SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn văn học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn văn học

 Như chúng ta đã biết Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, ở cái thời điểm ấy tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình .Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen tốt, kể cả thói quen xấu. Vì vậy giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của nước nhà.

 Trẻ em luôn ngây thơ, hồn nhiên trong sáng và luôn dành được sự quan tâm chăm sóc của mọi người. Đặc biệt khi Bác Hồ còn sống dù bận rất nhiều việc nhưng Bác vẫn dành thời gian quan tâm đến mọi người nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Như nhạc sỹ Phong Nhã đã viết:

 “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ‘1’

Đúng vậy! Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác luôn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác Hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hỉnh nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc xấu.

 Song song với việc giáo dục trẻ ở trường mầm non thì sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một khâu quan trọng nhằm hình thành và phát triển trẻ một cách toàn diện. Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ chúng ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, những lời ru đó đã đi vào trong tâm trí chúng ta cho đến khi trưởng thành, lời ru nhắn nhủ chúng ta về tình yêu quê hương đất nước, về vẻ đẹp của quê hương, về tình cảm con người với nhau.

 Lớn lên chút nữa ta lại được bay bổng trong thế giới cổ tích như được vui chơi những trò chơi gắn với những câu ca dao, đồng dao “ Chi chi chành chành ” hay “ Nu na nu nống ”.

 

doc 21 trang thuychi01 63114
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài:
1
3
1.2. Mục đích nhiên cứu.
2
4
1.3. Đối tượng nhiên cứu.
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
6
2. NỘI DUNG 
2
7
2.1. Cơ sở lý luận
2
8
2.2. Thực trạng của vấn đề
4
9
2.3. Biện pháp thực hiện
5
10
Biện pháp 1:Tích cực học tập rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm về môn văn học
5
11
Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
7
12
 Biện pháp 3: Thông qua giờ hoạt động chung
8
13
 Biện pháp 4: Thông qua các giờ học khác
12
14
Biện pháp 5: Thông qua mọi lúc mọi nơi
13
15
Biện pháp 6: Thông qua các ngày hội ngày lễ
14
16
2.4. Hiệu quả của đề tài
16
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
18
3.1.Kết luận
17
19
3.2. Kiến nghị
18
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chän ®Ò tµi
 Như chúng ta đã biết Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, ở cái thời điểm ấy tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình .Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen tốt, kể cả thói quen xấu. Vì vậy giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của nước nhà.
	Trẻ em luôn ngây thơ, hồn nhiên trong sáng và luôn dành được sự quan tâm chăm sóc của mọi người. Đặc biệt khi Bác Hồ còn sống dù bận rất nhiều việc nhưng Bác vẫn dành thời gian quan tâm đến mọi người nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Như nhạc sỹ Phong Nhã đã viết: 
 “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ‘1’
Đúng vậy! Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác luôn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác Hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hỉnh nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc xấu. 
 Song song với việc giáo dục trẻ ở trường mầm non thì sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một khâu quan trọng nhằm hình thành và phát triển trẻ một cách toàn diện. Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ chúng ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, những lời ru đó đã đi vào trong tâm trí chúng ta cho đến khi trưởng thành, lời ru nhắn nhủ chúng ta về tình yêu quê hương đất nước, về vẻ đẹp của quê hương, về tình cảm con người với nhau...
 Lớn lên chút nữa ta lại được bay bổng trong thế giới cổ tích như được vui chơi những trò chơi gắn với những câu ca dao, đồng dao “ Chi chi chành chành ” hay “ Nu na nu nống ”.
Chúng ta lớn lên bằng những tiếng ru ấy và cũng lớn lên bằng những câu chuyện thần tiên. Ta lớn lên về thể xác và cũng mở rộng dần đôi cánh của tâm hồn và tình cảm. Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học là hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì : Thông qua văn học giúp cho trẻ nhận biết được thế giới xung quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh thông qua đó trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống. 
Đặc biệt thông qua việc làm quen với văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác biểu cảm.
Văn học còn giúp cho trẻ nhận biết được cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác.
Xuất phát từ vấn đề trên hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn văn học " với mục đích giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật của thơ chuyện và biết thể hiện nó bằng chính ngôn ngữ hành động của mình. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu khả năng cảm thụ tác phẩm văn học (Truyện của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi) Từ đó tôi đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một cách tốt nhất.
 Văn học còn có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như: Phát triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và đạc biệt là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và dùng ngôn ngữ để bày tỏ nguyện vọng của mình đồng thời ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì vậy các nhà giáo dục sử dụng nhiều phương pháp văn học khác nhau vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn văn học
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
- Nghiên cứu nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp dùng lời nói
- Phương pháp cho trẻ được thực hành trải nghiệm
- Phương pháp dùng hình ảnh minh họa.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
 Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là tuổi mầm non khi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục trẻ phải là người có đạo đức, mẫu mực, có trình độ, yêu nghề, mến trẻ .
 	Giáo dục môn văn học cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nói riêng là một trong những môn học vô cùng quan trọng.
Tình yêu thiên nhiên là điểm khởi đầu của tình yêu quê hương đất nước, yêu con người, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học giúp cho trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu lãnh tụ, yêu ông bà cha mẹ, anh chị em và bạn bè của mình hơn.
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động học của trẻ rất phong phú, đa dạng với nhiều hoạt động học khác nhau và được tổ chức với nhiều hình thức ...một cách linh hoạt để giúp trẻ lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng của hoạt động học theo nội dung của chủ đề. Trong đó hoạt động làm quen văn học chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Làm quen văn học nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ, phát triển trí tưởng tượng, phát triển nhân cách, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ; chuẩn bị cho trẻ vào học ở lớp một. Trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học từ rất sớm: Từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã được nghe những câu ru thấm đợm tình người. Lớn hơn một chút trẻ được sống trong thế giới kỳ diệu của những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích..., những ước mơ của trẻ cứ thế chắp cánh bay xa... Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen văn học, giúp trẻ có được vốn hiểu biết, vốn từ nhất định và tạo cho trẻ tâm thế vững vàng khi bước vào lớp một.
Qua các tác phẩm văn học còn giúp cho trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, thông qua những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp cho trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh mình .
Trẻ khi mới sinh ra chưa có khả năng sáng tạo. Khả năng sáng tạo chỉ được hình thành trong quá trình trẻ tham gia vào cuộc sống xã hội dưới tác động có mục đích, mọi trẻ em bình thường đều có khả năng sáng tạo nghệ thuật nếu được hướng dẫn đúng đắn về mặt sư phạm
 Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp cô là người trực tiếp chăm sóc giáo dục cho trẻ, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và chọn cho mình những nội dung, hình thức, giải pháp phù hợp với điều kiện của lớp mình từ đó xây dựng kế hoạch và tiến hành triển khai thực hiện để giúp trẻ học tốt môn văn học, biết được sự tích của các danh lam thắng cảnh đất nước, biết được sự tích của các câu chuyện cổ tích....
Mục tiêu chiến lược phát triển của giáo dục mầm non từ nay đến 2020 đã đưa ra quan điểm xác định vị trí của giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách thông qua hệ thống giáo dục quốc dân tạo tiền đề để phổ cập giáo dục tiểu học 
 	Mục tiêu chung của phát triển giáo dục mầm non đến 2010 là nhanh chóng mở rộng phạm vi phạm vi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 0-6 tuổi trên cơ sở xây dựng một đội ngũ giáo viên hiểu biết nghiệp vụ , tâm huyết với nghề. 
 	Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non khi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục phải là người có đạo đức, mẫu mực, có trình độ, yêu nghề, mến trẻ. 
Giáo dục môn văn học cho trẻ mầm non là môn học vô cùng quan trọng. Thông qua các tác phẩm văn học còn giúp cho trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ từ những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp cho trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh mình và cũng từ những câu chuyện bài thơ trẻ biết được cái tốt cái xấu, cái thiện cái ác từ đó hoàn thiện nhân cách trẻ một cách toàn diện.
2.2.Thực trạng 
2.2.1.Tình hình thực tế của lớp 
Trong năm học 2017 – 2018 được sự phân công của nhà trường, Tôi
chú nhiệm lớp A1(trẻ 5- 6 tuổi ). Lớp có 26 trẻ. Trong đó:
 + Trẻ nam: 13 cháu
 + Trẻ nữ: 13 cháu.
Các cháu đều khỏe mạnh, đi học chuyên cần, có một số cháu khá hiếu động.
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học rộng rãi, thoáng mát, tài liệu, đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ đầy đủ, được góp ý xây dựng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn qua các buổi dự giờ, thăm lớpvà được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh.
 Tuy nhiên ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ nhận thức vấn đề còn cần phải có định hướng và lôi cuốn trẻ vào bài học, cho nên cô giáo phải dành nhiều thời gian để tạo ra các tình huống hấp dẫn đưa trẻ vào bài học.
 Lớp vẫn còn một số trẻ phát âm chưa rõ ràng, còn nói ngọng, nói nhỏ, trẻ chưa tự tin khi tham gia các hoạt động.
 Môi trường gia đình, xã hội một số nơi trẻ vẫn học được những điều chưa tốt, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ. 
Từ tình hình thực tế của lớp tôi đã cố gắng bằng cách không ngừng học hỏi đồng nghiệp, tìm hiểu tâm sinh lý trẻ, yêu nghề, mến trẻ và luôn tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn, sưu tầm nhiều cách vào bài phù hợp với nội dung chủ đề, lứa tuổi cho trẻ được học và tiếp cận với các tác phẩm văn học giàu cảm xúc để trẻ phát triển một cách toàn diện
* Thuận lợi:
- Trường nằm ngay trung tâm xã nên có nhiều thuận lợi. 5 năm liền trường được công nhận là "Tập thể lao động tiên tiến " đây cũng chính là động lực và niềm tự hào để Cán bộ giáo viên , nhân viên tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chính mình. 
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám hiệu về tổ chức hoạt động văn học của trẻ.
- Luôn nhận được sự giúp đỡ, những kinh nghiệm của đồng nghiệp về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, để phục vụ cho việc dạy và học môn văn học.
 - Gi¸o viªn ®­îc qu¸n triÖt, tiÕp thu, båi d­ìng néi dung kÕ ho¹ch chuyªn ®Ò mét c¸ch ®Çy ®ñ, sö dông nguyªn vËt liÖu s¼n cã ë ®Þa ph­¬ng vµ ®· thÓ hiÖn ®ång bé vÒ ch­¬ng tr×nh ®æi míi cho tõng ®é tuæi.
 - Có sù quan t©m gióp ®ì, sự ủng hộ nhiệt tình của cácc bậc phụ huynh.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhà trường và đội ngũ giáo viên còn gặp không ít khó khăn như.
- Trang thiết bị, đồ dùng chưa đồng bộ
- Chưa có điều kiện cho trẻ đi tham quan các khu di tích lịch sử trực tiếp để trẻ được quan sát trải nghiệm cụ thể.
- Số trẻ trong lớp chưa đồng đều về chất lượng, một số cháu còn nhút nhát trong khi tham gia vào hoạt động.
* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
-Tổng số trẻ của lớp: 26 cháu.
- Số trẻ được khảo sát: 26 cháu
TT
Các nội dung
Số cháu đạt
Tỉ lệ%
1.
Trẻ nhớ tên truyện
21/26
80,6
2.
Hiểu nội dung thơ, truyện
19/26
73,2
3.
Trả lời các câu hỏi của cô
20/26
76,9
4.
Thể hiện được ngữ điệu giọng các nhân vật
18/26
69,2
5.
Biết nhập vai và đóng kịch theo vai
18/26
69,2
6.
Biết kể chuyện sáng tạo
18/26
69,2
7.
Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm
21/26
80,6
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
Từ những thực trạng trên của môn Làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi trong năm học 2017– 2018. Trên thực tế Tôi xin chia sẻ một số biện pháp, hy vọng nhằm nâng cao và cải thiện hơn nữa chất lượng môn văn học cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
*Biện pháp 1: Tích cực học tập rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm về môn văn học
      Đứng trước thời kì đổi mới của đất nước, người GVMN rất cần thiết phải rèn luyện và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là Năng lực sư phạm. Giáo viên có những năng lực sư phạm là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biết về kĩ năng nhất định để làm được những công việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Ngoài ra, để thuận lợi trong quá trình lựa chọn việc làm, hay có thể thành công  hơn trong nghề nghiệp sau này, bản thân cần phải có năng lực sư phạm chuyên biệt, như: hát hay, múa dẻo, đàn giỏi, vẽ tranh đẹp, làm đồ chơi tài tình, kể chuyện hấp dẫn, ... Những năng lực chuyên biệt này sẽ giúp tôi có được những hoạt động mang tính hấp dẫn, sinh động, gây được nhiều hứng thú đối với trẻ nhỏ, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc thẩm mĩ, đạo đức của các em. Đây cũng là những mặt mạnh, là những đánh giá nổi bật về khả năng của bản thân trong quá trình giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, mỗi GVMN đều phải hiểu được đặc điểm lao động của nghề là: luôn thể hiện các chức năng chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ - con làm yếu tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1 trong nhân cách một GVMN đích thực.
GVMN không chỉ là người thầy vun đắp tri thức, mà còn thực sự là người mẹ hiền thứ hai của các em. Nếu không yêu thương trẻ và đam mê với nghề thì việc trở thành GVMN trong thời đại mới đã khó, mà trụ vững được với nghề còn khó khăn hơn nhiều. Hàng năm tôi thường được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, không chỉ vào thời gian đầu năm học do trường, phòng tổ chức, mà trong suốt quá trình làm Giáo viên tôi đều có ý thức tự học: tham gia các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cùng đồng nghiệp, tham quan các trường bạn về cách sắp xếp, tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ; tìm hiểu chương trình CSGD của các trường, qua các cuộc họp, hội thảo; tham dự các hội thi của ngành, tham gia các lớp học nâng cao trình độ; xem phim ảnh, học trực tuyến qua truyền hình và internet những nội dung liên quan đến chuyên ngành GDMN và đặc biệt là với môn văn học; tôi đã học và tìm hiểu thêm các kĩ năng đọc kể diễn cảm theo các tác phẩm văn học cũng như các bài thơ, học các phương pháp dạy học và học cách truyền đạt cho trẻ đạt hiệu quả; 
Có thể nói, GVMN là người quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo ở bậc học đầu tiên này. Mỗi đứa trẻ sau này sẽ là ai, sẽ trở thành người như thế nào, nhân cách của trẻ sẽ phát triển ra sao?... Một phần trách nhiệm thuộc về các cô nuôi dạy trẻ, “người mẹ hiền thứ hai” của các em.
       Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức. GDMN cần khẳng định vai trò và vị trí của mình, mỗi giáo viên MN cần không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất và năng lực, cần tạo cho mình bản lĩnh nghề Đối với giáo viên mầm non, khác với giáo viên các bậc học khác, để thực hiện tốt hoạt động cụ thể của mình, đó là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục các cháu, người giáo viên phải có những năng lực nhất định như:
       - Khi nói đến hoạt động giáo dục trẻ thì người giáo viên cần có năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn, năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục..., và kèm theo các kĩ năng cụ thể.
      - Khi nói đến hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì người giáo viên cần có: năng lực trong thái độ ứng xử và ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của giáo viên, năng lực tổ chức thực hiện việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Những năng lực này được thể hiện qua hàng loạt các kĩ năng trong khi làm việc với trẻ như những kĩ năng tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, kĩ năng tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân,...
 Thông qua văn học cần phải bắt đầu từ việc làm thế nào phát triển được năng lực tri giác cái đẹp của trẻ. Các tác phẩm văn học viết cho trẻ như 1 khung cửa sổ rộng lớn với bao sắc màu, bao âm thanh kỳ diệu về cuộc sống và vô vàn sự vật hiện tượng chuyển động, biến đổi không ngừng. Do đó trẻ cô cần giúp trẻ có khả năng, kỹ năng tri giác bằng tất cả các giác quan một cách có ý thức về cái đẹp, hướng dẫn cho trẻ cách quan sát, chú ý những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm; giúp trẻ biết tìm và phát hiện ra cái đẹp, biết phân biệt cái đẹp và cái xâú.
 Trẻ được nghe cô đọc, trẻ đọc theo hay tự đọc thì trong quá trình đó trẻ bắt đầu cùng cô tri giác, cảm nhận tác phẩm để quan sát và khám phá cái đẹp. Trẻ có thể sử dụng nhiều giác quan để tri giác tác phẩm. Bài thơ Hoa kết trái được viết bằng những câu từ ngắn gọn, trong sáng, gần gũi với trẻ thơ, đã mở ra trước mắt trẻ những bông hoa đẹp rực rỡ sắc màu: vàng vàng, đốm lửa, trắng tinhđang tỏa hương thơm dưới ánh nắng mặt trời. Thông qua những hình ảnh đó, không chỉ giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, tươi tốt của các loài hoa trong vườn, biết trân trọng, gìn giữ bảo vệ cái đẹp mà còn biết nhìn và phát hiện ra cái đẹp trong ngôn ngữ với biện pháp so sánh nhân hóa, điệp vần, liên tưởng....đem đến cho trẻ cảm xúc tươi mới về thế giới xung quanh.
Thông qua giờ học thơ
* Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
Thực chất của quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm là hệ phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ phương pháp dạy- tự học, được xem là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 
Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động 
dạy – học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập và sự trợ giúp của phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống cho cá nhân, gia đình và xã hội. 
Phương pháp dạy- học lấy trẻ em là trung tâm là phương pháp học tập tích 
cực, khác với phương pháp dạy học truyền thống. Giáo viên được tập huấn cách thiết kế và giảng dạy theo phương pháp dạy- học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, áp dụng các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp đóng vai, tự làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có, sử dụng trò chơi học tập tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động: 
*Hoạt động trải nghiệm : Trẻ được trực tiếp tham gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_van_hoc.doc