SKKN Một số biện pháp nâng cao phẩm chất cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp nâng cao phẩm chất cho học sinh lớp 5

 Sinh thời Bác Hồ dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Bởi sự phát triển xã hội phức tạp như hiện nay, có bao nhiêu thói hư tật xấu, có bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu tệ nạn đang tác động xấu đến con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học phải có trách nhiệm không chỉ dạy cho các em kiến thức về các môn học mà còn phải dạy cho các em kiến thức về xã hội, về kĩ năng sống; giúp các em có những hành vi cư xử đúng đắn để các em trở thành người có ích cho xã hội.

Do đó giáo dục phẩm chất cho học sinh tiểu học (đặc biệt là học sinh lớp 5) giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển những con người làm chủ tương lai của đất nước. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên khác trong nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện bằng được mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong đó giáo dục phẩm chất là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản của giáo viên. Giáo dục phẩm chất là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh, nhằm làm cho nhân cách của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có được nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh và của cá nhân đối với chính mình.

 Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.

 

doc 14 trang thuychi01 32575
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao phẩm chất cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU 
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Sinh thời Bác Hồ dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Bởi sự phát triển xã hội phức tạp như hiện nay, có bao nhiêu thói hư tật xấu, có bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu tệ nạn đang tác động xấu đến con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học phải có trách nhiệm không chỉ dạy cho các em kiến thức về các môn học mà còn phải dạy cho các em kiến thức về xã hội, về kĩ năng sống; giúp các em có những hành vi cư xử đúng đắn để các em trở thành người có ích cho xã hội.
Do đó giáo dục phẩm chất cho học sinh tiểu học (đặc biệt là học sinh lớp 5) giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển những con người làm chủ tương lai của đất nước. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên khác trong nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện bằng được mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong đó giáo dục phẩm chất là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản của giáo viên. Giáo dục phẩm chất là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh, nhằm làm cho nhân cách của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có được nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh và của cá nhân đối với chính mình.
	Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong  những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
	Các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Phú Nhuận nói riêng cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Vậy làm thế nào để nâng cao được phẩm chất cho học sinh lớp 5? Đây cũng chính là lí do để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao phẩm chất cho học sinh lớp 5” 
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : 
Từ những lí do đã nêu ở trên và xuất phát từ tình hình thực tế về vấn đề phẩm chất của học sinh nói chung , học sinh tiểu học nói riêng. Tôi muốn nghiên cứu đề tài này, để áp dụng một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp vào lớp 5C tôi đang dạy hiện nay nhằm nâng cao phẩm chất cho học sinh.
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Qua đề tài này, tôi muốn nghiên cứu về thực trạng phẩm chất của học sinh lớp 5C- Trường Tiểu học Phú Nhuận, năm học: 2015- 2016.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Khảo sát về chất lượng phẩm chất hiện nay của học sinh lớp 5C ngay đầu năm học.
Thu thập thông tin về mặt phẩm chất của học sinh qua báo cáo chất lượng của nhà trường. 
Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn, với Ban cán sự lớp, cha mẹ, bạn bè, hàng xóm của học sinh.
2. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò của GVCN trên các tạp chí GD, trên Internet và các tư liệu khác.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm từ các giáo viên trường khác, giáo viên trong trường.
4. Phương pháp quan sát: 
Quan sát các hoạt động của học sinh lớp 5C.
5. Phương pháp thử nghiệm:
Áp dụng các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất cho học sinh lớp 5 vào thực tế lớp 5C, năm học 2015- 2016.
6. Phương pháp nêu gương, khen thưởng:
Nêu gương những việc làm tốt, những tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Nêu gương và khen thưởng học sinh kịp thời khi học sinh tiến bộ và làm tốt trong các hoạt động.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Theo luật giáo dục ban hành năm 2005 nêu rõ: 	
	Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản ; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Phẩm chất của học sinh lớp 5 được hình thành và phát triển trong quá trình học tập , rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp sự giáo dục của gia đình- nhà trường- xã hội một cách hài hòa khéo léo. Để làm được điều đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, hết lòng vì học sinh.Giao viên phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ; hiểu học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn, tổ chức đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để giáo dục học sinh lớp mình nhằm nâng cao phẩm chất cho các em.
II/ THỰC TRẠNG: 
	Để tìm hiểu về chất lượng phẩm chất của học sinh lớp 5, ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát về phẩm của học sinh lớp 5C (lớp tôi chủ nhiệm). Tôi nhận thấy đa số các em đều chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục; tự tin, mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến của mình trước lớp; chấp hành tốt nội qui trường, lớp; kính trọng người lớn tuổi, biết giúp đỡ mọi người, cởi mở thân thiện.... Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh khi tôi gọi các em đứng lên tự giới thiệu về mình, các em ấp úng không nói được hoặc nói trống không, giao bài tập các em không làm hoặc làm rất chậm, mọi hoạt động của lớp các em ít tham gia và khi tham gia thì khả năng hợp tác rất kém .... Tuy số học sinh đó không nhiều nhưng nếu để các em ở tình trạng như vậy kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục hai mặt của lớp, của nhà trường.
	Sau khi điều tra thực trạng, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
	Bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ từ Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong nhà trường.	
	Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do nhà trường và Phòng Giao dục và Đào tạo huyện Như Thanh tổ chức; đặc biệt là học tập thông tư 30.
	Đa số học sinh tiểu học ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra.
	Phụ huynh ngày nay đã có những nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục phẩm chất cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời.
2. Khó khăn:
 	Do xã Phú Nhuận có địa bàn rộng nên việc gặp gỡ, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh còn phần hạn chế.
 	Đa số học sinh không được thường xuyên ở với bố mẹ vì bố mẹ đi làm ăn xa, các em chủ yếu ở với ông bà hoặc nhà anh em...nên phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con cái mình.
 	Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nên các em nhanh quên lời dạy của cô giáo.
3. Kết quả của thực trạng:
 	Năm học 2015- 2016, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5C. Tôi đã tiến hành khảo sát về phẩm chất của tất cả học sinh trong lớp ngay từ đầu năm học.
 Kết quả như sau: 
Lớp
Sĩ số
Số HS đạt hành vi chăm học
Số HS đạt hành vi chăm làm
Số HS đạt hành vi tích cực tham gia các hoạt động giáo dục
Số HS đạt hành vi tự trọng
Số HS đạt hành vi: tự tin, tự chịu trách nhiệm
Số HS đạt hành vi: trung thực, kỉ luật, đoàn kết
Số HS đạt hành vi về tình cảm, thái độ
5C
30 em
20/30
23/30
 17/30
24/30
19/30
21/30
20/30
 Từ kết quả trên tôi đã tìm ra nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số em chưa đạt về các hành vi nêu trên là do :
Gia đình các em có bố, mẹ quanh năm đi làm ăn ở Thái Lan. Các em sống với ông bà và các bác nên việc học hành, việc rèn nề nếp không được để ý, quan tâm.
Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố hay say rượu, mẹ thường xuyên đi làm xa nên em thường hay nghỉ học và rất ngại tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
Mặt khác sự cạnh tranh của cơ chế thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng vụ lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân ích kỷ coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về phẩm chất từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội cụ thể là: 
 	Trong gia đình: Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ  mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ, một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng, bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con..., dẫn đến một số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động, lười học, trộm cắp  Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn. 
Trong nhà trường: Học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
	Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như: một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến nhân phẩm của học sinh. 	 	
III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Biện pháp 1: Giáo viên luôn là tấm gương cho học sinh noi theo.
Ý nghĩa của những phong trào, hoạt động ngoại khóa trong việc hình thành và nâng cao phẩm chất cho học sinh là rất lớn. Bên cạnh đó, hình ảnh của các thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường cũng tác động lớn đến việc hình thành nhân cách cho học sinh. Thầy giáo, cô giáo không chỉ truyền dạy kiến thức, học sinh cũng không chỉ học ở thầy, cô qua những bài giảng mà còn học theo cả cử chỉ, cách cư xử. Rất nhiều học sinh lớn lên, lựa chọn nghề nghiệp do chịu ảnh hưởng của thầy, cô. Những việc làm, hành động không tốt của thầy cô ít nhiều cũng tác động  đến việc hình thành phẩm chất của học sinh.. Ngược lại, những hình ảnh đẹp của các thầy giáo, cô giáo sẽ có những tác động tích cực đến suy nghĩ của các em. 
Chính vì vậy tôi luôn tạo cho mình những thói quen tốt : không dùng điện thoại khi lên lớp, không nói trống không với đồng nghiệp và học sinh; không cư xử “ thiếu văn hóa” trong mọi mối quan hệ... Mặt khác khi đứng trước học sinh, tôi luôn xem mình như một người mẹ, người chị, người bạn của các em, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em, chia sẻ với các em những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần... xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo.
 Biện pháp 2: Tạo cho các học sinh một môi trường học tập thân thiện
Khi các em đến lớp tôi luôn tìm cách để gần gũi các em. Chẳng hạn: những hôm trang trí lớp học tôi rủ học sinh làm cùng. Có hôm tôi còn cùng các em chơi các trò chơi mà các em thường hay chơi như: Chơi ô ăn quan, chơi cờ vua, bắn bi.... Có lúc kèm cho các em học vào các giờ ra chơi. Tôi thủ thỉ trò chuyện với các em , hỏi thăm về gia đình các em... Vì vậy, khi đứng trước tôi các em không rụt rè xa cách như trước kia nữa, các em thường xuyên kể về gia đình các em với tôi và các em cũng gần gũi bạn bè hơn. 
Mặt khác, tôi luôn nhẹ nhàng giảng giải, phân tích khi các em mắc lỗi và động viên, nêu gương, khen thưởng trước lớp khi các em làm được việc tốt.
 Biện pháp 3: Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường 
a. Kết hợp với giáo viên giảng dạy các bộ môn khác	
Người giáo viên cần phải xác định được không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế từ đó hình thành các thói quen về phẩm chất. 
Sau khi tìm ra nguyên nhân dẫn đến một số học sinh trong lớp còn có những hành vi về phẩm chất chưa đạt, tôi đã lên kế hoạch ngay từ đầu năm học. Sau đó kết hợp và thống nhất với từng giáo viên dạy các môn khác để thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung. Trong quá trình thực hiện kế hoạch nâng cao phẩm chất cho học sinh trong lớp, tôi đã chia sẻ sáng kiến và kinh nghiệm của mình với các giáo viên dạy bộ môn khác trong lớp để họ tham khảo và vận dụng vào từng tiết học cụ thể nhằm nâng cao phẩm chất cho học sinh. Chẳng hạn như:
Với giáo viên dạy môn Âm nhạc: 
Trong giờ học, cô giáo luôn tạo cơ hội cho học sinh trong lớp (đặc biệt là các em chưa đạt về phẩm chất) được tham gia vào các hoạt động cụ thể trong từng tiết học như: hát, múa các động tác phụ họa, khuyến khích các em tập làm “ Ca sĩ nhí” ..., để các em mạnh dạn hơn khi đứng trước đông người.
Với giáo viên dạy môn Mĩ thuật: 
 	Giáo viên dành nhiều thời gian hơn để gần gũi và tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú với các bài tập vẽ, bài thường thức mĩ thuật, cho các em thi làm “ Họa sĩ nhí”. Sau đó, các em được đưa ra các nhận xét, đánh giá của mình về sản phẩm của bạn. Từ đó, các em tự tin và hòa đồng hơn với mọi người xung quanh.
Với giáo viên môn Thể dục: 
 Giáo viên động viên học sinh mạnh dạn tham gia các trò chơi vận động, tham gia các môn thể thao các em yêu thích: bóng đá, đá cầu, chạy..., tạo sự thoải mái về tinh thần và rèn sức khỏe cho các em.
 Với giáo viên dạy môn Tiếng Anh:
 Môn Tiếng Anh là môn học khó bởi cách phát âm và khả năng ghi nhớ từ mới. Vì thế, giáo viên thường tổ chức cho các em chơi những trò chơi tạo tình huống trong giao tiếp, rèn cho các em tính mạnh dạn hơn khi nói chuyện với người khác. 
Với giáo viên dạy môn Tin học:
 Tâm lí của học sinh thích được thự hành trên máy vi tính nên cô giáo dành thời gian cho số học sinh chưa đạt các hành vi về phẩm chất được thực hành nhiều hơn trên máy vi tính vào những giờ thực hành, cô trò chuyện với 2 em nhiều hơn để tạo cho các em sự hợp tác trong giao tiếp . 
b. Kết hợp với tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
	Việc xây dựng lồng ghép những bài học kĩ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong các hoạt động Đội bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, kể chuyện thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo dục phẩm chất nhân cách, kĩ năng sống thông qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những hình thức khác.
Biện pháp 4: Nâng cao phẩm chất cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động nhân đạo : 
	Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các hội thi “kể chuyện tiếng hát tuổi thơ”, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, “đền ơn đáp nghĩa”  giáo dục cho các em về truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho học sinh luyện tập, thực hành kiến thức đã học được trong bài giảng. 
	Giáo viên thực hiện nghiêm túc các giờ sinh hoạt lớp trong các giờ sinh hoạt lớp, đưa các gương tốt việc tốt cho học sinh học tập. Giáo viên thực hiện nghiêm túc và có kết quả giờ chào cờ. Trong giờ chào cờ lồng ghép các hoạt động mang tính giáo dục phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh tham gia.
	Thành lập nhóm “Chữ thập đỏ” của lớp. Vận động các bạn cùng lớp, cùng trường giữ vệ sinh môi trường và khung cảnh sư phạm sạch đẹp. Hướng dẫn các em giữ gìn vệ sinh thân thể. Liên kết các tổ chức làm công tác từ thiện để “lá lành đùm lá rách". Vừa qua, lớp tôi đã tham gia một số phong trào ủng hộ như: mua tăm cho hội người mù huyện Như Thanh, mua thước ủng hộ trẻ em khuyết tật tỉnh Thanh Hóa, quyên góp ủng hộ bạn Đậu Thị Ngọc Nhi học sinh lớp 1A ( bị bệnh thiếu máu huyết tán) của trường. Số học sinh chưa đạt các hành vi cũng tham gia ủng hộ rất đầy đủ các phong trào đó. Khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo, các em được giáo dục về đạo lí, về tình người sâu nặng, đằm thắm, tạo nên khối đoàn kết gắn bó trong trường học tốt hơn. Đẩy lùi những thói hư tật xấu, hình thành những thói quen, hành vi đạo đức tốt.
Biện pháp 5: Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao phẩm chất cho học sinh. 
a. Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình học sinh 
 	* Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh. 
	Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, lớp tôi bầu chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh thực hiện tốt nội quy của trường, lớp. Tạo điều kiện cho Hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo Điều lệ của hội. Từng thành viên trong Ban chấp hành nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua nhà trường do giáo viên chủ nhiệm thông báo với các bậc cha mẹ học sinh. 
 	* Thông qua sổ liên lạc. 
 	 Giáo viên chủ nhiệm sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng năm (4 lần) giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh về tình hình học tập, rèn luyện, ý thức từng em. Ngược lại gia đình cũng thông qua sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà. Qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh. 
 	* Thông qua các buổi họp phụ huynh. 
	Tại các buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nền nếp của nhà trường, của lớp tới các bậc phụ huynh đôn đốc học sinh thực hiện. 
 	Thông báo với gia đình về các chuẩn mực phẩm chất mà học sinh phải đạt được theo từng tháng trong năm học. Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm được đặc điểm tâm lí, sinh lí của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể; có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng. 
	 Giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh, bố mẹ thường xuyên trò chuyện với các em. Tạo cho các em có góc học tập: Có tủ sách, có một môi trường sống lành mạnh. Cha mẹ anh chị em có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách cho các em. 
b. Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương. 
 	Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt sao, đội nhi đồng. Ngoài hoạt động ở trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể các thôn. Đoàn thể trực tiếp quản lí các em là Đoàn Thanh niên. Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này. Học sinh lớp tôi chủ yếu sống ở các thôn như: thôn Phú Phượng, thôn Eo Son, thôn Thung Khế, thôn Đồng Sình, Phú Quang.Tôi phối kết hợp với các đoàn thể trong các thôn này tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục như: giúp đỡ người già cô đơn không nơi nương tựa, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ ... Phối kết hợp với Hội Cựu chiến binh mời các bác, các chú kể chuyện về các anh Bộ đội Cụ Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ cách mạng. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. Với học sinh Tiểu học việc hình thành và rèn luyệnvà nâng cao phẩm chất cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con người có nhân cách toàn diện. 
IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
	Sau một thời gian vận dụng một số biện pháp nâng cao phẩm chất cho học sinh lớp 5C, tôi tiến hành khảo sát về phẩm chất của học sinh vào cuối học kì I. 
 Kết quả như sau: 
Lớp
Sĩ số
Số HS đạt hành vi chăm học
Số HS đạt hành vi chăm làm
Số HS đạt hành vi tích cực tham gia các hoạt động giáo dục
Số HS đạt hành vi tự trọng
Số HS đạt hành vi: tự tin, tự chịu trách nhiệm
Số HS đạt hành vi: trung thực, kỉ luật, đoàn kết
Số HS đạt hành vi về tình cảm, thái độ
5C
30 em
25/30
27/30
 23/30
26/30
25/30
30/30
28/30
 Đồng thời kết hợp quá trình quan sát sự hình thành và phát triến phẩm chất của học sinh hàng ngày thông qua tiến trình dạy học các môn học và các hoạt động giáo dục, tôi đánh giá: Cuối học kì I,100% học sinh lớp 5C đạt về phẩm chất. 
 Đối chiếu các kết quả khảo sát và chất lượng học sinh cuối học kì I, tôi thấy các em có sự phát triển tốt về phẩm chất. Kết quả này được đồng nghiệp và nhà trường ghi nhận.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
I/ KẾT LUẬN :
Sau khi vận dụng những kinh nghiệm trong việc nâng cao phẩm chất cho học sinh lớp 5C và áp dụng vào thực tiễn của trường Tiểu học Phú Nhuận tôi nhận thấy:
	* Với giáo viên
 	Giáo viên đã thực sự đổi mới phương pháp dạy họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_pham_chat_cho_hoc_sinh_lop_5.doc