Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

 Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Là nền tảng tương lai của xã hội và muốn ngày mai có những con người có đức, có tài thì trẻ em cần phải được quan tâm, uốn nắn, giáo dục ngay từ những ngày đầu khi mới được sinh ra. Từ đó hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách, trẻ biết yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người thân gần gũi (Bố mẹ, bạn bè, cô giáo .), biết lễ phép hồn nhiên, yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời hình thành ở trẻ sự thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi sự vật, hiện tượng xung quanh. Có thể nói, ở trường mầm non trong các hoạt động mà trẻ được tiếp cận thì hoạt động khám phá khoa học đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhận thức của trẻ, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi. Bởi vì, qua môn học này giúp trẻ tìm tòi, khám phá những điều kì diệu, thú vị, mới lạ xung quanh cuộc sống của trẻ.

 Khám phá về môi trường xung quanh là hoạt động thực sự hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn. Trong quá trình hoạt động khám phá khoa học, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác). Chính vì vậy mà các cơ quan cảm giác và khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xác hơn. Trong quá trình khám phá khoa học trẻ phải tiến hành các thao tác trí tuệ như: quan sát, so sánh, phán đoán, nhận xét, giải thích .Chính vì vậy mà tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển. Thông qua các hoạt động khám phá trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm tính chất các mối liên hệ quan hệ sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. Hoạt động này có tác dụng làm giàu vốn từ và diễn đạt bằng ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc kể về những gì mà trẻ đã biết qua việc tìm tòi thử nghiệm, khám phá. Đồng thời khám phá khoa học góp phần phát triển nhân cách của trẻ: Trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn, phù hợp, cảm nhận được vẻ đẹp của một số đối tượng ở môi trường xung quanh mình. Từ đó rèn cho trẻ một số phẩm chất đạo đức tốt, trẻ biết yêu quý, thích được sống, học tập và vui chơi trong môi trường xung quanh mình. (1)

 

doc 16 trang thuychi01 11295
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN THẠCH THÀNH
 TRƯỜNG MẦM NON KIM TÂN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC”
 Người thực hiện : Mai Thị Xinh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Kim Tân
 Sáng kiến thuộc lĩnh vực (môn): Chuyên môn
THANH HÓA , NĂM 2018
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
SỐ
TRANG
MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
 Lý do chọn đề tài
2
1.2
 Mục đích nghiên cứu
3
1.3
 Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
 Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
 Cơ sở lý luận 
3
2.2
 Thực trạng của vấn đề
4
2.3
 Các biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở môn khám phá khoa học
5
*Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm
5
*Biện pháp 2: Tích hợp môn học khác khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học
6
*Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển khả năng tư duy cho trẻ
9
*Biện pháp 4: Cho trẻ được tìm hiểu, khám phá ở mọi lúc mọi nơi
10
*Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả trong các hoạt động
11
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến
12
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1
Kết luận
13
3.2
. Kiến nghị
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Là nền tảng tương lai của xã hội và muốn ngày mai có những con người có đức, có tài thì trẻ em cần phải được quan tâm, uốn nắn, giáo dục ngay từ những ngày đầu khi mới được sinh ra. Từ đó hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách, trẻ biết yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người thân gần gũi (Bố mẹ, bạn bè, cô giáo.), biết lễ phép hồn nhiên, yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời hình thành ở trẻ sự thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi sự vật, hiện tượng xung quanh. Có thể nói, ở trường mầm non trong các hoạt động mà trẻ được tiếp cận thì hoạt động khám phá khoa học đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhận thức của trẻ, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi. Bởi vì, qua môn học này giúp trẻ tìm tòi, khám phá những điều kì diệu, thú vị, mới lạ xung quanh cuộc sống của trẻ.
 Khám phá về môi trường xung quanh là hoạt động thực sự hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn. Trong quá trình hoạt động khám phá khoa học, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác). Chính vì vậy mà các cơ quan cảm giác và khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xác hơn. Trong quá trình khám phá khoa học trẻ phải tiến hành các thao tác trí tuệ như: quan sát, so sánh, phán đoán, nhận xét, giải thích ...Chính vì vậy mà tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển. Thông qua các hoạt động khám phá trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm tính chất các mối liên hệ quan hệ sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. Hoạt động này có tác dụng làm giàu vốn từ và diễn đạt bằng ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc kể về những gì mà trẻ đã biết qua việc tìm tòi thử nghiệm, khám phá. Đồng thời khám phá khoa học góp phần phát triển nhân cách của trẻ: Trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn, phù hợp, cảm nhận được vẻ đẹp của một số đối tượng ở môi trường xung quanh mình. Từ đó rèn cho trẻ một số phẩm chất đạo đức tốt, trẻ biết yêu quý, thích được sống, học tập và vui chơi trong môi trường xung quanh mình. (1) 
 Tuy nhiên trên thực tế hiện nay các giờ họat động khám phá khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi còn tẻ nhạt, giáo viên chưa thực sự có sáng tạo trong các tiết dạy, trẻ chưa hứng thú vào tiết học, khả năng nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh còn hạn chế, nhiều giáo viên chỉ chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng mà không đi sâu vào bản chất của các sự vật, hiện tượng, trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ được thực tế trải nghiệm để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Bên cạnh đó, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các tiết học chưa phong phú, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến những gì mà trẻ lĩnh hội được ở môn khám phá khoa học, vì vậy mà việc sử dụng các thủ thuật gây hứng thú hay sử dụng các phương pháp cho trẻ nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ ở môn khám phá khoa học là rất cần thiết.
 Nhận thức được tầm quan trọng của môn khám phá khoa học đối với sự phát triển nhận thức của trẻ, là giáo viên tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để tổ chức các hoạt động khám phá khoa học sao cho trẻ hứng thú và đạt hiệu quả nhất. 
 Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 - Dựa trên thực tế của lớp và dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên ngành. Đề tài nhằm xây dựng một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi ở môn khám phá khoa học đạt hiệu quả cao .
 - Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức và nâng cao chất lượng của hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ phát triển các năng lực trí tuệ, hình thành thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh 
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi ( Lớp lớn B) Trường mầm non Kim Tân.
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp dùng lời 
 - Phương pháp so sánh
 - Phương pháp thống kê toán học
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
. Cơ sở lý luận:
 Đất nước Việt Nam đang ngày một phát triển đòi hỏi con người phải có một kiến thức nhất định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Và trường mầm non chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển sau này của trẻ em. Vì vậy các nhà giáo dục trẻ em cần phải đem hết khả năng trí tuệ của mình để truyền thụ cho trẻ những kiến thức mới mẻ, những tình cảm dịu hiền để ngay từ buổi ban đầu trẻ được tiếp xúc với cái hay, cái đẹp của xã hội, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
“Khám phá khoa học là một trong những môn học quan trọng giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ. Trẻ không chỉ học hỏi những kiến thức qua hình ảnh, qua lời kể mà còn trực tiếp được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì mà trẻ quan tâm, và trong quá trình khám phá những hiện tượng trong thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn sống, vốn kinh nghiệm, kiến thức kỹ năng- xã hội giúp trẻ phát triển toàn diện trên các mặt Đức - trí - thể - mỹ - lao động.” ( 2)
Ngoài ra khám phá khoa học giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ nghe hiểu thông qua việc trẻ lắng nghe giáo viên đọc, kể về các hiện tượng xung quanh. Việc bộc lộ ý kiến, quan điểm của bản thân trong các hoạt động khám phá khoa học và nói lên những kết quả thu được sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ biểu đạt và sự tự tin, cởi mở trong giao tiếp với những người xung quanh. Thông qua các hoạt động khám phá, trẻ thu được các kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ quan hệ sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và trong xã hội.
Chính vì vậy mà việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi ở môn khám phá khoa học là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác giáo dục trẻ- một môn học có thể nói rằng giúp cho trẻ phát triển toàn diện.
2.2 Thực trạng:
* Thuận lợi:
Trường Mầm non Kim Tân là một trong những trường trung tâm của huyện Thạch Thành, trường đã đạt trường chuẩn Quốc gia nhiều năm nay, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đây là môi trường thuận lợi để bản thân có cơ hội trau dồi kiến thức và học hỏi đồng nghiệp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh (có tivi, máy tính, máy chiếu).
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn là 85% 
Trẻ mạnh dạn tự tin, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.
 Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó vẫn còn có những khó khăn sau:
* Khó khăn:
Trong năm học 2017– 2018 tôi được BGH nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn B (5– 6 tuổi), với tổng số trẻ là 45 cháu trong đó có 22 trẻ nam và 23 trẻ nữ. Tuy có cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều: Có những cháu rất mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động nhưng cũng có những trẻ nhút nhát, ít hoạt động 
Trẻ chưa hứng thú tham gia vào quá trình trải nghiệm về môi trường xung quanh đặc biệt là khám phá khoa học.
Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu các câu hỏi khi trò chuyện với trẻ nhằm kích thích tư duy cho trẻ, chưa gần gũi với trẻ.
Môi trường để trẻ tham gia tìm tòi, khám phá, trải nghiệm chưa phong phú.
Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa thực sự coi trọng việc học của con, cho con đi học không chuyên cần, không đúng giờ Đây là những nguyên nhân dẫn đến hoạt động khám phá khoa học đang còn rời rạc, kết quả giáo dục chưa cao.
* Kết quả thực trạng
Tổng số cháu
Nội dung khảo sát
Kết quả
Đạt
Tỷ lệ (%)
Chưa đạt
Tỷ lệ (%)
45
Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm của đối tượng khám phá
25
56%
20
44%
Kỹ năng so sánh, phân loại đối tượng
24
53%
21
47%
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ trẻ chưa đạt chiếm tỷ lệ khá cao (Gần 50% trẻ chưa đạt), trong khi đó trẻ có “Kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại” về các đối tượng khám phá khoa học đạt kết quả chưa cao. 
Từ kết quả trên, với vai trò, trách nhiệm là giáo viên phụ trách lớp, bản thân luôn suy nghĩ phải làm như thế nào để giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học qua đó phát triển nhận thaức cho trẻ, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra. Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5- 6 thông qua hoạt động khám phá khoa học.
2.3. Các biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
 *Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ khám phá, tìm tòi, trải nghiệm
Có thể nói quá trình khám phá khoa học đạt hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó môi trường giáo dục chiếm một vị trí quan trọng, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát huy đươc tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm tối đa trong hoạt động khám phá khoa học, tôi đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục thật phong phú, đa dạng. 
Môi trường cho trẻ khám phá bao gồm: Môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp. 
* Ở môi trường trong lớp học: Tôi trang trí các góc lớp theo chủ đề, tạo môi trường mở cho trẻ được hoạt động, thiết kế làm đồ dùng đồ chơi ở các góc từ các nguyên vật liệu, phế liệu bỏ đi.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi đã trang trí mảng chủ đề bằng hình thức mở để trẻ có thể tự khám phá với hình ảnh cây cổ thụ bên trong có nhà, có ao cá, có rừng cây, tôi sử dụng gai dính để dính một số con vật như: chó, mèo, voi, sư tử, cá, tôm, cua và thức ăn của chúng để trẻ có thể tháo ra lắp vào một cách thuận tiện phù hợp với từng điều kiện sống của các con vật. chẳng hạn trẻ biết được con mèo là con vật sống ở trong gia đình thì trẻ gắn vào ngôi nhà tượng trưng cho nơi ở của chúng. Qua đó trẻ biết được đặc diểm và phân loại được các con vật. 
Ví dụ: Ở góc “Khám phá khoa học” Tôi đã tận dụng những mãnh gỗ ghép lại với nhau làm vòng quay các sự vật hiện tượng qua các hình ảnh vòng quay được trang trí đẹp, chắc chắn để khi trẻ quay không bị đổ hay văng ra. 
Ở chủ đề“ Thế giới động vật” tôi sử dụng hình ảnh các con vật như: Con chó, con mèo, con sử tử, con cá, con hươu...Các hình ảnh được gắn gai dính khi trẻ quay kim chỉ dừng ở hình ảnh nào trẻ có thể lấy ra và nói được tên gọi, đặc điểm, ích lợi, điều kiện sống của chúng.
 * Ở môi trường ngoài lớp học: Ngoài việc tạo môi trường ở trong lớp thì tôi đã tận dụng các khu vực ở ngoài sân trường để cho trẻ khám phá, thực hành, trải nghiệm.
Ở góc thiên nhiên: Tôi chuẩn bị đất, hạt rau để trẻ tự làm đất, gieo hạt, trẻ được quan sát sự nảy mầm của cây. Được chăm sóc, tưới nước cho cây, qua đó trẻ biết được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây: Từ hạt- nảy mầm- cây non- cây trưởng thành- ra hoa- kết quả. 
 (Bé đang chăm sóc cây ở góc thiên nhiên)
Ở khu vực “Bé chơi với cát nước” tôi tổ chức cho trẻ chơi thí nghiệm “Vật nổi, vật chìm”. Tôi chuẩn bị một chậu nước, những miếng xốp, quả bóng, sỏi, đá để làm thí nghiệm, Trước tiên tôi đàm thoại với trẻ. Cụ thể:
- Cô đưa quả bóng và hỏi trẻ: Đây là gì? 
- Quả bóng được làm từ chất liệu gì? 
- Nó được làm từ nhựa thì nó là vật nổi hay vật chìm? Muốn biết nó là vật nổi hay vật chìm thì chúng ta phải làm gì? 
- Để biết nó là vật nổi hay vật chìm thì chúng ta sẽ thả vào trong bể nước các con quan sát xem quả bóng là vật nổi hay vật chìm. 
Cô cùng trẻ kết luận: Quả bóng là vật nổi vì trọng lượng nó nhẹ. 
Tương tự cô hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm với sỏi thì viên sỏi là vật chìm vì trọng lượng nó nặng nên chìm ở dưới nước.
Sau khi hướng dẫn trẻ khám phá với quả bóng và viên sỏi, cô tiếp tục cho trẻ tìm những đồ vật xung quanh để tự làm thí nghiệm và đưa ra kết quả. Từ đó trẻ biết được những vật có trọng lượng nhẹ là vật nổi, những vật có trọng lượng nặng là vật chìm. Những vật có chất liệu là nhựa, xốp thì sẽ là vật nối, những vật như sỏi, đá, sắt là vật chìm qua đó phát triển kỹ năng quan sát, tư duy cho trẻ 
 ( Trẻ đang làm thí nghiệm vật chìm, vật nổi)
 Do đó, trong quá trình thực hiện tôi luôn chú trọng tạo môi trường hoạt động cho trẻ thật phong phú và phù hợp với từng chủ điểm, từng buổi, từng tuần hoạt động. Nhằm khai thác triệt để tác dụng của môi trường hoạt động trong việc cho trẻ khám phá khoa học.
 *Biện pháp 2: Tích hợp các môn học khác khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học
Để hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả, gây hứng thú cho trẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ thì cần phải có sự phối hợp của nhiều môn học khác như âm nhạc, thể dục, tạo hình, toán .... Với tôi khi tổ chức một hoạt động khám phá khoa học tôi luôn tìm tòi và cố gắng tìm phương pháp dạy sáng tạo nhằm tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu bài tốt, qua đó phát huy khả năng nhận thức cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật”- Đề tài “Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình”. Ở phần gây hứng thú tôi kết hợp môn âm nhạc cho trẻ hát và vận động bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” và đi thăm mô hình trang trại chăn nuôi nhà bác nông dân. Trong quá trình cho trẻ khám phá, ở mỗi phần chuyển tiếp của đối tượng khám phá tôi lồng ghép các câu đố gần gũi với trẻ để kích thích khả năng tìm tòi, khám phá của trẻ:
Khi tìm hiểu con chó, cô đưa ra câu đố:
 “Thường nằm đầu hè
 Giữ cho nhà chủ
 Người lạ nó sủa
 Người quen nó mừng” 
 (Đố là con gì ?)
Khi chuyển sang cho trẻ khám phá về con mèo tôi đưa ra câu đố:
 “ Con gì tai thính, mắt tinh
 Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua”
 (Đố là con gì ?)
Hay ở phần trò chơi củng cố tôi tích hợp môn thể dục vào bài dạy khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Đội nào nhanh nhất”, yêu cầu các đội bật liên tục qua 5 ô lên chọn những con vật theo yêu cầu của cô đội nào chọn được nhiều con vật đúng theo yêu cầu của cô thì đội đó giành chiến thắng. Qua đó củng cố và phát triển tri thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh, rèn luyện các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, hợp tác, thỏa thuận, làm việc trong nhóm bạn bè. Từ đó trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, nhận thức về thế giới xung quanh trẻ phong phú hấp dẫn hơn.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật” .Đề tài: “Trò chuyện về một số loại quả”. Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ hát bài “quả” và đi thăm quan vườn cây ăn quả nhà bác nông dân và bác nông dân đã tặng cho cả lớp những món quà thật ý nghĩa. Cô và trẻ cùng khám phá món quà của bác nông dân. Ở trong phần khám phá cô chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm một món quà và các nhóm sẽ hội ý và nhận xét về đặc điểm của các loại quả mà bác nông dân đã tặng trẻ có thể được sờ, ngửi, nếm . Sau đó cô cho từng nhóm nhận xét các loại quả của nhóm mình bằng những câu hỏi gợi mở. Cô cho trẻ chơi trò chơi vắt cam, trẻ được thực hành bổ cam , vắt cam, thêm đường và nếm. Ở phần trò chơi củng cố tôi tích hợp môn tạo hình vào trong bài dạy khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ bác nông dân tài ba” Cô chia lớp mình làm 4 nhóm và yêu cầu của cô là các nhóm hãy hội ý với nhau và nặn ra những quả thật đẹp. Đội nào nặn được nhiều quả và bác nông dân thấy đẹp thì đội đó giành chiến thắng thời gian là kết thúc một bản nhạc. Qua đó phát triển khả năng nhận thức ở trẻ, phát huy tính năng động sáng tạo ở trẻ, trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, nhận thức về thế giới xung quanh trẻ phong phú hấp dẫn hơn.
* Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng quan sát phát triển khả năng tư duy cho trẻ
Nói đến khám phá khoa học là nói đến một bộ môn mang tính khoa học vì vậy đòi hỏi người học phải biết vận dụng trí tuệ của mình để trải nghiệm tìm ra được đặc điểm, hình dạng, sắc thái của đối tượng. Riêng ở bậc học mầm non thì chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng. Do đó muốn đạt được yêu cầu trên thì trước hết người giáo viên cần phải hiểu được mình cung cấp cho trẻ cái gì? Qua đó trẻ phải biết được gì? Tùy vào từng lứa tuổi. Giáo viên phải là người giúp trẻ quan sát, đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ đồng thời cung cấp vốn kiến thức cho trẻ về đối tượng quan sát.
Để đạt được những yêu cầu trên, bản thân là giáo viên mầm non trước khi cho trẻ tìm hiểu về một đối tượng nào đó thì trước tiên bản thân luôn cố gắng nghiên cứu thật kỹ những đối tượng để nắm bắt được những đặc điểm, dấu hiệu phù hợp với nhận thức của trẻ. Từ đó lựa chọn hình thức, phương pháp cung cấp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất.
Ví dụ : Ở chủ đề “Thế giới động vật” Đề tài : “ Quan sát con cá vàng” Trẻ có thể khám phá: màu sắc, cấu tạo ngoài (Đầu, mình, đuôi, vây, vẩy, mang và chức năng của chúng), vận động (bơi, ngoi, lặn), cô hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào trong đối tượng quan sát bằng việc đưa ra các câu hỏi như :
- Con cá vàng có đặc điểm gì? 
- Nó có những bộ phận nào? Nó dùng vây, đuôi để làm gì ?
Trong khi cho trẻ quan sát cô đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và tìm cách giải quyết, trong khi trẻ đưa ra các tình huống để giải quyết cô giáo có thể tổ chức cho trẻ được trải nghiệm làm cho quá trình quan sát trở nên sinh động, hấp dẫn hơn giúp trẻ nhận thức các đặc điểm của đối tượng quan sát một cách dễ dàng, sâu sắc và chính xác hơn.
Ở chủ đề “Thế giới thực vật” - Đề tài : “ Quan sát về một số loài hoa”, tôi lựa chọn đồ dùng để cho trẻ khám phá là hoa thật để trẻ quan sát giúp trẻ khám phá những dấu hiệu đặc trưng rõ nét của các loại hoa, tạo điều kiện tổ chức cho trẻ rèn luyện các giác quan thông qua các hoạt động trải nghiệm như: trẻ được cắt, tỉa những bông hoa để cắm thành những bình hoa, lẵng hoa thật đẹp từ đó giúp trẻ có thể biết được màu sắc, mùi thơm, tác dụng của các loài hoa mà trẻ khám phá.
 (Hình ảnh trẻ đang cắm hoa )
Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ dạy khám phá khoa học
Để hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ dạy là rất cần thiết tạo hứng thú cho trẻ giúp phát huy tính sáng tạo tích cực hoạt động của trẻ. Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn trẻ rất tò mò muốn tìm tòi khám phá và luôn đặt ra nhiều câu hỏi: Đó là cái gì? nó như thế nào? vì sao lại thế?...Vì vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học cần phải tổ chức linh hoạt, sáng tạo, hình ảnh sống động, rõ nét, âm thanh thật giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thỏa mãn được mọi thắc mắc của trẻ. Trên thực tế có một số đối tượng trẻ không thể quan sát trực tiếp bằng vật thật được mà phải qua hình ảnh. 
Ví dụ: Trong giờ KPKH “Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng”. Nếu như trước đây những giờ khám phá khoa học cô chủ yếu cho trẻ quan sát tranh thì giờ đây khi áp dụng công nghệ thông tin tôi có thể cho trẻ xem những hình ảnh động trên máy vi 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_nhan_thuc_cho_tre_mau_giao_5_6_tuo.doc