SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4

 Môn Tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4, bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình thay đổi tích hợp kỹ năng sống vào môn Tập làm văn, môn Đạo đức, Khoa học, . nên bản thân cần phải nổ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh .

Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.

Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau.

 Đổi mới việc dạy cũng thế, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài Sách giáo khoa Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

 

doc 21 trang thuychi01 930312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
	1.Lí do chọn đề tài 
 	 Môn Tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4, bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình thay đổi tích hợp kỹ năng sống vào môn Tập làm văn, môn Đạo đức, Khoa học,. nên bản thân cần phải nổ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh . 
Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. 
Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau. 
 Đổi mới việc dạy cũng thế, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài Sách giáo khoa Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
 Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, văn miêu tả chiếm thời lượng lớn 
nhất so với các loại văn khác. Trong dạy học văn miêu tả, kĩ năng viết văn có vị trí gần như quyết định đến sự thành công của bài làm văn miêu tả. Học sinh không thể tạo nên một bài văn miêu tả khi chưa biết kĩ năng viết văn là gì. Chính kĩ năng này sẽ giúp các em sử dụng tốt ngôn ngữ Tiếng Việt của mình để lột tả hết ý tưởng cá nhân và rèn tư duy logic. Đây sẽ là cơ sở để phác họa một cách chân thực và sinh động nhất về đối tượng bằng lời văn của mình. 
 Văn miêu tả con vật lớp 4 có vai trò rất quan trọng. Nó yêu cầu cao hơn so với bài văn tả đồ vật và cây cối vì ngoài việc làm rõ những nét tiêu biểu về hình dáng, còn cần phải nêu bật được những đặc điểm về hoạt động, tính nết của con vật đồng thời bộc lộ được mối quan hệ tình cảm của người tả với con vật đó.
   Thực tế, việc làm văn miêu tả nói chung và miêu tả con vật nói riêng ở Trường Tiểu học Định Tiến – Yên Định còn nhiều hạn chế. Đại đa số các em viết văn còn khô khan, việc sử dụng các từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng biện pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa có “hồn” tức là chất lượng các bài văn đạt kết quả cao về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, do các em chưa biết cách quan sát một cách cụ thể, tỉ mỉ những đặc điểm nổi bật của con vật để tìm tòi khám phá ra được “cái mới”, cái nổi bật của con vật đó mà hầu hết các em chỉ tưởng tượng để viết bài, dẫn đến những tiết Tập làm văn, viết văn miêu tả trở nên căng thẳng, khô khan, thiếu cảm xúc đã làm mất đi sự hứng thú trong học tập, sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của các em học sinh.
 Từ những điều đã phân tích ở trên cho thấy việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả nói chung và miêu tả con vật nói riêng cho học sinh lớp 4 là vô cùng quan trọng và đặt lên hàng đầu. Nó tạo nền móng vững chắc cho quá trình tích lũy kiến thức của học sinh ở bậc học quan trọng này mà trong đó người giáo viên Tiểu học chính là người thợ xây đặt những viên gạch đầu tiên cho tiến trình sau này của học sinh. Vì những lí do quan trọng đó nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4”. Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học để tiết học diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao.
2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Giúp học sinh lớp 4 :
 + Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
 + Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. 
 + Rèn kĩ năng viết văn miêu tả con vật giàu hình ảnh, cảm xúc.
 - Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả con vật nói riêng.
 - Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu việc dạy học tập làm văn miêu tả con vật ở lớp 4, đề xuất một số biện pháp khi dạy văn miêu tả con vật ở lớp 4.
Học sinh lớp 4A và 4B Trường Tiểu học Định Tiến.
4. Thời gian nghiên cứu:
 Năm học : 2018 - 2019
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc sách và tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khao sát thực tế.
- Phương pháp quan sát khách quan.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận.
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng là dạy học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Thông qua môn tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp nhứng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật . 
 Miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí quan trọng trong chương trình TLV lớp 4. Nó góp phần hình thành và phát triển tư duy cho HS Tiểu học. Học văn miêu tả, HS được rèn kĩ năng viết văn miêu tả gắn liền với quá trình tạo lập văn bản như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; diễn đạt thành bài văn miêu tả. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng, tìm lí lẽ, dẫn chứng trình bày, tranh luận... góp phần phát triển năng lực phân tích tổng hợp của học sinh. 
 Theo sách Tiếng Việt 4: “ Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể hình dung được các đối tượng ấy”. Văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ để tả sự vật, hiện tượng, con người,một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo của người viết. Văn miêu tả là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Nhờ có văn miêu tả, con người có thể lạc vào thế giới của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động, hương vị của những cánh đồng, khu rừng, làng quê, thấy rõ tư tưởng, tình cảm của mỗi con người, mỗi sự vật. Đó là sự kết tinh của các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả nhưng không phải bất kỳ một sự việc nào cũng trở thành văn miêu tả. Miêu tả không chỉ đơn giản ở việc giúp người đọc thấy rõ được những nét đặc trưng, những đặc điểm, tính chất,không phải là việc sao chép, chụp lại một cách máy móc mà phải thể hiện được sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngôn từ, trong cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối tượng miêu tả. Một bài văn miêu tả đạt được đỉnh của nó khi mà bằng những ngôn ngữ sinh động nào đó khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy mình đang đứng trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ những gì mà tác
giả nói đến.
 Trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả”, tác giả Nguyễn Trí đã nêu rõ ba đặc điểm của văn miêu tả: Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; Văn miêu tả mang tính sinh động, tạo hình; ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh. Trong cuốn “Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt” hai tác giả Đào Ngọc và Nguyễn Quang Ninh đã chĩ rõ ba đặc điểm của văn miêu tả. Đó là: Văn miêu tả là một loại văn mang tính thông báo thẩm mỹ, trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn chặt với tính chân thật; ngôn ngữ trong văn miêu tả bao giờ cũng giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh, Như vậy, hai tác giả đó nêu thêm một đặc điểm cũng rất quan trọng của văn miêu tả đó là, tính sáng tạo phải gắn chặt với tính chân thật.
 Văn miêu tả là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, nó giúp học sinh hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng đánh giá, nhận xét .Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá...
Miêu tả con vật là một thể loại văn bản mà trong đó, người viết dùng ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh con vật với những đặc điểm nổi bật cả về hình dáng bên ngoài lẫn những hoạt động và thói quen sinh hoạt nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung, tưởng tượng ra con vật ấy thông qua các giác quan của mình Đặc biệt trí tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng để gắn liền với các rung động tình cảm. Các em có lòng say mê văn học, hứng thú với việc dùng câu văn của mình để bộc lộ một sự vật, một hiện tượng nào đó, có tình cảm và sự gắn bó với những đồ vật, những loài vật xung quanh. Từ đó các em có nhu cầu bộc lộ cảm xúc của mình trước những sự vật, sự việc mà bản thân mình tiếp xúc hàng ngày. Hoạt động sáng tạo yêu thích của các em được thể hiện rõ trong làm văn. Nếu được học theo một chương trình đúng, một phương pháp phù hợp thì các em tuổi này rất thích học văn. Song đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng nhanh quên, sự tập trung chú ý chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Tư duy của các em mang đậm nét cụ thể, trực quan, khả năng phân tích tổng hợp kém, vốn từ ngữ còn hạn chế nên phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả con vật nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo chưa nhiều. 
II. Thực trạng của việc làm bài văn miêu tả con vật của học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Định Tiến – Yên Định
1. Kỹ năng quan sát, tìm ý cho bài văn tả con vật của học sinh chưa tốt.
Qua khảo sát thực tế hầu hết các em còn rất lúng túng trong việc quan sát đối tượng và tìm ý. Ví dụ : Em Phạm Đức Hiếu em đã quan sát và ghi chép như sau: “Nhà em có nuôi một con chó. Nó đen như cục than. Bụng nó như bụng lợn. Mắt nó như hai viên bi. Bốn chân nó như cái cột đình”. Từ đó cho thấy các em còn chưa nắm được trình tự quan sát một đối tượng như thế nào? Chưa nắm được cách tìm ý ra sao? Đặc điểm nào là chính, đặc điểm nào là phụ? Cách ghi chép tư liệu khi quan sát như thế nào? Tổng hợp tư liệu ra sao? Sử dụng tư liệu từ quá trình quan sát vào hành văn như thế nào? Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho bài văn miêu tả của học sinh có hiện tượng “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” hoặc bài làm văn không đầy đủ ý và thiếu sự sinh động cần có, nhiều em không nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả, dẫn đến tả không chân thực hoặc tả chung chung, hay vay mượn của người khác nên dẫn đến khi làm văn không đạt hiệu quả cao.
2. Học sinh chưa nắm chắc cách làm một bài văn miêu tả con vật do chưa hiểu kĩ dàn bài chung, chưa lập được dàn bài chi tiết. 
Nhiều học sinh chưa nắm chắc được cấu tạo chung của bài văn miêu tả con vật dẫn đến bài làm chưa rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Ví dụ: bài của em Trịnh Văn Minh, em Lê Sĩ Thụy. Cũng do chưa nắm chắc cấu tạo của bài văn miêu tả con vật mà học sinh sắp xếp ý còn lộn xộn, chưa tả theo một trình tự hợp lý. Ví dụ Em Nguyễn Đức Lĩnh lớp tôi tả con chó như sau: “Tô Ni là con chó mà em nuôi, người nó như quả bí, đầu nó như quả bóng gôn, mắt nó như hai hòn bi ve. Mỗi lần em đi học về là nó lại nhảy tót lên người em. Em rất hạnh phúc vì có chú chó, em sẽ yêu quý chú chó suốt đời. Em chúc chú chó mau khỏi bệnh ghẻ”.
Nguyên nhân: Do các em chưa nắm chắc dàn bài chung, chưa lập dàn bài chi tiết cho bài văn dẫn đến bài làm của các em ý còn lộn xộn và chưa theo một trình tự hợp lý. 
3. Kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt viết đoạn văn miêu tả chi tiết hình dáng, màu sắc, cấu tạo, hoạt động  của con vật ở học sinh chưa tốt.
Qua khảo sát tôi thấy cách dùng từ của nhiều em chưa chính xác và chưa phù hợp VD: Con mèo có bộ lông trắng tinh. Khi viết đoạn văn chủ yếu là các em mới biết liệt kê các bộ phận chứ chưa biết tả các đặc điểm nổi bật của các bộ phận đó. Ví dụ: Em Vũ Thị Thảo Tuyến lớp tôi tả con mèo như sau: “ Con mèo nhà em nuôi đã lâu, lông nó màu trắng. Hai con mắt to tròn, cái mũi đỏ. Râu dài mọc xung quanh mép. Nó chạy nhảy và leo trèo cả ngày, lúc mệt nó lại ngủ ở góc nhà.” . Đây không phải là văn miêu tả. Đây chỉ là sự liệt kê các đặc điểm, tính chất của một con mèo. Vì thế nếu nói một cách chặt chẽ thì đoạn văn trên mang tính chất sinh học chứ chưa mang tính văn học. Có em viết câu không đủ thành phần ví dụ: “Mặc dù chú ngủ cả ngày” ; “Chả biết được con ruồi muỗi nào không”. Có em viết câu không rõ nghĩa:”Sáng nay tôi dậy muộn, tôi thấy cánh cửa hé mở, tôi không hiểu có chuyện gì, tôi đi gọi cún con tôi cũng chẳng thấy cún con đâu”hay “Con mèo lông trắng mắt nó em yêu chú lắm”.,Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu: Ví dụ “Vì luôn yêu mến em cún con rất gầy gò”; “ Chú Mèo có bộ lông mọc vàng ươm” Cách diễn đạt của các em còn vụng về ví dụ có em viết: “Cún con luôn thức đêm để trông nhà. Em rất thương cún con vì nó luôn thức đêm để trông nhà cho gia đình em”. ..
Nguyên nhân: Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác. Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học.
 4. Vốn từ nghèo nàn, bài văn không có hình ảnh cảm xúc
- Do vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả nên chất lượng bài viết chưa cao, nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng, khô khan, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ hoặc máy móc, rập khuôn các bài văn mẫu, không biết liên kết câu và lồng cảm xúc của bản thân vào bài viết. 
 - Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn. Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, có sự gượng ép. 
- Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình.Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học.
 - Một số học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài văn miêu tả con vật nên đoạn viết của các em không biết viết bắt đầu từ đâu, phải viết những gì, viết như thế nào, thậm chí viết còn sai đề, xa đề. Các em còn rất lúng túng khi làm một bài văn miêu tả con vật vì thế dẫn đến kết quả đạt được chưa cao.
- Các tiết Tập làm văn chính khoá GV đã dạy các em viết từng phần, miêu tả từng bộ phận nhưng nhiều em chưa biết tổng hợp để viết thành bài văn hoàn chỉnh dẫn đến bài viết chưa đạt yêu cầu.
* Sau khi nắm được thực trạng dạy và học kiểu bài văn miêu tả con vật ở lớp 4, tôi đã tiến hành khảo sát ở hai lớp 4A và 4B để kiểm tra khả năng làm bài văn miêu tả con vật của các em.
Để kiểm tra bài làm của học sinh, tôi cho các em làm bài văn với đề bài sau:
Đề bài: Hãy tả một con vật nuôi mà em thích nhất.
Sau khi kiểm tra, tôi đã chấm bài và thu được kết quả như sau:
Lớp
Số HS được kiểm tra
Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa HT
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
28
1
3.6
25
89.2
2
7.2
4B
24
0
0
22
92
2
8
Qua khảo sát tôi thấy khả năng làm bài văn của các em còn nhiều hạn chế. Số học sinh làm bài văn đạt hoàn thành tốt không cao, mặc dù vẫn biết rằng để làm được bài văn đạt hoàn thành tốt là rất khó. Số học sinh đạt hoàn thành cũng quá ít. Với các em đạt hoàn thành, tuy các em đã nắm được yêu cầu và nội dung của đề bài, bố cục rõ ràng, cũng đã biết lồng cảm xúc khi miêu tả nhưng các em chưa biết miêu tả những đặc điểm nổi bật của con vật đó, còn miêu tả chung chung, chưa biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá... dẫn đến bài văn miêu tả chưa sinh động. Các em đạt hoàn thành thì mới làm được bài văn với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn mang tính kể lể, liệt kê các bộ phận của con vật chứ chưa biết miêu tả đặc điểm nổi bật các bộ phận của con vật. Còn các bài văn chưa hoàn thành thì chưa có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt dài dòng... Đặc biệt một số em mới chỉ viết dưới dạng đoạn văn 8 đến 10 câu. Về mặt cấu tạo câu các em cũng còn mắc rất nhiều lỗi về thành phần câu, về nghĩa của câu,
 Kết quả này cũng cho thấy một phần nào đó sự quan tâm của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng làm bài văn và mở rộng kiến thức cho học sinh còn hạn chế.
Từ thực trạng trên tôi thấy cần phải cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho học sinh kỹ năng làm bài văn miêu tả con vật để học sinh làm tốt dạng văn này.
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1 . Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý.
Như chúng ta đã biết: Quan sát là sử dụng các giác quan để xem xét, nhận biết sự vật, hiện tượng. Có quan sát tốt, quan sát theo trình tự hợp lý học sinh mới viết được bài văn hay. Một số học sinh do chưa nắm được phương pháp quan sát nên dẫn đến bài văn miêu tả có nội dung sơ sài, mang tính liệt kê, chưa làm nổi bật được đối tượng miêu tả.
	Thực trạng cho thấy ở các tiết luyện tập quan sát con vật giáo viên chưa cho học sinh quan sát trực tiếp con vật được miêu tả mà đa phần học sinh suy nghĩ và nhớ lại những gì mình đã nhìn thấy từ con vật đó rồi ghi lại. Vì vậy nội dung quan sát được học sinh ghi lại theo trí nhớ nên đôi khi có những chi tiết chưa thật chính xác.
 Với bản thân tôi khi dạy tiết quan sát, tôi thường tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp con vật ở nhà rồi ghi lại kết quả quan sát vào giấy. Trước ngày học tiết quan sát tôi giao nhiệm vụ cho học sinh: “Em hãy quan sát một con vật mà em thích”. Với yêu cầu này học sinh sẽ có thời gian chuẩn bị và quan sát được con vật mà em thích ( Có thể các em quan sát con vật của nhà hoặc ở gần nhà) và lưu ý học sinh ghi lại những điều quan sát được theo hướng dẫn của cô.
Khi dạy tiết Luyện tập quan sát con vật tôi thường hướng dẫn học sinh.
- Xác định đối tượng quan sát.
- Chọn cho mình trình tự quan sát hợp lý. Tôi thường gợi ý cho học sinh lựa chọn các trình tự quan sát như:
+ Quan sát từ bao quát đến từng bộ phận, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu,.
+ Quan sát trình tự tâm lý: Thấy nét nào nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh thì quan sát trước, các bộ phận khác quan sát sau.
+ Cần quan sát đầy đủ những đặc điểm về hình dáng, hoạt động và cả mối quan hệ của con vật đối với người.
Điều quan trọng là phải rèn cho học sinh của mình nhìn sự vật miêu tả bằng tâm trạng của mình, cảm xúc của mình để thấy được những điểm nổi bật, riêng biệt của con vật mình tả. Biết dừng lại ở những bộ phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát nhằm phân biệt được con vật mình tả với con vật khác cùng loại.
Mặt khác, khi hướng dẫn học sinh quan sát cần hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Thông thường khi quan sát các em chỉ dùng mắt để quan sát, vì vậy kết quả thu được thường gắ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot_bai_van_mieu_ta.doc