SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua tiết khoa học

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua tiết khoa học

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục tiểu học đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống. Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hình thành và phát triển của kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng những thử thách của cuộc sống của mỗi cá nhân. Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức, thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng trong cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống.

 Bởi vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết của mỗi giáo viên trong nhà trường. Nhằm giúp học sinh có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các em có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đồng thời giáo dục kĩ năng sống để các em có thêm cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.

 Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy môn khoa học lớp 4 giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khỏe, về tự nhiên, con người với thế giới tự nhiên, chú trong đến việc hình thành các kĩ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc đặc biệt đến kĩ năng vận dụng kiến thức để xử lí thích hợp trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu quan trong trong dạy học môn khoa học. Giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học giúp các em tự nhận thức về bản thân, tự nhiên, xã hội và các giá trị; giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân; tư duy, phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; ra quyết định phù hợp và giải quyết có hiệu quả.

 Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường trong việc vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học khoa học và thấy kĩ năng sống của học sinh nói riêng và chất lượng học tập của học sinh nói chung thu được kết quả khá tốt. Từ kết quả đạt được, từ kinh nghiệm thực tiễn tôi xin trao đổi kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua tiết khoa học ’’.

 

doc 28 trang thuychi01 8772
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua tiết khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu	
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực, cá thể người học.
4
Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua quan sát tranh, hình ảnh.
7
Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu, khai thác nội dung bài học
16
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
19
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
I. Kết luận
20
II. Kiến nghị
20
 A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục tiểu học đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống. Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hình thành và phát triển của kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng những thử thách của cuộc sống của mỗi cá nhân. Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức, thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng trong cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống.
 	Bởi vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết của mỗi giáo viên trong nhà trường. Nhằm giúp học sinh có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các em có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đồng thời giáo dục kĩ năng sống để các em có thêm cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.
 	Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy môn khoa học lớp 4 giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khỏe, về tự nhiên, con người với thế giới tự nhiên, chú trong đến việc hình thành các kĩ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc đặc biệt đến kĩ năng vận dụng kiến thức để xử lí thích hợp trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu quan trong trong dạy học môn khoa học. Giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học giúp các em tự nhận thức về bản thân, tự nhiên, xã hội và các giá trị; giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân; tư duy, phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; ra quyết định phù hợp và giải quyết có hiệu quả. 
 Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường trong việc vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học khoa học và thấy kĩ năng sống của học sinh nói riêng và chất lượng học tập của học sinh nói chung thu được kết quả khá tốt. Từ kết quả đạt được, từ kinh nghiệm thực tiễn tôi xin trao đổi kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua tiết khoa học ’’.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu thực trạng chung để đưa ra giải pháp dạy học phân môn khoa học nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh.
 - Giúp giáo viên có kĩ năng trong khi dạy các bài khoa học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 - GV, học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Nga Trường.
 - Phương pháp dạy - học nội dung ở các bài khoa học lớp 4.
 - Các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu liên quan đến tâm lý lứa tuổi học sinh và giáo giục kĩ năng sống cho học sinh.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tìm hiểu kết quả học tập của học sinh, trao đổi với đồng nghiệp về những khó khăn sai sót khi dạy học phân môn Khoa học.
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Rút ra kinh nghiệm từ thực tế của 
bản thân và học sinh thông qua cách dạy và cách học.
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. 
 Thông qua môn khoa học giáo dục cho các em các kĩ năng: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả. 
 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cho các em cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
 Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người trong môn khoa học. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1.Thực trạng
 	 Qua những năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4 và được cùng với đồng nghiệp trao đổi học tập lẫn nhau thông qua dự thao giảng ở hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp cụm. Tôi thấy các tiết dạy còn bộc lộ nhiều tồn tại: 
1.1.Hạn chế của giáo viên: 
- Phần lớn giáo viên chưa quen dạy kỹ năng sống cho học sinh.
- Có một số tiết học giáo viên có giáo dục kĩ năng sống cho các em nhưng chỉ mang tính chất hình thức.
- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc giáo dục cho các em các kĩ năng giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ thể, chưa giúp học sinh biết xử lí những trường hợp có liên quan đến sức khỏe bản thân. 
- Một số giáo viên khác trong giờ học lại chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài nhưng không cho các em liên hệ với bản thân để hình thành và phát triển các kĩ năng sống cho các em. Sau bài học các em có cách hiểu rất mơ màng vì vậy giờ dạy chưa đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. 
1.2.Hạn chế của học sinh:
- Chưa được giáo dục, trang bị đầy đủ các kĩ năng sống nên chưa tự tin trong hoạt động nhóm 
- Trình độ học sinh không đồng đều.
- Trong các tiết học không được hướng dẫn quan sát hình ảnh để liên hệ tạo điểm nhấn, trong quá trình khai thác nội dung bài học sinh chỉ được hỏi đáp một cách hình thức. 
2.Kết quả của thực trạng:
 	Năm học 2018 - 2019 được nhà trường phân công dạy lớp 4A. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát một số kĩ năng sống của học sinh ở tiết khoa học đầu năm. Cụ thể kết quả như sau:
Năm học
Số học sinh
Kỹ năng tự nhận thức
Kỹ năng giao tiếp và hợp tác
Kỹ năng tư duy bình luận
Kỹ năng ra quyết định & GQ vấn đề
Kỹ năng làm chủ bản thân
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2018-2019
24
5
20,8
4
16,6
6
25
3
12,5
6
25
Với kết quả thu được như trên tôi thấy kĩ năng sống của học sinh lớp tôi vào đầu năm học còn rất thấp, khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai.
3. Nguyên nhân của thực trạng: 
 Từ kết quả khảo sát trên và qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn khoa học còn hạn chế là do những nguyên nhân sau:
 	Một là: Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa theo hướng tích cực cá thể hóa đối tượng.
 	Hai là: Giáo viên chưa khai thác tối đa kênh hình trong sách giáo khoa để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 	Ba là: Giáo viên chưa thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu, khai thác nội dung bài học.
 	Từ các nguyên nhân trên, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn khoa học cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Giải pháp 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá thể người học.
 	Để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá thể người học phải có sự chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh theo các bước như sau: 
1.1. Khâu chuẩn bị của tôi và học sinh trước khi lên lớp:
- Chuẩn bị của giáo viên:
 	Trước hết muốn giáo dục kĩ năng sống cho các em thì bản thân tôi phải có những kĩ năng sống đó. Để đạt được yêu cầu trên thì tôi phải rèn luyện bản thân mình từ việc nhận thức, qua giao tiếp, bình luận và giải quyết vấn đề đều thể hiện làm chủ được bản thân. Từ cử chỉ đến hành động đều phải gương mẫu thể hiện sự thân thiện với mọi người. Trước khi soạn bài tôi phải nghiên cứu, chọn lọc hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học để vừa đảm bảo khai thác dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh được khiến thức đồng thời hình thành và phát triển những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh thông qua những hoạt động đó. Thầy phải chú ý đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém. 
+ Tôi đã lựa chọn và xây dựng các hoạt động dạy – học để đạt được mục tiêu của bài, phù hợp với điều kiện của trường và với đối tượng HS lớp tôi.
 	+ Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy, để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.
 	+ Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
 	+ Chú ý đến yêu cầu của môn khoa học: Đó là học sinh tự rút ra nội dung bài học thông qua việc khai thác hình ảnh.
 	- Chuẩn bị của học sinh:
 	+ Yêu cầu học sinh xem kỹ trước bài ở nhà, có xem trước bài ở nhà học sinh mới biết được cần chuẩn bị những gì cho tiết học. Đồng thời có những thắc mắc cần được giải đáp mang đến lớp tham khảo ý kiến của bạn và của cô giáo. 
1.2. Cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng cá thể người học:
 Để thực hiện mục đích của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự nhiên xã hội và các giá trị giao tiếp ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ thể có liên quan đến sức khỏe bản thân. Biết tư duy phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên, từ đó biết ra quyết định phù hợp giải quyết có hiệu quả. Tôi dạy theo hình thức cá thể hóa người học.
 	Hướng dẫn học sinh động não, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn tôi giao nhiệm vụ cụ thể, để định hướng rõ yêu cầu tự nhận thức cho học sinh (đọc thầm câu hỏi nào, quan sát những hình ảnh nào; bao nhiêu thời gian), giới hạn thời gian để tăng khả năng động não. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian chiếm lĩnh kiến thức của học sinh và tăng dần khả năng tự nhận thức. 
Ví dụ 1: Bài 14: “Phòng một số bện lây qua đường tiêu hóa”. 
 	Những kĩ năng cần giáo dục cho các em: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
 	Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. Tôi yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Bằng kiến thức của mình hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Cá nhân học sinh được tự động não trong thời gian 1 phút và trả lời.
- GV tổ chức cho HS được tự nêu tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa theo hiểu biết và vốn sống của học sinh.
- Giáo viên chốt: Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị,là các bệnh lây qua đường tiêu hóa, có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách.
 	 Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Để thực hiện được yêu cầu trên tôi tổ chức cho học sinh học thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi:
- Quan sát tranh 1, 2 SGK nêu nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Học sinh được tự quan sát, suy nghĩ, thảo luận với bạn để phát hiện ra kiến thức mới sau đó trả lời trước lớp.
- Từ việc HS hiểu biết được những nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa: uống nước lã, ăn thức ăn ôi thiu, các loại thực phẩm có hóa chất không an toàn.
- Tôi tổ chức cho học sinh tự quan sát tranh 3,4,5,6 SGK trong thời gian 3 phút. Một bạn hỏi một bạn khác trả lời: Nêu cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Mỗi cá thể được tự đặt câu hỏi - được trả lời theo suy nghĩ của mình. Một số nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.
- Tôi chốt: Để đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cần: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường.
- Cho học sinh nêu lại nội dung bài học trong sgk.
- Từ cách làm trên tôi giáo dục kỹ năng tự nhận thức và giao tiếp cho học sinh:
- Em cần làm những việc gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Cho học sinh được tự nêu những việc làm của mình để phòng bệnh lây qua 
đường tiêu hóa như: 
 	+ Em cần có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện 
 	+ Ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
 	+ Bỏ rác đúng nơi quy định.
 	+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
 	+ Không nên ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh như vỉa hè.
 	+ Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu, thực phẩm có hóa chất không an toàn.
 	- Các em được tự nêu những việc làm của mình trong sinh hoạt hằng ngày để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. Đó là các em đang được làm chủ bản thân. Các em đang vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống của chính mình.
- Học sinh được làm việc cá thể hoá bằng việc tự động não để tìm ra câu trả lời. Các em cảm thấy tự tin, khi mình tự tìm được thông tin phục vụ cho nội dung bài học. Đó là cơ hội để các em được rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình.
 	Dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, các em đã tự nhận thức về bản thân, thể hiện được tính chủ động, say mê tìm tòi, được thể hiện mình và lĩnh hội tri thức. Giáo dục kỹ năng sống đã giúp các em có thêm vốn sống, kỹ năng xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế khá tốt từ đó ứng xử nhanh và giải quyết vấn đề kịp thời, hợp lý.
2. Giải pháp 2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua quan sát tranh, hình ảnh minh hoạ:
 Đối với học sinh tiểu học các em rất thích khám phá thế giới tri thức, thích tìm tòi những cái mới lạ mà đặc biệt là được xem tranh ảnh. Vì vậy không chỉ học sinh ở các lớp dưới mà đến học sinh lớp 4 khi được học tiết học mà cô giáo dạy có trình chiếu hình ảnh trên màn hình lớn học sinh rất say mê, hứng thú học bài và những tiết học ấy các em rất nhớ nội dung bài học bởi nó gắn với hình ảnh. Nắm bắt được tâm lí của các em tôi đã vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho các em thông qua hoạt động quan sát tranh, ảnh. Để thực hiện tốt được hoạt động này tôi đã thực hiện các bước như sau:
 	* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 	- Chuẩn bị của giáo viên:
Sưu tầm tranh ảnh gắn với nội dung bài học, soạn tranh, ảnh trên máy tính để trình chiếu.
- Chuẩn bị của học sinh:
Xem bài trước ở nhà, sưu tầm hình ảnh có nội dung gắn với nội dung bài học. 
 	 Để rèn kĩ năng tự nhận thức và tìm kiếm sự giúp đỡ của học sinh. Tôi đã giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số tranh ảnh trong bài học như sau:
 	Ví dụ 1: Dạy bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
 	Đối với bài này cần chuẩn bị:
- Giáo viên: tranh ảnh như sách giáo khoa, tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. Thông tin về việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Học sinh: sách giáo khoa, giấy vẽ A4, màu, chì
Những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh là: Kĩ năng lựa chọn giải 
pháp bảo vệ môi trường không khí. Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành:
 	Hoạt động1:Tìm hiểu việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (Thời gian 3 phút).
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Tôi trình chiếu bằng hình ảnh: Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch đó là tôi kết hợp chỉ vào các hình ảnh: 
HS tham gia dọn vệ sinh đường làng
Bỏ rác đúng nơi quy định
Sử dụng bếp cải tiến
Sử dụng nhà vệ sinh tự hoại
 Thu gom rác thải Trồng cây xanh
* Việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch 
Chặt phá rừng
Xả rác ra môi trường
Sử dụng bếp than tổ ong
 	Qua những hình ảnh và những việc làm rất cụ thể trong hình vẽ giúp cho các em rút ra nội dung chính của bài: 
 	“Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh”
 	Từ đó các em khắc sâu được kiến thức bài học đồng thời giáo dục cho các em những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. Qua đó tôi giáo dục kĩ năng lựa chọn những việc nên làm đồng thời tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 	Tôi hỏi thêm một số câu hỏi nhằm giáo dục kĩ năng sống cho các em:
 	- Gia đình, nhân dân ở địa phương em đã làm gì để góp phần bảo vệ bầu không khí trong sạch?
 	- Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường.
 	Tôi thấy tất cả học sinh đã được khắc sâu bởi hình ảnh trên nên các em trả lời những việc làm rất cụ thể: Dọn vệ sinh, trồng nhiều cây xanh, sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, bỏ rác thải đúng nơi quy định. Kể cả những học sinh có lực học yếu, học sinh ít phát biểu trong lớp các em cũng tham gia tích cực.
 Hoạt động2: Tìm hiểu việc làm bảo vệ môi trường
 	Tôi tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. Để giúp các em thực hiện tốt được yêu cầu, trước tiên tôi yêu cầu các em kể những việc làm bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
 	Cho các em xem một số tranh cổ động để các em tham khảo
 	Các em được xem hình ảnh trên tranh, các em có thêm ý tưởng để lựa chọn vẽ, được trình bày ý tưởng trên tranh để tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch. Sau tiết học có rất nhiều em đã vẽ được những bức tranh mang nội dung là những việc làm cụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu không khí trong sạch. Cụ thể như sau:
Mai Thanh Bình
Nguyễn Trường Sơn
Lê Minh Anh
Mai Hoàng Ngân
Tuy tranh của các em chưa được đẹp, nhưng các em đã có ý tưởng sáng tạo để tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Sử dụng tranh ảnh vào dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện hứng khởi của lớp của trường. Trong giờ học tôi đã tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em.
 	Ví dụ 2: Dạy bài: “Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?”
 	Những kĩ năng sống cần giáo dục: Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh.
 	Tôi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức bài học bằng hai hoạt động: 
 	Hoạt động1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
Để thực hiện yêu cầu này tôi cho học sinh quan sát tranh và yêu cầu học sinh trả lời:
- Hình nào thể hiện Hùng lúc đang khỏe, lúc bị bệnh và khi được khám bệnh?
- Học sinh được quan sát và trả lời được :
- Những hình ảnh thể hiện Hùng lúc đang khỏe: hình 2,4,9. Lúc Hùng bị bệnh: Hình 3,7,8. Hùng lúc được khám bệnh: hình 1,5,6.
Để các em nắm được cả nguyên nhân và những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh tôi tiếp tục yêu cầu các em thảo luận nhóm 4 (thời gian 5 phút).
- Giao nhiệm vụ cho nhóm: Sắp xếp các hình có liên quan thành ba câu chuyện (mỗi câu chuyện 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.doc