SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, lứa tuổi 3 - 4 tuổi C, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, lứa tuổi 3 - 4 tuổi C, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc

Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu nhi, Bác chú trọng từng bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác nói:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan’’ [1].

Hiện nay Đảng và Nhà nư¬ớc ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công tác phát triển giáo dục đ¬ược coi là quốc sách hàng đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân của đất nu¬ớc ta. Ngành giáo dục Mầm non chính là một bộ phận không thể thiếu đư¬ợc của sự nghiệp giáo dục nói chung và của cả n¬ước nói riêng.

Môi tr¬ường có vai trò hết sức quan trọng đối với con ng¬ười. Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con ngư¬ời. Và cũng là nơi chứa đựng các phế thải do con ng¬ười tác động.

Trong thực tế hiện nay đã có nhiều hồi chuông cảnh báo về vấn đề môi trường đang bị ô nhiễm, đang hủy hoại nghiêm trọng gây nên sự mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.

Để đảm bảo cho con người sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm ở lứa tuổi mầm non, giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể đối với môi trường. “Giáo dục bảo vệ môi tr¬ường” là giúp cho con người có nhận thức đúng đắn về những hành vi đúng, sai, sạch đẹp Từ đó biết cách chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, cho xã hội. Mặt khác sẽ đem đến cho mọi người mối quan hệ giữa thiên nhiên với con ng¬ười, giữa người với người và với môi trường sống, Đây chính là gốc rễ để nuôi dưỡng và hình thành ở trẻ một tâm hồn trong sáng, một nền văn hoá cộng đồng. Nó tạo điều kiện củng cố, mở rộng và chính xác thêm những hiểu biết của trẻ về môi tr¬ường sống xung quanh ta.

Trong ch¬ương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Hoạt động khám phá môi tr¬ường xung quanh của trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và ở lớp Mẫu giáo 3 - 4 tuổi C nói riêng, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi tr¬ường sống của con người với thế giới xung quanh. Nó còn phát triển ở trẻ về mặt nhận thức, trí tuệ và thẫm mỹ.

 

doc 15 trang thuychi01 16451
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, lứa tuổi 3 - 4 tuổi C, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu nhi, Bác chú trọng từng bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan’’ [1]. 
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công tác phát triển giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân của đất nuớc ta. Ngành giáo dục Mầm non chính là một bộ phận không thể thiếu được của sự nghiệp giáo dục nói chung và của cả nước nói riêng.
Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người. Và cũng là nơi chứa đựng các phế thải do con người tác động.
Trong thực tế hiện nay đã có nhiều hồi chuông cảnh báo về vấn đề môi trường đang bị ô nhiễm, đang hủy hoại nghiêm trọng gây nên sự mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. 
Để đảm bảo cho con người sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm ở lứa tuổi mầm non, giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể đối với môi trường. “Giáo dục bảo vệ môi trường” là giúp cho con người có nhận thức đúng đắn về những hành vi đúng, sai, sạch đẹpTừ đó biết cách chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, cho xã hội. Mặt khác sẽ đem đến cho mọi người mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người, giữa người với người và với môi trường sống, Đây chính là gốc rễ để nuôi dưỡng và hình thành ở trẻ một tâm hồn trong sáng, một nền văn hoá cộng đồng. Nó tạo điều kiện củng cố, mở rộng và chính xác thêm những hiểu biết của trẻ về môi trường sống xung quanh ta.
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và ở lớp Mẫu giáo 3 - 4 tuổi C nói riêng, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người với thế giới xung quanh. Nó còn phát triển ở trẻ về mặt nhận thức, trí tuệ và thẫm mỹ.
Xác định được vai trò quan trọng với quan điểm, làm thế nào để giáo dục đứa trẻ sớm nhận thức đúng đắn về một môi trường xanh, sạch, đẹp. Bản thân tôi trước hết phải xác định được môi trường sạch là gì? Làm thế nào để có một môi trường sạch? Bản thân chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn?...Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố để giáo dục.
Là một giáo viên hàng ngày đang được trực tiếp với trẻ, những thế hệ tương lai của đất nước tôi nhận ra một điều rất quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục trẻ ngay từ bậc học Mầm non về ý thức bảo vệ môi trường ở tất cả các hoạt động trong ngày, từ lúc đón trẻ cho đến trả trẻ. Điều này là vô cùng quan trọng trong sự hình thành đời sống sau này của đứa trẻ vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường thì trẻ sẽ có ý thức về một thế giới tốt đẹp, mặt khác sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Qua đó tạo nền tảng vững chắc để hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thực tế hiện nay ở lớp tôi trẻ ở độ tuổi bé ý thức được bảo vệ môi trường còn kém, công tác tự phục vụ còn phụ thuộc vào cô, người lớn như: Rửa tay, mặt, tự xúc cơm, tự thu dọn đồ dùng sau khi chơi xongĐây là vấn đề tôi cần quan tâm. 
Chính vì thế, bản thân quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, lứa tuổi 3 - 4 tuổi C, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc” nhằm tìm ra những biện pháp thực sự thiết thực để đưa “Giáo dục vảo vệ môi trường” vào các hoạt động trong ngày cho trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nắm vững yêu cầu, nội dung của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi C nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
Nhằm mục đích tìm ra các biện pháp giáo dục hiệu quả về ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, giúp cho giáo viên có thể sáng tạo để tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời phát triển nhận thức đúng đắn, tính kỷ luật về bảo vệ môi trường, hiệu quả nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, lứa tuổi 3 - 4 tuổi C, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc”. Năm học 2017 - 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận:
Nghiên cứu tài liệu sách, báo, các thông điệp về bảo vệ môi trường...để thu thập các cơ sở lý luận, để phân tích tổng hợp tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi C.
- Phương pháp điều tra thực tiễn và thu thập thông tin:
Điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn về việc bảo vệ môi trường, những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, từ đó sẽ lựa chọn các biện pháp phù hợp phát huy tính tích cực trong giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
- Phân tích, thống kê, thực nghiệm và sử lý số liệu.
Đánh giá kết quả, phân tích kết quả, sử lý số liệu phù hợp và so sách kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Có thể cho rằng! Việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng và cần thiết của đất nước mà hiện nay đang bị hậu quả của thiên tai gây ra cho môi trường. 
Chính vì đều đó mà Bộ chính trị đã khẳng định! Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã đưa ra những biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong tràò quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân” [2]. 
Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động khám phá, thích tiếp xúc với thiên nhiên, dễ hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng sử đúng đắn có văn hóa [3]. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đối với trẻ Mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó giúp trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh một cách chủ động, tích cực, trẻ biết sử dụng hết các giác quan để tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển nhận thức đúng đắn của trẻ trong việc bảo vệ môi trường.
Đối với trẻ mẫu giáo bé còn hạn chế về nhận thức, ý thức để bảo vệ môi trường, trẻ chưa hiểu về đúng, sai...để điều chỉnh trong các hoạt động mà trẻ được khám phá... 
Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi C do tôi phụ trách còn hạn chế, bởi lứa tuổi này trẻ còn nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào cha mẹ. cô giáo, người lớn xung quanh trẻ. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh nhưng chưa có ý thức hay nhận biết về bảo vệ môi trường. 
Là một giáo viên phụ trách lớp 3 - 4 tuổi C tại Trường Mầm Non Thị Trấn 2. bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ngay từ khi trẻ còn nhỏ là rất cần thiết, giúp cho trẻ có những nhận thức, hành vi đúng đắn từ những việc làm nhỏ nhất như: Nhặt rác bỏ vào thùng rác, tự xúc cơm ăn không là rơi vải, giữ gìn đồ chơi khi chơi... nhằm mục đích dần dần hình thành ý thức cho trẻ, giúp trẻ biết bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Chính vì vậy, để giúp trẻ có nhận ban đầu về môi trường tôi thường đặt nhiều câu hỏi làm thể nào để trẻ có nhận thức đúng đắn về môi trường? Biết cái đẹp, cái sạch, cái gọn gàng ngăn nắp?...Biết về các hành vi đúng, hành vi sai để giải quyết các vấn đề xung quanh của môi trường?...mà trẻ đang sống. Để làm được điều này bản thân nhận thấy việc giáo dục bảo vệ môi trường rất quan trọng để giúp cho đứa trẻ ngay từ bé để sớm hình thành nhân cách đúng đắn cho trẻ. 
Xác định được nhiệm vụ và trách nhiệm của người giáo viên Mầm non trong việc giáo dục và bảo vệ môi trường là cần thiết đối với xã hội nói chung và trẻ Mầm non nói riêng. Đặc biệt với lớp 3 - 4 tuổi C do tôi phụ trách. Bản thân luôn cố gắng tìm tòi học hỏi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tìm biện pháp giáo dục tốt nhất, hiệu qủa nhất, để được kết quả cao nhất.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu một số biện pháp “Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, lứa tuổi 3 - 4 tuổi C, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc”. 
Trong quá trình nghiên cứu để đưa ra một số biên pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi:
Trường Mầm non Thị trấn 2 thành lập năm 2014, tuy mới thành lập được gần 4 năm song nhà trường luôn được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện thuận lợi đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phòng học, các thiết bị phục vụ cho việc học tập tương đối đầy đủ.
BGH nhà trường có chuyên môn và quản lý giỏi luôn chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc quán triệt chương trình theo qui định, thực hiên các chuyên đề trong hè và nhất là chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường đến đội ngũ giáo viên.
Ban giám hiệu, công đoàn nhà trường luôn chỉ đạo sát sao việc thực hiện chỉ thi số 29 CT/HU Về việc cải tạo vườn tạp và vệ sinh môi trường; Kết luận số 14 - KL/HU của Ban thường vụ Huyện Ủy Ngọc Lặc; Thông báo số 62-TB/ĐU của Đảng ủy Thị Trấn Ngọc Lặc; Kế hoạch số 07/KH-CBTT2 ngày 15/04/2017 của Chi bộ trường Mầm non Thị trấn 2, Ngọc Lặc về việc thực hiện phong trào chỉnh trang khuôn viên, trụ sở cơ quan, đơn vị, đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Trong những năm qua đã được các cấp các ngành quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Lớp mẫu giáo bé do tôi phụ trách luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Trong tất cả các chương trình hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ đều được Ban giám hiệu tạo điều kiện để giáo viên linh hoạt vận dụng trong việc giáo dục bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ cũng như nghiệp vụ sư phạm cho từng giáo viên.
Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công phụ trách lớp 3 - 4 tuổi C với tổng số là 28 trẻ, có tới 16 % số trẻ trong lớp là dân tộc Mường. Bản thân có trình độ nghiệp vụ vững vàng, luôn tận tụy yêu nghề mến trẻ không ngừng học hỏi kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
 Bản thân luôn quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để tạo thêm nguồn hỗ trợ về đồ dùng, đồ chơi, quyên góp nguyên vật liệu sẵn có và lao động tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp và ngoài lớp học như: Tạo vườn hoa, cây cảnh, vườn rau,...Để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tiếp xúc với môi trường, từ đó có cơ sở để giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường.
Bản thân nghiêm túc tiếp thu các chuyên đề do phòng giáo dục, nhà trường tổ chức. Vận dung sáng tạo chuyên đề “Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường Mầm non” vào các hoạt động hàng ngày.
2.2. Khó khăn
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số khó khăn như: Một số trẻ qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, khả năng nhận thức không đồng đều nên việc tiến hành các hoạt động giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.
Với diện tích rộng, nhà trường đang trong quá trình xây dựng chuẩn nên cảnh quan môi trường, khuôn viên một số chưa hoàn chỉnh.
Hiện nay trong tình trạng thiếu giáo viên quá nhiều đối với lớp tôi mới đạt 1,4 cô/lớp, dẫn đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục nhất là hoạt động giáo dục thể chất hiện nay. 
Trẻ trong độ tuổi 3 - 4 tuổi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ rất dễ nhớ nhưng cũng chóng quên, trẻ chưa ý thức được việc cần phải bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh.
Một số phụ huynh còn xem nhẹ chưa nhận thức về việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, cho rằng trẻ còn nhỏ để nhận thức được.
2.3. Kết quả thực trạng trước khi nghiên cứu một số biện pháp “Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, lứa 3 - 4 tuổi C, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc”. 
Xuất phát từ thực tế kết quả đầu năm học tôi đã khảo sát, hầu như trẻ chưa nhận thức được việc chăm sóc bảo vệ môi trường, chưa biết phân biệt hành vi đúng, sai với môi trường, giữ gìn vệ sinh, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định và tiết kiệm trong sinh hoạtKết quả cụ thể như sau:
Nội dung
Số trẻ KS
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số cháu
Tỷ lệ %
Số cháu
Tỷ lệ %
Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
28
22
78,6
6
21,4
Biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè xung quanh về công tác bảo vệ môi trường
28
20
71,4
8
28,6
Trẻ biết phân biệt hành vi đúng, sai với môi trường
28
21
75
7
25
Trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
28
20
71,4
8
28,6
Trẻ biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định
28
21
75
7
25
Trẻ biết tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ
28
19
67,9
9
33,1
Như vậy, nhìn lên bảng trên kết quả đạt được chưa cao đối với sáng kiến giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Chính thực tế đó là điều làm cho tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào? Tổ chức ra sao? Vì sao? Làm thế nào để kích thích sự hứng thú, tính tích cực, chủ động trong bảo vệ môi trường?. Để từ đó phát triển nhận thức, trí tuệ và tính kỷ luật ở trẻ, có như vậy mới giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
3. Các biên pháp tổ chức thực hiện một số biện pháp “Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường” nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, lứa tuổi 3 - 4 tuổi C, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc”.
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng cảnh quan, tạo môi trường, sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động là cơ sở giáo dục bảo vệ môi trường một cách tích cực, hiệu quả.
Việc xây dựng cảnh quan, tạo môi trường và sưu tầm các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ tham gia các hoạt động nhằm tạo cơ sở thói quen cũng như giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường rất quan trọng và hết sức cần thiết. Hiểu được tầm quan trọng của nó, bản thân tôi luôn cùng với đồng nghiệp dưới sự chỉ đạọ của ban giám hiệu để xây dựng cảnh quan tạo môi trường, lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải để tạo cơ hội cho trẻ có điều kiện để hoạt động và là cơ sở để giáo giáo dục trẻ hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể: Trong năm 2017 - 2018 lớp tôi đã tham gia hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” Đạt giải Nhất cấp trường và cùng với đồng nghiệp tham gia tích cực vào việc đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi, xây dựng các cảnh quan môi trườngKết quả đã đạt giải nhất hội thi cấp huyện vào tháng 2 năm 2018 và đã được tham gia hội thi cấp tỉnh.
Ví dụ 1: Để có cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp đẹp hấp dẫn và có cơ sở để tổ chức các hoạt động, đặc biệt là nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Mặt khác tạo động lực thu hút trẻ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, tôi đã qua tâm tạo môi trường trong lớp, cùng giáo viên tạo môi trường ngoài lớp sạch đẹp, gọn gàng, đa dạng, phong phú, hấp dẫnMỗi khi tổ chức cho trẻ các hoạt động thì việc lồng các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trẻ sẽ có sự chủ động, hứng thú hơn, cảm nhận về môi trường sẽ khác hơn, Cụ thể: Ở trong lớp tôi đã bố trí hài hòa, gọn gàng, đẹp mắtNgoài lớp tôi với góc thiên nhiên tôi đã xây dựng nhiều các loại cây hoa khác nhau, mỗi lần trẻ hoạt động ở góc thiên nhiên, ngoài việc được hít thở không khí trong lành trẻ còn được khám phá các nội dung của bài học và được chăm sóc câyTừ đó việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường sẽ hiệu quả hơn
Ví dụ 2: Từ những vỏ ngao, sò, hay vỏ trai sưu tầm được cô và trẻ có thể làm nên những con cua con cá hay từ những họa báo cô hướng dẫn trẻ sẽ cắt được những bộ quần áo thời trang thật ngỗ nghĩnh và đáng yêu.
Tôi luôn là người gợi mở, định hướng, trẻ là người chủ động khi khám phá các nguyên vật liệu và tự tay mình làm những món đồ chơi mà mình thích. Từ đó giáo dục trẻ ý thức biết tiết kiệm, thu gom những phế liệu cần thiết còn sử dụng được. Những phế liệu không sử dụng được giáo dục trẻ thu gom bỏ vào thùng rác đúng quy định.
Ví dụ 3: Với việc cho trẻ ăn quà chiều ở lớp tôi sau khi trẻ uống sữa tôi luôn định hướng cho trẻ với một vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Khi ăn quà xong hầu như trẻ đã chủ động phân loại và giữ lại vỏ hộp để cùng cô làm đồ dùng đồ chơi. Từ những vỏ hộp sữa tôi làm một đoàn tàu hay từ vỏ hộp sữa nhựa su su, fishittôi hướng dẫn trẻ cùng làm những chú lợn con thật ngộ nghĩn, hay làm nên những cái cốc, cái quạt thật xinh xắn cho trẻ chơi. Tôi thấy, trẻ lớp tôi thực sự hứng thú khi được chơi với những đồ dùng, đồ chơi mà cô và trẻ đã tạo ra, từ đó trẻ có ý thức khi uống sữa ở nhà hay nơi công cộng trẻ sẽ thu gom mang đến lớp cho cô hoặc khi nhìn thấy bạn uống sữa trẻ sẽ nhắc bạn để có cùng ý thức giống mình.
Tôi thiết nghĩ, từ những phế liệu tưởng chừng là bỏ đi nhưng lại có thể tạo nên những sản phẩm để trẻ học, trẻ chơi vừa giáo dục khắc sâu kién thức vaud giáo dục trẻ ý thức biết giữ gìn vệ sinh trường lớp nơi công cộng đó cũng là cách giáo dục hiệu quả về ý thức trẻ bảo vệ môi trường.
Cụ thể: Trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu
 3.2. Biện pháp 2: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các giờ hoạt động có chủ đích.
Nhận thức được rằng, ở mỗi hoạt động có chủ đích đều có mục đích yêu cầu khác nhau, chính vì thế, tôi luôn lồng ghép các nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt và sáng tạo vào trong các giờ hoạt động học.
Cụ thể như: Qua hoạt động âm nhạc tôi nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường có một mối liên hệ rất gần gũi khăng khít với hoạt động giáo dục âm nhạc, việc kết hợp giáo dục âm nhạc vào bảo vệ môi trường giúp trẻ có hứng thú học tập, đồng thời kích thích khả năng ghi nhớ củng cố rất nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường.
Ví dụ 1: Hát vận động bài “Em yêu cây xanh” thông qua bài hát trẻ cảm nhận được giai điêu của bài hát, biết được cây xanh rất có ích đối với con người, môi trường,, từ đó trẻ sẽ biết cần phải chăm sóc bảo vệ cây xanh.
Với hoạt động khám phá khoa học tôi tổ chức cho trẻ được gieo hạt, trẻ quan sát sự phát triển của cây, cây cần gì để lớn lên, trẻ biết được một số kĩ năng đơn giản khi trồng cây
Ví dụ 2: Quan sát quá trình phát triển của cây trẻ biết được quá trình phát triển của cây, tôi cho trẻ quan sát tranh kết hợp giải thích để trẻ hiểu các giai đoạn như: Gieo hạt - nảy mầm - cây non - cây trưởng thành - cây ra hoa - cây kết quả, sau đó tôi đặt một số câu hỏi cho trẻ như: Cây lớn lên nhờ gì? Cây cho chúng ta lợi ích gì?... Để trẻ tư duy và biết được cây xanh rất cần thiết đối với con người và môi trường sống như thế nào? Biết được lợi ích như vậy trẻ cần phải làm gì để chăm sóc chúngTừ đó tôi cho trẻ thực hành hàng ngày để trẻ có cơ hội theo dõi sự phát triển của cây và việc giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc cây hiệu quả bằng thực tế trẻ được làm.
Ví dụ 3: Tìm hiểu về “Một số con vật sống dưới nước”
Tôi cho trẻ quan sát bể cá sau đó đặt những câu hỏi cho trẻ biết về đặc điểm và lợi ích của cá. Điều gì sẽ xảy ra khi cá bị vớt lên khỏi mặt nước? Vì sao? Để kích thích trẻ tôi đã gợi ý cho trẻ biết cách giải quyết các vấn đề khác nhau qua đó giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước sạch. (Tôi cho trẻ thử nghiệm với môi trường nước và cá), từ đó giáo dục trẻ bảo vệ con vật
Ví Dụ 4: Qua các đồ dùng sử dụng “Bằng điện” trong gia đình, ở lớp. Trẻ biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình, ở lớp như: Bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ lạnh... Tôi giáo dục trẻ chơi với những đồ dùng bằng điện rất nguy hiểm khi không được phép của bố mẹ, người lớn hoặc cô giáo trẻ không nên sử dụng. Vì nó rất dễ gây cháy nổ hay nguy hiểm khác. Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện khi không cần thiết như: Bằng thực tế, tôi cho trẻ biết khi ra khỏi phòng cần phải tắt đèn, tắt tivi, quạt...
Ví dụ 5: Tôi cho trẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_bao_ve_moi_truong_nham_hi.doc