SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy Toán lớp 3 ở trường TH & THCS Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy Toán lớp 3 ở trường TH & THCS Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Mỗi một bộ môn trong nhà trường đều có tiềm năng và những đặc thù riêng

của nó trong giáo dục trí tuệ và đạo đức cho học sinh. Toán học là một bộ môn rất

quan trọng, nhất là ở bậc giáo dục phổ thông. Trong những năm gần đây ở đất nước

chúng ta đang diễn ra xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong đó có

dạy học Toán nói riêng, đó là xu thế HS tự hoạt động, tự tìm tòi, khám phá kiến

thức của bài học. Tính tự lập trong học tập của học sinh ngày càng được coi trọng.

Chính vì vậy, chúng ta đã có những cải tiến về nội dung chương trình ở các sách

giáo khoa Toán, nhưng phương pháp giảng dạy vẫn còn mang tính thụ động cho

học sinh, nhất là ở bậc Tiểu học " Phương pháp dạy và học toán ở số trường Tiểu

học còn nhiều hạn chế, giáo viên và học sinh vẫn còn bị phụ thuộc vào tài liệu có

sẵn, dạy học còn nặng nề truyền thụ kiến thức, giờ học khô khan. HS chưa tự lập,

chưa tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, giờ học chưa gây được hứng thú

học tập, chưa tạo cho các em tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo để sẵn sàng thích

ứng với xã hội để có khả năng học tiếp ở các cấp học cao hơn.

Phương pháp sử dụng trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt

động, hấp dẫn học sinh do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, tạo cơ hội rèn

kĩ năng hợp tác cho học sinh, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Tuy

nhiên khi tổ chức trò chơi nếu giáo viên không chú ý, học sinh dễ sa đà vào việc

chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.

Hiện nay một số tiết học toán còn đơn điệu, khô khan chưa thu hút được sự

hứng thú học tập của học sinh cho nên giờ dạy chưa cao. Để việc dạy học môn

Toán đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần tạo được cho học sinh tính tích cực, chủ

động, thu hút học sinh hứng thú vào các hoạt động học để từ đó học sinh sẽ yêu

thích môn Toán.

Chính vì những lí do nêu trên mà tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp

trò chơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy Toán lớp 3 ở trường TH&THCS Đông

Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá”

pdf 20 trang thuychi01 6341
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy Toán lớp 3 ở trường TH & THCS Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Mỗi một bộ môn trong nhà trường đều có tiềm năng và những đặc thù riêng 
của nó trong giáo dục trí tuệ và đạo đức cho học sinh. Toán học là một bộ môn rất 
quan trọng, nhất là ở bậc giáo dục phổ thông. Trong những năm gần đây ở đất nước 
chúng ta đang diễn ra xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong đó có 
dạy học Toán nói riêng, đó là xu thế HS tự hoạt động, tự tìm tòi, khám phá kiến 
thức của bài học. Tính tự lập trong học tập của học sinh ngày càng được coi trọng. 
Chính vì vậy, chúng ta đã có những cải tiến về nội dung chương trình ở các sách 
giáo khoa Toán, nhưng phương pháp giảng dạy vẫn còn mang tính thụ động cho 
học sinh, nhất là ở bậc Tiểu học " Phương pháp dạy và học toán ở số trường Tiểu 
học còn nhiều hạn chế, giáo viên và học sinh vẫn còn bị phụ thuộc vào tài liệu có 
sẵn, dạy học còn nặng nề truyền thụ kiến thức, giờ học khô khan. HS chưa tự lập, 
chưa tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, giờ học chưa gây được hứng thú 
học tập, chưa tạo cho các em tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo để sẵn sàng thích 
ứng với xã hội để có khả năng học tiếp ở các cấp học cao hơn. 
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt 
động, hấp dẫn học sinh do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, tạo cơ hội rèn 
kĩ năng hợp tác cho học sinh, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Tuy 
nhiên khi tổ chức trò chơi nếu giáo viên không chú ý, học sinh dễ sa đà vào việc 
chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. 
Hiện nay một số tiết học toán còn đơn điệu, khô khan chưa thu hút được sự 
hứng thú học tập của học sinh cho nên giờ dạy chưa cao. Để việc dạy học môn 
Toán đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần tạo được cho học sinh tính tích cực, chủ 
động, thu hút học sinh hứng thú vào các hoạt động học để từ đó học sinh sẽ yêu 
thích môn Toán. 
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp 
trò chơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy Toán lớp 3 ở trường TH&THCS Đông 
Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá”. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức phương pháp trò chơi trong dạy 
học Toán lớp 3 ở trường TH&THCS Đông Khê. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy và học Toán lớp 3 để nâng cao hiệu 
quả giờ dạy. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
- Phương pháp phân tích – tổng hợp số liệu. 
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
 2 
- Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp thử nghiệm. 
 - Phương pháp thống kê toán học. 
 3 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Xuất phát từ một số đặc điểm tâm lí của học sinh nói riêng và người học nói 
chung: nội dung học tập càng hấp dẫn thì người học càng hứng thú cao và hiệu quả 
học tập do đó càng cao; việc học gắn với thực hành thì sẽ giúp cho người học nhớ 
lâu kiến thức và biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống giải 
quyết vấn đề cụ thể; người học muốn thể hiện năng lực của mình trong một môi 
trường học tập hợp tác (có nhiều bạn học cùng tham gia một hoạt động). 
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua 
việc tổ chức các hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học 
sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi 
chuyền tải mục tiêu của bài học, luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương 
pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. 
Có thể sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc 
củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức 
trò chơi để củng cố kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi 
các trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập 
cho học sinh ngay khi bắt đầu bài học mới. 
Để sử dụng trò chơi có hiệu quả thì đòi hỏi người tổ chức ( giáo viên) phải 
biết cách tổ chức (tức phải nắm được quy trình tổ chức trò chơi), mà quy trình sử 
dụng phương pháp trò chơi là trình tự (logic) các hoạt động khi sử dụng phương 
pháp trò chơi của người dạy nhằm đạt được mục đích yêu cầu của trò chơi. Việc sử 
dụng phương pháp trò chơi theo quy trình là hoạt động của giáo viên được tiến 
hành theo các bước đã lập trình sẵn. Việc sử dụng phương pháp trò chơi theo quy 
trình nhằm nâng cao hiệu quả của trò chơi từ đó chuyển tải được mục tiêu của bài 
học, nâng cao được chất lượng giảng dạy. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
a. Về phía học sinh 
Các em phải chịu rất nhiều áp lực: áp lực từ phía gia đình vì nhiều phụ huynh 
lúc nào cũng nóng lòng mong con cái mình học giỏi - Học sinh chịu nhiều áp lực: 
áp lực từ bố mẹ, áp lực từ thầy cô nên gây cho các em cảm giác mệt mỏi, buồn 
chán, không hứng thú trong học tập. Các em chỉ biết học và học hơn nữa tiết học 
toán thường “ khô khan” mà hoạt động học tập không được kết hợp với các trò 
chơi, điều đó sẽ làm không khí lớp học luôn căng thẳng. 
- Bản tính nhút nhát của các em cũng làm cho lớp học trầm và buồn. 
- Một số trẻ học chưa tốt thường chán học và tự ti, mặc cảm nên các em 
không dám gần gũi cô giáo và bạn bè, ít tham gia các hoạt động trong học tập. 
 4 
Chúng ta biết rằng ở tuổi các em phải được: “Học mà chơi, chơi mà học” thì 
mới gây được hứng thú và cuốn hút các em vào hoạt động học tập. Việc tổ chức trò 
chơi sẽ giúp các em gắn kết, gần gũi với cô giáo và tự tin hơn, hứng thú học tập 
hơn. 
b. Về phía giáo viên 
Qua quá trình công tác, qua dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy đa số giáo viên 
không sử dụng trò chơi vào tiết học và đặc biệt là các tiết học trong môn Toán. Nếu 
có chỉ diễn ra ở một số tiết dạy thao giảng dự giờ và tổ chức các trò chơi còn đơn 
điệu chưa gây hứng thú đối với học sinh. Khi trao đổi về vấn đề sử dụng phương 
pháp trò chơi trong dạy học với đồng nghiệp, tôi thấy rõ được lý do của thực trạng 
trên như sau: 
- Đa số giáo viên lại chỉ lo lắng và quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức 
đến học sinh mà thôi, mà ít quan tâm đến không khí lớp học, đến thái độ học tập 
của học sinh. 
- Giáo viên ngại phải chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi. 
- Đôi khi giáo viên vẫn mang tâm lý sợ lớp học ồn, sợ quá thời gian của 1 tiết 
học. 
- Việc sử dụng phương pháp trò chơi chưa nhiều và chưa đúng quy trình, 
giáo viên còn khá lúng túng khi tổ chức trò chơi, tổ chức trò chơi không đủ các 
bước hoặc sắp xếp các bước không theo quy trình hợp lí, lệnh và tổ chức cách chơi 
không rõ ràng dẫn đến lớp học thường hay ồn ào, mất thời gian ảnh hưởng đến tiết 
học. Thông thường giáo viên hay tổ chức trò chơi học tập như sau: 
- Nêu tên trò chơi. 
- Gọi học sinh lên chơi. 
- Nêu cách chơi (lúc này học sinh sẽ không tập trung nghe cô giáo hướng 
dẫn, vì vậy sẽ không hiểu kĩ luật chơi, dẫn đến lộn xộn và ồn ào). 
- Học sinh chơi. 
- Nêu đội và khen ngợi đội thắng cuộc. 
Rõ ràng việc tổ chức trò chơi học tập như vậy dẫn đến trò chơi không thành 
công, hiệu quả không được như mong muốn, chưa thực sự gây hứng thú với học 
sinh. 
Chính vì vậy mà giáo viên càng “ngại” tổ chức trò chơi trong giảng dạy hơn. 
Đây chính là lí do quan trọng nhất làm cho giáo viên ít (thậm trí không) sử dụng 
phương pháp trò chơi trong dạy và học. 
Từ những thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và đã xây dựng được quy trình sử 
dụng phương pháp trò chơi trong dạy và học môn toán lớp 3. 
Ngay trong thời gian đầu nhận lớp, tôi đã khảo sát mức độ đạt được của học 
sinh đối với môn Toán lớp 3B như sau: 
 5 
Số học sinh được khảo sát: 25 học sinh 
Số học sinh hoàn thành 
tốt 
Số học sinh hoàn thành 
Số học sinh chưa hoàn 
thành. 
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 
5 em 20 % 11 em 44 % 9 em 36 % 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Trong quá trình thực hiện các giải pháp tôi đã thực hiện một số trò chơi 
nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán như sau: 
2.3.1. Trò chơi thứ 1: “Truyền điện” 
Trò chơi này có thể áp dụng được rất nhiều trong các tiết học toán ở lớp 3 
nhằm ôn tập, củng cố kĩ năng tính toán cộng, trừ, nhân chia... 
Ví dụ: Bài “Luyện tập”, tiết 18, trang 20 SGK Toán 3. 
Bước 1: 
* Giới thiệu trò chơi: “Truyền điện”. 
* Mục đích trò chơi: 
- Ôn kiến thức của bảng nhân 6, thực hiện vào cuối tiết. 
- Luyện phản xạ nhanh ở các em. 
Bước 2: Hướng dẫn chơi: 
- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kì đồ dùng nào. 
- Số người chơi: Cả lớp. 
- Quản trò, trọng tài: Học sinh. 
- Thời gian chơi: 5 – 7 phút. 
- Cách chơi: Tất cả học sinh trong lớp đều đứng lên. Quản trò bắt đầu gọi 
một em bất kì. 
Ví dụ: Em A xướng to “6 x 7” rồi chỉ nhanh vào em B bất kì để truyền điện. 
Lúc này em B phải nói nhanh “bằng 42”. Nếu B nói đúng thì B có quyền chỉ nhanh 
vào em C bất kì và được ngồi xuống. Lúc này em C lại được quyền xướng to tương 
tự em A. Cứ làm như thế cho đến bao giờ hết vòng cả lớp thì thôi. 
 Kết thúc cho một tràng pháo tay cho những bạn nói nhanh và nói đúng. 
Những em nói sai kết quả thì bị phạt. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi. 
- Chơi thử ( nếu cần). 
 6 
- Chơi thật. 
Bước 4: Nhận xét: 
Giáo viên nhận xét thái độ, ý thức tham gia chơi của học sinh. 
Công bố những em nói đúng kết quả. (khen bằng 1 tràng pháo tay). Những 
em nói sai kết quả thì phạt “ duyệt binh”. 
Tóm lại: Trò chơi này không cần đầu tư nhiều thời gian, trò chơi dễ thực 
hiện nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng rèn kĩ năng phản ứng 
nhanh nhạy, tư duy logic. Qua trò chơi HS sẽ nhớ kiến thức nhanh và bền hơn. 
2.3.2. Trò chơi thứ 2: “Ai nhiều phần thưởng nhất” 
 Trò chơi này áp dụng được rất nhiều các tiết dạy. Sử dụng vào hoạt động c 
Ví dụ: Bài “ Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số”, tiết 53. Trang 20 
SGK Toán 3. 
- Mục đích: 
+ Luyện tập, củng cố kĩ năng nhân số có ba chữ số và số có một chữ số và kĩ 
năng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. 
+ Rèn luyện cho học sinh cách đánh giá, nhận xét bài của bạn. 
* Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: “Ai nhiều phần thưởng nhất”. 
Bước 2: Hướng dẫn chơi. 
- Chuẩn bị: 
+ 2 cành cây có đánh số 1,2. 
+ Một số bông hoa cắt bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các 
phép tính như: 
341 x 2 213 x 3 212 x 4 110 x 5 203 x 3 437 x 2 205 x 4 319 x 3 
872 : 4 375 : 5 390 : 6 905 : 5 578 : 3 230 : 6 420 : 6 262 : 2 
 + Phấn màu. 
+ Đồng hồ theo dõi thời gian. 
- Chọn 3 học sinh có năng lực nhất lớp làm ban giám khảo và thư ký. 
- Số người chơi: 25 người (trong đó: 22 người trực tiếp chơi, 3 người làm 
ban giám khảo và 2 người cầm 2 cành cây). 
- Quản trò, trọng tài: Học sinh. 
- Thời gian chơi: 5 – 7 phút. 
- Cách chơi: Chia líp làm 2 đội, mỗi đội 7 học sinh. Khi nghe hiệu lệnh “bắt 
đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên. Người chơi có 
 7 
nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, mỗi em làm một phép tính nhân 
và một phép tính chia. Sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm 
xong cài hoa lên cây rồi đến người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi 
giáo viên hô hết giờ thì 2 đội cử 1 đại diện của đội mình lên đọc lần lượt từng phép 
tính trên cây của đội mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Ban giám 
khảo và thư ký ghi lại kết quả. 
- Cách tính: 
+ Mỗi phép tính đúng được 1 b«ng hoa. 
+ Tổng hợp số hoa của từng đội. Đội nào nhiều hoa hơn là đội đó thắng 
cuộc. Đội thua bị phạt. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi. 
- Chơi thử (nếu cần). 
- Chơi thật. 
Bước 4: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét, đánh giá các đội chơi, khuyến 
khích Ban giám khảo và thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau 
chơi tốt hơn. 
 - Trao phần thưởng cho đội thắng cuộc. Đội thua cuộc bị phạt “tạc tượng”: 
Đội thua cuộc đứng yên để đội thắng cuộc nắn cơ thể bạn theo các tư thế khác 
nhau. 
Tóm lại: Trò chơi này nhiều học sinh được tham gia. Qua trò chơi luyện kĩ 
năng tính nhanh và đúng, kĩ năng tự tin cho học sinh. HS được nhận phần thưởng 
sau mỗi lần chơi nên đã tạo cho học sinh kĩ năng hợp tác nhóm tốt, mọi HS đều 
được hoạt động. 
2.3.3. Trò chơi thứ 3: “Tìm lá cho hoa” 
Trò chơi này áp dụng được rất nhiều các tiết dạy. Sử dụng cuối tiết dạy củng 
cố bài. 
Ví dụ:Bài cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) tiết 4,trang 5 SGK Toán 3. 
- Mục đích: 
+ Củng cố về cộng, trừ trong phạm vi 1 000. 
+ Rèn kĩ năng cộng, trừ, tính toán nhanh. 
+ Rèn tính tập thể cao. 
Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: “Tìm lá cho hoa”. 
Bước 2: Hướng dẫn chơi. 
- Chuẩn bị: 
+ 2 bông hoa màu bằng bìa cứng, mặt sau gắn nam châm. 
 8 
550 
415 
567 – 17 215 + 220 225 + 325 632 - 12 530 - 115 
650 - 5 368 + 47 172 +319 600 - 50 434 - 19 
+ 11 chiếc lá xanh có gắn nam châm mặt sau. 
- Số người chơi: 8 người (2 đội, mỗi đội 4 em) 
- Trọng tài: 1 học sinh có năng lực quản lí tốt. 
- Thời gian chơi: 5 – 7 phút. 
- Cách chơi: 
+ Gắn 2 bông hoa vào những chiếc lá rồi giới thiệu. Có 2 bông hoa mà nhị 
của nó là kết quả, phải chọn nhanh những chiếc lá có phép tính ứng với kết quả ở 
nhị hoa và gắn vào cành hoa của đội mình để tạo thành bông hoa toán học thật 
đúng, thật đẹp. 
+ 2 đội xếp hàng một, khi nghe hiệu lệnh 2 đội bắt đầu chơi. Đội nào có 
nhiều phép tính đúng và nhanh, sẽ là đội thắng cuộc. Đội thua bị phạt. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi. 
- Chơi thử ( nếu cần). 
- Chơi thật. 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá cách chơi. 
 9 
Giáo viên cho cả lớp vỗ tay tuyên dương đội thắng cuộc, đội thua cuộc phải 
nhảy lò cò về chỗ ngồi của mình. 
Tóm lại: Trò chơi này luyện kĩ năng cộng trừ có nhớ cho học sinh trong thời 
gian ngắn, tạo được không khí vui nhộn, sôi nổi, hào hứng cho học sinh trong giờ 
học. 
2.3.4. Trò chơi thứ 4: “ Vui cùng hình chữ nhật” 
 Trò chơi này áp dụng cho bài: Chu vi hình chữ nhật và các bài toán giải tính 
chu vi hình chữ nhật. 
Ví dụ: Bài: “Chu vi hình chữ nhật”, tiết 82, trang 87 SGK Toán 3. 
- Mục đích: Củng cố cho HS tính chu vi hình chữ nhật bằng cách lấy chiều 
dài cộng với chiều rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. 
Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: “Vui cùng hình chữ nhật”. 
Bước 2: Hướng dẫn chơi. 
- Chuẩn bị: 
+ Thước kẻ. 
+ 2 sợi dây đồng. 
- Số người chơi: 4 người (2 đội, mỗi đội 1 học sinh nam và 1 học sinh nữ). 
- Trọng tài: Giáo viên 
- Thời gian chơi: 5 – 7 phút. 
- Cách chơi: 
+ Gọi 2 đội tham gia lên bảng chơi. 
+ Phát cho mỗi em 1 sợi dây đồng dài 40 cm và yêu cầu các em tìm cách nắn 
sợi dây đồng thành các hình chữ nhật theo yêu cầu sau đó tính chu vi hình chữ nhật 
vừa tạo được. 
Ví dụ: Tạo hình chữ nhật có chiều dài là 15cm và chiều rộng là 5cm và tính 
chu vi hình chữ nhật vừa tạo được. 
+ Khi nghe hiệu lệnh các em bắt đầu thực hiện. Đội nào xong trước và thùc 
hiện đúng sẽ là người thắng cuộc. Đội thắng cuộc được thưởng hoa. Đội thua bị 
phạt. 
Lưu ý: Nhắc nhở, khích lệ đội thua cuộc đã cố gắng làm được nhưng cần tốc 
độ nhanh hơn và đúng hơn. 
- Nếu cả 2 đội cùng làm đúng và xong cùng một lúc thì ra câu hỏi phụ. 
Bước 3: Thực hiện chơi. 
- Chơi thử (nếu cần). 
 10
- Chơi thật. 
Bước 4: Nhận xét và đánh giá cách chơi của từng đội. 
Thưởng hoa cho đội chơi thắng cuộc. Đội thua cuộc làm động tác bơm xe. 
Tóm lại: Qua trò chơi HS tự tạo được hình chữ nhật và tính được chu vi hình 
chữ nhật. Từ đó các em nắm vững hơn cách tính chu vi hình chữ nhật. Trò chơi 
mang lại cho HS yêu thích học tập hơn, tránh được sự khô khan, cứng nhắc. 
Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi “Vui cùng hình chữ nhật”. 
2.3.5. Trò chơi thứ 5: “Tìm đường đi đúng”. 
Trò chơi này áp dụng cho các tiết học có liên quan đến biểu tượng về thời 
gian. Sử dụng vào bài tập 3, trang 124 SGK. 
Ví dụ: Bài “ Thực hành xem đồng hồ”, tiết 115, trang 123,124 SGK Toán 3. 
* Bước 1: 
- Mục đích: Củng cố biểu tượng về thời gian. 
 11
Bước 2: Hướng dẫn chơi. 
- Chuẩn bị: 
+ Phiếu học tập có vẽ mô hình đồng hồ và thời gian tương ứng. 
+ GV chuẩn bị phiếu có mô hình như hình vẽ. 
 12
 + Bảng phụ có mô hình giống như phiếu học tập. 
- Số người chơi: Cả lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em. 
- Trọng tài: Giáo viên. 
- Thời gian chơi: 5 – 7 phút. 
- Cách chơi: Chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm tự bàn bạc, thảo luận với 
nhau và nối các hình với các đáp án có sẵn. Các nhóm thi đua nối đúng và nối 
nhanh. Khi nào hết thời gian giáo viên yêu cầu các nhóm dừng bút. Giáo viên yêu 
cầu HSchữa bài trên bảng phụ. Các nhóm đổi chéo bài cho nhau để đánh giá Nhóm 
nào làm đúng sẽ thắng cuộc. Nhóm nào thua thì bị phạt. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi. 
- Chơi thử (nếu cần). 
- Chơi thật. 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá tinh thần chơi của từng nhóm. 
Thưởng hoa cho nhóm thắng cuộc. Nhóm thua làm mặt mếu. 
Giáo viên động viên nhóm thua cần cố gắng hơn ở lần chơi sau. 
Tóm lại: Trò chơi này cả lớp cùng được tham gia, đáp ứng được việc cả lớp 
cùng nắm vững nội dung kiến thức của bài học. Trò chơi tạo không khí vui nhộn, 
thoải mái trong tiết học. Nhờ vậy các em sẽ nhớ kiến thức sâu hơn. 
2.3.6. Trò chơi thứ 7: “ Trò chơi xếp hàng thứ tự” 
Ví dụ: Bài: So sánh các số trong phạm vi 10 000. Bài tập 3 trang 100 và bài tập 2 
trang 101 SGK. 
Trò chơi này cũng có thể sử dụng ở các tiết: So sánh các số trong phạm vi 10 
000, bài tập số 4 trang 147 SGK Toán lớp 3. 
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố, so sánh và sắp xếp các số thứ tự từ bé 
đến lớn và ngược lại. 
Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: “ Trò chơi xếp hàng thứ tự” 
Bước 2: Hướng dẫn chơi. 
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 lá cờ hiệu – cờ giấy nhỏ có 2 màu khác 
nhau. 
- Số người chơi: 10 học sinh, mỗi đội 5 học sinh, mỗi học sinh 1 màu bìa ( có 
kích thước 10 x 15cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số. 
 - Quản trò, trọng tài: Lớp trưởng + giáo viên. 
 - Thời gian: 5 phút. 
 - Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa: 
 13
4375; 4735; 4537; 4753. 
- Cách chơi: 2 đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội 
mình. Giáo viên yêu cầu 2 đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với 
nhau (trong 1, 2 phút). 
- Qui ước: Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về 2 phía (sang 
ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội 1 hàng ngang, bắt đầu 
từ cô giáo. Khi cô đưa hai lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc. 
- Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé 
đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”. Sau hai ba lần thì thay đổi các biển 
giữa 2 đội rồi tiếp tục chơi. 
 - Ban thư kí ghi kết quả và tổng hợp. Mỗi lần xếp đúng thì được thưởng 1 
bông hoa. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự hoặc xếp sai thì không được 
hoa. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều hoa sẽ thắng cuộc. Đội thua bị phạt. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi. 
- Chơi thử ( nếu cần). 
- Chơi thật. 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá thái độ và kết quả tham gia trò chơi của 2 đội. 
- Thưởng hoa cho đội thắng cuộc. Đội thua cuộc bị phạt trò “vịt đẻ trứng 
vàng”: Đội thua cuộc đứng thành hàng ngang. Khi giáo viên nêu vịt đe đe đe: hai 
tay để trên hông, 2 chân rùn gần sát đất, đi kiểu vịt. Vịt đẻ: sà đít xuống. Vịt ấp: hai 
tay để trước bụng. Vịt nở: hai tay để trước mặt. 
Tóm lại: Trò chơi này tuy đơn giản nhưng hiệu quả cao, học sinh luyện được 
kĩ năng ghi nhớ số của mình, nắm được giá trị của các số để tìm chỗ đứng hợp lí 
cho mình. Học sinh cũng được cảm thấy vui vẻ, thoải mái và được hợp tác với nhau 
trong giờ học. 
2.3.6. Trò chơi thứ 6: “ Bác đưa thư”. 
Trò chơi này áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia. Sử dụng ở cuối tiết học, 
củng cố bài. 
Ví dụ: Bài “ Bảng nhân 7”, tiết 30, trang 31 SGK Toán 3. 
- Mục đích: Củng cố cho thuhọc sinh thuộc lòng bảng nhân 7. Kết hợp với 
thói quen nói “cảm ơn” khi được người khác giúp việc gì. 
* Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: “Bác đưa thư”. 
- Chuẩn bị: Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi số 7, 14, 21, 28, 35, 56, ...70 là kết 
quả của các phép nhân làm số nhà. 
+ Một số lá thư có ghi phép nhân trong bảng nhân 7: 1x7, 7x1;

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phuong_phap_tro_choi_de_nang_cao_hieu_qua_gio_d.pdf