SKKN Một số biện pháp rèn đọc các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp rèn đọc các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5

Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

 Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, làm nền tảng cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Mặt khác, giáo dục Tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác.

 Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn: tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, chính tả, tập làm văn. Mỗi một phân môn đều có một chức năng, trong đó tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp. Vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh

(về phát âm, từ ngữ, câu văn,.) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và có giọng đọc phù hợp bài tập văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thú trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em.

 Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Tập đọc còn rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy lôgíc. Giờ tập đọc, ngoài việc dẫn dắt cho học sinh tìm nội dung để phát triển tính tổng hợp, tìm bố cục để phát triển tính phân tích, các em còn được rèn luyện trí tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.

 

doc 16 trang thuychi01 12945
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn đọc các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đề mục
Tên các đề mục
Trang
Phần I
Mở đầu
2- 3
I
Lí do chọn đề tài
2
II
Mục đích nghiên cứu
3
III
Đối tượng nghiên cứu
3
IV
Phương pháp nghiên cứu
3
Phần II
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4- 14
I
Cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm
4- 5
II
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5- 6
III
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7-14
IV
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
Phần III
Kết luận và kiến nghị
14-16
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài: 
Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
 	Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, làm nền tảng cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Mặt khác, giáo dục Tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. 
 Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn: tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, chính tả, tập làm văn. Mỗi một phân môn đều có một chức năng, trong đó tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp. Vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh
(về phát âm, từ ngữ, câu văn,...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và có giọng đọc phù hợp bài tập văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thú trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em. 
 Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Tập đọc còn rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy lôgíc. Giờ tập đọc, ngoài việc dẫn dắt cho học sinh tìm nội dung để phát triển tính tổng hợp, tìm bố cục để phát triển tính phân tích, các em còn được rèn luyện trí tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ. 
 Phân môn Tập đọc còn được kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn, bài thơ được học, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động, được luyện tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.
Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc đúng, giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc. Ngược lại đọc đúng và đọc hay giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Học sinh có đọc đúng, đọc thông thạo và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc, tức là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết tập đọc lớp 5, việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc giọng phù hợp với nội dung bài đọc cho học sinh là rất cần thiết. Trong tiết học, học sinh có đọc đúng, biết đọc giọng phù hợp thì viết chính tả, dùng từ, đặt câu mới đúng, viết tập làm văn mới hay.
 Học hết lớp 5, ngoài yêu cầu đọc rõ ràng, lưu loát, đọc thầm nhanh, nắm được nội dung của bài tập đọc, học sinh còn phải đạt được yêu cầu đọc nhấn giọng, giọng đọc phù hợp với một đoạn (cả bài đối với đối tượng học sinh đọc trôi chảy). Các em phải đọc rõ ràng, lưu loát, đảm bảo tốc độ, đọc đúng ngữ điệu, diễn tả tự nhiên thái độ vui, buồn, trang nghiêm theo nội dung bài đọc. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, biết đọc rõ lời tác giả, lời nhân vật, lời các nhân vật có tính cách khác nhau. Đó là yêu cầu rất cao, trong khi thực trạng trình độ học sinh còn rất thấp. Hiện tượng học sinh phát âm theo tiếng địa phương khó nghe còn phổ biến, có nhiều em vừa phát âm sai về vần, vừa phát âm sai về thanh và cả phụ âm đầu. Cá biệt có những em còn ngọng. Số học sinh đọc trôi chảy thì lại đọc liến thoắng không biết ngừng nghỉ đúng chỗ.
Căn cứ giữa yêu cầu về kĩ năng đọc và thực trạng học sinh, tôi thấy đó là một mâu thuẫn, đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Vì vậy, tôi đã chọn “ Một số biện pháp rèn đọc các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5” để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng phân môn tập đọc cũng như môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. 
II. Mục đích nghiên cứu : 
Ở sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đi sâu tìm hiểu việc dạy và học phân môn tập đọc ở trường Tiểu học Đông Vinh, trao đổi với giáo viên, học sinh, phụ huynh để chuyên sâu nghiên cứu vấn đề rèn đọc nhằm nâng cao chất lượng đọc các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5. Xác định một số nguyên nhân chủ yếu, từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong quá trình dạy học phân môn tập đọc để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 5. 
III. Đối tượng nghiên cứu : 
- Kỹ năng đọc của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Vinh 
IV. Phương pháp nghiên cứu : 
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dung các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp điều tra: Thông qua các tiết tập đọc, phụ huynh, bạn bè, tôi điều tra lập bảng thống kê về những lỗi phát âm, tật về cơ quan bộ máy phát âm, đọc thêm bớt từ của học sinh. Phương pháp này giúp tôi nắm được mức độ đọc của từng em. 
2.Phương pháp quan sát: Trong quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp, trong giao tiếp hằng ngày trong lớp cũng như ngoài lớp học, tôi quan sát mức độ tiếp thu bài, cách phát âm, giọng điệu của từng học sinh. Điều này giúp tôi nắm bắt rõ ưu, nhược điểm của từng học sinh trong giọng nói, cách phát âm, phương ngữ  
3.Phương pháp nghiêm cứu xây dựng cơ sở dữ liệu lý thuyết: Đọc tài liệu tham khảo như sách Giáo Viên, sách bài soạn Tiếng Việt 5, sách “ Để học tốt môn Tiếng Việt”, Chuyên san Giáo dục tất cả các tài liệu trên giúp tôi có cái nhìn toàn diện hơn khi viết sáng kiến kinh nghiệm này. 
3.Phương pháp thực nghiệm: Thông qua các tiết dạy thử nghiệm đánh giá sự thành công của đề tài ở từng giai đoạn thực hiện. Từ đó rút ra kết luận của bản thân về việc thực hiện các giải pháp trong từng giai đoạn, các mức độ khác nhau với kết quả kiểm chứng được đồng nghiệp công nhận. 
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm : 
1. Cơ sở khoa học : 
Yêu cầu của môn tập đọc lớp 5 là củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc giọng phù hợp với bài đọc. 
- Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,  để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người mới.
	2. Một số khái niệm cơ bản
Giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản nghệ thuật. Đó là việc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng, để biểu đạt ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài thể hiện năng lực đọc và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
 Để giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài, người ta phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ, làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay hạ giọng) và làm chủ tốc độ.
- Đọc đúng: Yêu cầu đọc đúng là: Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm (đọc đúng từng âm vị và âm vị siêu đoạn tính – các dấu thanh trong tiếng Việt). Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa của văn bản. Tái hiện chính xác văn bản viết bằng âm thanh, giọng đọc.
- Ngắt giọng biểu cảm: Là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không do lôgíc ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng lôgíc thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, tập trung sự chú ý của người nghe và chỗ ngừng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.
Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy học và cũng là một trong những phương tiện để dạy tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đọc.
- Tốc độ: Tốc độ đọc chi phối việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc của bài đọc. Trước khi nói đến việc làm chủ tốc độ để giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài thì cần nhắc lại rằng, trong những kỹ năng cần luyện cho học sinh, đọc nhanh là một yêu cầu của phân môn tập đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng.
Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe hiểu kịp được. Vì vậy, đọc nhanh không phải là đọc liến thoáng. Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ tình cần thời gian để bộc lộ cảm xúc.
- Cường độ: Cường độ trong đọc giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài phải nói đến dạy đọc to. Khi đọc trước nhiều người, học sinh phải tính đến người nghe. Các em phải hiểu rằng không chỉ đọc cho mình nghe mà phải đọc cho các bạn và cô giáo cùng nghe, như vậy phải đọc sao cho cả tập thể này nghe rõ. Nhưng như vậy không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên như cách đọc dùng để gây sự chú ý ở một số học sinh.
- Cao độ: Cao độ để giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài là muốn nói đến những chỗ lên giọng, xuống giọng dụng ý nghệ thuật, cần kết hợp giữa cao độ và cường độ giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhân vật. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật, ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn nên thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. 
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm: 
khái quát .
	Đầu năm học 2015 – 2016, lớp tôi có 18 học sinh, trong đó 10 nam, 8 em nữ. Trong đó, có 2 em cha mẹ thường xuyên vắng nhà, các em ở với người thân, 1 em thuộc gia đình hộ nghèo. Bố mẹ các em đều làm ruộng, làm đá. Trong số 18 em có 2 em tật ngôn ngữ ( nói lắp, nói ngọng). 
 2. Quá trình khảo sát thực trạng :
	Trong các tuần đầu đứng lớp năm học 2015 – 2016, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc, phân loại các đối tượng theo kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi như sau: 
Lớp
Số 
học sinh
Phát âm sai
Đọc thêm, bớt tiếng
Ngắt nghỉ
tùy tiện
Đọc đúng
Giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc.
5
18
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
16,6
2
11,1
5
27,8
5
27,8
3
16,7
 3. Đánh giá thực trạng :
* Ưu điểm :
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo nhà trường.
- Sĩ số học sinh lớp ít, rất thuận lợi trong việc kiểm tra chính xác từng em.
- Một số học sinh có giọng đọc tốt, rõ ràng, hay.
- Có sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp.
* Nhược điểm: 
- Có nhiều em học sinh còn đọc chậm, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện. Một số em đọc quá nhanh, dẫn đến sai từ, thêm hoặc bớt từ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của bài văn, bài thơ. 
- Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài để thể hiện được cảm xúc, tình cảm, thái độ, tính cách của nhân vật qua giọng đọc như: đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc.
- Học sinh trên địa bàn xã Đông Vinh chủ yếu đọc mất một con chữ trong âm đôi (ví như uô- mất ô), đọc lẫn lộn các tiếng âm đầu là tr/ch, r/d/gi, thanh hỏi, thanh ngã, âm đệm và một số từ đặc trưng của phương ngữ bắc Trung Bộ 
- Các em chưa có thói quen xem trước bài ở nhà nên việc đọc ở lớp không hiệu quả.
- Đa số phụ huynh là nông dân nên việc giúp đỡ, hướng dẫn các em còn hạn chế.
- Giáo viên ngại gọi học sinh yếu đọc vì sợ mất thời gian làm ảnh hưởng đến tiết học
	4. Tìm hiểu nguyên nhân. 
	Để giúp các em đọc tốt hơn, việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng đọc của học sinh. Sau khi tìm hiểu tôi đã rút ra một số nguyên nhân sau: 
- Do hoàn cảnh gia đình của học sinh khó khăn, cha mẹ các em không có thời gian, hướng dẫn, theo dõi đọc bài của các em. Phụ Huynh chủ yếu giao phó cho cô giáo. 
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương Đông Vinh, học sinh phát âm còn lẫn lộn ch/tr, r/d, x/s, thanh hỏi và thanh ngã, một số tiếng sai vần như: Thịt phát âm chệch thành thịch 
- Học sinh chưa biết cách phát âm, chưa biết cách phối hợp: lưỡi, môi, răng, hàm
- Học sinh có thói quen phát âm sai ở các lớp dưới, giáo viên và gia đình không sửa sai ngay, lâu ngày thành thói quen
- Ý thức của các giáo viên dạy các môn chuyên biệt chưa cao, chưa chú trọng sửa lỗi khi học sinh nói sai. 
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
Để khắc phục những yếu điểm của học sinh, dẫn dắt các em vươn lên đạt yêu cầu của phân môn Tập đọc, tôi đã thử nghiệm nhiều biện pháp Sư phạm và đã đạt hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng đọc, nâng cao chất lượng đọc các văn bản nghệ thuật cho các em.
Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy chất lượng học sinh không mấy khả quan, có nhiều em vừa mắc lỗi phát âm theo tiếng địa phương, vừa chưa biết ngắt nghỉ. Để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng đọc và thực tế chất lượng đọc của học sinh còn thấp, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:
1. Công tác chuẩn bị trước khi dạy giờ tập đọc: 
a. Đối với Giáo viên
- Muốn rèn cho học sinh đọc đúng, đọc hay, trước hết giáo viên phải đọc đúng, đọc hay. Vì thế, khi chuẩn bị dạy một bài tập đọc, tôi thường tự tập đọc trước nhiều lần, tập đọc sao cho diễn cảm, thật rõ ràng khúc chiết đúng với tinh thần của bài đọc. Tôi còn đánh dấu những nhịp, những phách của câu văn, những chỗ nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng để khi đọc mẫu cho đúng. Tôi còn tập thay đổi giọng đọc những câu hội thoại.
- Đầu tư vào việc lập kế hoạch bài học, thiết kế các việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh trong từng hoạt động. Đặc biệt chú ý rèn đọc cho học sinh đọc chưa tốt. Nhất là những tiết luyện ở buổi hai. Giáo viên phải sửa, rèn dứt điểm những lỗi mà học sinh mắc phải khi đọc. Chú trọng nhiều đến khâu rèn đọc, càng nhiều em được đọc càng tốt.
- Khi dạy, tôi áp dụng những hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp với phân môn tập đọc, với đối tượng học sinh của mình. Chuẩn bị các đồ dùng dạy học phù hợp để lôi cuốn học sinh vào giờ học. Tôi cố gắng làm cho tiết học sống động, không nặng nề, tẻ nhạt. Cố gắng trao chuyển sự say mê văn học của mình đến với học sinh, cho đến lúc các em ham thích và trông chờ tiết tập đọc.
b. Phân loại học sinh
 	Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo ba đối tượng: 
Đối tượng 1: Học sinh đọc sai, tốc độ đọc chậm, ngọng 
Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát 
Đối tượng 3: Học sinh biết đọc phù hợp với nội dung bài đọc
Dựa vào đó, tôi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những em đọc chưa tốt ngồi cạnh những em đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được chủ đề chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc trôi chảy và đọc phù hợp với nội dung bài đọc , giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. 
c. Sự chuẩn bị của học sinh
 	Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa. Đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh
2. Rèn đọc đúng: 
a. Rèn phát âm đúng: Trong giờ Tập đọc ở lớp 5, giáo viên chú trọng rèn đọc đúng cho học sinh trong quá trình cả tiết dạy, đặc biệt tập trung luyện đọc đúng ở phần luyện đọc đầu tiết học. Giáo viên quan tâm đến việc sửa lỗi phát âm và luyện đọc từ khó cho học sinh. Trong phần này, đặc biệt chú trọng những học sinh ở đối tượng 1.
Thứ nhất, việc sửa lỗi phát âm cho học sinh tôi chia thành 2 trường hợp:
 - Một là, học sinh phát âm sai do có tật ở một trong các cơ quan của bộ máy phát âm (ngắn lưỡi, dài lưỡi, dính tăng lưỡi, sứt môi, hở hàm ếch). Trường hợp này giáo viên mặc dù rất cần thiết sửa cho học sinh, song chúng ta cần hiểu rằng việc làm này không thể thực hiện một ngày, một buổi mà cần có sự kiên trì, bền bỉ, thậm chí có thể kết hợp với bài tập, phẫu thuật hoặc dùng phương tiện hỗ trợ để đạt được hiệu quả mong muốn. Không nên bắt học sinh đọc đi đọc lại nhiều lần lỗi các em mắc phải trong giờ học để tránh các biểu hiện tâm lí tiêu cực cho trẻ. 
- Hai là, học sinh phát âm sai do không cẩn thận, do lỗi phát âm địa phương hoặc phát âm sai bất thường, cần cố gắng giúp trẻ sửa triệt để. Qua quá trình giao tiếp với trẻ, giáo viên cần nắm vững điểm mạnh, yếu của từng em để có hướng giúp đỡ phù hợp trong mỗi giờ học. 
	Thứ hai, đối với việc luyện đọc từ khó, cần chú ý nhiều đến đọc các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các từ khi đọc học sinh thường mắc lỗi phát âm địa phương. Giáo viên cần xác định cụ thể những lỗi phát âm của từng địa phương để làm tiêu chí chọn từ khó cho học sinh luyện đọc. 
- Song đối với các em đọc quá chậm, đọc vẹt, trong quá trình dạy giáo viên thường xuyên gọi các em đọc bài để rèn đọc thêm cho các em. Thông thường những em đọc chậm yếu thường hay thụ động, ít năng nổ, không dám xung phong đọc bài, giáo viên cần động viên các em đọc bài bằng nhiều hình thức: tuyên dương, khen thưởng những em có cố gắng đọc để khuyến khích các em.
- Khi các em có nhiều tiến bộ tôi cho các em thi đua với nhau vào thứ sáu hàng tuần(tiết sinh hoạt lớp) với nhiều hình thức có tuyên dương và khen thưởng.
	a.1. Rèn phát âm đúng đối với những em phát âm sai một số âm đầu:
- Học sinh trên địa bàn xã Đông Vinh thường sai những tiếng có âm đầu như: tr, s, x, r, giDo đó, khi sửa cho các em, tôi không phát âm mẫu, chuẩn cho học sinh nghe rồi yêu cầu học sinh đọc lại. Nếu làm như thế tôi đã sử dụng phương pháp nghe nhìn và bắt chước. Phương pháp này tôi thiết nghĩ sẽ mang lại hiệu quả thấp. Vì giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh một âm thanh mẫu mà khi học sinh gặp một tiếng khác có âm tương tự thì các em không biết tự điều chỉnh bộ máy phát âm và tìm ra cơ chế phát âm đúng. Chính vì vậy khi sửa sai các tiếng đó tôi sẽ có cách làm như sau:
	+ Như những tiếng có âm đầu là âm “ tr” mà học sinh đọc là “ ch” hướng dẫn học sinh để đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh.
Ví dụ: con trai, trà đá, trắng ngần, 
	+ Nếu như những tiếng có âm đầu là âm “ s” mà học sinh đọc là “ x” hướng dẫn học sinh uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh.
Ví dụ: buổi sáng, sóng biển, sẵn sàng
	+ Nếu tiếng có âm đầu là âm “x ” mà học sinh đọc là “ s” hướng dẫn học sinh đầu lưỡi tạo với môi răng một khe hẹp hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanh.
Ví dụ: chiếc xuồng, xa xôi, xanh thẳm
	+ Những tiếng có âm đầu là âm “ r” mà học sinh đọc là “ d” hướng dẫn học sinh uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát , có tiếng thanh.
Ví dụ: ra đồng, rãnh nước, rung rinh, 
	a.2.Rèn phát âm đúng đối với học sinh phát âm sai một số vần.
- Đối với những học sinh thường đọc sai một số vần, tôi hướng dẫn các em luyện đọc một số tiếng tròn môi giống như một bài luyện thanh: Các tiếng trong bài tập luyện đọc là: quê quán, quả, loanh quanh, hoa loa kèn, duyệt binh, luýnh quýnh, huỳnh huỵch, ngoằn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_doc_cac_van_ban_nghe_thuat_cho_hoc.doc