SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi dân tộc thiểu số

SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi dân tộc thiểu số

 Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vẫn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Trong các nhà trường nước ta hiện nay luôn lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là cơ bản của giáo dục.

 Nghị quyết của bộ chính trị về cải cách giáo dục đã ghi rõ: “Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương tổ quốc, xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tính thật thà khiêm tốn, dũng cảm. Do đó việc giáo dục lễ giáo cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài, xuyên suốt trong quá trình giáo dục”. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình và toàn xã hội, muốn thế hệ trẻ có đủ trí, đức những lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của một nước độc lập Bác viết: ‘‘Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Vệt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ vào một phần lớn công học tập của các cháu”.

 Ta cũng nhận thấy rõ hơn việc hình thành nhân cách tình cảm lối sống cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong cơ sở giáo dục Mầm Non và trong các bậc cha mẹ trẻ. Khoa học cũng đã khẳng định rằng: Nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời thơ ấu. Vì thế lứa tuổi này ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng yêu cầu mà xã hội mới đặt ra.

 Tại trường học Mầm Non việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các chế độ sinh hoạt hằg ngày của cô và trẻ như : Đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Thông qua hoạt động hằng ngày cô giáo giáo dục lễ giáo cho trẻ có ý thức, tự tin và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực tự giác, ý thức kỷ luật trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương quan hệ đoàn kết nhân ái với bạn bè. Biết yêu mến và tôn trọng người lớn Giáo dục nề nếp cho trẻ còn thông qua trò chơi vì: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo. Các đặc điểm tâm lý mới, tính cách mới của trẻ được hình thành chủ yếu trong hoạt động chủ đạo này. Vì vậy trong công tác giáo dục nề nếp cho trẻ thông qua trò chơi là một phương tiện mạnh mẽ nhất.

 

doc 21 trang thuychi01 37624
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vẫn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Trong các nhà trường nước ta hiện nay luôn lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là cơ bản của giáo dục.
	Nghị quyết của bộ chính trị về cải cách giáo dục đã ghi rõ: “Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương tổ quốc, xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tính thật thà khiêm tốn, dũng cảm. Do đó việc giáo dục lễ giáo cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài, xuyên suốt trong quá trình giáo dục”. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình và toàn xã hội, muốn thế hệ trẻ có đủ trí, đức những lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của một nước độc lập Bác viết: ‘‘Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Vệt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ vào một phần lớn công học tập của các cháu”.
	Ta cũng nhận thấy rõ hơn việc hình thành nhân cách tình cảm lối sống cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong cơ sở giáo dục Mầm Non và trong các bậc cha mẹ trẻ. Khoa học cũng đã khẳng định rằng: Nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời thơ ấu. Vì thế lứa tuổi này ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng yêu cầu mà xã hội mới đặt ra.
	Tại trường học Mầm Non việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các chế độ sinh hoạt hằg ngày của cô và trẻ như : Đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Thông qua hoạt động hằng ngày cô giáo giáo dục lễ giáo cho trẻ có ý thức, tự tin và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực tự giác, ý thức kỷ luật trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương quan hệ đoàn kết nhân ái với bạn bè. Biết yêu mến và tôn trọng người lớn	Giáo dục nề nếp cho trẻ còn thông qua trò chơi vì: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo. Các đặc điểm tâm lý mới, tính cách mới của trẻ được hình thành chủ yếu trong hoạt động chủ đạo này. Vì vậy trong công tác giáo dục nề nếp cho trẻ thông qua trò chơi là một phương tiện mạnh mẽ nhất.
	VD: Trong khi chơi trẻ đã thể hiện rõ các tính cách của trẻ qua các nhân vật, cách đóng vai, cách ứng sử với trẻ trong nhóm chơi.
	Trò chơi phân vai theo chủ đề có mối quan hệ giữa trẻ với nhau và quan hệ 
giữa các vai chơi với nhau. Khi chơi thể hiện tính cách của từng vai chơi vì vậy 
việc nêu gương quan trọng ngay cả đối với trẻ đóng vai.
	Giáo dục nề nếp lễ giáo thông qua hoạt động học tập nhằm trau dồi cho trẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh mà giúp trẻ gắn bó với quê hương, biết yêu quý người lao động có những hành vi văn minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống cho trẻ.
 Thông qua hoạt động học cô giáo từng bước giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật, kỹ năng, biết chủ động tự lực vượt qua những khó khăn để hình thành được công việc mà cô giáo giao cho.
	Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua lao động vừa sức phù hợp với đời sống sinh hoạt cũng là phương tiện giáo dục nề nếp cho trẻ .Thông qua lao động hình thành cho trẻ những phẩm chất của người lao động. Trẻ tự giác khi có tinh thần trách nhiệm,những công việc hợp với lứa tuổi sẽ giúp trẻ cảm thấy mình tốt hơn đồng thời biết quan tâm đến người khác.
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ dân tộc thiểu số vùng cao chính là một cơ sở lý luận giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, tình cảm trí tuệ. Là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp học tập suốt đời của trẻ.
 Tuy nhiên một bộ phận gia đình thuộc dân tộc thiểu số vùng cao vẫn còn giữ những hủ tục, những quan niệm dân tộc ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách, tình cảm của trẻ. Vì vậy giáo dục lễ giáo chính là một giải pháp đúng đắn cho trẻ vùng dân tộc thiểu số vùng cao hiện nay nhằm mục đích tăng cường giáo dục truyền thống đạo đức văn minh cho thế hệ trẻ.
 Đây chính là nền móng đầu tiên quan trọng để phát triển nhân cách con người, đặc biệt những bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy yên tâm biết bao khi con mình là những đứa trẻ thông minh nhanh nhẹn biết nghe lời bố mẹ, ngoan ngoãn lễ phép với mọi người xung quanh. Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu hình thành những quan niệm cho chính mình. Trẻ hiểu và xác định được sự đánh giá, nhận xét của ngời lớn với trẻ. Trẻ hiểu được cái tốt, cái xấu và biết tự điều chỉnh hành vi của mình và tuân thủ đúng những nguyên tắc của người lớn yêu cầu. Bởi thế nếu không làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm đầu đời thì việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lại càng khó khăn phức tạp hơn. 
	 Bên cạnh đó cùng với sự phát triển chung của nền văn hoá xã hội trẻ chịu sự tác động trực tiếp của nhiều tác động tâm lý bên ngoài xã hội, đó là tác động giáo dục của người lớn. Chính vì vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ nói chung và trẻ dân tộc thiểu số ở Trường Mầm Non Điền Trung vùng cao nói riêng là một biện pháp mang tính cấp bách và rất cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách hành vi của trẻ vùng dân tộc thiểu số sau này. Chính vì vậy bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi dân tộc thiểu số ” để nâng cao chất lượng nề nếp cho trẻ.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
– Khảo sát thực trạng một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi dân tộc thiểu số ở trường mầm non Điền Trung
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
– Thực trạng giáo dục lễ giáo của trẻ lớp mẫu giáo bé C2 3 - 4 tuổi trường mầm non Điền Trung
1. 4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp dùng trò chơi.
- Phương pháp trực quan, trải nghiệm.
- Phương pháp thống kê và xử lý và xử lý sơ liệu.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận 	
Đất nước việt nam dân tộc việt nam có truyền thống văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với 54 dân tộc anh em trên cả nước, mỗi một dân tộc có một bản sắc tập tục quan niệm riêng. Và ngày hôm nay cùng tiến lên trên con đường hội nhập nền kinh tế của nước ngoài tác động không nhỏ đến nền văn hoá Việt Nam, vì vậy để thế hệ trẻ thơ mãi giữ được bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc mà không bị lai căng pha trộn thì giáo dục không chưa đủ mà phải đi sâu có mục đích chính là hình thành phát triển lễ giáo cho trẻ dân tộc thiểu số một cách toàn diện.
 Lễ giáo là nét đẹp văn hoá truyền thống được đặt lên hàng đầu của lứa tuổi mẫu giáo là bước ngoặt đầu tiên hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách như: Giáo dục nhân cách nói với người lớn, phong cách ứng sử có phép tắc có văn hoá, có đạo lý phù hợp với nhu cầu của xã hội.
 Thực tế từ xưa đến nay người ta đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người đặc biệt với trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số vùng cao hiện nay.
 Cùng với sự phát triển của văn hoá kinh tế xã hội đạo đức trẻ đang bị xuống cấp nghiêm trọng những lễ giáo lễ nghi hành vi ứng sử lối sống tốt đẹp đang bị bào mòn, hành vi đạo đức sống lệch lạc ngày càng gia tăng. Còn với trẻ dân tộc thiểu số vùng cao thì sao?
 	Trẻ còn mang nhiều hủ tục của người dân tộc mường: Như trẻ nói tiếng mường. Khi trẻ đến lớp khi chào cô trẻ cũng chào bằng tiếng dân tộc.
VD: Coan cháo cô giào! Hay khi muốn gọi cô trẻ cũng gọi: Cô giào ới! Đặc biệt trẻ nói tiếng dân tộc với nhau trong khi học khi chơi, trẻ giao tiếp với nhau chỉ xưng hô bằng mày tao với nhau như thói quen hằng ngày của trẻ ở nhà.
	VD: Khi trẻ muốn gọi bạn sang cùng chơi trẻ gọi ngay:
Lái ní mân ho! Có nghĩa sang đây với tao.
	VD: Khi trẻ hỏi cô giáo về cái gì trẻ cũng nói bằng tiếng dân tộc: Cài chi ní! 
Có nghĩa là: Cái gì đây? Nhưng trẻ chỉ hỏi ngang, buông trôi không ý thức được câu hỏi của mình là hỏi ai? Hay ngay trong hoạt động góc khi chơi với nhau trẻ dân tộc chỉ dùng tiếng dân tộc với nhau.
VD: Trẻ chơi trong góc xây dựng khi trẻ phân công việc cho nhau hay bảo nhau lấy gì thì trẻ đều phát âm bằng tiếng dân tộc như: 
 Dâu mấn sợ hãy? Mày làm thợ nhé?
 Dâu ti lế gạch cho ho háy? Mày đi lấy gạch cho tao nhé?
 Ho xây xoong rối dâu trông cân ti. Tao xây song rồi mày trồng cây đi.
 Đó chính là điều mà nhiều giáo viên như tôi phải quan tâm lo ngại. Bởi trẻ chỉ giao tiếp bằng tiếng dân tộc, tôi nghĩ phải làm thế nào cho trẻ có lễ phép với cô giáo, làm thế nào để trẻ nói với nhau bằng tiếng việt. Đặc biệt là làm sao để trẻ sưng hô với nhau một cách lịch sự với các bạn cùng chơi. 
Bước đầu của trẻ đến trường Mầm Non chào cô, chào bạn bằng tiếng dân tộc, chưa có thói quen giữ gìn vệ sinh, giao tiếp với các bạn và cô giáo còn là một hạn chế vì vậy hình thành giáo dục nhân cách ăn nói, lễ phép trong giao tiếp cho trẻ dân tộc vùng cao là một việc rất quan trọng phù hợp với văn hoá Việt Nam. Chúng ta phải giúp trẻ dân tộc thiểu số làm quen với một số chuẩn mực đạo đức và những hành vi có văn hoá trong cuộc sống hằng ngày, để hình thành thói quen hành vi văn minh.
 Vì những lý do đã nêu ở trên với mục tiêu giáo dục lễ giáo cho trẻ dân tộc thiểu số được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục trẻ dân tộc hiện nay. Bản thân là một giáo giáo viên Mầm Non lại xuất phát từ một thành viên sinh ra và lớn lên ở vùng cao nơi dân tộc thiểu số chiếm phần lớn, nên tôi phần nào hiểu được tâm lý nhân cách và truyền thống cũng như phong tục của người dân tộc thiểu số vùng cao nơi tôi sinh sống và công tác.
 Tôi bắt đầu nghiên cứu chọn đề tài này nhằm mục đích tự tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức lễ giáo cho trẻ nói chung và trẻ dân tộc thiểu số trường Mầm Non Điền Trung vùng cao huyện Bá Thước nói riêng. Tôi nhận thấy giáo dục lễ giáo đạo đức cho trẻ dân tộc thiểu số là hết sức quan trọng đối với lớp trẻ vùng dân tộc hiện nay. Nhưng làm được điều này không phải việc một sớm một chiều, nhất là trong lúc này tâm hồn trẻ đang ngây ngô trong sáng như một tờ giấy trắng. Vì vậy cha mẹ phải là những người thầy đầu tiên uốn nắn trẻ và gia đình cũng là trường học đầu tiên của trẻ. Nhưng một gia đình của trẻ dân tộc thiểu số thì sao? 
Bước đầu trẻ đã có một số kỹ năng tích luỹ được một số tri thức, thói quen lễ giáo của vùng dân tộc thiểu số để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày bằng cách học lõm, bắt trước người lớn. Trẻ được trải nghiệm, được nhìn thấy, được nghe thấy. Vì vậy giáo viên và gia đình là người quan sát trực tiếp đến trẻ phải gương mẫu, dạy và tập cho trẻ những hành vi văn minh ở mọi lúc, mọi nơi nhằm hình thành những kỹ năng sống ban đầu của trẻ.
Đó là lí do đã thúc đẩy tôi bắt đầu triển khai áp dụng “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số”. Nhằm hình thành và 
phát triển nhân cách lễ giáo cho trẻ dân tộc thiểu số vùng cao.
2. 2. Thực trạng 
2.2.1. Thuận lợi :
Trẻ trong lớp đều có chung một độ tuổi, có sự thống nhất giáo dục của hai cô giáo về phương pháp.
Số trẻ được đi học từ nhà trẻ nên đã có một số thói quen lễ giáo.
Đa số trẻ hiểu tiếng việt khi giao tiếp.
Một số phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ như tập nói đủ câu, gọi dạ bảo vâng, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm sai, biết được khi được ai cho một vật gì thì biết xin bằng hai tay.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tân giúp đỡ tạo điều kiện về mọi mặt.
2.2.2. Khó khăn:
 Một số phụ huynh chưa quan tâm rèn luyện cho trẻ nói đủ câu, còn để cho trẻ tự làm theo ý của trẻ chưa cương quyết.
Trẻ có thói quen nói trống không, ra vào lớp một cách tự do chưa có nề nếp thói quen, chưa biết xin phép đi vệ sinh khi có nhu cầu, có trẻ tự ra ngoài nhưng có trẻ tè ra quần.
Nhiều trẻ chưa biết xin và cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, chưa biết xin lỗi khi bị mắc lỗi, chưa biết xin bằng hai tay khi người lớn đưa, chưa biết chơi cùng các bạn một cách đoàn kết, đang còn tranh dành đồ chơi của các bạn.
Phần đông trẻ chưa có thói quen, chưa có nề nếp. Trẻ đến trường còn khóc không muốn ở trường, không muốn tham gia các hoạt động cùng cô giáo và các bạn.
Nhận thức của phần lớn phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục lễ giáo cho con cái mình ngay từ lứa tuổi bập bẹ, trẻ tự học, tự phục vụ mình một cách không có hệ thống, không khoa học.
Nhận thức trẻ không đồng đều, tư duy còn chậm, trẻ còn hỏi và trả lời cô bằng tiếng dân tộc, có trẻ lại trả lời cô bằng những câu trống không. Trẻ ra vào lớp một cách tự nhiên trong khi học cũng như trong khi chơi.
Bên cạnh đó lại có những gia đình nuông chiều con quá mức chỉ mải mê kiếm tiền sao nhãng việc học hành ít quan tâm đến những hành vi của trẻ. 
Cũng do đời sống kinh tế khó khăn, đại bộ phận các gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu vùng xa còn thiếu các phương tiện thông tin đại chúng còn thiếu, trình độ văn hoá của các bậc cha mẹ thấp.
Một bộ phận không biết đọc biết viết nên thiếu kinh nghiệm trong nuôi dạy con cái. 
Đứng trước tình hình như vậy tôi lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì? để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo đức chuẩn mực của xã hội. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các biện pháp mà tôi đưa ra ngay trong lớp tôi phụ trách.
2.2.3. Thực trạng ban đầu:
	Qua một thời gian trải qua quá trình tiến hành thực nghiệm, khảo sát ban đầu trên trẻ cho thấy kết quả đầu năm của trẻ trên lớp được như sau:
Nội dung khảo sát
SCKS
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số cháu
%
Số cháu
%
Trẻ biết chào hỏi xưng hô lễ phép
30
9
30
21
70
Biết cảm ơn, xin lỗi nhận đồ vật bằng hai tay.
30
13
43
17
57
Ho, ngáp, hắt hơi biết lấy tay che miệng
30
12
40
18
60
Mạnh dạn giới thiệu tên, tuổi
30
11
37
19
63
Trẻ biết tự xúc để ăn
30
12
40
18
60
Thói quen chờ đợi đến lượt
30
13
43
17
57
Thực hiện các yêu cầu của cô giáo và người lớn.
30
12
40
18
60
Phân biệt được các hành vi tốt, xấu
30
13
43
17
57
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện.
 Biện pháp 1: Giáo viên và phụ huynh là tấm gương cho trẻ noi theo trong mọi hoạt động
	Các bậc phụ huynh và cô giáo có sự ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy để giáo dục được lễ giáo cho trẻ dân tộc thiểu số trước tiên phụ huynh và giáo viên phải là tấm gương cho trẻ noi theo.
 Đúng vậy cô giáo phải có phẩm chất của một nhà giáo và là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Khi xưng hô với trẻ tôi luôn ân cần nhẹ nhàng, khi giao tiếp với phụ huynh trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi ân cần khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng tôn trọng ý kiến của trẻ.
 Là người lớn luôn phải giữ đúng lời hứa để gương mẫu cho trẻ. Cha mẹ phải làm gương cho trẻ phải biết giữ những mối quan hệ hành vi quan hệ họ hàng một cách có hiệu quả để nuôi dạy con cách sống, cách thể hiện tình cảm nhân cách sống với mọi người. Hãy làm gương tốt cho trẻ vì lứa tuổi này trẻ bắt trước rất nhanh kể cả những thói xấu của người lớn, chính vì thế ta phải dạy cho trẻ những đức tính tốt như: Sự cảm thông, kiên trì, an ủi, lòng bao dung để trẻ duy trì nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp.
Bất kỳ ở đứa trẻ nào cũng thích được thương yêu gần gũi vì thế mọi biểu hiện của cô giáo từ lòng nhân hậu vị tha công bằng sẽ để lại dấu ấn trong trẻ. Vì vậy khi giao tiếp với bạn bè đồng nghiêp hay với phụ huynh trước mặt trẻ tôi luôn có chuẩn mực trong giao tiếp. Đặc biệt tôi phải luôn chú ý đến trang phục gọn gàng, lịch sự, không đi ngang qua mặt trẻ để trẻ có thể học được cái hay cái đẹp từ cô. VD: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp, đi học biết chào cô khi đến lớp không khóc nhètrước tập thể lớp. Ngay hôm sau tôi thấy có nhiều cháu đi học biết chào hỏi cô, ăn mặc sạch sẽ. Vì cháu bắt chước bạn để được cô khen.
Còn khi chê trẻ không chê chung chung nhưng cũng phải tìm cách chê thật khéo léo. Không chê trước tập thể lớp mà phải gần gũi, ân cần, nhắc nhỡ, góp ý riêng với trẻ để trẻ không vì xấu hổ mà có ý nghĩ không muốn đi học.
Ví dụ: Khi chê một cháu nghịch trong giờ học. Kết thúc giờ học tôi nêu gương khen một số trẻ ngoan. Còn những trẻ chưa ngoan tôi chỉ nhắc nhỡ phê bình chung chung. Nhưng sau giờ học đó vào hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi sẽ gần gũi nhắc nhỡ cháu trao đổi với cháu bằng những câu hỏi: Con thấy hôm nay bạn Hùng học ngoan không? (Ngoan ạ). Còn con ngồi con làm gì? Như thế đã ngoan chưa?( Chưa ngoan ạ). Từ đó tôi dặn trẻ: Bạn Hùng hôm nay rất ngoan được cô khen rồi đấy hôm sau con hãy học tâp bạn để được cô khen nhé.
- Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm một cách hào hứng được tham gia các tình huống và sử lí tình huống. Ví dụ: khi cô tặng quà cho trẻ, trẻ được tặng quà phải biết xin và cảm ơn.
Trẻ được nhận quà biết xin và cảm ơn
Nhìn chung, để giáo dục cho trẻ dân tộc thiểu số có một lễ giáo văn hoá tốt đẹp thì trước tiên cô giáo và phụ huynh phải là tấm gương tốt cho học cho trẻ học tập noi theo.
Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo, nề nếp, thói quen cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số.
	Việc hình thành giáo dục lễ giáo thói quen, cần giáo dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để nhằm mục đích giúp trẻ dễ nhớ và khắc sâu được, nhưng trẻ sẽ rất dễ quên nếu ta không uốn nắn sữa chữa hàng ngày cho trẻ.
 Để đưa trẻ vào nền nếp trước tiên từ việc đón trẻ đến lớp và trả trẻ về. Trẻ dân tộc vùng cao đến trường chưa có nề nếp, trẻ chào cô bằng tiếng dân tộc, có trẻ chào cô nhưng lí dí rụt dè. Đặc biệt những ngày đầu tiên trẻ còn nhút nhát tôi đã gần gũi và trò chuyện với trẻ. Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nhắc trẻ chào cô. Đặc biệt cô làm gương trước cho trẻ bằng cách chào phụ huynh của trẻ trước và chào trẻ của mình.
VD: Cô chào con! Và ngay sau đó trong đầu trẻ đã nảy ra suy nghĩ về lí do đó, kết quả của ngày hôm sau khi nghe cô chào: Cô chào con! Thì ngay lập tức trẻ đã chào cô. Tôi phải khen ngợi và khuyến khích để trẻ thích thú sau đó là nhắc trẻ chào các
bạn của mình vào chào tạm biệt người đưa mình đến trường.
Trẻ chào cô giáo khi đến lớp
Đặc biệt khi đón trẻ tôi ân cần trò chuyện với trẻ và phải nghiêm túc trong việc xưng hô với trẻ và bố mẹ trẻ, tập cho trẻ đến lớp chào cô sau đó là chào tạm biệt người thân, chào các bạn, trẻ cất đồ dùng rồi vào lớp theo đúng nội quy. Đó là việc rèn nề nếp khi trẻ đến lớp
Từ đó tập cho trẻ thói quen văn minh ở trường lớp, Giáo dục trẻ tinh thần tự lực tự giác ý thức kỷ luật trật tự trong sinh hoạt hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh chung.
Giáo dục trẻ quan hệ đoàn kết nhân ái với bạn bè biết yêu mến và tôn trọng người lớn. Có ý thức giữ gìn tài sản chung và tài sản riêng. Để giáo dục nề nếp thói quen cho trẻ tôi thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, để giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung. Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy định.
Kiểm tra việc giao tiếp ứng xử bằng ngôn ngữ của trẻ, tránh trường hợp nói tục chửi bậy ở trẻ. Vì thế tôi luôn kiểm tra chỉnh sửa để trẻ ứng sử một cách có văn hoá.
Tôi thường xuyên giáo dục trẻ biết nói có chừng mực, từ tốn và cần giữ gìn vệ sinh chung. Khi cho trẻ ăn bất cứ thứ gì tôi cũng giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi quy định.
VD: Ăn xong con phải bỏ vỏ vào đâu? 
Giáo dục trẻ biết xin lỗi, cảm ơn: khi trẻ chơi tự do hay trong bất kỳ các hoạt động nếu trẻ làm gì sai đối với bạn. Với bản thân tôi việc phải làm ngay là phải giúp trẻ nhận ra lỗi của mình và sửa sai, sau đó việc tiếp theo nên làm là phải xin lỗi cô xin lỗi bạn. Nếu ai cho gì thì phải biết xin và nói lời cảm ơn, nếu người lớn cho gì thì phải nhận bằng 2 tay và biết nói cảm ơn người đó.
Từ những việc làm đó diễn ra hàng ngày và thường xuyên sẽ giúp trẻ hình thành một nề nếp thói quen tốt đẹp h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_mau_giao_3_4.doc
  • docM2-Bia, phụ lục, tài liệu tham khảo.doc