SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp lá 7 trường mầm non Phú Điền

SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp lá 7 trường mầm non Phú Điền

Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy: "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Trẻ em chính là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm hi vọng của mỗi gia đình và toàn xã hội. 

 Làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là một sự khởi đầu hết sức quan trọng và cần thiết hình thành nhân cách cho trẻ để sau này trẻ trở thành những người công dân tốt - thế hệ tương lai của đất nước. 

Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở nền tảng của giáo dục và môi trường nơi trẻ sinh sống. Là một  giáo viên mới chưa có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể giáo dục các bé biết yêu thương,ngoan ngoãn lễ phép trong giao tiếp với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh. 

doc 7 trang Phúc Hảo 25/04/2024 9558
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp lá 7 trường mầm non Phú Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
TRƯỜNG MN PHÚ ĐIỀN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Điền, ngày 15 tháng 04 năm 2022
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN NĂM 2022
- Họ tên tác giả: Ngô Ngọc Hà
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Phú Điền
- Tên sáng kiến: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI LỚP LÁ 7 TRƯỜNG MN PHÚ ĐIỀN”
BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng trước khi có sáng kiến.
Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy: "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Trẻ em chính là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm hi vọng của mỗi gia đình và toàn xã hội. 
 Làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là một sự khởi đầu hết sức quan trọng và cần thiết hình thành nhân cách cho trẻ để sau này trẻ trở thành những người công dân tốt - thế hệ tương lai của đất nước. 
Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở nền tảng của giáo dục và môi trường nơi trẻ sinh sống. Là một  giáo viên mới chưa có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể giáo dục các bé biết yêu thương,ngoan ngoãn lễ phép trong giao tiếp với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh. Và đó là lý do tôi chọn bài thuyết trình về:"Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp lá 7 trường mầm non Phú Điền”.
* Ưu điểm:
 - Được sự hỗ trợ của Ban giám hiệu về trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ để thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Bản thân cũng có công tác tại một số nơi, tự học hỏi và rèn luyện đúc kết được một số kinh nghiệm trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho trẻ trong các hoạt động của từng lĩnh vực. Trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, tích cực trong mọi hoạt động.
- Nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp trong quá trình giáo dục trẻ theo độ tuổi.
* Hạn chế
 - Một số trẻ mới đi học đầu tiên và vừa trải qua kì nghĩ dịch Covid-19 dài hạn trẻ còn nhút nhát, nói chưa đủ câu, nói ngọng, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế. 
 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.
- Phụ huynh chưa tham gia vào nhiều hoạt động của trường.
- Giáo viên còn cứng nhắc, chưa linh hoạt trong việc giáo dục giao tiếp văn hóa cho trẻ. 
2. Nguyên nhân
- Do trẻ ở vùng sâu không có điều kiện tiếp xúc với môi trường bên ngoài chỉ tiếp xúc cùng với ba mẹ, ông bà., môi trường sống hạn hẹp.
- Do một vài gia đình tiếp xúc với cháu chưa để ý đến cách giao tiếp với trẻ có văn hóa, trẻ lại nhạy bén hay bắt chước người lớn về mọi mặt lời nói, cử chỉ hành động,...Một vài phụ huynh nuông chiều con nên không chú ý dạy trẻ giao tiếp văn hóa.
- Một số phụ huynh gia đình khó khăn, họ phải đi làm suốt ngày nên không có thời gian đến tham gia các hoạt động của trường.
- Giáo viên phải làm quá nhiều việc nên đôi lúc giáo viên chưa truyền đạt hết hay hõa mãn nhu cầu của trẻ, hạn chế chú ý đến cảm xúc cuả từng trẻ.Chưa có điều kiện đảm bảo cho trẻ được trải nghiệm nhiều. Cách thể hiện hành vi còn cứng nhắc chưa thể linh hoạt.
2. Tính mới của sáng kiến.
Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng, kiến thức của trẻ.
 Để biết được chính xác khả năng học của trẻ như thế nào ngay từ đầu năm tôi đã làm khảo sát tại lớp Lá 7 trường mầm non Phú Điền gồm 22 cháu như sau: 
Tôi đã tiến hành khảo sát trẻ thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trò chuyện, chơi tự do, kể chuyện, hoạt động vui chơi .để từ đó có hướng đánh giá trẻ và lập kế hoạch bồi dưỡng thêm những trẻ còn hạn chế về thói quen giao tiếp văn hóa để cuối năm trẻ hoàn thành tốt những kiến thức và kỹ năng cần đạt.
STT
Nội dung
Tháng 4/2021
Đạt
Tỉ lệ
1
Nhóm hành vi giao tiếp ứng xử, lịch sự lễ phép
16/22
72,7%
2
Nhóm hành vi tham gia hội thoại
17/22
72,3%
3
Nhóm hành vi biểu đạt nhu cầu với người khác
15/22
68,2 %
4
Nhóm hành vi thể hiện sự cảm thông chia sẻ
16/22
72,7%
5
Nhóm hành vi tôn trọng trong giao tiếp
18/22
81,8%
Biện pháp 2: Xác định nội dung giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá.
- Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho con người nói chung và cho trẻ ở trường mầm non nói riêng trở thành một mục tiêu quan trọng. Việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ phải được tiến hành ngay từ nhỏ để giúp trẻ hình thành những phẩm chất cần thiết cho con người trong tương lai. Những phẩm chất này sẽ làm cho trẻ tự tin, mạnh dạn, độc lập, sáng tạo, linh hoạt dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống. 
- Các nhóm hành vi giao tiếp chủ yếu ở trẻ gồm có:
Nhóm hành vi giao tiếp ứng xử, lịch sự lễ phép:
+ Chào hỏi.
+ Cám ơn.
+ Xin lỗi.
+ Xin phép.
+ Cử chỉ thân mật lễ phép.
Nhóm hành vi tham gia hội thoại: 
+ Chấp nhận và lắng nghe người khác đang nói.
+ Không ngắt lời khi người khác đang nói.
+ Hướng mặt vào người đang nói chuyện với mình.
+ Nói vừa đủ nghe, không nói trống không.
+ Xưng hô thân mật với bạn
Nhóm hành vi biểu đạt nhu cầu với người khác:
+ Biết đề nghị khi muốn người khác giúp đỡ.
+ Biết đề nghị khi muốn tham gia vào các hoạt động.
Nhóm hành vi thể hiện sự cảm thông chia sẻ:
+ Quan tâm đến người thân, bạn bè, những người cần có sự giúp đỡ.
+ Cùng chơi với bạn, chia sẻ thông tin với bạn.
Nhóm hành vi tôn trọng trong giao tiếp:
+ Chấp nhận ý kiến của bạn.
+ Tôn trọng sở thích riêng của bạn, của người thân.
+ Tuân thủ những quy định chung của tập thể.
+ Không ồn ào, làm mất trật tự nơi đông người.
Biện pháp 3: Hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa
- Biện pháp này nhằm mục đích giúp trẻ nhận biết được hành vi đúng và tạo ra những xúc cảm, tình cảm phù hợp khi thực hiện vai chơi, trong quá trình chơi.
- Để tổ chức và tiến hành các trò chơi, mở rộng nội dung chơi, tôi tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh thể hiện mẫu hành vi theo đúng chuẩn mực giao tiếp.
Ví dụ: Trò chơi "Mẹ và con, người bán hàng".
Cô tổ chức kể và đọc cho trẻ nghe các câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục trẻ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa "Ba cô gái, Tích chu, thỏ trắng đi học, cháu ngoan của bà, em yêu nhà em, cô dạy phải là hai tay”.
Qua giáo dục lễ giáo trẻ sẽ lĩnh hội được những mối quan hệ về tình cảm gia đình, bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo, trong các tác phẩm văn học và các hình ảnh có nội dung giáo dục trẻ cao qua giao tiếp bạn bè, cô giáo. Đây là phương tiện giáo dục, nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người, kính trọng lễ phép với người thân của mình.
Qua bài thơ : “Lấy tăm cho bà”, cô giáo dục trẻ lễ phép và kính trọng ông bà, cha mẹ. 
Bài thơ: “Lời chào” Cô giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép với ông, bà, cha mẹ, với người lớn tuổi.
- Việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa còn được lồng ghép vào các hoạt động trong ngày.
- Qua nêu gơng trẻ tự tin và mạnh dạn nhận xét bạn của mình về những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn để từ đó rút ra kinh nghiệm để rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa.
- Trong hoạt động vui chơi trẻ được trải nghiệm và tái hiện cuộc sống thật để từ đó trẻ thể hiện sự quan tâm đến người thân, bạn bè, những người cần có sự giúp đỡ. Cùng chơi với bạn, chia sẻ thông tin với bạn
- Trong giờ hoạt động ngoài trời phần chơi tự do rèn trẻ tính chấp nhận và lắng nghe người khác đang nói, không ngắt lời khi người khác đang nói, khi trao đổi với người khác phải hướng mặt vào người đang nói chuyện với mình. Khi trả lời nói vừa đủ nghe, không nói trống không. Về cách xưng hô thân mật với bạn “xưng tên, xưng mình với bạn”
 	Biện pháp 4: Bố trí tổ chức môi trường các góc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.
- Tạo môi trường vật chất phù hợp, sau mỗi chủ đề tôi tìm hiểu nhu cầu chơi. Nhu cầu khả năng hoạt động của trẻ, mức độ thể hiện giao tiếp có văn hóa của trẻ và thực tế điều kiện của lớp để lập kế hoạch tiếp theo. Kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
- Tạo môi trường tâm lý phù hợp với môi trường hoạt động, việc tạo nên bầu không khí lớp học thoải mái, không gò bó, hào hứng khi bước vào trò chơi là hết sức quan trọng. Với phương tiện và đồ dùng đồ chơi mang tính thẩm mỹ gần gũi với trẻ sẽ tạo cho trẻ cảm giác được là một thành viên của lớp, đem lại lòng tự tin, phấn khởi, hứng thú, chia sẻ với bạn cùng chơi. Qua đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, khơi gợi ở trẻ nhu cầu giao tiếp với mọi người, nhận ra những cử chỉ, hành vi đẹp. Trẻ sẽ được học những điều hay lẽ phải, cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, qua theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
	Biện pháp 5: Thực hành luyện tập thói quen giao tiếp có văn hóa trong quá trình chơi.
- Trong quá trình chơi tôi tạo tình huống cho trẻ được thực hành qua vai chơi.
Ví dụ: Cô nói: Tôi rất muốn đóng vai là người đi mua hàng, vậy ai là người bán hàng đây? Người bán hàng và người mua hàng giao tiếp với nhau như thế nào nhỉ?... Cô càng nhập vai tự nhiên thì càng tạo cho trẻ cảm giác hứng thú và tự nhiên thông qua vai chơi, thể hiện được các chuẩn mực hành vi giao tiếp văn hóa.
Ví dụ: Trẻ đóng vai người mua hàng: Chào bác! Bán cho tôi nải chuối giá tiền bao nhiêu hả bác?.. Cho tôi xin, tôi cảm ơn! Như vậy trẻ có kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa.
Biện pháp 6: Tổ chức quá trình đánh giá và tự đánh giá.
Với biện pháp này mục đích là để củng cố biểu tượng về thói quen giao tiếp có văn hóa, kích thích trẻ tự giác tích cực, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với tình huống cụ thể. Việc đánh giá được thực hiện trong quá trình chơi, dựa trên cơ sở của luật chơi tôi phát hiện ra những sai lệnh đưa ra những gợi ý giúp trẻ thực hiện đúng vai chơi, trẻ được tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn bè, giúp trẻ từng bước biết cách đánh giá, nhận xét những hành vi đúng của mình và của bạn.
Biện pháp 7: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là việc làm thiết thực đối với mỗi giáo viên. Vì vậy tôi luôn học hỏi, tích cực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Muốn thực hiện được điều đó mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi bản thân.
- Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ, không để trẻ nhàm chán, im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
- Thực hiện đầy đủ các đợt chuyên đề nghiên cứu sách báo, tài liệu, tập sách, sưu tầm các loại tranh ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng về giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ để có vốn kiến thức phong phú hơn.
- Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện dạy trẻ hiệu quả nhất.
Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh.
 - Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả. Bởi vậy, lớp tổ chức phối kết hợp với phụ huynh qua các cuộc họp phụ huynh (đầu năm, giữa năm, cuối năm); lớp xây dựng góc tuyên  truyền qua các góc tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết như tranh ảnh theo chủ đề, những bài thơ, câu chuyện trẻ được học, lịch học của trẻ nhằm giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn luyện cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn. Có thói quen giao tiếp với mọi người có văn hóa.
- Đồng thời nhắc phụ huynh nên dành thời gian chú ý quan tâm đến việc dạy thêm những hành vi trong giao tiếp văn hóa như lễ phép, cảm ơn, xin lỗi.. 
- Giáo viên và phụ huynh phải thống nhất phương pháp dạy trẻ. Tránh trường hợp không thống nhất quan điểm dạy trẻ ảnh hưởng không tốt đến rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa. Đồng thời phụ huynh dành thời gian đến tham gia các buổi họp, những buổi hội giảng, thao giảng của trường mời phụ huynh dể nắm bắt tình hình học tập của con mình đồng thời nắm được cách dạy, nội dung dạy để dạy trẻ tốt hơn khi về nhà.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục thói quen có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 7 trường mầm non Phú Điền mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh có văn hóa, đề tài này có thể nhân rộng áp dụng cho các lớp Lá tại trường Mầm non Phú Điền cũng như các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện.
4. Hiệu quả của sáng kiến mang lại.
- Theo đánh giá thực tế của lớp tại thời điểm khảo sát trẻ qua hệ thống internet và từ phụ huynh kết quả khả quan hơn so với năm học trước.
- Giáo viên có hành vi giao tiếp chuẩn mực, nhẹ nhàng khi giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Nắm được những kỹ năng cơ bản để dạy trẻ.Tự tin khi điều hành các cuộc họp phụ huynh của lớp, mạnh dạn tham gia vào các hội thi, hội diễn của ngành, của địa phương.
- Trẻ hứng thú, tích cực vào các hoạt động, có kỹ năng, thể hiện vai chơi, trò chơi theo từng chủ đề một cách tự nhiên. Trang bị cho trẻ có kiến thức, kỹ năng ứng xử có văn hóa.Trẻ được phát triển tốt theo các lĩnh vực phát triển. Có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị cho trẻ về thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho trẻ. Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
- Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong giáo dục trẻ và tham gia tốt các quá trình hoạt động của trường.
Bảng so sánh kết quả
STT
Nội dung
Tháng 2/2020
Tháng 04/2020
Tăng (+)
giảm (-)
Đạt
Tỉ lệ
Đạt
Tỉ lệ
1
Nhóm hành vi giao tiếp ứng xử, lịch sự lễ phép
16/22
72,7%
21/22
95,8%
+29,17%
2
Nhóm hành vi tham gia hội thoại
17/22
72,3%
20/22
90,9%
+20,83%
3
Nhóm hành vi biểu đạt nhu cầu với người khác
15/22
68,2%
21/22
95,5%
+25%
4
Nhóm hành vi thể hiện sự cảm thông chia sẻ
16/22
72,7%
22/22
100%
+25 %
5
Nhóm hành vi tôn trọng trong giao tiếp
18/22
81,8%
22/22
100%
+25,06%
Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến cá nhân.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét. 
Xác nhận của Thủ trưởng Người viết tóm tắt sáng kiến
 cơ quan, đơn vị	
 Ngô Ngọc Hà
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THÁP MƯỜI
TRƯỜNG MẦM NON PHÚ ĐIỀN
 BÁO CÁO TÓM TẮT 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI LỚP LÁ 6 TRƯỜNG MN PHÚ ĐIỀN ”
 Người thực hiện: NGÔ NGỌC HÀ
 Tháng 04 - 2022

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_thoi_quen_giao_tiep_co_van_ho.doc