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Trang thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật còn hạn chế.
 - Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi được giáo dục, trong đó có cả các bậc phụ huynh có con em khuyết tật.
- Bản thân tôi có trẻ khuyết tật nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để tìm ra phương pháp hướng dẫn cho trẻ khuyết tật hòa nhập một cách có hiệu quả nhất.
- Tuy ở cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của mỗi trẻ là không đồng đều mà trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức ở trẻ lại có những hạn chế, khả năng tập trung chú ý chưa cao, còn hành động theo bản năng của riêng mình, ảnh hưởng đến chất lượng dạy trẻ rất nhiều.
Trước những khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát các tiêu chí dành cho trẻ khuyết tật là bé Mai Xuân Tuấn Kiệt theo từng tuần như sau:
Sự tiến bộ của trẻ theo tiêu chí
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Trẻ biết tự ăn uống.
_
_
+_
+_
Biết súc miệng chải răng.
_
_
_
_
Trẻ biết tự rửa tay.
_
_
+_
+_
Trẻ biết tự đi vệ sinh 
+_
+_
+_
+_
Biết tự mặc quần áo.
_
_
_
_
Biết chơi cùng nhau.
+_
+_
+_
+_
Biết phát âm, nói rõ câu, từ
+_
+_
+_
+_
Hiểu khi nghe cô và các bạn nói.
+
+
+
+
Biết đi lại 1 mình, biết cầm nắm các đồ dùng.
_
_
+_
+_
Tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.
+_
+_
+_
+_
Biết tô màu, cầm bút
_
_
_
_
Thực hiện vận động tinh trong giờ tạo hình.
_
_
_
+_
Thực hiện các vận động thô.
+_
+_
+_
+_
Tuân theo các qui định của lớp.
+_
+_
+_
+
Ghi chú:
Rõ rệt: +
Chưa rõ rêt:+_
Chưa được: _
Từ kết quả trên tôi thực sự băn khoăn làm sao để trẻ có được kỹ năng, sớm hòa nhập với cô giáo và bạn bè, làm sao trẻ có thể tự tin trong giao tiếp sống biết quan tâm chia sẻ và hợp tác với mọi người xung quanh. Vì vậy qua thời gian giảng dạy và tiếp xúc với cháu tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Sau khi nhận được hướng dẫn phân bố thời gian thực hiện chương trình giáo dục mà đặc biệt là chương trình dành riêng cho trẻ khuyết tật trong độ tuổi lớp mình tôi đã tiến hành một số nội dung cơ bản để xây dựng được kế hoạch dành cho trẻ khuyết tật như sau:
- Điều tra trẻ khuyết tật trong đia bàn:
+ Theo sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường, vào đầu tháng 8 tôi tiến hành đến từng hộ dân, hộ gia đình để điều tra số trẻ trong độ tuổi. Kết hợp với các cơ quan đoàn thể trong thôn, cán bộ y tế, cán bộ Chăm sóc bà mẹ trẻ em để điều tra phát hiện trẻ khuyết tật trong địa bàn. Lập danh sách, báo về cho nhà trường và có kế hoạch đến gia đình vận động cháu ra lớp.
+ Lập danh sách trẻ khuyết tật báo về trường.
+ Vận động phụ huynh đưa trẻ khuyết tật ra lớp học.
Tìm hiểu tâm lý và phân nhóm khuyết tật:
+ Kết hợp với phụ huynh để tìm hiểu về trình trạng khuyết tật của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khuyết tật.
+ Kết hợp với y tế để biết rõ hơn về dạng khuyết tật của trẻ.
- Sơ lược về tâm lý của trẻ khuyết tật.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp gần 10 năm nay, tôi đã nhận hòa nhập một số trẻ khuyết tật. Có trẻ bị chậm phát triển, ngôn ngữ kém, bị tật về mắt, bị khiếm thính và hiện nay có cháu khó khăn về vận động
Đa số tâm lý trẻ đều bất ổn về tinh thần, trẻ thường chậm nói, ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người, thiếu tự tin. Có trẻ thì hay nghịch phá, không biết vâng lời, thích tự ý làm những việc mà trẻ muốn 
+ Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật:
Cảm giác, tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực.
Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém.
Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài.
Chú ý : Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào 1 công việc, thiếu tính bền vững.
Ngôn ngữ: Rất hạn chế,vốn từ ít, phát âm sai, chậm nói.
 Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau:
Trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Trẻ chậm phát triển.
Trẻ khiếm thính
Trẻ khiếm thị..
Trẻ khó khăn về vận động
Trẻ khó khăn về ngôn ngữ.
Trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác.
 Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của nên tôi dễ dàng nhận biết trẻ ở dạng khuyết tật nào để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
 - Đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ:
+ Lập kế hoạch năm, tháng, tuần, nhật ký cá nhân theo dõi tình trạng sức khỏe, sự chuyển biến của trẻ, đánh giá kết quả thông qua các hoạt động.
+ Làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật.
+Tìm tòi nghiên cứu xây dựng môi trường lớp học và đưa ra các phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.
+Theo dõi, quan tâm giúp đỡ trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động.
+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và cán bộ y tế cùng nhau giáo dục trẻ tốt hơn.
+Thường xuyên giáo dục trẻ trong lớp phải yêu thương giúp đỡ bạn .
+ Báo cáo, đề xuất với ban giám hiệu và phụ huynh về những nhu cầu cần thiết cho trẻ.
3.1. Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập ở trường mầm non.
“ Giáo dục một đứa trẻ bình thường đã khó, giáo dục một đứa trẻ khuyết tật lại càng khó khăn hơn ”. Vì lẽ đó giáo dục trẻ khuyết tật là phương thức giáo dục chung trẻ khuyết tật với trẻ không khuyết tật, ở đây trẻ khuyết tật được giáo dục trong cùng một môi trường trong cùng một lớp học. Hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Trong hoạt động giáo dục hòa nhập, giáo viên phải cùng một lúc giải quyết 2 nhiệm vụ, giáo dục trẻ khuyết tật và giáo dục trẻ không khuyết tật.
 Để chuyên đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đạt hiệu quả cao tôi luôn kết hợp với BGH nhà trường và phụ huynh học sinh , đưa ra một số kinh nghiệm và biện pháp cụ thể để giúp trẻ khuyết tật tự tin hòa nhập vào trường Mầm Non.
Thử nghiệm trên lớp 5 - 6 tuổi - Trường Mầm non Nga Thành.
Số cháu: 28 cháu. Có 1 cháu Mai Xuân Tuấn Kiệt, Sinh năm 2011 đang theo học tại lớp 5 - 6 tuổi trường Mầm non Nga Thành, cháu nằm trong nhóm trẻ đa tật và mắc một số khuyết tật khác.
Khi nhận cháu vào lớp, tôi cũng có nhiều băn khoăn lo lắng vì thể lực của cháu rất kém, trí tuệ còn nhiều hạn chế, khả năng tự phục vụ không có. Nhưng xuất phát từ tình thương, từ trách nhiệm của người giáo viên, kiên trì, nhẫn nại, sự tỷ mỉ chu đáo cho dù phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, trong tuần để dạy dỗ uốn nắn những hành vi của cháu. Qua quá trình tiếp xúc đó tôi cũng đã lập ra kế hoạch dành cho bé theo từng hoạt động trong ngày như sau: 
Hoạt động của trẻ
Nội dung
Biện pháp
Kết quả
Đón trẻ
Cô đón trẻ với thái độ ân cần nhẹ nhàng,tạo sự tự tin gần gũi với trẻ, tránh để trẻ sợ hãi.
- Tôi trao đổi trực tiếp với bố mẹ của cháu đặc biệt là giờ đón - trả để lấy thông tin từ gia đình và có sự phản hồi lại tình hình sinh hoạt, học tập của cháu ở lớp để tìm ra hình thức để chăm sóc và dạy cháu tốt nhất.
- Hằng ngày nhận được thông tin phản hồi từ phía phụ huynh trẻ.
Hoạt động học
- Đưa trẻ vào nề nếp học giống như các bạn bình thường trong lớp để hình thành nên khả năng tuần hoàn của trẻ.
- Giờ học: Tôi vẫn xếp cháu vào bàn học của mình, tôi không phát vở mà phát giấy cho cháu vẽ theo ý thích của cháu.
- Giờ xếp hàng ra vào lớp: Tôi dạy cháu cách đi dép, cách đứng vào hàng để đứng cùng các bạn trong tổ.
- Bé đã có kĩ năng cầm bút.
- Bé biết đi theo các bạn ra xếp hàng.
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
Tôi luôn gần gũi theo sát trẻ trong mọi hoạt động để uốn nắn hành vi cho trẻ, động viên kịp thời sự tiến bộ của trẻ.
- Giờ ăn: Lúc đầu tôi ra dắt cháu ra lấy ghế vào bàn giúp cháu nhớ bàn của mình và tôi phải xúc cơm cho cháu ăn.
- Vì khả năng tự phục vụ còn hạn chế vì thế tôi phải can thiệp giúp cháu rất nhiều: cởi, kéo quần khi cháu đi vệ sinh hay dắt cháu đi uống nước nhiều lần trong ngày tránh để cháu khát nước
Bé đã nhớ bàn ăn của mình và bước đầu cầm thìa xúc ăn
- Bé đã biết kéo quần khi đi vệ sinh
Trả trẻ
Tạo cho trẻ cảm giác thích đến trường đến lớp
- Gần gũi trẻ, trò chuyện vui vẻ cùng trẻ,chơi cùng trẻ
Bé yêu quý cô giáo và thích đến trường
3.2. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ:
Trong lớp học hòa nhập, trẻ khuyết tật hay không khuyết tật đều hoạt động và sinh hoạt chung trong một môi trường là lớp học mầm non, nhưng vì trẻ khuyết tật có những khiếm khuyết riêng nên đôi khi môi trường của lớp học chưa thật sự thuận lợi cho trẻ khuyết tật học tập và hoạt động, giáo viên cần phải chú ý đến đặc điểm riêng của trẻ khuyết tật để tổ chức môi trường hòa nhập cho trẻ gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Bởi vì: Khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách đồng thời phát triển về tiềm năng của các tư chất, các năng lực tinh thần và thể chất. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_khuyet_tat_hoa_nhap.doc