SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học Vĩnh Ninh

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học Vĩnh Ninh

 Như chúng ta đã biết, cấp Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức kỹ năng đầu tiên về hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt của con người. Trong các môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng : nghe - nói - đọc - viết.

Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí khá quan trọng vì nó là sự tích hợp 4 kỹ năng của học sinh. Dạy học phân môn Tập làm văn giúp học sinh luyện viết văn theo kiểu bài đã học, rèn cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên, tiến tới có nét riêng độc đáo. Từ đó, các em có thể học tập và giao tiếp trong các môi trường khác nhau, giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở lớp trên. Dạy Tập làm văn là dạy cho các em hình thành kỹ năng nói, viết, được xây dựng trên những thành tựu của nhiều phân môn khác như : Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn còn góp phần bổ sung kiến thức, đòi hỏi huy động kiến thức nhiều mặt từ hiểu biết cuộc sống, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách con người.

Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn. Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả như : đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh, tả người, .Chương trình Tập làm văn lớp Bốn bao gồm các thể loại như : Kể chuyện; Miêu tả; Viết thư; Trao đổi ý kiến; Giới thiệu hoạt động; Tóm tắt tin tức; Điền vào giấy tờ in sẵn. Trong đó, kiểu bài miêu tả chiếm thời lượng nhiều nhất. Các em được học các dạng bài miêu tả như tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, dạng bài miêu tả đồ vật ở lớp Bốn bắt đầu được học từ tuần thứ 14.

 

doc 20 trang thuychi01 20124
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học Vĩnh Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
 	1) Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, cấp Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức kỹ năng đầu tiên về hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt của con người. Trong các môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng : nghe - nói - đọc - viết. 
Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí khá quan trọng vì nó là sự tích hợp 4 kỹ năng của học sinh. Dạy học phân môn Tập làm văn giúp học sinh luyện viết văn theo kiểu bài đã học, rèn cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên, tiến tới có nét riêng độc đáo. Từ đó, các em có thể học tập và giao tiếp trong các môi trường khác nhau, giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở lớp trên. Dạy Tập làm văn là dạy cho các em hình thành kỹ năng nói, viết, được xây dựng trên những thành tựu của nhiều phân môn khác như : Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện,  Tập làm văn còn góp phần bổ sung kiến thức, đòi hỏi huy động kiến thức nhiều mặt từ hiểu biết cuộc sống, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách con người. 
Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn. Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả như : đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh, tả người, ....Chương trình Tập làm văn lớp Bốn bao gồm các thể loại như : Kể chuyện; Miêu tả; Viết thư; Trao đổi ý kiến; Giới thiệu hoạt động; Tóm tắt tin tức; Điền vào giấy tờ in sẵn. Trong đó, kiểu bài miêu tả chiếm thời lượng nhiều nhất. Các em được học các dạng bài miêu tả như tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, dạng bài miêu tả đồ vật ở lớp Bốn bắt đầu được học từ tuần thứ 14. 	
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp Bốn và tham gia bồi dưỡng đội tuyển Tiếng Việt của nhà trường ở những năm học trước. Tôi thấy tất cả dạng bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4 đều là các chủ đề khá gần gũi nhưng đối với học sinh lớp Bốn lại rất khó. Vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em rất khó khăn, lúng túng; các em rất e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào đó mà thầy cô, bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất ngại học phân môn Tập làm văn. Bản thân các em gặp nhiều khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học. 
Qua việc chấm chữa bài phân môn Tập làm văn dạng bài miêu tả nói chung và miêu tả đồ vật nói riêng, tôi nhận thấy phần đông học sinh lớp Bốn viết văn miêu tả nói chung và miêu tả đồ vật nói riêng đạt hiệu quả chưa cao. Vì vốn hiểu biết từ ngữ của các em chưa nhiều, chưa biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn miêu tả của mình. Đa số các em chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả đồ vật để bài văn thêm phần sinh động hấp dẫn. Nhiều học sinh bài viết văn miêu tả đồ vật chưa có sự sáng tạo,.. Để hoàn thành bài văn miêu tả nói chung và bài văn miêu tả đồ vật nói riêng đối với học sinh lớp Bốn thường rất khó khăn. 
Từ những lí do trên, trong năm học 2016 - 2017, tôi đã nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học Vĩnh Ninh ” với mong muốn góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn.
2) Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn thể loại văn miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 4B ở trường tiểu học Vĩnh Ninh.
3) Đối tượng nghiên cứu
 	- Học sinh lớp 4B trường Tiểu học Vĩnh Ninh - Vĩnh Lộc - Thanh Hóa.
- Nội dung chương trình, phương dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4.
4) Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi phối kết hợp sử dụng một số phương pháp sau :
- Sử dụng phương pháp đọc, phân tích tài liệu để nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở lí luận, nội dung chương trình dạy học.
- Phương pháp điều tra nhằm tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp đàm thoại được sử dụng để trao đổi với giáo viên, học sinh và phụ huynh trong việc tố chức thực hiện.
- Sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh, những vướng mắc trong quá trình học tập.
- Phương pháp thống kê để so sánh, đối chiếu kết quả thực trạng với kết quả các biện pháp thực hiện.
- Phương pháp thử nghiệm giúp tôi thực hiện áp dụng những biện pháp cải tiến và đánh giá được tính hiệu quả của các biện pháp.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Ví trí phân môn Tập làm văn lớp Bốn.
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ vô cùng quan trọng, có thể xem là một môn học tổng hợp nhằm trao đổi kiến thức kỹ năng văn học ngôn ngữ Tiếng Việt trong giao tiếp, còn là nền tảng trong việc giáo dục và đào tạo học sinh. Trong đó phân môn Tập làm văn là môn học rất quan trọng nhằm giúp học sinh có được các kỹ năng cơ bản. 
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp bốn, việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là cần thiết được thực hiện ở tất cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy tập làm văn ở tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Chính những văn bản viết có được từ phân môn Tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em được học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác. 
Phân môn Tập làm văn lớp Bốn nói chung và kiểu bài miêu tả đồ vật nói riêng là bắt đầu nâng cao trình độ tư duy trí tuệ và phát triển cho học sinh các kỹ năng quan sát, tìm ý, lựa chọn từ ngữ, nội dung ....gần gũi về thiên nhiên và xã hội trao đổi vốn văn học, vốn Tiếng Việt, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. 
 2. Mục tiêu dạy học dạng bài miêu tả đồ vật trong phân môn Tập làm văn lớp Bốn. 
Mục tiêu của việc dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp Bốn là : 
Giúp học sinh trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn. Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô - gíc, tư duy hình tượng; bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc thẫm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. 
Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày. 
Dạy học kiểu bài miêu tả đồ vật trong phân môn Tập làm văn lớp Bốn giúp học sinh nắm vững cấu tạo bài văn miêu tả tả đồ vật. Các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để viết thành bài văn miêu tả đồ vật. 
3. Nội dung dạy học văn miêu tả và dạng bài miêu tả đồ vật trong phân môn Tập làm văn lớp Bốn. 
 Trong chương trình Tập làm văn lớp Bốn học sinh được trang bị kiến thức cần thiết về văn miêu tả, về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn miêu tả. Các kiến thức này được cung cấp qua các nội dung : Cấu tạo bài văn miêu tả; Luyện tập quan sát; Luyện tập lập dàn ý; Luyện tập xây dựng đoạn văn; Bài viết và trả bài viết. Ngoài ra nội dung văn miêu tả lớp Bốn còn có thêm cả những kiến thức lí thuyết sơ giản giúp học sinh nắm chắc về đặc điểm, kết cấu và phương pháp làm bài của từng kiểu bài văn miêu tả. Chương trình Tập làm văn lớp Bốn nhấn mạnh yếu tố thực hành, coi trọng việc rèn luyện kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng xây dựng đoạn văn. Học sinh được học cách viết đoạn văn với nhiều nội dung khác nhau ở một số dạng bài miêu tả những đối tượng quen thuộc, gần gũi. 
Ở lớp Bốn số tiết học văn miêu tả là 30/62 tiết Tập làm văn, chiếm 48,38% (chưa kể số tiết ôn tập và kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ). Học sinh được học các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Nội dung dạy học văn miêu tả đã đề cao tính chân thực khi miêu tả cũng như diễn tả tình cảm, cảm xúc, Về phương pháp làm bài thì không có tiết dạy lí thuyết kiểu bài riêng, các kiến thức về lí thuyết được rút ra qua các tiết thực hành và là nội dung phải ghi nhớ ở cuối mỗi bài học. Mỗi tiết học trong chương trình đều có nhiệm vụ và nội dung xác định, dạy mỗi tiết phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. Các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối hoặc con vật - những đối tượng gần gũi và thân thiết với các em. 
 	*Do đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Bốn nói riêng các em còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa cao, năng lực sử dụng ngôn ngữ nhiều hạn chế. Vậy nên, khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ở việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn hết sức khô khan, bài viết bố cục chưa rõ ràng,.... Vì vậy, tôi luôn mong muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc ở kiểu bài miêu tả nói chung và dạng bài miêu tả đồ vật nói riêng trong phân môn Tập làm văn lớp Bốn. Để góp phần giúp học sinh nâng cao trình độ tư duy trí tuệ khi viết văn, tạo tiền đề cho học sinh học tốt ở những năm tiếp theo. 
II. THỰC TRẠNG DẠY- HỌC DẠNG BÀI MIÊU TẢ ĐỒ VẬT TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIẾU HỌC VĨNH NINH 
 1. Đặc điểm học sinh 
Năm học 2016 - 2017, khối 4 trường Tiểu học Vĩnh Ninh có 2 lớp, với 64 học sinh. Học sinh lớp Bốn đi học đúng độ tuổi, các em đều ngoan, chăm học, thích được đến trường để học tập và tham gia học 2 buổi/ngày 100%. Các em được Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.	 	2. Thực trạng dạy - học phân môn Tập làm văn dạng bài miêu tả đồ vật cho học sinh lớp Bốn.
	2.1. Việc dạy của giáo viên 
 	Qua quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, dự giờ thăm lớp và trao đổi, trò chuyện với giáo viên trực tiếp dạy lớp Bốn, tôi rút ra một số nhận xét sau :
 	 Về ưu điểm : Giáo viên được phân công dạy lớp Bốn đều có có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, nhiều năm dạy lớp Bốn và đã từng dạy học ở các lớp Hai, lớp Ba.
 Giáo viên dạy học đúng chương trình giảng dạy của Bộ GD&ĐT, nắm vững nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp Bốn, lập kế hoạch bài học, dạy học theo phương pháp đổi mới và có đủ đồ dùng khi lên lớp.
	 Về hạn chế : Khi thiết kế bài học, giáo viên phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn. Giáo viên còn ngại khi phải dạy phân môn Tập làm văn, một số tiết dạy Tập làm văn thời gian kéo dài. 
	- Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn thiếu sự dẫn dắt gợi mở cho học sinh tìm ra những từ, ý hay khi miêu tả.
	- Khi hướng dẫn học sinh quan sát đồ vật giáo viên chưa chú ý lựa chọn vật mẫu phù hợp và vị trí để vật mẫu chưa hợp lý, khó quan sát. Giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh ghi chép lại những điều đã quan sát được.
	- Giáo viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bộc lộ được nét riêng biệt của đối tượng mình đang tả, để thoát khỏi việc tả một cách khuôn sáo. Giáo viên chưa khai thác hết vốn sống của các em.
 - Việc chấm và sửa bài còn chung chung, chưa sửa được ý hay, câu văn hay nhằm phát huy sự sáng tạo cho học sinh khi học Tập làm văn. Tiết trả bài chưa nhận xét, đánh giá cụ thể ưu khuyết điểm của từng học sinh.
 - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào dạy Tập làm văn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
	2.2. Việc học của học sinh 
 	 Qua quá trình dạy học phân môn Tập làm văn dạng bài miêu tả nói chung và miêu tả đồ vật nói riêng, tôi nhận thấy thực trạng viết văn miêu tả đồ vật của học sinh lớp Bốn như sau : 
	 + Ưu điểm : 
	- Một số em đã biết viết bài văn miêu tả đồ vật có bố cục rõ ràng.
 - Một số em viết đúng thể loại văn miêu tả, dạng bài miêu tả đồ đồ vật.
	- Một vài em đã có sáng tạo khi miêu tả. 
 + Tồn tại : 
 - Khả năng quan sát miêu tả còn sơ sài, học sinh chưa biết sử dụng các giác quan để quan sát, quan sát chưa theo một trình tự, thấy đâu tả đó.
	- Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp. 
 - Vốn từ ngữ còn quá nghèo nàn, dùng từ địa phương, diễn đạt như nói chuyện bình thường.
 - Dùng văn mẫu chưa có sự chọn lọc (do sách tham khảo bán tràn lan trên thị trường) các em rập khuôn theo mà chưa biết sáng tạo, chọn lọc thành cái riêng của mình.
 - Nhiều em chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc trong bài văn miêu tả đồ vật.
 - Một số học sinh viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch lạc, các ý trong bài văn còn nhiều hạn chế. 
2.3. Kết quả của thực trạng
 Năm học 2016 - 2017, được Ban giám hiệu phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4B. Để kiểm tra chất lượng làm văn miêu tả đồ vật của học sinh, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu tổ chức cho học sinh khối 4 làm bài kiểm tra Tập làm văn dạng bài miêu tả đồ vật ( tuần 16) 
Đề bài : Tả một đồ chơi mà em thích.
 	Sau khi học sinh làm xong, tôi tiến hành chấm chữa một cách nghiêm túc và thu được kết quả sau : 
Bảng 1
Lớp
Sĩ số
Số bài đạt mức hoàn thành tốt
Bài đạt mức hoàn thành
Bài chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
32
1
3,2
25
77,6
6
19,2
4B
32
1
3,2
24
75
7
21,8
Qua kết quả trên tôi thấy tỉ lệ học sinh có bài đạt mức “hoàn thành tốt” còn thấp, tỉ lệ học sinh có bài đạt mức “chưa hoàn thành” còn nhiều. Do các em chưa biết sử dụng các kĩ năng quan sát, chưa biết áp dụng các biện pháp nghệ thuật, vốn từ nghèo nàn, ý lủng củng, cảm xúc khô khan. Một số bài văn như một bảng liệt kê các chi tiết của đồ chơi mà em chọn tả. Một số bài bố cục chưa rõ ràng vì ở lớp Ba các em mới chỉ học viết đoạn văn.
Từ thực tế nêu trên, để giúp học sinh học thể loại văn miêu tả đồ vật đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau :
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Mục tiêu của phân môn Tập làm văn ở lớp Bốn là củng cố cho học sinh kĩ năng nói đã được hình thành ở lớp 1, 2, 3 đồng thời hình thành những kỹ năng viết và hoàn chỉnh một bài văn, mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã cụ thể hoá nhiệm vụ cần làm trong mỗi tiết học về dạng bài miêu tả đồ vật qua những biện pháp cụ thể như sau :
 Biện pháp 1. Thông qua các tiết học chính khoá giúp học sinh nắm vững dạng bài miêu tả, bài văn miêu tả đồ vật.
 	 Ngay từ tiết Tập làm văn : Miêu tả ( tuần 14), thông qua các ví dụ ở sách giáo khoa tôi giúp học sinh nắm vững khái niệm : Thế nào là miêu tả ? ( Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy).
 Khi học sinh nắm được khái niệm miêu tả là gì để giúp các em làm quen với cách miêu tả, tôi hướng dẫn các em tìm các từ ngữ miêu tả qua một số đoạn văn hay trong bài tập đọc đã được học.
*Ví dụ : Học sinh được học bài Tập đọc : Chú Đất Nung, tôi yêu cầu các em tìm các từ ngữ miêu tả trong truyện chú Đất Nung.
Để giúp học sinh tìm được câu văn miêu tả chú Đất Nung tôi viết sẵn bài tập đọc chú Đất Nung ra bảng phụ yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, ghi kết quả thảo luận ra vở nháp, đại diện 1 nhóm lên bảng phụ gạch chân dưới từ ngữ miêu tả, lớp nhận xét chốt kết quả đúng. Tôi dùng phấn màu gạch chân khi chữa bài cho HS, khi nhận xét kết quả làm việc của học sinh, cho học sinh đọc lại các câu miêu tả, nhắc học sinh vận dụng cách miêu tả của tác giả trong bài văn miêu tả đồ vật.
Ngoài ra tôi còn chuẩn bị thêm 1- 2 đoạn văn miêu tả về cái cặp hoặc cái bàn cho học sinh tìm các từ ngữ miêu tả và gạch chân dưới các từ ngữ ấy. Qua đó, củng cố cho học sinh về “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy” .
Biện pháp 2 : Thông qua tiết học chính khoá giúp học sinh nắm vững cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật; cách viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
 Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trong chương trình lớp Bốn được dạy trong một tiết ở tuần 14. Thông qua tiết dạy tôi hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo bài văn dựa trên tìm hiểu phần nhận xét qua bài : “Cái cối tân” học sinh biết được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật gồm ba phần đó là : Mở bài, Thân bài và Kết bài.
 Để hướng dẫn học sinh viết được ba phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn miêu tả đồ vật tôi đã tiến hành các bước sau :
Bước 1: Hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tìm ý
	- Sử dụng các giác quan để quan sát :
	Dạy học sinh quan sát chính là dạy sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát, tôi hướng dẫn các em tập sử dụng thêm các giác quan khác để quan sát.
*Ví dụ : Dạy “quan sát một cái cặp” - ngoài mắt ( nhìn) - ta còn sử dụng tay sờ vào cặp để phát hiện ra độ sần sùi hay nhẵn bóng của da cặp, bật khoá chiếc cặp để nghe tiếng kêu của chiếc khoá (bằng tai), ngửi mùi của những chiếc cặp mới tinh, ...
- Hướng dẫn học sinh thu nhận các nhận xét do quan sát mang lại :
	Khi trình bày kết quả quan sát, tôi gợi ý một số câu hỏi bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác gợi hình ảnh.
	*Ví dụ : Tả đồ chơi mà em thích : Sau khi học sinh giới thiệu đồ chơi em thích là “Búp bê”. Tôi gợi ý bằng các câu hỏi : Búp bê của em có hình dáng thế nào? Các bộ phận trên người Búp bê có điểm gì nổi bật? Tôi hướng dẫn học sinh viết câu văn cho sinh động gợi cảm hơn, bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ... 
*Ví dụ : “ Búp bê cao, to khoảng bằng em bé ba tuổi. Đôi má hồng hồng, căng phồng như trái táo chín. Đôi môi xinh tươi như hoa hồng mới nở, trông yêu ơi là yêu. Đôi mắt búp bê tròn và đen láy với hàng mi cong vút. Thân hình tròn trịa ẩn dưới bộ váy công chúa đẹp lộng lẫy, ....”
	Đồng thời, tôi cũng không quên rèn sự tinh tế khi quan sát đó là nhận ra đặc điểm ít người nhìn thấy. Tôi minh họa bằng những đoạn văn hay vào tiết lập dàn ý hoặc trả bài viết cho học sinh.
	- Quan sát trong văn miêu tả, tôi luôn hướng cho học sinh tìm ra những đặc điểm riêng biệt của đồ vật và không quên bỏ qua đặc điểm chung :
Khi dạy “Quan sát cây bút chì” không những cho các em thấy được màu sắc, hình dáng của nó tôi còn giúp các em nhận ra những dòng chữ in trên vỏ và các đặc điểm khác như có bị dính mực không? Có bị trầy không? Bị sứt không?  những đặc điểm ấy chỉ riêng cây bút chì của em mới có.
	Khi dạy văn miêu tả, tôi luôn nhắc nhở gợi ý học sinh tìm ra những nét riêng biệt, những tình cảm riêng biệt đối với đối tượng được tả. Có thể những đặc điểm riêng đó đối với người khác là bình thường nhưng đối với riêng em là đặc biệt vì nó gắn bó với em bằng một kỷ niệm hoặc một niềm vui,  nào đó.
	*Ví dụ : Tả cái bàn học của em có bạn viết : Cái bàn học này là món quà của bố tặng em trong ngày sinh nhật. Nay bố đã đi công tác xa nhưng mỗi khi ngồi vào bàn học em cảm nhận như thấy bố đang ở bên cạnh em nhắc nhở em học tập. Em tự nhủ sẽ giữ chiếc bàn thật cẩn thận, vì đó là một món quà chứa đựng tình yêu thương của bố dành cho em. 	
	- Lựa chọn trình tự quan sát :
 	Tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp. Tôi đưa ra cho học sinh lựa chọn một số trình tự quan sát chung nhất là :
- Quan sát toàn bộ đến từng bộ phận, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại.Ví dụ với đề bài : Em hãy miêu tả cái cặp của em hoặc cái cặp mà em đã nhìn thấy. 
	Tôi hướng dẫn học sinh quan sát đặc điểm chung của cái cặp rồi quan sát các bộ phận từ ngoài vào trong.
	*Ví dụ : Quan sát bên ngoài : 
	Tôi hướng dẫn học sinh quan sát một số chiếc cặp ở ngoài thực tế kết hợp với hình ảnh một số chiếc cặp ( chiếu trên màn hình của máy chiếu) để ở các góc 
độ khác nhau cho học sinh dễ quan sát ( như cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tap_lam_va.doc
  • docBìa SKKN.doc
  • docDanh mục tài liệu tham khảo.doc
  • docMỤC LỤC.Thảo.doc
  • doctên skkn đã xếp loiaj.doc