Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là người dân tộc thiểu số nói rõ ràng, mạch lạc thông qua hoạt động khám phá khoa học

Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là người dân tộc thiểu số nói rõ ràng, mạch lạc thông qua hoạt động khám phá khoa học

Năm học 2017- 2018 chuyên đề “Tăng cường tiếng việt “ là chuyên đề trọng tâm của năm học. Việc tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số đảm bảo tất cả trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1 đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non có học sinh là người dân tộc thiểu số. Chính phủ đã ra quyết định số 1008/ QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025”. Trong những năm học gần đây, chuyên đề giáo dục “Dạy tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số”. Được xác định là chuyên đề trọng tâm trong các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số, với mong muốn để thực hiện có hiệu quả ngày một nâng cao chất lượng sử dụng tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số.

Trong các môn học và các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non. Đều có sự rèn luyện phát triển ngôn ngữ tăng cường tiếng việt cho trẻ, để trẻ hiểu tiếng việt (tiếng phổ thông) giúp trẻ tiếp thu kiến thức đảm bảo sự phát triển toàn diện ở trẻ, cho trẻ được sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện, đàm thoại nhiều nhất là bộ môn khám phá khoa học.

Hoạt động khám phá khoa học có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Vì vậy cho trẻ khám phá khoa học chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh. Qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, trẻ lĩnh hội những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinh nghiệm để trẻ học cách làm người chính vì thế khi hướng dẫn cho trẻ làm quen với bất kỳ một đối tượng nào của môi trường xung quanh tôi luôn cho trẻ quan sát, tiếp xúc vào các hoạt động đối tượng nhiều lần bằng nhiều giác quan ( nhìn, nghe, ngửi sờ, nếm ). Trên cơ sở đó trẻ mới hiểu biết đúng đắn về đối tượng, cho trẻ tự nói lên những hiểu biếi về đối tượng. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển.

 

doc 24 trang thuychi01 7873
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là người dân tộc thiểu số nói rõ ràng, mạch lạc thông qua hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề 
5
2.3
Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
6
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Năm học 2017- 2018 chuyên đề “Tăng cường tiếng việt “ là chuyên đề trọng tâm của năm học. Việc tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số đảm bảo tất cả trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1 đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non có học sinh là người dân tộc thiểu số. Chính phủ đã ra quyết định số 1008/ QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025”. Trong những năm học gần đây, chuyên đề giáo dục “Dạy tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số”. Được xác định là chuyên đề trọng tâm trong các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số, với mong muốn để thực hiện có hiệu quả ngày một nâng cao chất lượng sử dụng tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số.
Trong các môn học và các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non. Đều có sự rèn luyện phát triển ngôn ngữ tăng cường tiếng việt cho trẻ, để trẻ hiểu tiếng việt (tiếng phổ thông) giúp trẻ tiếp thu kiến thức đảm bảo sự phát triển toàn diện ở trẻ, cho trẻ được sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện, đàm thoại nhiều nhất là bộ môn khám phá khoa học.
Hoạt động khám phá khoa học có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Vì vậy cho trẻ khám phá khoa học chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh. Qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, trẻ lĩnh hội những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinh nghiệm để trẻ học cách làm người chính vì thế khi hướng dẫn cho trẻ làm quen với bất kỳ một đối tượng nào của môi trường xung quanh tôi luôn cho trẻ quan sát, tiếp xúc vào các hoạt động đối tượng nhiều lần bằng nhiều giác quan ( nhìn, nghe, ngửi sờ, nếm ). Trên cơ sở đó trẻ mới hiểu biết đúng đắn về đối tượng, cho trẻ tự nói lên những hiểu biếi về đối tượng. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển. 
Cẩm Châu là một xã vùng cao nằm ở phía tây nam huyện Cẩm Thủy, cuộc sống của bà con nhân dân trong xã chủ yếu làm nghề nông nghiệp với trên 90% dân số là người dân tộc thiểu số dân tộc mường và dân tộc Dao. Trẻ mẫu giáo ở nhà với ông bà, bố, mẹ, chủ yếu là giao tiếp bằng “Tiếng dân tộc Dao, Tiếng dân tộc Mường” và khi trẻ đến trường trẻ nói được tiếng phổ thông, nhưng sử dụng trong giao tiếp nói còn ngọng, chưa rõ ràng, trẻ thường nói trống không nói chưa đủ thành phần ngữ pháp không đủ từ trong câu, có trẻ còn nói tiếng dân tộc, nhất là trong quá trình đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi sắp xếp từ trong câu lộn xộn không đúng nghĩa, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và tiếp thu kiến thức của trẻ. 
Đối với trẻ em mầm non nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với ngôn giao tiếp. Hoạt động khám phá khoa học là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ, nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong sự vật, hiện tượng xung quanh. Chính vì vậy so với “làm quen” thì “khám phá” bao gồm các hoạt động đa dạng, tích cực hơn, nội dung khám phá cũng phong phú sâu sắc hơn.
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trước hết phải giúp trẻ tạo điều kiện cơ bản để các hoạt động hàng ngày trong trường mầm non được tổ chức đạt hiệu quả cao nhất là hoạt động giao tiếp thường xuyên giữa cô và trẻ cũng như hoạt động trẻ khám phá khoa học và trải nghiệm cùng bạn bè, nhất là việc giúp giao tiếp, đặc biệt và việc giúp trẻ nói rõ ràng mạch lạc nói đủ câu từ bằng tiếng Việt, khắc phục được việc nói trống không khi giao tiếp, hay nói chưa đủ câu của trẻ đây là điều kiện cần thiết giúp trẻ trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh mạnh dạn, tự tin chuẩn bị tốt các điều kiện vào lớp 1 sau này
Vậy làm như thế nào để học sinh khi đến trường có thể giao tiếp với cô, với bạn và với những người xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp một cách thành thạo, đủ từ trong câu, khắc phục được việc nói trống không, nói tiếng dân tộc đặc biệt là giúp trẻ biết sử dụng tiếng việt bằng những từ ngữ mang tính giáo dục từ suy nghĩ đó tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là người dân tộc thiểu số nói rõ ràng, mạch lạc thông qua hoạt động khám phá khoa học " để thực hiện trong năm học tìm ra các biện pháp tổ chức hoạt động có hiệu quả khắc phục các tồn tại trong quá trình tổ chức hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là người dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng việt rõ ràng mạch lạc trong giao tiếp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này mục đích nghiên cứu nhằm để tìm ra các biện pháp tổ chức phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mầm non Cẩm Châu đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Tổng hợp một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi người dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc thông qua tiêt dạy khám phá khoa học. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu chuyên đề liên quan đến dạy trẻ phát ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ người dân tộc thiểu số, nghiên cứu tài liệu cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh và các tài liệu liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non
Phương pháp điều tra khảo sát trẻ thực tế của lớp.
Phương pháp thống kê chất lượng của trẻ trước - trong và sau một thời gian thực hiện. Để so sánh kết quả.
Phương pháp thực hành
Phương pháp trưc quan
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ở lứa tuổi mầm non đây là lứa tuổi trẻ học nói, chính vì vậy việc cung cấp vốn từ tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt là các trẻ dân tộc thiểu số hay sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ nên việc cho trẻ tiếp nhận tiếng phổ thông là vô cùng quan trọng. Vì vậy việc cung cấp vốn từ tiếng phổ thông cần được quan tâm, nhằm hình thành phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ sau này.
Qua quá trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ dân tộc thiểu số, cho thấy việc làm quen tiếng Việt và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số có tác động rất lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này.
Quá trình học tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Vì trong mỗi chủ đề chủ điểm giáo viên sẽ dạy trẻ cái gì và cần dạy như thế nào để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, hứng thú tham gia vào các hoạt động, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo ở trẻ.
Ngôn ngữ cho trẻ giao tiếp là một chủ thể tích cực, là tiền đề để trẻ tích cực giao tiếp với bạn bè và chủ động giao tiếp. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như: Miêu tả lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ tiếng Việt. 
Muốn phát triển ở trẻ kỹ năng, hiểu và nói được ngôn ngữ tiếng Việt, trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện, đàm thoại, và đặc biệt hơn để phát tiển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số cho trẻ học thông qua khám phá khoa học là vô cùng quan trọng nhưng hình thành như thế nào đây mới thật là điều không phải dễ.
Trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số bắt đầu học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt. Môi trường giao tiếp tiếng Việt của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non).Việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt.
Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có khía cạnh ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số. Sự khác biệt về điều kiện sống của các dân tộc thiểu số có tác động nhất định đối với việc học tiếng Việt của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số. 
Một số dân tộc sống ở khu vực gần nơi có nhiều người Kinh sinh sống, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc trong cộng đồng đó nên việc học tiếng việt của trẻ có nhiều thuận lợi. Một số dân tộc sống ở vùng sâu, điều kiện sống tách biệt, hoặc khu vực chỉ có một dân tộc thuần túy, không có nhu cầu giao tiếp giữa các dân tộc với nhau và tiếng Việt không phải là ngôn ngữ giao tiếp chung trong cộng đồng, chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp nên trẻ em ở môi trường này chỉ có duy nhất kinh nghiệm ngôn ngữ trong phạm vi tiếng mẹ đẻ.
Bằng cách tiếp xúc với môi trường xung quanh mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên các mối quan hệ xã hội qua lại của con người những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong khi trẻ khám phá.
Với nhiệm vụ khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết của trẻ về khám phá thế giới xung quanh thông qua cách cho trẻ học “chơi mà học và học bằng chơi”, “Thế giới xung quanh”, “Lăng kính chủ quan” của trẻ tất cả đều mới lạ “Với biết bao điều kì diệu”...luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá.. 
Chính vì vậy để chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông thì ngay từ khi còn ở trường mầm non phải trang bị cho trẻ phát triển ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. 
2.2. Thực trạng vấn đề.
 * Thuận lợi.
 Bản thân là giáo viên là người dân tộc thiểu số lại là người dân tộc dao hiểu được ngôn ngữ của trẻ vì ngôn ngữ của trẻ trong lớp toàn bộ là trẻ dân tộc dao và dân tộc mường nên cô hiểu rất rõ về trẻ, đó cũng là một thuận tiện rất lớn cho cô khi trẻ nói tiếng dân tộc trong những giờ học, giờ chơi thì cô có thể sữa sai cho trẻ kịp thời, bản thân cô cũng có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, ở lớp trẻ có cùng một độ tuổi.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho lớp .
Được sự quan tâm tín nhiệm và tin cậy sự phối hợp tích cực của phụ huynh.
Được sự quan tâm của phòng giáo dục tổ chức lớp tập huấn chuyên đề “Phát triển ngồn ngữ cho trẻ mầm non”
* Khó khăn.
Năm học 2017 - 2018 được sự phân công chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi trẻ là người dân tộc Dao và dân tộc Mường trẻ đã sử dụng tiếng phổ thông nhưng khi giao tiếp trẻ thường nói trống không, nói thiếu thành phần ngữ pháp, nói lắp không rõ ràng còn lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng phổ thông, dẫn đến giao tiếp gặp khó khăn.
Khi ở lớp trẻ chưa tự tin khi giao tiếp với cô giáo và các bạn.
Đồ dùng trực quan phục vụ cho quá trình khám phá khoa học chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. 
Phụ huynh phần lớn là làm nông nghiệp, nên gặp rất nhiều khó khăn về việc hỗ trợ đóng góp kinh phí để mua sắm đồ dùng trực quan cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. 
Sân trường còn hẹp cho trẻ tham gia các hoạt động nên hạn chế nhiều trong việc cho trẻ thực hành , trải nghiệm.
* Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm. 
TT
Tiêu chí
Tổng 
số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Nói thành thạo tiếng phổ thông 
25
15
60%
10
40%
2
Trẻ thích khám phá khoa học
25
14
56%
11
44%
3
Trẻ thể hiện được ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc
25
13
52%
12
48%
Nhìn vào kết quả kháo sát số trẻ biết sử dụng tiếng phổ thông khi giao tiếp còn hạn chế rất nhiều 
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường cho trẻ được KPKH sử dụng ngôn ngữ nói tiếng việt.
Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết, đặc biệt là môi trường cho trẻ được thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn nhằm giúp trẻ phát tiển ngôn ngữ tiếng Việt chính xác hơn.
Như chúng ta đều biết: Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi nói riêng, môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, vì môi trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày, hàng giờ. Bởi vậy, tôi đã tổ chức xây dựng môi trường có tác động mạnh mẽ lên trẻ, tạo cho trẻ hứng thú, thích thú, thích tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh trẻ. Từ đó giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ tiếng việt, vận dụng vào việc học tốt môn học.
Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đồ dùng đồ chơi song vẫn còn thiếu một số đồ dùng như: đồ dùng để thí nghiệm,....Các mẫu đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ góc thiên nhiên còn nghèo số cây ít, các loại cây chưa phong phú nhất là các đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm thực hành, không gian để trẻ thực hành còn chật hẹp.Trước yêu cầu thực tế trong quá trình giảng dạy môn khám phá khoa học tôi luôn băn khoăn trăn trở muốn giờ học đạt kết quả cao thì yêu cầu giáo viên phải có đầy đủ đồ dùng học tập và tạo ra môi trường học tập của trẻ phải thật tốt từ đó tôi đã đặt ra cho mình kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giảng dạy bằng các biện pháp sau:
Ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti vi, bảng, tranh ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học. Tôi đã thay đổi lại môi trường học tập trong lớp tạo ra môi trường đẹp hấp dẫn trẻ bằng cách tôi tìm hiểu yêu cầu của các chủ đề căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 5- 6 tuổi để tạo môi trường đẹp xung quanh trẻ. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu có mầu sắc đẹp, bố cục hợp lý và đặt tên thật ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ.
Ví dụ: Mảng chủ đề tôi trang trí ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn thấy, nội dung của các mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ như chủ đề gia đình. Mở đầu chủ đề tôi chuổn bị các điều kiện trang trí nhóm lớp ở các góc, tạo điều kiện cho trẻ được quan sát khám phá tôi chú ý đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời bằng tiếng phổ thông, có thể trẻ tự khám phá, quan sát miêu tả sự vật tôi chú ý sửa sai cho trẻ để trẻ phát âm tiếng việt rõ ràng mạch lạc. 
Hình ảnh cô và trẻ trong tiết học khám phá các thành viên trong gia đình
Ví dụ: Khi trẻ quan sát tranh ảnh về" gia đình" trong chủ điểm gia đình trẻ dân tộc mường hay gọi bố là “ Pác” cô sữa sai ngay cho trẻ phát âm từ “Pác" thành từ “Bố” nhé, bố con làm nghề gì? nghề đấy tạo ra sản phẩm gì? Hay cô chỉ vào hình ảnh người mẹ thì các trẻ dân tộc dao hay nói đó là “ Ông mạ” nghĩa là “Mẹ” cô sữa được các từ trẻ hay dùng ở nhà để trẻ tránh được trong khi trẻ đàm thoại với cô, tương tự các chủ điểm khác cô cũng có các bức tranh về chủ đề chủ điểm để trẻ được tự quan sát miêu tả phát âm tiếng việt rõ ràng mạch lạc.
Hình ảnh một số đồ dùng trong gia đình
Ví dụ: Cũng ở chủ điểm gia đình bản thân tôi cũng đã làm thêm đồ dùng tự tạo để bổ sung vào các góc và các tiết dạy khám phá khoa học với những đồ dùng tự tạo này tôi đã vận dụng vào tiết dạy khám phá một số loại đồ dùng trong gia đình: Khi khám phá một số loại đồ dùng trong gia đình cô đưa ra câu hỏi:
Đây là cái gì?(cái nồi)
Trẻ dao trả lời: “ Nom xoang” cô sửa sai ngay cho trẻ đọc từ “nom xoang” từ tiếng mẹ đẻ thành từ “Cái nồi” của tiếng phổ thông các con nhé. 
Và cô lại hỏi : Cái nồi dùng để làm gì?(Nấu cơm)
Trẻ dân tộc dao trả lời: “Chấu hẳng” cô sửa sai ngay cho trẻ phát âm từ “Chấu hẳng” thành từ “Nấu cơm” khi trẻ nói như vậy thì tôi sửa lại và cho cá nhân trẻ và cả lớp đọc lại để trẻ khắc sâu từ ngữ tiếng việt. Ngoài ra các đồ dùng, đồ chơi tôi cũng gắn các từ tiếng việt vào để giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học gắn với từ tiếng việt, với các loại đồ dùng cô đã gắn từ thì cô chỉ hướng dẫn một hai lần tên đồ dùng, thì lần sau trẻ sẽ tự tìm được đồ dùng mà cô yêu cầu và trẻ sẽ nói cho nhau biết về tên đồ dùng đó. Tạo cho trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng việt dễ dàng.
	Với các chủ đề khác tôi cũng làm như vậy và đã phát huy được khả năng sử dụng tiếng việt của trẻ đạt kết quả cao góp phần làm cho trẻ em dân tộc thiểu số và đặc biệt là trẻ em người dân tộc “Dao” ở quê tôi không còn lạ lẫm với tiếng phổ thông khi giao tiếp với mọi người xung quanh như ông bà, bố mẹ và mọi người xung quanh, mà trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, để trả lời bằng tiếng phổ thông (tiếng việt)
 Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ. Cho trẻ được hoạt động chăm sóc cây, nhặt cỏ, tưới nước, lau lá cây làm các thí nghiệm Tôi đã sưu tầm các loại cây để cô và trẻ trồng như: Cây hoa, rau, các chậu cây cảnh và lớp tôi đã trồng được các loại cây và hoa như cây hoa cúc, hoa đồng tiền, cây hoa dừa Hàng ngày cô hướng dẫn trẻ chăm sóc cây tưới nước, lau lá cây 
Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ chăm sóc cây cô hỏi: Đây là cây hoa gì? Trẻ dân tộc Dao trả lời “Trùng đẻng” cô sửa sai cho trẻ và phát âm từ “trùng đẻng” thành từ “cây hoa cúc” cô cho trẻ phát âm lại để trẻ khắc sâu từ ngữ tiếng việt.
Nhà bạn nào trồng hoa như thế này? Trẻ dân tộc Dao trả là “chuổng” có nghĩa là “trồng” cô sửa sai phát âm từ “chuổng” thành từ “trồng” và cho trẻ phát âm lại bằng tiếng việt.
Trồng hoa để làm gì? Trẻ dân tộc Dao trả lời “pun ruội” có nghĩa là “làm cảnh” cô cũng sửa sai và phát âm lại cho trẻ bắt trước theo cô 
 Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ được trực tiếp với các sự vật trẻ hứng thú học tập và nhận thức sâu sắc về các hiện tượng từ đó vốn từ của trẻ được mở rộng hơn.
Hình ảnh: Cô và trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
 	2.3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trong giờ hoạt động khám phá khoa học.
 Với đặc điểm tâm lý “Học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ 5- 6 tuổi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, trẻ tri giác dưới đồ vật, sự vật qua các hình ảnh, vật thật và nếu tổ chức cho trẻ tri giác quan sát các sự vật dưới nhiều hình thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và tiếp thu bài học tôt hơn, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu một tiết học đơn thuần cô chỉ cung cấp kiến thức cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát, đàm thoại và cung cấp kiến thức cho trẻ thì tiết học trẻ học buồn chán, trẻ không tập trung, nhưng cũng tiết học đó mà thay đổi hình thức dạy dưới các dạng trò chơi hay các hình thức thi đua trẻ học tốt hơn nhất là môn khám phá khoa học thì yêu cầu cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện như đồ dùng dạy học và các không gian để để trẻ được thực hành và trải nghiệm nhiều. Xuất phát từ tình hình trên tôi luôn luôn đặt ra cho mình là phải luôn đổi mới các hình thức tổ chức và các thủ thuật khác nhau khi cho trẻ làm quen khám phá khoa học. Tuỳ vào mỗi yêu cầu bài dạy tôi tổ chức các dạy tiết học dưới các hình thức khác nhau. Như với bài cho trẻ quan sát các con vật, các cây, các loại hoa quả thì tôi có thể chuẩn bị bằng vật thật hoặc tranh ảnh và tổ chức dưới các dạng trò chơi để trẻ vừa chơi vừa quan sát tri giác các sự vật hiện tượng một cách tôt nhất. Hay tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm thì tôi chia trẻ về các nhóm để trẻ cùng nhau làm và khi tiến hà

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_5_6_tuoi_la_nguoi_dan_toc.doc