Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 36 - 72 tháng tuổi trong trường màm non Hoằng Cát

Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 36 - 72 tháng tuổi trong trường màm non Hoằng Cát

Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào tất cả các hoạt động thì trước hết con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt nhất là đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng hơn vì ở giai đoạn này cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần được hoàn thiện. Vì vậy trẻ có khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động hàng ngày như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi và hoạt động lao động .

Từ nhận thức sức khỏe hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Sức khỏe ảnh hưởng đến phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.

Có thể nói rằng, yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dường trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay

 

doc 16 trang thuychi01 9231
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 36 - 72 tháng tuổi trong trường màm non Hoằng Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 36- 72 THÁNG TUỔI TRONG TRƯỜNG MÀM NON HOẰNG CÁT
Người thực hiện: Vũ Thị Thủy
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hoằng Cát
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chon đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2.Thực trạng 
2
2.2.1. Thuận lợi
2
2.2.2. Khó khăn
3
2.2.3. Kết quả thực trạng
3
2.3. Biện pháp thực hiện
4
2.3.1.Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng
4
2.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc chăm sóc sức khoẻ và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
5
2.3.3. Xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp với thực tế nhà trường, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
6
2.3.4. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chăm sóc giáo dục trẻ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
8
2.3.5. Làm tốt công tác tuyên truyền về dinh dưỡng cho trẻ
10
2.4. Kết quả thực hiện
11
3. Kết luận và kiến nghị
12
1. Kết luận 
12
2. Kiến nghị
13
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào tất cả các hoạt động thì trước hết con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt nhất là đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng hơn vì ở giai đoạn này cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần được hoàn thiện. Vì vậy trẻ có khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động hàng ngày như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi và hoạt động lao động.
Từ nhận thức sức khỏe hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Sức khỏe ảnh hưởng đến phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.
Có thể nói rằng, yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dường trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay
Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy dủ sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục, đồng thời hạn chế được ốm đau, bệnh tật. Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ. trên các địa bàn của nông thôn hiện nay, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn chiếm tỉ lệ cao. Dựa vào tình hình thực tế của trường mầm non Hoằng cát chúng tôi, trong đầu năm học 2018- 2019 thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn rất cao, nhất là trẻ mẫu giáo. Cụ thể:
 Kênh bình thường: 94.8%
 Kênh suy dinh dưỡng: 5.2%
Đó là một con số rất đáng lo ngại. Vì vậy cần phải giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất, nhất la đối với trẻ mẫu giáo.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng của trường. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất theo từng tháng, từng quí. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 36- 72 tháng tuổi trong trường màm non Hoằng Cát” Nhằm tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non năm học 2018- 2019 đưa vào áp dụng thực tế phù hợp với điều kiện địa phương.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận : Tài liệu sách báo, tạp chí, tập san có nội dung hướng dẫn về cách chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chóng bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em.
 - Phương pháp điều tra : Điều tra số trẻ khỏe mạnh và số trẻ bị suy dinh dưỡng trong toàn trường.
 - Phương pháp thống kê : Tỏng hợp kết quả theo dõi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng.
 - Phương pháp tuyên truyền : Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các ngành liên quan để tuyên truyền cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
 Các nhà khoa học nghiên cứu cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa cơ thể trẻ là một cơ thể đang phát triển. Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo dầy đủ và cân đối bốn nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn và 6 nhóm thực phẩm trong một ngày. Nhu cầu ngủ và nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao.Vì vậy dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự phát triển cơ thể trẻ. Nếu ăn không đủ chất, ăn không hợp lý, ăn không ngon miệng đều gây tác hại cho sức khỏe của trẻ. Lứa tuôi mầm non là giai đoạn mà cơ thể phát triển rất nhanh, các cơ quan trên cơ thể đang trên đà hoàn thiện, và đây cũng là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1. 
 Chính vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng cơ thể sẽ không có sức đề kháng để chống đỡ lại bệnh tật và sự thay đỗi của môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, nếu chúng ta giáo dục vệ sinh cho trẻ không tốt, vệ sinh môi trường trong lớp học, môi trường xung quanh.....đều gây cho trẻ ốm đau, bệnh tật dẫn đến sự phát triển thể chất của trẻ bị kìm hảm, các quá trình tâm lý của trẻ đang ở độ tuổi hình thành cũng không thể nào phát triển một cách cân đối hài hòa trên một cơ thể gầy yếu, suy dinh dưỡng.
 Vì vậy, chùng ta tìm mọi biện pháp để khắc phục khó khăn và không ngừng mạnh dạn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường mầm non.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Thuận lợi.
 Trường mầm non Hoằng Cát là trường đã dạt chuẩn Quốc Gia. Năm học 2018- 2019 trường có 10 nhóm lớp với 320 cháu, học bán trú 100%. Tỉ lệ trẻ kênh A đạt 95,3% tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng 4,7%. Trong đó trẻ mẫu giáo là 290 cháu, tỉ lệ kênh bình thường của trẻ đạt 275/290 cháu đạt tỉ lệ 94,8%, trẻ suy dinh dưỡng 15/290 cháu chiếm tỉ lệ 5,2%. Nhà trường đã thực hiện hệ thống phần mềm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, việc giao nhận thực phẩm được ban giám hiệu chú ý kiểm tra hàng ngày.
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục đào tạo huyện Hoằng Hóa, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, sự ũng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 Nhà trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng đạt chuẩn về trình độ, có nghiệp vụ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, có năng lực chuyên môn vững vàng và có ý thức trách nhiệm trong công việc, luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội qui, qui định của nhà trường, hưởng ứng tích cực trong việc bán trú cho trẻ, nâng mức ăn cho trẻ 15000/ngày/trẻ.
 Nhà trường thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ. Chú trọng công tác vệ sinh môi trường và dụng cụ nhà bếp.
2.2.2. Khó khăn. 
. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn như : 
 Trường mầm non Hoằng Cát là một trường nằm ở xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế.
 Mặt khác, thị trường còn nhiều biến động về giá cả, nhất là các mặt hàng về thực phẩm. Dịch bệnh về gia súc, gia cầm còn diễn ra khá phức tạp, do đó có ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường còn thấp, tỉ lệ các chất prô tít, gluxit, lipit chưa cân đối, nhất là lipit động vật và thực vật.
 Hơn nữa phụ huynh đa số làm nông nghiệp, đời sống còn khó khăn. Nhận thức của các bậc phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ còn nhiều hạn chế, kỹ năng chăm sóc con cái của đa số các bà mẹ còn chưa phù hợp. Chính vì thế ngay từ đầu năm học tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến trường còn khá cao. Có một số giáo viên mới ra trường nên khả năng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ còn có phần hạn chế.
 2.2.3. Kết quả thực trạng:
 Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, qua khảo sát đầu năm học 2018- 2019 (Tháng 09/2018) thì sổ trẻ bị suy dinh dưỡng đang còn ở mức cao, nhất là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Kết quả đánh giá như sau;
Năm học
Nhóm lớp
Tổng số trẻ 
Cân nặng bình thường
Chiều cao bình thường
Thể nhẹ cân
Thể thấp còi
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
2018-2019
Khối 3tuổi
80
76
95%
76
95%
4
5%
4
5%
Khối 4tuổi
94
89
94,7%
89
94,7%
5
5,3%
5
5,3%
Khối 5tuổi
116
110
94,9%
110
94,9%
6
5,1%
6
5,1%
Tổng
290
275
94,8%
275
94,8%
15
5,2%
15
5,2%
 Qua kết quả cân đo ngay từ đầu năm học thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non Hoằng Cát đang còn ỏ mức độ cao nhất là trẻ mẫu giáo. Do đó cần phải có biện pháp thiết thực tác động đến các bậc phụ huynh hiểu được dinh dưỡng sức khỏe là rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
 Từ đó mà tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Xin trao đổi cùng đồng nghiệp và các bạn qua sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 36- 72 tháng tuổi”
 2.3 Biện pháp thực hiện.
 2.3.1. Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng.
 Bước vào đầu năm học bản thân tôi được Hiệu trưởng phân công phụ trách công tác bán trú, chăm sóc sức khỏe nuôi dưỡng, để đạt hiệu quả chất lượng chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng tốt bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đó là: 
- Giảm tỉ lệ trẻ thấp còi xuống còn 3% vào tháng 5 năm 2019
- Giảm tỉ lệ trẻ nhẹ cân xuống còn 3% vào tháng 5 năm 2019 
 - Phòng chống một số loại bệnh như: Bệnh giun, bệnh đau mắt, bệnh sâu răng... 
 - Có chế độ ăn hợp lý cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
 Để thực hiện tốt công tác quản lý sức khỏe, nhằm phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phối hợp tổ chức vận động 100% phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường. Nhà trường phối hợp với trạm y tế tổ chức cân đo khám sức khỏe định kỳ đầu vào cho trẻ trong toàn trường và lập danh sách những trẻ bị suy dinh dưỡng của từng lớp để có chế độ chăm sóc phù hợp. Kết quả cân đo và khám sức khỏe điịnh kỳ cho thấy. Đối với trẻ mẫu giáo:
 Trẻ khỏe mạnh: 275 cháu = 94.8 %.
 Trẻ bị suy dinh dưỡng : 15 cháu = 5.2 %.
Từ kết quả khảo sát đầu năm học nhà trường có 15/290 trẻ, suy dinh dưỡng chiếm 5,2 %. 
Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng nhà trường thông báo ngay cho phụ huynh để phụ huynh biết được tình hình sức khỏe của con em mình, nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng là do mắc bệnh, hay do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Từ đó gia đình và nhà trường phối hợp để có chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Hàng tháng nhà trường tổ chức theo dõi cân đo cho những trẻ bị suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ sao cho phù hợp.
Cụ thể ở trường chúng tôi những trẻ bị suy dinh dưỡng cho trẻ uống thêm 250ml sữa bột vào buổi chiều sau giờ ăn phụ và tiền ăn thêm là do phụ huynh đóng góp.
. 2.3.2. Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
 Theo dõi sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trong trường mầm non cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo lịch, nếu thực hiện tốt thì sẽ giúp chúng ta phát hiện một cách kịp thời những trường hợp cháu bị mắc bệnh. Vì vậy Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phối kết hợp với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm.
 - Đợt 1 vào ngày 15/10
 - Đợt 2 vào ngày 15/02
 - 100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng.
 - Đối với trẻ nhà trẻ cân đo mỗi tháng một lần và đánh giá theo dõi trên biểu đồ.
 - Đối với trẻ mẫu giáo cân đo định kỳ 3 lần/năm và đánh giá theo dõi trên biểu đồ.
 - Riêng trẻ suy dinh dưỡng cân đo đánh giá theo dõi trên biểu đồ hàng tháng để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
 Kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đều được thông qua phụ huynh tại góc tuyên truyền của lớp.
 Phòng bệnh : Để tổ chức tốt việc phòng bệnh cho trẻ nhà trường đã vận động nhắc nhở các bậc phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Tuyên truyền đến bậc phụ huynh phòng bệnh theo mùa và cách chữa bệnh thông thường cho trẻ.
 Tại các nhóm lớp phải bố trí môi trường cho trẻ hoạt động thoáng mát, đảm bảo vệ sinh và đủ ánh sáng.
 2.3.3. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thực tế nhà trường nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. 
 Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một công trình lớn lao đòi hỏi các cô giáo, cô nuôi phải có vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm sinh lý của trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn ngon và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vì vậy nên bản thân tôi đã phối hợp cùng với tổ chuyên môn xây dựng chế độ ăn đảm bảo theo qui định, các món ăn thường xuyên được thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hóa, hấp thu, giúp trẻ phát triển tốt, góp phần giảm tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng.
 Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau:
 + Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ.
 Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: Bột, cháo, cơm, mỳchất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hóa chất trong cơ thể.
 Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua các loại đậu giúp xây dựng tạo cơ bắp, tạo kháng thể.
 Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ.dự trữ cung cấp cho trẻ năng lượng và các vitamin.
 Chất xơ có trong các loại rau, củ, trái cây, giúp cơ thể trẻ chuyển hóa chất và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất.
 + Nguyên tắc 2: Nước nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10- 15% trọng ượng cơ thể. Một trẻ nặng 10kg thì trung bình cần 1- 1,5 lít nước/ 1 ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá đậm hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ sẽ kém.
 + Nguyên tắc 3: Thực phẩm an toàn
 Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ, các loại thực phẩm phải tươi ngon đảm bảo không có thuốc sâu hay hóa chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín nếu chưa dùng phải đậy kín.
 Đối với thực phẩm thịt, cá, rau không nên cắt nhỏ ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin, đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau khi đã ngọt sạch vỏ để giảm thiếu việc mất vitamin do các vitamin nằm ngay dưới lớp vỏ.
 Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp tổ chức bữa ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn, đặc biệt chú ý đến những trẻ bị suy dinh dưỡng.
 Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần vào việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trường chúng tôi đã xây dựng mô hình vườn rau an toàn trong trường mầm non. 
 - Trường chúng tôi đã tổ chức trồng vườn rau của bé tại trường để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm thực tế đồng thời cải thiện bữa ăn cho trẻ, đảm bảo có đủ rau sạch cho trẻ ăn.
 - Hàng tuần vườn rau sạch của trường đã cung cấp cho trẻ từ 30 -35 kg rau, đảm bảo cho trẻ ăn tại trường. Mô hình vườn rau an toàn được đội ngũ cán bộ giáo viên và phụ huynh đặc biệt quan tâm.
 Nhà trường đã xây dựng lịch chăm sóc cụ thể đối với các thành viên trong nhà trường. Cụ thể:
 - Đối với chi đoàn thanh niên: Hàng ngày tưới nước, vun xới, nhổ cỏ sau giờ trả trẻ.
 - Đối với công đoàn: Tịm kiếm đất màu, san lấp các khu vực trong vườn trường để trồng cây ăn quả và cây bóng mát.
 - Đối với phụ huynh ; Hỗ trợ ngày công, đổ đất màu để trồng rau, cung cấp giống và phân bón hữu cơ. 
 Với sự phối hợp như vậy, vườn rau của nhà trường sẽ luôn xanh tốt với nhiều loại rau được trồng luân phiên, vừa tạo cảnh quan môi trường đep, vừa đủ rau sạch để chế biến cho trẻ ăn hàng ngày.
 2.3.4. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
 * Về kiến thức: Giúp cho giáo viên trong nhà trường hiểu được.
 - Nhu cầu về năng lượng hàng ngày của trẻ được qui định theo từng độ tuổi
 - Chế độ ăn phải phù hợp với từng độ tuổi
 - Cách xây dựng thực đơn và lựa chọn thực phẩm
 - Cách chế biến các món ăn cho trẻ.
 - Cách tổ chức các bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ.
 Muốn năng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ thì cần phải làm cho cán bộ, giáo viên trong trường nhận rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của việc trẻ ăn bán trú tại trường. Xây dựng niềm tin và lòng quyết tâm phối hợp thực hiện kế hoạch của trường đề ra.
 Hàng tuần vào sáng thứ bảy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ đối với các đồng chí giáo viên tổ nuôi, tổ trưởng các nhóm lớp.
 * Về kỹ năng:
 Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên theo chuyên đề, theo từng khối lớp, giúp giáo viên biết được cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Mua rau quả tươi không bị giập nát
 - Thịt cá phải qua kiểm dịch động vật
 - Sản phẩm ăn ngay phải được đóng gói kín có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng.
 Cách chế biến món ăn phù hợp với từng độ tuổi, biết bảo tồn dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Cụ thể:
 - Thức ăn của trẻ càn được chế biến nhỏ, nhừ, thơm ngon, đẹp mắt.
 - Kết hợp nhiều loại dinh dưỡng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, tạo món ăn đa dạng về mầu sắc, mùi vị để kích thích trẻ ăn ngon miệng, tạo điều kiện cho sự tiêu hóa thức ăn tốt.
 Cách bảo quản thực phẩm và lưu mầu thức ăn:
 - Thức ăn phải được nấu chín kỹ,chín đều. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã được nấu chín, thức ăn chưa ăn phải được bảo quản chia đậy kỹ và phải giữ trong tủ lạnh.
 - Thức ăn trong ngày phải được lưu mẫu trong suốt 24h trong tủ lạnh với nhiệt là 60c, nếu không có ngộ độc thực phẩm sảy ra mới được hủy, có sổ lưu mẫu và sổ kiểm thực ba bước.
 Cách tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ làm sao cho trẻ được ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc để trẻ được phát triển khỏe mạnh.
 2.3.5. Làm tốt công tác tuyên truyền về dinh dưỡng cho trẻ.
 Đây là việc nhà trường xác định có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu quả trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ. Công tác tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau như; Tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ huyh ở các nhóm lớp, gặp gỡ trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh thông qua đón trả trẻ.. Phát tờ tranh có các nội dung về nuôi dạy trẻ, cách chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ. Cụ thể:
 - Tình hình sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng.
 - Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường để phụ huynh có thể nắm được và biết cách phòng tránh bệnh tật cho trẻ.
 - Các thông tin cần thiết về cách chăm sóc con, về bữa ăn hợp lý và tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. nhàm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ và tiết kiệm tiền bạc cho gia đình.
 - Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp, thông báo cho phụ huynh các nội dung giáo dục dinh dưỡng, các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng c

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_phong_chong_suy_dinh_duong_cho_tre_36_72_th.doc