SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn chính tả

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn chính tả

Chữ viết là đại diện của lời nói. Tuy nhiên, nếu chữ viết bị sai lỗi chính tả sẽ gây khó khăn cho người đọc, người nghe; làm hiểu sai lệch về nghĩa. Vì thế, muốn mọi người hiểu đúng chúng ta cần viết đúng. Và phân môn Chính tả trong nhà trường là môn học giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực.

 - Việc luyện nói, rèn đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả (khắc phục sự hạn chế của tiếng địa phương), biết xây dựng phong cách ngôn ngữ thân thiện, thanh lịch chính là xây dựng nét văn hóa trong giao tiếp.

 - Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách phát âm ở mỗi nơi có sự khác nhau và thói quen nói sao viết vậy đã gây khó khăn trong việc “nghe và viết” sao cho đúng đối với chính tả Việt Nam là rất rõ nét. Trong đó Trường Tiểu học Đông Vệ I - nơi tôi đang công tác thuộc địa bàn Thành phố Thanh Hóa. Thanh Hóa là địa phương phát âm bị lệch chuẩn, giọng địa phương và vùng miền là rất phổ biến.

 - Tiếng địa phương Thanh Hóa và độ lệch chuẩn thường gặp là Thanh điệu; Phụ âm đầu và Phần vần

 

docx 17 trang thuychi01 15371
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên phần, mục và tiểu mục 
Trang
I. MỞ ĐẦU.
2
1. Lí do chọn đề tài.
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NHỮNG NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
1. Kết luận
13
2.Kiến nghị
13
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 KHẮC PHỤC LỖI ÂM ĐẦU, DẤU THANH TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ
1. Phần mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
 - Chữ viết là đại diện của lời nói. Tuy nhiên, nếu chữ viết bị sai lỗi chính tả sẽ gây khó khăn cho người đọc, người nghe; làm hiểu sai lệch về nghĩa. Vì thế, muốn mọi người hiểu đúng chúng ta cần viết đúng. Và phân môn Chính tả trong nhà trường là môn học giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. 
 - Việc luyện nói, rèn đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả (khắc phục sự hạn chế của tiếng địa phương), biết xây dựng phong cách ngôn ngữ thân thiện, thanh lịch chính là xây dựng nét văn hóa trong giao tiếp. 
 - Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách phát âm ở mỗi nơi có sự khác nhau và thói quen nói sao viết vậy đã gây khó khăn trong việc “nghe và viết” sao cho đúng đối với chính tả Việt Nam là rất rõ nét. Trong đó Trường Tiểu học Đông Vệ I - nơi tôi đang công tác thuộc địa bàn Thành phố Thanh Hóa. Thanh Hóa là địa phương phát âm bị lệch chuẩn, giọng địa phương và vùng miền là rất phổ biến.
 - Tiếng địa phương Thanh Hóa và độ lệch chuẩn thường gặp là Thanh điệu; Phụ âm đầu và Phần vần  
 - Nói, viết tiếng địa phương lệch chuẩn Tiếng Việt phổ thông hiện đại chính là sai kiến thức của môn học Tiếng Việt được dạy trong các nhà trường. Nói, viết không chuẩn là chưa đạt tính mô phạm chuẩn mực của người làm thầy. Thậm chí có khi làm sai lệch thông tin hoặc gây sự trào lộng, hài hước. Chính điều này đã gây khó khăn cho bản thân tôi và các đồng nghiệp trong việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho các em dẫn đến việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả là khó thực hiện.
 - Việc mắc lỗi trong khi viết Chính tả đã phần nào ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Vì vậy, nhằm giúp học sinh khắc phục nhược điểm này, tôi đã nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Thông qua việc rèn luyện thực hành để học sinh hình thành dần kỹ năng, kỹ xảo và thói quen nói - viết đúng Chính tả.
 Để đáp ứng với yêu cầu trên, khi dạy chính tả cho học sinh lớp 3, cụ thể là khắc phục lỗi về âm đầu và dấu thanh, tôi đã từng đắn đo, suy nghĩ rất nhiều. Làm thế nào để giúp cho các em nói đúng - viết đúng, biến cái đó thành kĩ năng vận dụng của từng em. Vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Trên cơ sở nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả”., đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018, tại lớp 3B, Trường Tiểu học Đông Vệ I
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp phân tích
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp thực hành
 . 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 - Thuật ngữ Chính tả hiểu theo nghĩa gốc là “phép viết đúng” hoặc “lối viết hợp với chuẩn”. Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách viết đúng âm đầu, vần và dấu thanh Giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Đọc thế nào thì viết thế ấy tức là khi dạy Chính tả chúng ta phải đọc đúng chuẩn để cho học sinh viết đúng. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. 
 - Muốn viết đúng chính tả người viết phải hiểu nghĩa của từ, cách phát âm và biết so sánh với các từ dễ lẫn.
 - Viết đúng chính tả là ta đã tôn trọng chính bản thân mình và người đọc, đồng thời giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
 Vì những lí do trên tôi mạnh dạn xin trình bày một vài kinh nghiệm mà tôi đã để tâm suy nghĩ và thực hiện trong suốt quá trình dạy học lớp 3 của mình. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
Tuy yêu cầu cần thiết và tính chất quan trọng của việc viết đúng Chính tả như thế, nhưng thực tế của việc dạy và học Chính tả ở trong trường Tiểu học hiện nay vẫn còn tồn tại một số lỗi nhất định. Những tồn tại phổ biến hiện nay thường biểu hiện qua mấy điểm sau:
2.2.1. Về giáo viên.
 - Nhìn chung, giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí nhiệm vụ của môn Chính tả trong trường Tiểu học. Chưa xác định được yêu cầu, kiến thức cần đạt được về Chính tả ở khối lớp mình phụ trách. Từ những quan niệm, nhận thức lệch lạc đó trong giảng dạy phân môn Chính tả, giáo viên ít dành thời gian và ít nghiên cứu để dạy tốt môn Chính tả: Cụ thể như không chú ý để thống kê những lỗi phổ biến ở lớp mình phụ trách, của địa phương học sinh đang sinh sống, chưa vận dụng sáng tạo những từ, những bài dạy ngoài sách học sinh, để bài dạy thêm phong phú đa dạng. 
 - Về nói, hầu hết các giáo viên chỉ phát âm đúng trong giờ dạy tập đọc và lúc đọc Chính tả. Như vậy nghĩa là ở các môn học khác giáo viên luôn luôn phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương. Việc phát âm không đúng chuẩn, đã phần nào ảnh hưởng đến Chính tả.
 - Ngoài ra, trong giảng dạy giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. Những biện pháp khắc phục đưa ra chưa hiệu quả, chưa có sự đầu tư, đổi mới trong giảng dạy .... Chính những điều này đã làm cho chất lượng môn học Chính tả nói riêng hay bộ môn Tiếng Việt nói chung bị giảm sút rất nhiều, đây là một trong những vấn đề mà mỗi người giáo viên đứng lớp như tôi luôn trăn trở.
2.2.2. Về học sinh.
 - Việc nói - viết chính tả của học sinh trường tôi nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 3B tôi chủ nhiêm hầu như đều mắc các lỗi chính tả. Nhưng trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đưa ra những lỗi về phụ âm đầu (d/r/gi; s/x; ch/tr và lỗi viết dấu thanh (hỏi - ngã) mà học sinh lớp tôi thường mắc phải. 
 Trong thực tế giảng dạy phân môn Chính tả cho học sinh, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy một số nguyên nhân chính sau: 
 - Do tiếng địa phương Thanh Hóa bị lệch chuẩn (từ ngữ và giọng điệu riêng của vùng, miền.) Tiếng địa phương thể hiện bản sắc riêng của mỗi vùng và góp phần làm nên sự phong phú của ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Nhưng bên cạnh tinh hoa cần phát huy, tiếng địa phương Thanh Hóa còn nhiều hạn chế về ngôn từ, nhất là trong cách phát âm việc phát âm giọng địa phương là rất phổ biến.
 - Một số ít học sinh chưa nắm vững chính âm, chính tả; chưa nhớ kĩ mặt chữ, quy tắc viết, Khi đọc, học sinh thường đánh vần chậm và rời rạc, đọc sai dấu thanh, sai phụ âm đầu, vần, ngắt nghỉ hơi tự do. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến kĩ năng viết của các em. Các em chỉ chú ý viết đúng Chính tả trong giờ học Chính tả chủ yếu là nghe giáo viên phát âm, chứ không cần nghe - hiểu nghĩa từ để viết đúng Chính tả. Vì thế, ở các môn học khác kể cả môn tập làm văn, học sinh viết sai Chính tả rất nhiều. Do đó bài tập làm văn các em viết có ý nhưng lại sai quá nhiều lỗi Chính tả, nên mất hết ý nghĩa của bài văn và mất hay. Lỗi này do học sinh chưa có được ý thức và thói quen viết đúng Chính tả trong mọi môn học. Vì thế, chúng ta cũng không lạ gì khi một học sinh có thể viết đúng trong giờ Chính tả nhưng lại sai rất nhiều lỗi Chính tả trong môn học khác.
 - Ý thức tự học, tự rèn viết của học sinh chưa tốt. Mặt khác, đa số phụ huynh ít quan tâm đến kĩ năng viết của con em mình trong quá trình học tập.
Thực tế, trong nhiều năm giảng dạy các, tôi thấy kĩ năng viết đúng chính của học sinh tả là khó thực hiện. Bản thân tôi đã khảo sát bằng bài viết chính tả, kết quả khảo sát đầu năm học 2017 – 2018 ở lớp 3B như sau:
Sĩ số
Mắc lỗi
d/r/gi
Mắc lỗi
s/x; ch/tr 
Mắc lỗi
dấu thanh (hỏi - ngã)
 43
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
23,3%
15
34,8%
11
25,6%
 Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, tôi thấy cần phải nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh bằng cách áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Để nâng cao chất lượng khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là một công việc rất khó khăn và cần phải đưa ra một số biên pháp để thực hiện. Từ những biện pháp đã trải nghiệm, qua sự đóng góp ý kiến của bạn bè - đồng nghiệp và tìm hiểu qua các phương tiện thông tin. Tuỳ theo nội dung yêu cầu của mỗi bài học và đối tượng học sinh mà bản thân tôi đã áp dụng linh hoạt nhóm các biện pháp sau: 
2.3.1 Luyện phát âm: Muốn viết đúng yêu cầu phải đọc đúng vậy nên việc rèn cách phát âm đã được tôi thực hiện thường xuyên trong tất cả các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc. Vì đa số các bài viết Chính tả đều được trích từ một bài Tập đọc mà học sinh đã học trong chủ điểm tuần. Do đó, tôi đã lựa chọn các âm - vần, dấu thanh mà học sinh thường phát âm sai trong từng bài Tập đọc để luyện cho các em phát âm đúng. Ví dụ: Đa số học sinh lớp tôi thường phát âm sai d/r/gi; s/x; tr/ch, thanh hỏi, thanh ngã. Do đó, ở tất cả các bài Tập đọc, tôi luôn quan tâm lựa chọn những từ ngữ có cặp phụ âm đầu d/r/gi; s/ x; tr/ch và những từ ngữ có chứa thanh hỏi, ngã để luyện.
* Ví dụ: Để luyện phát âm:
 - Đối với âm “tr” - cần đưa lưỡi lên vòm miệng; 
- Âm “s”- đọc cong lưỡi, phát hơi;
- Âm “r”- đọc cong lưỡi, lấy hơi;
- Âm “gi”- đọc xì hơi ra;  
 + Đối với học sinh hay sai dấu hỏi/ngã thì những tiếng có thanh ngã thường được đọc nhấn giọng và dài hơi hơn: Ví dụ: trầm bổng - bỗng chốc, buồn bã - bả vai, ... 
 - Để học sinh phát âm tốt giữa hai thanh hỏi - ngã, trước tiên tôi đã cho học sinh luyện phát âm các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. Ví dụ: Thanh hỏi: gỏi, thỏi, giỏi, lỏi, cỏi (kém cỏi)
 + Thanh ngã: bã (buồn bã), đã, giã (giã gạo). 
 Mặt khác, việc luyện phát âm chuẩn còn được tôi thực hiện trong tất cả các hoạt động có liên quan đến giao tiếp. Để làm tốt được điều này, đòi hỏi giáo viên phải triệt để dùng phương pháp làm gương, phát âm chuẩn trong lúc dạy các bài thơ, lời hát, lời hướng dẫn học bài, trong lời bảo ban, căn dặn các em ... Ngoài ra tôi cũng chọn cử một số học sinh có giọng phát âm tương đối chuẩn để làm mẫu trước lớp trong mỗi tiết học và hỗ trợ tôi trong việc rèn sửa phát âm cho bạn mình trong quá trình giao tiếp. Nếu thấy bạn phát âm sai các em sẽ nhắc nhở và hướng dẫn bạn chỉnh sửa như vậy các em được học tập lẫn nhau.
 Chính những việc làm này đã giúp học sinh ý thức hơn được tầm quan trọng của tiếng nói phổ thông. Qua đó, các em đã luôn cố gắng thực hiện phát âm chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi.
 2.3. 2 Phân biệt tiếng - từ:
 Qua phân tích, so sánh với những từ ngữ khó, dễ lẫn tôi đã kết hợp luyện đọc với phân tích cấu tạo tiếng, so sánh các tiếng đó với nhau (về âm - vần - dấu thanh) để tìm ra những điểm khác nhau giúp học sinh dễ ghi nhớ. 
Ví dụ: Tiếng “dành” và “giành”, tôi hướng dẫn học sinh: “dành” = (âm đầu) d + (vần) anh + thanh huyền. Viết thành “dành” khi ta muốn cất giữ hoặc để lại cái (điều) gì đó: dành dụm, để dành, . 
+ Tiếng “giành” = (âm đầu) gi + (vần) anh + thanh huyền. Viết thành “giành” khi nói đến sự nỗ lực, cố gắng để đạt được điều gì đó: giành giải nhất, giành độc lập, giành giật, . 
2.3. 3 Giải nghĩa từ: 
 Muốn viết đúng chính tả, ngoài việc nghe phải gắn với việc hiểu nội dung của từ, cụm từ, câu, ... Việc giải nghĩa từ không chỉ được thực hiện trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu mà nó cũng rất cần thiết trong dạy học Chính tả. Đặc biệt khi học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng do vốn từ còn hạn chế thì giáo viên cần dựa vào văn cảnh để giải thich để học sinh rõ hơn. 
*Đối với âm “tr”
- Ví dụ: Tiếng “trông” và “chông” muốn dùng đúng, người viết phải phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của hai từ này từ đó rút ra cách viết đúng chính tả: 
+ Viết là “trông” khi muốn nói về sự hi vọng, chờ đợi: trông mong, trông ngóng, trông cậy; Chỉ hoạt động (nhìn): trông coi, trông nom, trông chừng, ... 
+ Viết là “chông” khi nói về sự vật: chông tre, hầm chông; Chỉ sự khó khăn, nguy hiểm: chông gai; Và nói đến sự không vững chãi, không chắc chắn: chông chênh.
- Nếu chúng là từ chỉ vị trí thì ta ghi “tr”: Ví dụ: trên, trong, trước, ... 
- Nếu chúng là các từ chỉ đồ vật trong gia đình, tên con vật hoặc chỉ người trong mối quan hệ họ hàng thì đa số được viết là “ch”. Ví dụ: cha, chú, cháu, ...; chăn, chiếu, chậu, chén, ... (ngoại lệ: tráp); chồn, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, .... 
- Nếu chúng là các từ chỉ đồ vật trong gia đình, tên con vật hoặc chỉ người trong mối quan hệ họ hàng thì đa số được viết là “ch”. Ví dụ: cha, chú, cháu, ...; chăn, chiếu, chậu, chén, ... (ngoại lệ: tráp); chồn, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, .... *Đối với âm “x”
- Nếu chúng là tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến nấu nướng thì đa số ta ghi “x”: Ví dụ: xôi, xúc xích, xà lách, cái xoong, cái xiên (nướng), ... (ngoại lệ: siêu đất) 
- Nếu chúng là từ chỉ tên cây, tên con vật hoặc tên chỉ các hiện tượng thiên nhiên thì ta ghi “s”: Ví dụ: sen, sắn, sung, su su, sầu riêng, ...; sâu, sẻ, sên, cá sấu, sư tử, .. . (ngoại lệ: vịt xiêm); (ngôi) sao, (hạt) sương, sông, suối, ... 
+ Phân biệt “s” hoặc “x”: 
- Dựa vào mẹo kết hợp với âm đêm, vần: “S” không ði với các vần oa, oã, oe, uê, chỉ có X là ði với các vần này.
Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoãn, xòa tay, xoen xoét, xuề xòa, xuyên qua (Có các trýờng hợp ngoại lệ nhý soát trong rà soát, kiểm soát, soạn trong soạn bài và những trýờng hợp ðiệp âm ðầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt, sờ soạng)
- Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa tôi đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ. 
2.3.4 Củng cố, khắc sâu mẹo luật, quy tắc chính tả:
 Việc kết hợp ghi nhớ các quy tắc chính tả, các “mẹo chính tả” giúp học sinh ghi nhớ một cách khái quát, có hệ thống: 
 - Thường xuyên nhắc nhở học sinh ghi nhớ quy tắc: chữ ghi âm đầu như: “k, gh, ngh” đứng trước các nguyên âm i, e, ê, ia, iê đã được học từ lớp 1. 
 - Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em nắm chắc những “mẹo” sau: 
Trường hợp ch/tr:
  Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.
Ví dụ: sáng choang, áo choàng, choáng váng, chập choạng, ... loắt choắt, chích choè, chí chéo, chuệch choạc, chuếnh choáng, ...
        - Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết, không chọn ch.
Ví dụ: trịnh trọng, trường, trạng nguyên, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu, trù bị, ...
        - Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, chỉ tên các hoạt động, chỉ quan hệ giữa những người trong gia đình và những từ mang
ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch.
Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, ... chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ, ... cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chẳng, chưa, chớ, chả, ...
         - Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm đầu gi.
Ví dụ: trồng - giồng, trầu - giầu, trời - giời, ...
 Trong cầu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả tr và ch đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr.
Ví dụ: chông chênh, chen chúc, chăm chỉ, chân chất, chập chững, ... tròn trĩnh, trùng trục, trăn trở, tròng trành, trơ tráo, trập trùng, ...
+ Láy vần: Trong các từ láy vần có một tiếng ta chọn tiếng có âm đầu “ch”  Ví dụ: chơi vơi, lừng chừng, chàng màng, chênh vênh, chán ngán, chót vót..(trừ một số trường hợp đặc biệt: trót lọt, trụi lủi)
Trường hợp s/x
      - Chữ s không đứng đầu các tiềng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ các trường hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất.  Do đó nếu gặp các tiềng dạng này thì ta chọn x để viết không chọn s.
Ví dụ: xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, xoăn, xoe, xuân, ...
      - Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm:  Cả s và x đều có từ láy âm.  Do đó nếu gặp từ láy âm đầu thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu s hoặc x.
Ví dụ: sắc sảo, suy suyển, sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng, ... xao xuyến, xôn xao, xàm xỡ, xì xào, xí xoá, xấp xỉ, xoèn xoẹt, ...
+ Láy vần: Tiếng có x thường láy với tiềng có l, trừ một số trường hợp: lụp sụp, đồ sộ, sáng láng. Do đó nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm đầu x.
Ví dụ: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lộn xộn, lao xao, xoi mói, xích mích, xa lạ, ..
        - Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và có một số tiếng có âm đầu x: 
Ví dụ: xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xổ số, soi xét, ...
Trường hợp r/d/gi
          - Chữ r và gi không đứng đầu các tiềng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi.
Ví dụ: kinh doanh, doạ nạt, doãng ra, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh, ...
         - Trong các từ Hán Việt:
+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.
Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu, ...
+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.
Ví dụ: giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác, ...
+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.
Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dư dật, ung dung, ...
          - Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả gi, r, d đều có từ láy âm. Nếu gặp từ láy âm thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu gi, r hoặc d.
Ví dụ: giành giật, giãy giụa, giục giã, già giặn, giấm giúi, ... dai dẳng, dào dạt, dằng dặc, dập dìu, dãi dầu, ... ríu rít, ra rả, rì rào, réo rắt, run rẩy, rung rinh, rưng rức, rùng rợn, rón rén, rừng rực, rạng rỡ, rực rỡ, ...
+ Láy vần: Tiếng có d thường láy với tiếng có l, tiếng có r thường láy với tiếng có b hoặc c, tiếng có gi thường láy với tiếng có n.
Ví dụ: lim dim, lò dò, lai dai, ... bứt rứt, cập rập, bịn rịn, co ro, cò rò, bủn rủn, ... gian nan, gieo neo, giãy nảy.
          - Một số từ láy có các biến thể khác nhau: rào rạt - dào dạt, rập rờn - giập giờn, dân dấn - rân rấn, dun dủi - giun giủi, dấm dứt - rấm rứt, dở dói - giở giói, gióng giả - dóng dả, réo rắt - giéo giắt. rậm rật - giậm giật, ...
          - Trong cấu tạo từ ghép giữa r, d, và gi. Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu gi và tiếng có âm đầu d, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và âm đầu d hay âm đầu r và âm đầu gi.
Ví dụ: già dặn, giáo dục, giao dịch, giả dối, giản dị, giao du, giảng dạy, giận dữ, gian dối, giận dỗi, giao duyên, ...
+ Phân biệt thanh hỏi - ngã thì: Phần nhiều các tiếng có phụ âm đầu là “m, n, nh, v, l, d, ng” thường được viết dấu ngã. Ví dụ: mạnh mẽ, nỗ lực, nhẫn nại, vĩ cầm, ngôn ngữ, lãng mạn, dĩ nhiên, ... 
+ Đa số tên họ cá nhân (họ của một người) được viết bằng dấu ngã: Ví dụ: Đỗ Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Tâm, Lữ Thị Hải, Võ Văn Nam, 
 Mẹo, luật thường khó nhớ. Vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên cho học sinh quan sát, nhắc nhở, khuyến khích các em luyện viết nhiều lần để tạo thói quen dùng từ đúng. Dựa vào các mẹo luật, tổ chức cho học sinh thi tìm tiếng có cùng một âm (vần), dấu thanh,  Ví dụ: Viết và trưng bày các mẹo luật quanh lớp, sưu tầm tranh ảnh có liên quan về một phụ âm (dấu thanh) xếp - tạo hình, .
 2.3. 5 Tổ chức đa dạng hoá các hoạt động học tập 
* Trò chơi học tập: Trong các tiết học, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia vừa học vừa chơi một cách thoải mái các trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực của các em như thi đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_khac_phuc_loi_am_d.docx