SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú tham gia các hoạt động Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú tham gia các hoạt động Âm nhạc

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ biết học hành là ngoan.

Vâng đúng như lời Bác Hồ đã ví, trẻ em đặc biệt là lứa tuổi mầm non, các cháu thật hồn nhiên vô tư như những trang giấy trắng. Trang giấy đó được tô vẽ lên những gì, được viết lên những gì đều là do người cầm bút. Và tôi thật tự hào được là một trong những “người cầm bút” đó. Là một người giáo viên mầm non, thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.Trong đó âm nhạc là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như trẻ hát, vận động theo nhạc, nghe cô hát và chơi các trò chơi âm nhạc sẽ góp phần phát triển cho trẻ thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh và cuộc sống của con người một cách đa dạng và phong phú bằng hình tượng âm thanh. Việc giáo dục âm nhạc với trẻ mầm non là một hoạt động cực kỳ quan trọng. Đây là lần đầu tiên những âm thanh kỳ diệu của cuộc sống đến với trẻ. Trẻ không chỉ rung động với muôn vàn âm thanh của thế giới: Tiếng ru của bà, của mẹ, tiếng chim ca, tiếng gió thổi .Mà từ đây vô vàn những âm thanh giàu hình ảnh, màu sắc sẽ theo trẻ đến với cuộc sống. Nhà giáo dục người Nga Xkhômlinxki đã nhấn mạnh: “Không thể nào tưởng tượng nổi tuổi thơ ấu không có âm nhạc”, “Giáo dục mà thiếu âm nhạc dễ làm cho trẻ em trở thành những bông hoa khô héo”. Con người tồn tại với 2 mặt là mặt thể chất và mặt tâm hồn, âm nhạc với trẻ thơ là nguồn nhựa sống vô giá để nuôi sống tâm hồn, khích lệ tinh thần đứa trẻ. Qua âm nhạc trẻ cảm nhận thế giới với những vẻ đẹp lung linh, mới mẻ.

Âm nhạc không chỉ mang đến cho trẻ niềm vui, những hiểu biết về cuộc sống mà còn phát triển ở trẻ những xúc cảm lành mạnh, bồi dưỡng thị hiếu trong sáng và khuyến khích trẻ sáng tạo ra cái đẹp. Đời sống tinh thần của trẻ sẽ trở lên phong phú, sinh động biết bao.

 

doc 21 trang thuychi01 43822
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú tham gia các hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu
1.1 . Lý do chọn đề tài.
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ biết học hành là ngoan.
Vâng đúng như lời Bác Hồ đã ví, trẻ em đặc biệt là lứa tuổi mầm non, các cháu thật hồn nhiên vô tư như những trang giấy trắng. Trang giấy đó được tô vẽ lên những gì, được viết lên những gì đều là do người cầm bút. Và tôi thật tự hào được là một trong những “người cầm bút” đó. Là một người giáo viên mầm non, thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.Trong đó âm nhạc là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như trẻ hát, vận động theo nhạc, nghe cô hát và chơi các trò chơi âm nhạc sẽ góp phần phát triển cho trẻ thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh và cuộc sống của con người một cách đa dạng và phong phú bằng hình tượng âm thanh. Việc giáo dục âm nhạc với trẻ mầm non là một hoạt động cực kỳ quan trọng. Đây là lần đầu tiên những âm thanh kỳ diệu của cuộc sống đến với trẻ. Trẻ không chỉ rung động với muôn vàn âm thanh của thế giới: Tiếng ru của bà, của mẹ, tiếng chim ca, tiếng gió thổi.Mà từ đây vô vàn những âm thanh giàu hình ảnh, màu sắc sẽ theo trẻ đến với cuộc sống. Nhà giáo dục người Nga Xkhômlinxki đã nhấn mạnh: “Không thể nào tưởng tượng nổi tuổi thơ ấu không có âm nhạc”, “Giáo dục mà thiếu âm nhạc dễ làm cho trẻ em trở thành những bông hoa khô héo”. Con người tồn tại với 2 mặt là mặt thể chất và mặt tâm hồn, âm nhạc với trẻ thơ là nguồn nhựa sống vô giá để nuôi sống tâm hồn, khích lệ tinh thần đứa trẻ. Qua âm nhạc trẻ cảm nhận thế giới với những vẻ đẹp lung linh, mới mẻ.
Âm nhạc không chỉ mang đến cho trẻ niềm vui, những hiểu biết về cuộc sống mà còn phát triển ở trẻ những xúc cảm lành mạnh, bồi dưỡng thị hiếu trong sáng và khuyến khích trẻ sáng tạo ra cái đẹp. Đời sống tinh thần của trẻ sẽ trở lên phong phú, sinh động biết bao.
Không những thế, âm nhạc còn giúp trẻ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai. Khi trẻ hát cũng là lúc trẻ ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu và trẻ phải tập trung chú ý để hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát. Khi trẻ hát cũng sẽ đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, hô hấp, hình thành giọng hát cho trẻ. Do vậy ngôn ngữ của trẻ cũng được củng cố, phát triển hơn. 
Là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp, được gần gũi các con qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày, nhận thấy vai trò to lớn của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhưng làm sao để trẻ luôn yêu thích và hứng thú với các hoạt động âm nhạc, làm sao để các hoạt động âm nhạc mà cô tổ chức cho trẻ luôn đem lại hiệu quả cao nhất? Đó là câu hỏi mà bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở. 
Hiện nay, đối với chương trình giáo dục mầm non mới được xây dựng theo hướng tích hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Để các hoạt động âm nhạc đạt kết quả tốt thì đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững đặc điểm phát triển của trẻ, nắm vững kiến thức chuyên môn, từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Và các hoạt động phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm và đáp ứng các nhu cầu phát triển của trẻ. 
	Xuất phát từ các lý do trên, tôi đã chọn “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia các hoạt động Âm nhạc” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề tài nhằm giúp trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong âm nhạc từ đó tạo nên những tâm hồn giàu cảm xúc.
- Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú tham gia các hoạt động Âm nhạc” tại trường mầm non Lam sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp quan sát sư phạm.
 - Phương pháp thực hành, nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp so sánh thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Ở mục: 2.3 Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tôi thêm các biện pháp sau:
 2.3.6. Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ
 2.3.7. Tổ chức tốt một số trò chơi phục vụ âm nhạc
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận
Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục âm nhạc hiện hành, vụ giáo dục mầm non đã có văn bản số 5434/ GDMN hướng dẫn giáo viên mầm non thực hành tiết dạy giáo dục âm nhạc có nội dung cố định nhằm triển khai hết các nội dung và gây được hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động âm nhạc.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục. có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. 
Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
Những năm đầu tiên của cuộc sống, phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi vẫn còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 3- 4 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những giai điệu nhạc. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở trẻ lại ở nhiều mức độ khác nhau, có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ hứng thú với âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế giáo dục âm nhạc nói chung và tạo hứng thú cho trẻ hoạt động với âm nhạc nói riêng là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển của tâm sinh lý trẻ.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
 Năm học 2017 -2018 tôi được nhà trường phân công dạy lớp Thỏ Trắng 3 -4 tuổi , tôi nhận thấy lớp mình có những thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
- Về cơ sở vật chất: lớp được nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nắm vững kiến thức dạy bộ môn âm nhạc.
- Đa số trẻ đều qua học lớp múa ngoại khóa nên trẻ có nề nếp và kỹ năng trong các hoạt động nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng
- Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức nên trẻ mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn
- Một số phụ huynh quan tâm, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc tổ chức các hoạt động âm nhạc nói riêng
b. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động âm nhạc chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
- Việc cảm thụ âm nhạc của các cháu trong lớp chênh lệch nhau, nhiều cháu còn hạn chế trong việc hát, múa, vận động theo nhạc
- Một số phụ huynh chưa quan tâm và cũng chưa hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ. 
c. Khảo sát chất lượng đầu năm.
 Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2017
 Bước đầu tôi khảo sát trẻ vào đầu năm học với tổng số trẻ trong lớp là 30 trẻ.
STT
Nội dung khảo sát
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
1
Trẻ tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc
14/30
47
2
Trẻ có kỹ năng biểu diễn tốt 
12/30
40
3
Trẻ mạnh dạn tự tin trong các hoạt động
12/30
40
4
 Thích thể hiện cá nhân tham gia biểu diễn
10/30
33
5
Trẻ có kỹ năng nghe nhạc 
14/30
47
6
Thể hiện cảm xúc âm nhạc phù hợp
12/30
40
7
Minh họa nhịp nhàng theo lời bài hát
16/30
53
8
Hát đúng giai điệu bài hát
15/30
50
2.3 Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Từ thực trạng trên, tuy gặp những khó khăn nhưng tôi vẫn luôn cố gắng tìm tòi những biện pháp để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. 
2.3.1. Tạo môi trường âm nhạc phong phú và làm đồ dùng âm nhạc hấp dẫn lôi cuốn trẻ. 
	Môi trường lớp là yếu tố trực quan trực tiếp tác động đến trẻ hàng ngày. Vì vậy tôi rất quan tâm đến việc tạo môi trường để trẻ vui chơi, học tập. Trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, vì vậy môi trường học tập nếu thu hút trẻ, lôi cuốn trẻ sẽ là yếu tố quan trọng kích thích đứa trẻ hoạt động. 
Tôi đã xây dựng góc âm nhạc với hình thức “mở” để kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Với mỗi chủ đề tôi ghi tên các bài hát trong chủ đề gắn vào ô “Bài hát trẻ yêu thích” kèm theo hình ảnh minh họa cho bài hát để khi nhìn vào góc âm nhạc trẻ nhận ra ngay là lớp mình đang học đến chủ đề gì và trong chủ đề có những bài hát gì. Trên mảng tường của góc âm nhạc tôi còn dùng những hình ảnh đẹp, hấp dẫn để trang trí như hình ảnh chú thỏ ngộ nghĩnh đang chơi đàn, hình ảnh những nốt nhạc bay nhảy.nhằm thu hút trẻ. Từ đó kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. 
Giá đồ chơi ở góc âm nhạc tôi sử dụng giá có độ cao vừa phải không cao quá cũng không thấp quá, vừa tầm cho trẻ sử dụng. Giá còn có bánh xe để trẻ có thể di chuyển ra khu vực rộng, thoáng ở giờ hoạt động góc để không làm ảnh hưởng đến góc chơi khác. Đồ dùng đồ chơi trong góc đảm bảo thuận tiện cho trẻ sử dụng, được sắp xếp hợp lý, dễ lấy, dễ cất đảm bảo tính thẩm mỹ và tính khoa học.
Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các hoạt động làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo.
Góc âm nhạc của bé
 Làm đồ dùng âm nhạc tự tạo đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ
	Để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc thì đồ dùng đồ chơi âm nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài các đồ dùng đồ chơi được nhà trường trang bị như: đàn, xắc xô, kèn, trống..thì tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi và 
tạo ra những đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau hoặc bằng các loại phế liệu để cho trẻ hoạt động trong các chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề “Thực vật” tôi làm các dụng cụ âm nhạc dưới dạng hoa lá. Chủ đề “Động vật” thì các đồ dùng đồ chơi trở thành các con vật ngộ ngĩnh đáng yêu. Cuối mỗi chủ đề tôi lại sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịchcó nội dung về chủ đề tiếp theo để trang trí góc âm nhạc hoặc làm đồ dùng giảng dạy cho các hoạt động âm nhạc trong chủ đề mới
	Những đồ dùng đồ chơi âm nhạc mà tôi tạo ra cho trẻ hoạt động được làm bằng các nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng như:
+ Mũ chóp, đàn, các loại mũ (mũ các con vật, mũ các loại hoa) được làm từ bìa cứng trang trí thêm đề can và 1 số vật liệu khác như dây kim tuyến, xốp màu, dạ màu
+ Các loại xúc xắc được làm bằng vỏ lon bia,vỏ lon nước ngọt
+ Những chiếc trống xinh xắn được làm bằng hộp bánh
+ Ống chỉ, vỏ sữa hộp, đề can làm thành micrô cho trẻ hát
Không chỉ phong phú đa dạng về chất liệu mà những đồ dùng đồ chơi âm nhạc mà cô tạo ra còn đa dạng về màu sắc. Bởi dựa trên đặc điểm của trẻ mầm non luôn bị thu hút bởi những màu sắc sặc sỡ phong phú và đa dạng.
Tôi còn sử dụng các đồ vật có chất liệu khác nhau như: thìa gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắp thiếc, hộp sữađể làm các nhạc cụ cho trẻ gõ đệm. Những chất liệu khác nhau đó tạo ra những âm thanh khác nhau thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
Những hoạt động âm nhạc mà tôi tổ chức cho trẻ không chỉ sử dụng những đồ dùng đồ chơi sẵn có trong lớp, những đồ dùng đồ chơi do cô tạo ra mà tôi còn sử dụng cả những đồ dùng đồ chơi do trẻ làm. Tôi luôn khuyến khích trẻ tự làm hay cùng làm với cô một số đồ dùng đồ chơi để trẻ múa, vận động minh họa, vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. 
Ví dụ: Tôi tận dụng các vỏ lon bia hay vỏ lon coca mà trẻ mang tới, cho trẻ lấy các hột hạt, sỏi cuội để vào đó, sau đó hướng dẫn trẻ dán băng dính lại và dán các hoạ tiết trang trí bằng đề can. Vậy là trẻ đã có thể tạo ra đồ dùng âm nhạc bằng chính đôi tay khéo léo của mình.
Một số nguyên liệu cho trẻ làm đồ dùng âm nhạc.
Để làm trang phục cho trẻ tôi dùng các loại giấy mếch, giấy óng ánh, lá cây, quần áo cũ tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo, trang phục biểu diễn....Trẻ vô cùng thích thú khi được sử dụng đồ dùng do chính mình tạo ra để tham gia vào các hoạt động âm nhạc
 Trẻ sử dụng các đồ dùng âm nhạc do cô và trẻ tự làm
Với góc âm nhạc được trang trí mở như vậy, tôi có thể thay đổi theo từng chủ đề với các bài hát khác nhau cho trẻ hoạt động. Ở các hoạt động góc, hoạt động chiều cô hướng dẫn trẻ và cùng trẻ làm các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc bằng các nguyên vật liệu khác nhau và bằng các loại phế liệu do phụ huynh và học sinh mang đến. Trẻ rất thích thú bởi trẻ được hoạt động bằng chính những sản phẩm mà mình tạo ra. Và chính những sản phẩm trẻ làm ra lại được dùng để tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
2.3.2. Sưu tầm, sáng tạo những trò chơi âm nhạc mới thu hút trẻ
Với trẻ mầm non, thông qua các hoạt động trẻ vừa học, vừa chơi. Trò chơi đối với trẻ chiếm vị rất quan trọng nhằm tích cực hóa các hoạt động của trẻ. Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động, tôi luôn cố gắng tìm các trò chơi phù hợp để gây hứng thú cho trẻ.
Trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú, tinh thần tập thể cao và rèn phản xạ nhanh cho trẻ. Trong mỗi trò chơi tôi đưa ra luật chơi, cách chơi rõ ràng cụ thể. Muốn tổ chức được trò chơi hấp dẫn tôi luôn tham khảo sưu tầm ra những trò chơi mới, hay nâng cao, thay đổi để tránh sự lặp lại nhàm chán khi cho trẻ chơi.
VÝ dô: Trß ch¬i “Ai ®o¸n giái” lÇn ®Çu t«i cho mét trÎ ®éi mò chãp vµ nghe mét b¹n kh¸c h¸t, sau ®ã cho trÎ bá mò chãp vµ hái trÎ b¹n nµo ®· h¸t, b¹n h¸t bµi g×? LÇn sau cho trÎ ®ã h¸t kÕt hîp sử dụng dụng cụ âm nhạc vµ hái trÎ h¸t bµi g×, bạn dùng dông cô âm nhạc g×?
Trong mét hoạt động âm nhạc th× phÇn trß ch¬i ©m nh¹c là phÇn trÎ yªu thÝch nhÊt vµ hấp dẫn nhất đối với trẻ. §ång thêi trß ch¬i ©m nh¹c còng lµ h×nh thøc t¹o cho trÎ ph¸t triÓn n¨ng khiÕu ©m nh¹c. V× vËy khi tæ chøc cho trÎ ch¬i c« cÇn khuyÕn khÝch, ®éng viªn trÎ tham gia và n©ng cao dÇn trß ch¬i để luyện kỹ năng chơi cho trẻ.
 Muốn đạt được hiệu quả cao trong các trò chơi tôi luôn phải nghiên cứu kỹ cách thức chơi và luật chơi, hiệu lệnh rõ ràng cụ thể, trong quá trình chơi trẻ phải có nếp chơi như: biết chia nhóm, biết về hàng và đoàn kết trong khi chơi.
Với mỗi một hoạt động tôi lại lựa chọn các trò chơi khác nhau phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với nội dung trọng tâm và với khả năng của trẻ. Với các hoạt động âm nhạc tôi đã tổ chức nhiều trò chơi thu hút được sự chú ý của trẻ. Sau đây là ví dụ một số trò chơi mà tôi đã tổ chức cho trẻ chơi giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc:
* Trò chơi 1: Xúc xắc xúc xẻ
Cô chuẩn bị ống đựng quân xúc xắc, quân xúc xắc có các mặt dán các hình ảnh về chủ đề. Chia trẻ thành 3 đội, đại diện của mỗi đội lên xúc xắc, khi đổ quân xúc xắc ra, mặt trên của quân xúc xắc có hình ảnh gì, cả đội phải biểu diễn bài hát có nội dung liên quan đến hình ảnh đó.
* Trò chơi 2: Nhanh tay chọn quả (Chủ đề “Thế giới thực vật)
Cô đặt trên bàn một số loại quả vỏ nhẵn, vỏ sần, quả một hạt, quả nhiều hạt.
Yêu cầu: 
+ Cô đánh đàn nhanh, trẻ hát nhanh đi nhanh
+ Cô đánh đàn chậm, trẻ hát nhanh đi chậm
+ Cô gõ một tiếng trẻ ngừng lại chọn loại quả theo yêu cầu của cô
Cô có thể nâng yêu cầu ở những lần chơi sau như thay đổi nhanh chậm nhiều lần hơn
* Trò chơi 3: Khiêu vũ với bóng
Cho trẻ kết mỗi nhóm 2 bạn đứng đối diện nhau, để quả bóng ở giữa bụng của 2 bạn. Khi nghe nhạc nhanh thì cả 2 phải bước đi theo nhạc, nghe nhạc chậm thì cả 2 đứng tại chỗ lắc lư theo nhịp nhạc. Cô nhắc trẻ cẩn thận không làm rơi bóng
Luật chơi: Nếu cặp nào làm rơi bóng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, đem bóng đi cất và ngồi xem những bạn còn lại chơi cho đến khi dừng nhạc. Cặp nào không làm rơi bóng sẽ chiến thắng
* Thay đổi hình thức mang tính vui chơi trong quá trình dạy trẻ hát và vận động
	Trong quá trình dạy trẻ hát và vận động tôi thường xuyên thay đổi các hình thức mang tính chất vui chơi để tạo hứng thú cho trẻ như sau:
	- Hát to- hát nhỏ theo tiếng xắc xô
Thực hiện: Trẻ hát hết bài hát trong quá trình hát khi nghe tiếng xắc xô to thì hát to, nghe tiếng xắc xô nhỏ thì hát nhỏ
	- Hát to- hát nhỏ dựa vào động tác của cô (hoặc của bạn)
Thực hiện: Khi cô đứng thì trẻ hát to, khi cô ngồi thì trẻ hát nhỏ
	- Hát to- hát nhỏ để các bạn nhảy vào vòng hoặc ngồi vào ghế
Thực hiện: Cho nhóm trẻ lên chơi có số vòng ít hơn số trẻ là 1-2 vòng. Các bạn ở ngoài hát, khi hát nhỏ các bạn chơi đi ngoài vòng tròn, khi các bạn hát to thì nhảy nhanh vào vòng hoặc ngồi vào ghế
	- Hát to- hát nhỏ theo ký hiệu chữ số 
Thực hiện: Cả lớp hát, khi cô giơ đồ vật màu đỏ, thì trẻ hát to, cô giơ đồ vật màu xanh thì trẻ hát nhỏ
	- Hát nhanh – hát chậm theo tiếng vỗ tay nhanh chậm của cô
 Thực hiện: Cô vỗ tay nhanh thì trẻ hát nhanh, cô vỗ tay chậm thì trẻ hát chậm
	- Hát nhanh- hát chậm theo tốc độ vận động của các con vật
Thực hiện: cô gọi một số trẻ giả làm vịt hoặc chim, thỏ, mèo
	- Hát bằng âm “la” bài hát trẻ hát theo
Thực hiện: Cô cho một đội hát âm “la” bài hát, đội kia hát lời bài hát sau đó đổi lại
	- Hát nối tiếp theo tay đánh nhịp của cô
Thực hiện: Khi cô đánh nhịp về phía tổ nào thì tổ đó hát, hát hết câu cô chuyển sang tổ kia thì tổ kia phải hát tiếp câu hát tiếp theo không được hát lại từ đầu
	- Hát nối tiếp sử dụng chuyển đồ vật
Thực hiện: Cô dùng 1 đồ vật (đồ chơi, hoa, quả) khi bắt đầu câu hát cô đưa ra đồ vật cho 1 tổ, hát hết 1 câu trẻ ở tổ đó sẽ đưa đồ vật cho một trẻ ở tổ khác và tổ này phải hát tiếp được câu tiếp theo
Hát thi giữa 2 đội về một chủ đề
Thực hiện: Chia trẻ thành 2 đội, cô đưa ra 1 chủ đề, 2 đội thi đua hát luân phiên nhau mỗi đội một bài, nhưng được hát lại những bài đội kia đã hát. Đội nào không tìm được bài hát tiếp theo đội đó sẽ thua
Tập làm ca sĩ
Thực hiện: Cô mở băng đĩa hình theo chủ điểm, trẻ xem và hát cùng các bạn nhỏ trên màn hình, làm động tác giống như bạn
	Sau khi đưa ra những biện pháp vui chơi trong quá trình dạy trẻ hát và vận động nêu trên, tôi đã ứng dụng và đưa những trò chơi đó vào trong các tiết học để dạy trẻ. Tùy nội dung từng hoạt động mà tôi lựa chọn biện pháp phù hợp đưa vào dạy trẻ, trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.
	Trên đây chỉ là một vài ví dụ, không thể kể hết được các trò chơi âm nhạc mà tôi đã tổ chức cho trẻ chơi. Khi tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi này trẻ rất hứng thú tham gia chơiViệc trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc vì thế rất tự nhiên thoải mái, không áp đặt, không gò bó.
	Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc
2.3.3. Lồng ghép hoạt động âm nhạc với các hoạt động học
Ở tr­êng mÇm non, ©m nh¹c ®· thùc sù trë thµnh ph­¬ng tiÖn cho c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc kh¸c cã hiÖu qu¶ nh­: ho¹t ®éng thÓ dôc, ho¹t ®éng lµm quen víi to¸n, hoạt động khám phá, lµm quen víi v¨n häc.Với mỗi hoạt động đều có mục đích yêu cầu riêng, vì vậy tôi luôn tìm tòi những cách tốt nhất để lồng ghép âm nhạc sao cho đạt k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hung_thu_tham_gia_ca.doc