SKKN Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt phát triển toàn diện ở lớp 4A trường tiểu học Thanh Tân 1
Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là yêu cầu thiết yếu của giáo dục hiện nay. Trong xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiệm vụ của công tác giáo dục đứng trước những đòi hỏi mới. Nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách của con người; cũng là để góp phần vào việc thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng may mắn có được những đứa con thông minh, khỏe mạnh, giỏi giang, có tư chất tốt và hoàn toàn đủ điều kiện cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Thực tế hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ em gặp rất nhiều các vấn đề khó khăn trong học tập.
Vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện, trong đó có việc giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập (mà thường gọi là học sinh cá biệt) là công việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Các em cần được giáo dục phát triển một cách toàn diện, cần được chú trọng một cách đặc biệt hơn để đảm bảo quyền học tập tốt nhất. Công tác rèn luyện giáo dục học sinh cá biệt trong độ tuổi tiểu học là việc làm thiết thực nhằm giúp những trẻ đó có nề nếp hoạt động, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các em. Góp phần hình thành những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các em học lớp trên và phát triển nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng sau này.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN GIÚP HỌC SINH CÁ BIỆT PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Ở LỚP 4A TRƯỜNGTIỂU HỌC THANH TÂN 1 Người thực hiện: Mai Huy Cương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Tân 1 SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2016 NHƯ THANH NĂM 2015 MỤC LỤC A. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài... 1 2. Mục đích nghiên cứu.... ..1 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. .1 4. Phương pháp nghiên cứu:. .1 B. Nội dung I. Cơ sở lí luận.. ............2 II.Thực trạng..................2 1. Thực trạng giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường.......2 2.Về học sinh cá biệt lớp 4A.......... 3 III. Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Tìm hiểu cụ thể từng học sinh cá biệt....3 Biện pháp2. Xây dựng kế hoạch giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt....4 Biện pháp 3: Giáo dục học sinh thông qua hoạt động học tập.............................6 Biện pháp 4: Giáo viên biết chia sẻ, lắng nghe học sinh.....................8 Biện pháp 5- Giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp... .9 Biện pháp 6- Giúp các em tránh các hành động không an toàn.10 Biện pháp 7-Tăng cường phối hợp với phụ huynh .......11 Biện pháp 8- Tổ chức thi đua, động viên khen thưởng......13 IV. Kết quả đạt được ..........14 C. Kết luận – Đề xuất 1. Kết luận .............15 2. Đề xuất...............................15 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là yêu cầu thiết yếu của giáo dục hiện nay. Trong xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiệm vụ của công tác giáo dục đứng trước những đòi hỏi mới. Nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách của con người; cũng là để góp phần vào việc thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng may mắn có được những đứa con thông minh, khỏe mạnh, giỏi giang, có tư chất tốt và hoàn toàn đủ điều kiện cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Thực tế hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ em gặp rất nhiều các vấn đề khó khăn trong học tập. Vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện, trong đó có việc giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập (mà thường gọi là học sinh cá biệt) là công việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Các em cần được giáo dục phát triển một cách toàn diện, cần được chú trọng một cách đặc biệt hơn để đảm bảo quyền học tập tốt nhất. Công tác rèn luyện giáo dục học sinh cá biệt trong độ tuổi tiểu học là việc làm thiết thực nhằm giúp những trẻ đó có nề nếp hoạt động, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các em. Góp phần hình thành những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các em học lớp trên và phát triển nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng sau này. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm, đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để có kế hoạch hướng dẫn tổ chức rèn luyện giáo dục các em nên người và đặc biệt những đối tượng học sinh cá biệt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh cá biệt là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt phát triển toàn diện ở lớp 4A trường Tiểu học Thanh Tân 1” 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp người giáo viên có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để từ đó giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt trong học tập ngày càng tiến bộ hơn. - Học sinh bị xem là cá biệt, không còn ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với mọi người, học sinh có cơ hội phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như mọi hoạt động của lớp, của trường. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp cách thức để giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp. - Phương pháp nghiên cứu kết quả của hoạt động. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN - Sống trong môi trường với nhiều mối quan hệ; quan hệ với cha mẹ, anh chị; với thầy cô, bạn bè; với nhiều người xung quanh khác nữa, các em sẽ chịu nhiều tác động. Bên cạnh những tác động tích cực giúp trẻ phát triển thì cũng có nhiều tác động tiêu cực mà học sinh tiểu học rất hay bắt chước. Nhiều khi bắt chước một cách ngây thơ. Nhất là những điều gây ấn tượng đối với các em. Nếu sống trong môi trường có nhiều tiêu cực thì hình thành những thói quen xấu, những đức tính không tốt. Ở lứa tuổi tiểu học, các em tiếp nhận những tác động bên ngoài đang còn tự phát mà ít có sự tự giác. Nhưng lứa tuổi này rất dễ thay đổi cả tình cảm và hành vi của các em. Nên việc giáo dục để thay đổi đối với học sinh chưa ngoan là có thể làm được và ít khó khăn hơn. Việc này đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có những hiểu biết về tâm sinh lí của trẻ, về hoàn cảnh của trẻ, biết được trẻ muốn gì, thích gì thì chắc chắn việc giáo dục sẽ đạt kết quả tốt. - Đến trường tiểu học, không gian được mở ra đối với các em. Các em tham gia nhiều hơn vào các mối quan hệ thầy cô, bạn bè. Lúc ở nhà thì tình cảm của trẻ đối với cha mẹ là chủ yếu thì đến trường tình cảm của các em đối với thầy cô giáo là rất lớn. Các em coi thầy cô mình là thần tượng, cái gì thầy cô cũng biết, thầy cô không những dạy bài toán khó, bài văn hay, những hiểu biết về vũ trụ, con người, về cuộc sống xung quanh mà thầy cô còn dạy các em hát, tập vẽ, tập cho các em chơi, dạy em nên làm thế này, nên làm thế kia, toàn là những điều hay, điều đẹp. - Thầy cô là chỗ dựa tinh thần của các em, các em tin vào sự quan tâm, công bằng mà thầy cô đối xử với các em. Hầu hết thời gian ở trường, các em được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Từ đó, giáo viên nắm được tính cách của từng em, biết được em này có ưu điểm gì; nhược điểm gì và có biện pháp tác động thích hợp. Một lớp học có nhiều học sinh cá biệt thì trách nhiệm đó trước hết thuộc về giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên phải luôn luôn bên cạnh các em, luôn là nguồn động viên, khuyến khích cổ vũ các em làm nhiều điều hay lẽ phải, chỉ cho các em thấy khiếm khuyết để kịp thời khắc phục. II. THỰC TRẠNG 1. Thực trạng giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường Hầu hết giáo viên yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, chăm lo chuyên môn. Tuy nhiên cũng có nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả cao. Tìm hiểu, tôi nhận thấy phần nhiều còn sử dụng biện pháp trách phạt cấm đoán khi một học sinh mắc lỗi. Biện pháp này chỉ tác động tức thời đến học sinh làm cho các em sợ hãi, lo lắng mà tránh. Nhưng về lâu dài, nếu sử dụng nhiều lần dễ làm cho các em chai lì ăn vào tiềm thức của các em những suy nghĩ lối sống không tốt. Cứ mắc lỗi là trách phạt mà không có sự bao dung tha thứ, chưa thấy được sự quan tâm giúp đỡ từ thầy cô giáo. Một số giáo viên gặp những em học chưa hoàn thành, chưa tiến bộ, trong giờ học chưa tập trung chú ý, giáo viên liền liệt kê em đó vào loại học sinh “khuyết tật”, từ đó các bạn trong lớp xem em học sinh đó là khuyết tật. Như vậy cả giáo viên và học sinh trong lớp thường không quan tâm đến sự tiến bộ của các em, vô tình đã đẩy em ra khỏi hoạt động học tập của lớp. 2. Về học sinh cá biệt lớp 4A Đa số các em đều ngoan ngoãn, thật thà. Các em hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ nên cũng sớm có ý thức tự lập và mong muốn học tập để vươn lên. Tuy nhiên, cũng có không ít học sinh chưa ngoan, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập mà tôi gọi là "học sinh gặp khó khăn trong học tập hay học sinh cá biệt". Qua thực tế dạy học và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi gặp không ít học sinh cá biệt. Mỗi em có biểu hiện cá biệt khác nhau và có những mức độ khác nhau. Học sinh lớp 1, 2, 3 thì mức độ biểu hiện cá biệt dạng nhẹ hơn. Sang lớp 4, 5 - đặc biệt là lớp 4 mức độ thể hiện cá biệt bắt đầu rõ hơn, mạnh hơn và gây không ít khó khăn trong công tác giáo dục học sinh. Cụ thể ở lớp 4A tôi chủ nhiệm là một lớp có 25 em nhưng có tới 6 em hs cá biệt, cụ thể như em: Lương Anh Tuấn: Là học sinh hoạt bát sôi nổi. Tuy nhiên trong giờ học ít khi tập trung chú ý, tiếp thu bài chậm, hay nói chuyện, trêu chọc bạn, mỉa mai bạn; khi chơi với bạn hoặc làm việc gì đó thường dễ nổi nóng. Lô Thanh Hoàn: Tính tình trầm, dễ nổi nóng, trong giờ học không tập trung, ngồi học thì im lặng nhưng hay quay ngược quay xuôi, mặt lơ đãng đi nơi khác. Còn biểu hiện né tránh việc học hành, tiếp thu bài chậm không chắc chắn. Bảng số liệu tình trạng học sinh cá biệt vào đầu năm học của lớp 4A Số lượng Phân loại mức độ cá biệt Tiếp thu bài chậm Không tập trung-hứng thú học tập Hay quậy phá Tự ti 6em 6 6 4 3 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp 1: Tìm hiểu cụ thể từng học sinh cá biệt - Các em thường mắc lỗi do gặp phải những khó khăn nhất định, như: do khiếm khuyết một chức năng nào đó đem lại cận thị, khó nghe, yếu sức, khó đọc, nói ngọng, khó viết, khả năng tiếp thu chậm, cũng có thể do những khó khăn về hoàn cảnh gia đình (nhà nghèo, gia đình xung đột, đơn độc, ), những tổn thương do bị đánh đập, lạm dụng. Cụ thể các gia đình kinh tế khó khăn(Vân, Anh Tuấn, Hùng), cha mẹ không hòa thuận hay xung đột (Hoàn, Kiên), bị lãng tai, phát âm khó(Thái). Con học hành thế nào cũng không hay, phó mặc việc học của con em cho nhà trường. Khi được thông báo của giáo viên cũng chỉ nhờ thầy cô dạy dỗ là xong. Vì vậy nó tác động nhiều đến tâm lí của các em. Do vậy, việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về hoàn cảnh gia đình, về tâm lí của trẻ để chia sẻ và giúp các em tháo gỡ. Vậy làm thế nào để biết căn nguyên của những thái độ và hành vi lệch chuẩn ở trẻ? Khắc phục những khó khăn đó như thế nào? Thường gặp tình trạng trong lớp 4A: + Thiếu khả năng tập trung: hiếu động thái quá, khó chú ý tập trung vào một việc cụ thể, vụng về. Giáo viên cần thân thiện, nhẫn nại, biết nhận ra những mặt mạnh, công nhận sự cố gắng của học sinh để các em có thể đạt được kết quả trong công việc. + Có khó khăn về mặt tâm lí: Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử, trở nên lãnh đạm, không chan hoà, không muốn chơi đùa, hay khóc hoặc hung hăng, cáu kỉnh, bắt nạt bạn khác, xúc phạm người khác. Không quan tâm, hứng thú việc học hành, học sa sút thậm chí bỏ học. Thiếu tự tin và không tin cậy người khác. Cố tìm cách thu hút sự chú ý của người khác bằng cách làm trò cười trong lớp hoặc lấy trộm đồ của người khác. Giáo viên cần quan sát tìm ra nhu cầu tình cảm không được đáp ứng của trẻ. Nói chuyện với gia đình về vấn đề này. Tình yêu thương, sự che chở, động viên, khen ngợi của thầy cô và gia đình sẽ giúp trẻ phát triển những suy nghĩ về bản thân. Xây dựng tinh thần tập thể lớp. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến và khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động của lớp: ca hát, diễn kịch, vẽ tranh, kể chuyện, thảo luận, Biện pháp2. Xây dựng kế hoạch giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt Để giáo dục, rèn luyện có hiệu quả việc đầu tiên là phải nghiên cứu về học sinh cá biệt. Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt theo từng tuần, tháng, chủ điểm và căn cứ vào thực tế của sự biến đổi cụ thể của từng học sinh. Tham gia sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề bàn về công tác giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập. Sau khi đã tìm hiểu học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại “cá biệt” nào. Người GV phải tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho học sinh của mình trở thành học sinh cá biệt như vậy. Đây là một công việc không hề đơn giản nó đòi hỏi rất nhiều công phu và hơn hết là cần đến sự quan tâm chia sẻ rất lớn của người thầy giáo. Người giáo viên chủ nhiệm phải điều tra tỉ mỉ, nhiều lần, gặp gỡ nhiều người để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong và có biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục. Việc giáo dục học sinh cá biệt có thể mỗi người có một cách khác nhau. Theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt có thành công hay không thì phụ thuộc vào người thầy, người thầy phải là người có “tâm”. Tôi muốn nói ở đây không chỉ là sự yêu thương vô bờ đối với học trò như một người con, người em ruột thịt của mình mà còn là tâm huyết tha thiết yêu nghề, tập trung cho từng hành động nhỏ nhất của mình từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc, hành động, chăm chút cho từng tiết dạy, từng cử chỉ của mình vì trong mắt các em người thầy là “thần tượng”. Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn khuyên các em phải thức sớm một chút để không phải đi học muộn, mình học chưa tốt thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn. Nếu làm bài chỗ nào không hiểu thì có thể hỏi thầy cô, bạn bè để được hướng dẫn. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, không ham hoạt động, không thích làm việc, đối với bản thân học sinh tìm cách đối phó qua chuyện. Khi học không chịu lắng nghe, khi làm bài thì tìm cách ngó nghiêng, không nhìn được thì mày mò thế cho qua. Về cách xưng hô, không gọi các em là học sinh cá biệt, đặc biệt là trước lớp, trước mặt người khác. Các em chỉ là những “học sinh chưa ngoan”, những “học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Chúng ta gọi các em là “học sinh cá biệt” (cá biệt tức là khác biệt chưa tốt) vậy vô hình chung chúng ta đã cố tách học sinh đó ra khỏi lớp, cô lập các em trước lớp, vì HS lớp 4 các em ý thức, cái tôi đã cao hơn. Nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục các em học sinh “chưa ngoan” này trở thành học sinh ngoan Rõ ràng: “Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thương, bạn sẽ không nhìn thấy những nét xấu xa mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn những nét đẹp mà thôi”. Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của các em. Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất. Cho học sinh cơ hội “Tìm được sức mạnh cả trong chính sự khiếm khuyết của mình”. Giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh cá biệt. Giáo viên cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách cư xử thiếu sư phạm đối với học sinh. Sau đây là một ví dụ về kế hoạch giáo dục của một học sinh cá biệt tháng 9: 1- Học sinh: Lương Anh Tuấn Đặc điểm cá biệt: Hoạt bát, sôi nổi, nhưng tiếp thu chậm, it khi tập trung chú ý. Hay nói chuyện, trêu chọc, mỉa mai bạn, dễ nổi nóng Biện pháp giáo dục: - Tìm hiểu tâm lí: Do hoạt bát, sôi nổi nên giáo viên chú trọng giao nhiệm vụ cho em phù hợp như là người điều khiển các hoạt động tập thể, vui chơi động viên khuyến khích kịp thời. - Giúp đỡ em hiểu bài bằng nhiều hình thức: thầy giúp em, bạn giúp em. - Những việc em làm nếu chưa đúng, giúp em hiểu được vấn đề đó nên hay không nên. - Trao đổi với gia đinh để cùng giao lưu, trao đổi với em để biết sở thích con mình, chỉ cho em thấy những điều không nên. Ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. 2- Học sinh Lô Thanh Hoàn Đặc điểm cá biệt :Tính tình trầm, dễ nổi nóng, trong giờ học không tập trung lười học. Biện pháp giáo dục: - Tìm hiểu tâm lí: Do tính trầm, ít nói nhưng lại dễ nổi nóng nên giáo viên nhẹ nhàng, động viên, khuyến khích kịp thời. - Giúp đỡ em hiểu bài bằng nhiều hình thức, chú ý gọi bài và chọn chỗ ngồi phù hợp gần giáo viên dễ kiểm soát trong giờ học - Trao đổi với gia đình để cùng giao lưu, trao đổi với em để biêt điểm hạn chế sở thích con mình, chỉ cho em thấy những điều không nên và kiểm tra thường xuyên việc học của em. Ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Biện pháp 3: Giáo dục học sinh thông qua hoạt động học tập 1. Dạy học theo nhóm đối tượng Để giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành học tập tốt hơn thì giáo viên cần phải dạy học theo nhóm đối tượng. Theo đó, giáo viên đứng lớp sẽ phải phân loại lớp học thành các nhóm đối tượng học sinh để có phương pháp hướng dẫn, giao bài tập và kiểm tra phù hợp, trong tiết dạy phải chia nhóm theo từng đối tượng, có từng dạng câu hỏi phù hợp cho từng nhóm đối tượng và quan tâm nhiều hơn các em chưa hoàn thành. Nên để các em có cơ hội thảo luận, được phát biểu, được thể hiện ý kiến mình, trước bạn bè và trước lớp. Và khi phân nhóm theo đối tượng với yêu cầu phù hợp thì các em thường ngày học chưa hoàn thành không dám thảo luận nay sẽ tự làm bài, tự thực hành các kĩ năng, kĩ xảo từ đó giúp các em hoạt động tích cực hơn, ham học hơn. Phân loại, dạy phân loại theo đối tượng trong cùng một lớp có nhiều đối tượng khác nhau có thể làm cho GV có thể vất vả hơn vì vừa dạy cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành vừa phải dành thời gian nhiều để ren các em chưa hoàn thành. Ở những tiết dạy tăng buổi. Thông thường tôi chia bảng làm 2 phần: một phần ra bài tập dành cho HS hoàn thành trở lên trong đó có câu hỏi dành cho học sinh tiếp thu tốt, phần bảng còn lại, tôi ra các bài tập dành cho học sinh chưa hoàn thành, nhũng bài tập này ở dạng bài dễ nhất theo chuẩn KT và KN. Sau khi chữa bài, trước hết tôi dành phần chữa cho HS chưa hoàn thành trước, nhắc lại những kiến thức cơ bản các em cần nắm chắc, sau đó mới chuyển sang chữa cho học sinh các đối tượng khác. Dạy phân học đối tượng như thế này, tôi sẽ nắm bắt được sự tiến bộ của học sinh chưa hoàn thành ngay trong từng tiết học. Trong quá trình dạy, tôi không dạy theo dạng ra hệ thống bài tập rồi chữa bài, mà dạy học dinh theo dạng bài. Ví dụ: Dạy Toán dạng bài luyện tập chung, từng buổi học tôi chỉ HD học sinh chưa hoàn thành cách đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng hoặc diện tíchcách đổi như thế nào, sau đó tôi cho học sinh chủ yếu làm từng bài tập dưới hình thức bằng giấy nháp, để dễ kiểm soát được học sinh, làm thành thục nhiều lần như vậy, các em sẽ nắm chắc được dạng toán, sẽ phân biệt được cách đổi từ đơn vị lớn đến bé hoặc ngược lại, cách đổi các đơn vị đo. Khi đã nắm chắc dạng toán này , lúc đó tôi mới cho học sinh làm vào giấy kiểm tra mà GV đã chuẩn bị để xem các em nắm KT đến mức độ nào. Tuần sau tôi mới chuyển sang dạng khác. 2. Giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh chưa hoàn thành - Trong lớp học những em chưa hoàn thành thường hay rụt rè, nhút nhát. Trong giờ học không dám giơ tay phát biểu bài. Trong tiết học chỉ có khoảng 4 đến 5 em hoàn thành tốt thường xuyên giơ tay phát biểu còn lại đều thụ động ngồi im. Đó là vì những câu hỏi giáo viên đưa ra quá khó, dạng phải suy luận nhiều khiến các em không biết đáp án của mình đúng sai nên không dám trả lời. Từ đó các em thành thói quen không giơ tay xây dựng bài nữa, đâm ra chán học và trở thành học sinh chưa hoàn thành. Do đó yêu cầu giáo viên nên quan tâm đến các em chưa hoàn thành hay nhút nhát, không dám xung phong lên bảng. Giáo viên phải tìm được câu hỏi dễ để gọi các em trả lời và sau đó cho cả lớp tuyên dương để động viên các em. Phải biết đặt câu hỏi theo từng đối tượng, đối với học sinh chưa hoàn thành tránh tình trạng câu hỏi quá khó, các em khó xác định đúng, sai, suy luận nhiều. Làm cho các em ngập ngừng không mạnh dạn phát biểu. Yêu cầu giáo viên trong một giờ học nên đổi một số câu hỏi trong sách thành những câu hỏi dạng trắc nghiệm, hay câu hỏi có gợi ý để các em chưa hoàn thành dễ dàng trả lời. - Ngoài ra đối với học sinh chưa hoàn thành giáo viên nên đưa ra những câu hỏi dạng tái hiện lại kiến thức. Đó là những câu hỏi gồm những kiến thức đã học rồi học sinh chỉ nhớ lại và trả lời. VD: Trong khi tìm hiểu bài mới có những lúc cần có kiến thức cũ để tìm ra kiến thức mới thì giáo viên nên để học sinh chưa hoàn thành nhắc lại kiến thức này trong học tập thì giáo viên nên hỏi những câu hỏi mà phần trả lời có sẵn trên sách giáo khoa. VD: như tìm từ, tìm câu văntrong môn tập đọc. Trong môn toán thì : Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?... Đối với học sinh cá biệt, việc lơi là trong học tập, không chú ý học tập, hay nói chuyện, làm việc riêng, không chịu nghe lời. Thông qua tiết học cũng cần chú ý cao độ dối
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ren_luyen_giup_hoc_sinh_ca_bi.doc