SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4

Theo UNESCO khẳng định 4 trụ cột của giáo dục là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống”. Trong những năm gần đây giáo dục tiểu học đã được đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với 4 trụ cột đó. Đặc biệt, việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ năm học 2010- 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đáng chú ý hơn là từ năm học 2013- 2014 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời cuốn sách dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, điều đó chứng tỏ việc dạy học kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đã và đang được xem trọng.Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội.[3]

 Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã khẳng định: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt;Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục đào tạo; . Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

 Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới.

 Trong năm học 2017 – 2018, Nghành giáo dục Quảng Xương triển khai thực hiên đề án :“ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kĩ năng sống” do Ủy ban nhân huyện Quảng Xương phê duyệt đến tất cả các trường học trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .

 

doc 21 trang thuychi01 7571
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4
Người thực hiện: Lê Thị Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị : Trường Tiểu học Quảng Hải
 SKKN môn : Chủ nhiệm lớp
THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1-2
1.1
 Lí do chon đề tài
2
1.2
 Mục đích nghiên cứu
2
1.3
 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
 Phạm vi nghiên cứu
2
1.5
 Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG
2.1
 Cơ sở lý luận
3-4
2.2
Thực trạng công tác dạy và học giáo dục kỹ năng sống của trường tiểu học.
4
2.2.1
 Thuận lợi
4
2.2.2
 Khó khăn
4-5
2.3
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4.
5
2.3.1
 Tăng cường công tác tự học, nghiên cứu tài liệu, tạp chí về Giáo dục kĩ năng sống .
5-6
2.3.2
 Giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học
6-7
2.3.3
Giáo dục kĩ năng sống qua đổi mới phương pháp dạy học ( phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN)
7-8
2.3.4
 Giáo viên tăng cường công tác giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
9- 13
2.3.5
 Phân luồng đối tượng trong việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống
13-14
2.3.6
 Tăng cường xây dựng CSVC trong lớp học và sáng tạo trong sử dụng CSVC để đáp ứng việc dạy học giáo dục kĩ năng sống.
14
2.3.7
 Tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kĩ năng sống.
14-15
2.3.8
 Phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình trong giáo dục kĩ năng sống.
15 - 16
2.4
 Kết quả đạt được
16
3
 KẾT LUẬN
3.1
 Kết luận
17
3.2
 Kiến nghị 
17-18
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
 Theo UNESCO khẳng định 4 trụ cột của giáo dục là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống”. Trong những năm gần đây giáo dục tiểu học đã được đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với 4 trụ cột đó. Đặc biệt, việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ năm học 2010- 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đáng chú ý hơn là từ năm học 2013- 2014 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời cuốn sách dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, điều đó chứng tỏ việc dạy học kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đã và đang được xem trọng.Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội.[3]
 Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã khẳng định: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt;Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục đào tạo; ... Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
 Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới.
 Trong năm học 2017 – 2018, Nghành giáo dục Quảng Xương triển khai thực hiên đề án :“ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kĩ năng sống” do Ủy ban nhân huyện Quảng Xương phê duyệt đến tất cả các trường học trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện . 
 Vậy kĩ năng sống là gì? Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kĩ năng sống của mỗi người không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng sống được diễn ra trong nhà trường, gia đình và xã hội.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.[2]
 Là giáo viên dạy lớp 4, tôi đã nhận thấy được việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như những khó khăn, hạn chế của giáo viên và nhà trường. Vì vậy bản thân đã tự học tập, nghiên cứu trang bị thêm cho mình về kiến thức, phương pháp và kĩ thuật dạy giáo dục kĩ năng sống... nhằm tổ chức dạy học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 có hiệu quả hơn. Với những lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu để tìm “Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4” .
1.2 Mục đích nghiên cứu : 
 Đề xuất một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Quảng Giao.
1.3 Đối tượng nghiên cứu : 
 Các kĩ năng sống của học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Quảng Giao.
1.4 Phạm vi nghiên cứu :
 Học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Quảng Giao.
1.5 Phương pháp nghiên cứu : 
 - Nghiên cứu tài liệu : Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh .
 - Phương pháp quan sát : Quan sát thực tế học sinh trong lớp,trong khối để nắm bắt tình hình thực tế về những kĩ năng sống mà các em đang có.
 - Phương pháp đàm thoại gợi mở : Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra thông qua các bài học, hoạt động hằng ngày trên lớp hoặc ở nhà của học sinh.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Qua nghiên cứu ,áp dụng các phương pháp ,bản thân tự phân tích ,tổng hợp để tìm ra một số kinh nhiệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả nhất. 
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận : 	
Từ năm học 2014-2015 việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời cuốn sách dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đã mang một luồng gió mới, nó như một chiếc gậy dẫn đường cho giáo viên và học sinh trong việc dạy học kĩ năng sống. 
 Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày.
 Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.[3]
 Thực hiện chủ trương giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học, những năm gần đây các trường tiểu học đã tích cực triển khai tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy lồng ghép vào các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tự nhiên - Xã hội và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói các khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.[1]
 Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Vì vậy, kỹ năng sống của mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Kỹ năng sống mang tính cá nhân bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân. Mặt khác kỹ năng sống có tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợpvới những kỹ năng sống ấy. Ví dụ: kỹ năng sống của những người sống ở những vùng miền khác nhau có sự khác nhau 
 Mặc dù việc dạy giáo dục kĩ năng sống đã đặt ra từ lâu dưới dạng tích hợp trong các môn học, nhưng vẫn khá mới mẻ đối với mỗi nhà trường nói chung, bên cạnh đó một số giáo viên nhận thức còn chưa thật đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống trong gia đoạn hiện nay, và đặc biệt đây là một phân môn mới cho nên còn lúng túng trong việc tổ chức dạy học và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để giáo dục kĩ năng sống; bên cạnh đó cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, chưa đáp ứng cho giáo dục kĩ năng sống và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...
 Vì vậy, tôi thấy việc nghiên cứu ,trải nghiệm và rút ra một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết.
2.2 Thực trạng công tác dạy và học giáo dục kĩ năng sống của trường tiểu học Quảng Giao:
Trong quá trình triển khai và thực hiện dạy học giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tôi nhận thấy được những thuận lợi, khó khăn của đơn vị ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống. 
 2.2.1 Thuận lợi:
- Sách giáo khoa hiện hành đã được đổi mới về nội dung cho nên dễ áp dụng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tăng thực hành. Giáo viên đã có tài liệu giáo dục kĩ năng sống hướng dẫn về nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống cho các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học và Tự nhiên-Xã hội và đặc biệt là tài liệu dạy học kĩ năng sống của từng khối lớp. 
- Phòng Giáo Dục và Đào tạo đã tăng cường chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc Đề án 1615: “ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kĩ năng sống” do Ủy ban nhân huyện Quảng Xương phê duyệt.Theo đề án ,các nhà trường cần chú trọng dạy học gắn với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt hiện nay đã có giáo trình về giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
- Sở và phòng Giáo dục- Đào tạo đã tập huấn công tác tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho các trường và từng giáo viên một cách đầy đủ. 
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường trình độ đạt chuẩn 100% và trên chuẩn khá cao, khả năng tiếp cận phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhanh, nhiệt tình có năng lực giảng dạy loại khá và tốt. 
- Do địa bàn trường đóng xa trung tâm nên học sinh ít bị ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội và thói quen xấu.
- Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đầy đủ các phòng học, đồ dùng dạy học và các trang thiết bị khác.
 2.2.2 Khó khăn
- Theo hướng dẫn của Bộ GD- ĐT thì còn quá nhiều kĩ năng. Dó đó, giáo viên khó có thể thực hiện hết mà chỉ giáo dục những kĩ năng gắn với nội dung bài học và một số kĩ năng thật sự cần thiết. 
- Một số giáo viên chưa thật sự thấy rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống trong giai đoạn hiện nay. Còn xem nhẹ giáo dục kĩ năng sống trong các tiết dạy có nội dung giáo dục kĩ năng sống và chỉ nặng về trang bị kiến thức cho học sinh. Khi lên lớp giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống, các bài có nội dung giáo dục kĩ năng sống chưa thể hiện rõ trong bài soạn.
- Việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập của một số giáo viên còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. 
Ngược lại, một số học sinh còn thụ động trong quá trình giáo viên áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Quan niệm của học sinh về kĩ năng sống còn mơ hồ, không thiết thực, một số em chưa có ý thức trau dồi kĩ năng sống. 
- Trường ở vùng địa bàn kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, sự hỗ trợ giáo dục nói chung và kĩ năng sống nói riêng từ phía gia đình học sinh còn nhiều hạn chế và nội dung chương trình giảng dạy các môn học còn nặng, cho nên giáo viên phải mất nhiều thời gian để dạy kiến thức. 
- Học sinh chủ yếu là con em nông dân nên ít có điều kiện giáo dục dạy bảo con cái, học sinh ít có cơ hội giao lưu, tiếp xúc rộng với xã hội do đó rụt rè, thụ động. Sự phối hợp giữa giáo viên với gia đình còn chưa nhiều, chưa thường xuyên, chủ yếu mới diễn ra theo định kì, ở một số học sinh.
- Giáo dục kĩ năng sống được ngành Giáo dục đặt ra từ lâu, nhưng nhận thức của đại bộ phận phụ huynh nói riêng và toàn xã hội nói chung chưa có sự quan tâm đúng mức về lĩnh vực này, nên việc triển khai và thực hiện còn nhiều khó khăn.Nhận thức của phụ huynh còn cho rằng việc giáo dục con em là chủ yếu của nhà trường, coi thành tích học tập là quan trọng hơn giáo dục kĩ năng sống đó là điều thực sự chưa cần thiết... Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức nên họ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho các con làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học liên quan đến giáo dục kĩ năng sống của trường còn thiếu thốn; Chưa có phòng học riêng để dạy giáo dục kĩ năng sống. Do đó, để dạy các giáo dục kĩ năng sống chủ yếu là phát huy sự sáng tạo giáo viên.
2.3 Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4.
Từ những thực trạng nói trên,bản thân là một giáo viên có thâm niên trong công tác chủ nhiệm lớp 4 ,tôi nhận thấy việc " Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh " là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân .Chính vì vậy tôi đã chủ động tìm tòi, học hỏi rút ra các kinh nghiệm, để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 như sau: 
 2.3.1. Tăng cường công tác tự học, tự nghiên cứu :
Việc tiếp thu, triển khai một nội dung, hình thức dạy học mới là một việc làm đầy khó khăn. Vì thế việc tự học, tự nghiên cứu là một việc làm cần thiết, từ những trăn trở, suy nghĩ đó bản thân tôi đã: 
+ Tự nghiên cứu nội dung để lựa chọn ra nội dung dạy học sao phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình(trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi, đặc điểm vùng miền,).
 + Từ một bài học cụ thể đã được lựa chọn tôi đã đưa ra nhiều giả thiết, nhiều tình huống, nhiều hình thức, phương pháp, có thể sử dụng; từ đó đưa ra nội dung, hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình .
+ Nghiên cứu các tài liệu, các chuyên đề và đặc biệt là các Clip dạy kĩ năng sống của đồng nghiệp để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân vào quá trình dạy học của bản thân.
Qua quá trình tự học, tự nghiên cứu tôi thấy bản thân đã có sự chủ động hơn trong việc triển khai, tổ chức các tiết dạy kĩ năng sống; hiểu sâu sắc hơn về việc cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho các em. Từ đó chất lượng và hiệu quả của các tiết dạy kĩ năng sống được nâng lên một cách đáng kể.
 2.3.2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học: 
Thực hiện soạn bài có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống của môn Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học và Giáo dục Giá trị sống và Kĩ năng sống lớp 4 theo tổ chuyên môn, mỗi thành viên trong tổ đều phải có trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng giáo án từ đó giúp cho giáo viên hiểu rõ việc lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống vào các môn học. 
Để thấy rõ việc lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống và Giáo dục Giá trị sống và Kĩ năng sống ta có thể xem một số ví dụ sau đây: 
 Ví dụ 1: Bài: Những con sếu bằng giấy - Môn: Tập đọc 
Qua bài học này chúng ta sẽ giáo dục và rèn cho học sinh kĩ năng biết chia sẻ , biết thể hiện sự cảm thông trước những nỗi đau, những mất mát và biết yêu thương đồng loại.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thực hành nói lời cảm thông, chia sẻ với Xa-xa-cô như sau:
- Giáo viên lưu ý học sinh: Các em cần tưởng tượng mình đang đứng trước tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại, các em muốn nói điều gì với Xa-xa-cô? Biết nói lời cảm thông chia sẻ, làm dịu nỗi đau của người khác là một trong những kĩ năng giao tiếp rất cần thiết với con người. Lời cảm thông chia sẻ cần được nói với thái độ chân thành, giọng trầm lắng, nghiêm trang.
- HS suy nghĩ về những điều mình muốn nói.
- GV đặt lên bàn lọ hoa tươi (tượng trưng cho đài tưởng niệm); mời 1, 2 học sinh nói (làm mẫu) trước lớp. Các nhóm nhận xét về lời nói, tư thế, thái độ biểu hiện niềm thương tiếc đối với Xa-xa-cô, sự căm ghét chiến tranh ...
- HS nối tiếp nhau nói lời cảm thông, chia sẻ với Xa-xa-cô 
Ví dụ: Xa-xa-cô ơi, tôi rất tiếc thương bạn và căm ghét chiến tranh đã làm bạn phải chết. Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh. Tượng đài này nhắc nhở chúng ta phải đoàn kết chống lại những kẻ thích chiến tranh. Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình trên trái đất.
Ví dụ 2: Bài: Em hợp tác - Giáo dục Giá trị sống và Kĩ năng sống lớp 4
Hoạt động 1: Trò chơi hợp tác
+Bước 1: Hướng dẫn học sinh đứng thành hang ngang, cách nhau một sải tay(có thể đứng ngay tại chỗ nếu không gian đủ và học sinh đứng được thoải mái).
 +Bước 1: - Giải thích cho học sinh “Trong trò chơi này mỗi bạn đều phải để một quyển sách lên đầu mình ở tư thế: Tay phải không được cử động, tay trái chỉ cử động được ở tư thế thẳng, khuyủ tay không gập lại được”.
 - Gợi ý học sinh có thể giúp đỡ nhau để cuối cùng em nào cũng có một quyển sách để ngay ngắn, cân đối trên đầu.
+ Bước 3: Khen ngợi học sinh và hỏi các em:
H: Em đã làm thế nào để giúp bạn đặt được quyển sách lên đầu của em?
H: Em cảm thấy thế nào khi chúng ta chơi trò chơi này?
H: Theo em hợp tác là gì?
Qua hoạt động 1 giúp học sinh: Có hứng thú và biết hợp tác với các bạn thông qua trò chơi hợp tác. Từ đó giúp các em biết hợp tác với bạn bè và người thân trong học tập và trong cuộc sống.
Ví dụ 2:Bài: Biết bày tỏ ý kiến - Môn: Đạo đức lớp 4 
Hoạt động 3: Trình bày ý kiến
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị viết một ý kiến / nguyện vọng / đề nghị của bản thân với bố mẹ, thầy cô (khoảng nửa trang) nói về trong gia đình em, trong lớp học
+ Học sinh viết bài.
+ Học sinh trình bày trong nhóm, các học sinh khác thảo luận nhận xét về nội dung, thái độ, cách nói sao cho hợp lí và hiệu quả. Một số học sinh trình bày trước lớp.
+ Giáo viên kết luận: Khi trình bày ý kiến cần nói rõ ràng, ngắn gọn, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung bày tỏ để người khác hiểu và chia sẻ với nội dung mà mình muốn bày tỏ. 
 Qua hoạt động 3 giúp học sinh: Biết cách bày tỏ ý kiến.
 2.3.3. Giáo dục kĩ năng sống qua đổi mới phương pháp dạy học
 (phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN)
- Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học tập trong thực tiễn. Từ đó tạo niềm vui và hứng thú trong học tập.
- Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp tạo điều kiện cho học sinh được thực hành được trải  nghiệm một số kĩ năng sống làm cho giờ học nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích:
 a, Phương pháp hoạt động nhóm
- Là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
- Khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm cần chú ý:
+ Kĩ năng làm việc nhóm
+ Xây dựng, phát triển tinh thần nhóm
+ Lãnh đạo nhóm
+ Các xung đột nhóm.
- Hoạt động nhóm là hoạt động giúp cho từng thành viên được bộc lộ ý kiến, suy nghĩ, hiể

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_l.doc