SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trường THCS Nga Thủy thông qua môn sinh họ
Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền cả nước, những vụ đuối nước thương tâm đã cướp đi hàng nghìn sinh mạng của trẻ em, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và miền núi. Theo thống kê mới nhất của cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, tỷ lệ chết do đuối nước ở trẻ em Việt Nam là cao nhất, chiếm 22,6% (Trong đó, trẻ dưới 15 tuổi là 70%), cao gấp 10 lần so với các nước phát triển. Cũng theo thống kê này, trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm ao, hồ, sông, biển. Đây là một con số đáng báo động.[3]
Điển hình như vụ tai nạn đuối nước của 9 học sinh nam, trường THCS Nghĩa Hà khi tắm trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) vào ngày 15/4/2016. Hay vụ tai nạn đuối nước diễn ra vào ngày 4/5/2016, khi 4 nữ sinh trường THCS Nguyễn Huệ trong lúc tắm, vui chơi gặp phải dòng nước xoáy, cuốn ra xa và chìm dần tại khu vực bãi biển gành Bãi Dài (Vạn Ninh, Khánh Hòa). Và đến giờ chúng ta vẫn còn bàng hoàng trước khoảnh khắc đau thương trong vụ sóng biển cuốn trôi 7em học sinh của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tỉnh Tây Ninh) khi tắm trên bãi biển 30-4 trong chuyến du lịch tham quan tại khu du lịch Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ- TP. HCM vào sáng ngày 29/12/2013 Chính sự bất cẩn của người lớn, môi trường sống xung quanh trẻ không an toàn, và trẻ em không được trang bị đầy đủ kỹ năng bơi và kiến thức về sự an toàn khi tắm ở sông, suối, ao, hồ.là nguyên nhân chính gây nên các vụ đuối nước tang thương đó.
Có thể nói, tai nạn đuối nước đang ngày càng gia tăng và thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, gây tâm lý hoang mang cho mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em hiện nay đang là vấn đề cấp bách và quyết liệt của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, ở các nhà trường nói chung, trường THCS Nga Thủy nói riêng, công tác giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách, chưa được lãnh đạo nhà trường, xã, huyện quan tâm đúng mức. Việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục kỹ năng bơi và phòng tránh đuối nước cho giáo viên (GV), học sinh (HS) còn nhiều hạn chế. Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân, của cán bộ GV, HS về vấn đề này còn mờ nhạt và nhiều biểu hiện không phù hợp, nhất là đối với HS THCS. Giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở bậc học THCS - các em ở độ tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách, những người chủ tương lai của đất nước, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ con người và góp phần phát triển bền vững đất nước.
MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền cả nước, những vụ đuối nước thương tâm đã cướp đi hàng nghìn sinh mạng của trẻ em, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và miền núi. Theo thống kê mới nhất của cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, tỷ lệ chết do đuối nước ở trẻ em Việt Nam là cao nhất, chiếm 22,6% (Trong đó, trẻ dưới 15 tuổi là 70%), cao gấp 10 lần so với các nước phát triển. Cũng theo thống kê này, trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm ao, hồ, sông, biển. Đây là một con số đáng báo động.[3] Điển hình như vụ tai nạn đuối nước của 9 học sinh nam, trường THCS Nghĩa Hà khi tắm trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) vào ngày 15/4/2016. Hay vụ tai nạn đuối nước diễn ra vào ngày 4/5/2016, khi 4 nữ sinh trường THCS Nguyễn Huệ trong lúc tắm, vui chơi gặp phải dòng nước xoáy, cuốn ra xa và chìm dần tại khu vực bãi biển gành Bãi Dài (Vạn Ninh, Khánh Hòa). Và đến giờ chúng ta vẫn còn bàng hoàng trước khoảnh khắc đau thương trong vụ sóng biển cuốn trôi 7em học sinh của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tỉnh Tây Ninh) khi tắm trên bãi biển 30-4 trong chuyến du lịch tham quan tại khu du lịch Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ- TP. HCM vào sáng ngày 29/12/2013Chính sự bất cẩn của người lớn, môi trường sống xung quanh trẻ không an toàn, và trẻ em không được trang bị đầy đủ kỹ năng bơi và kiến thức về sự an toàn khi tắm ở sông, suối, ao, hồ....là nguyên nhân chính gây nên các vụ đuối nước tang thương đó. Có thể nói, tai nạn đuối nước đang ngày càng gia tăng và thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, gây tâm lý hoang mang cho mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em hiện nay đang là vấn đề cấp bách và quyết liệt của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, ở các nhà trường nói chung, trường THCS Nga Thủy nói riêng, công tác giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách, chưa được lãnh đạo nhà trường, xã, huyện quan tâm đúng mức. Việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục kỹ năng bơi và phòng tránh đuối nước cho giáo viên (GV), học sinh (HS) còn nhiều hạn chế. Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân, của cán bộ GV, HS về vấn đề này còn mờ nhạt và nhiều biểu hiện không phù hợp, nhất là đối với HS THCS. Giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở bậc học THCS - các em ở độ tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách, những người chủ tương lai của đất nước, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ con người và góp phần phát triển bền vững đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, trong nhiều năm qua chúng tôi đã thử nghiệm và thực hiện nhiều giải pháp để giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh và đúc rút thành kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trường THCS Nga Thủy thông qua môn sinh học” 1.2 . Mục đích nghiên cứu: - Xác định tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh thông qua môn sinh học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. - Góp phần trang bị cho học sinh các kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, đồng thời giúp các em xử lý linh hoạt tình huống xảy ra khi dưới nước để bảo vệ chính mình, người thân, gia đình và cứu người khi gặp tai nạn đuối nước. - Giáo dục ý thức thường trực cho học sinh trong công tác phòng tránh tai nạn đuối nước, lòng nhân đạo, tình yêu thương con người. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trường THCS Nga Thủy thông qua môn sinh học một cách khoa học và hiệu quả nhất. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các Công văn, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định có tính cấp thiết về việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho HS. Các hiện tượng, mâu thuẫn hiện tại của giáo viên, học sinh, nhà trường, địa phương và yêu cầu của xã hội. - Điều tra, khảo sát thực tế học sinh toàn trường: Sử dụng hệ thống câu hỏi qua phiếu điều tra để khảo sát mức độ nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước. - Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm từ những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để trau rồi, nâng cao trình độ nghệp vụ sư phạm của bản thân. - Thống kê, xử lý số liệu: Để đảm bảo tính chính xác của thực trạng, hiệu quả vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng thống kê toán học, xử lý số liệu để rút ra những kết luận quan trọng. 1.5. Nhứng điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến này được làm, áp dụng lần đầu tại trường THCS Nga Thủy và đã đem lại hiệu quả cao. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Ngày 15/4/2016 Thủ tướng chính phủ ra Công điện số 641/CĐ-TTg, kèm theo quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ giai đoạn 2016-2020, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành Trung ương về công tác này đến các cấp quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, ban đại diện cha mẹ học sinh và các em học sinh. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh, gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh. Chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh về ý thức phòng, chống tai nạn đuối nước; đưa nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước vào các hoạt động của trường, lớp, Đoàn, Đội[3] Gần đây nhất, ngày 21/4/2016 Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu các Sở GD&ĐT tăng cường giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh. Cụ thể: - Bộ GD&ĐT yêu cầu giám đốc các Sở GD&ĐT quán triệt văn bản chỉ đạo của Bộ đến từng giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; triển khai các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh. - Bộ yêu cầu các Sở GD&ĐT tham mưu với địa phương đầu tư xây dựng bể bơi tại các trường hoặc cụm trường với quy mô phù hợp, đồng thời tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư xây dựng bể bơi phục vụ dạy và học bơi cho học sinh. Tổ chức dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nâng cao kỹ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước. [3] Với những căn cứ nêu trên cho thấy công tác giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh là vấn đề hết sức cấp thiết. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng về tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước tại xã Nga Thủy : Nga Thủy là một xã bãi ngang ven biển của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Với đường bờ biển kéo dài 8km, hệ thống kênh rạch, ao hồ, đầm dày đặc. Đây là điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển nền kinh tế nhưng mặt trái của vấn đề là điểm tụ tập vui chơi, tắm mát của trẻ, nhất là vào thời điểm nghỉ hè. Hoạt động này đã gây ra nhiều vụ đuối nước thương tâm ở trẻ em. Mặt khác do điều kiện địa hình, hằng năm Nga Thủy phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp tỉnh, cấp trung ương phải thường xuyên có mặt để chỉ đạo phòng tránh, đưa dân sơ tán đến nơi an toàn. Tuy nhiên có nhiều cơn Bão, lũ, lụt diễn biến hết sức bất thường, nước dâng lên quá nhanh, dân di chuyển không kịp, có nhiều trường hợp trẻ em bị nước cuốn trôi Mặc dù giáp bờ biển đã được xây dựng hệ thống đê phòng ngự nhưng hằng ngày học sinh đi học về hoặc những ngày nghỉ thường kéo nhau lên đê chơi, tắm và đã xảy ra không ít trường hợp bị đuối nước. Theo thống kê mới nhất của Trạm Y tế xã Nga Thủy trong 2 năm 2015-2016 đã có 3 vụ đuối nước xảy ra ở trẻ em 2.2.2. Thực trạng về công tác giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh tại trường THCS Nga Thủy trong những năm qua * Phía nhà trường: - Do kinh phí hạn hẹp, thiếu sự đầu tư của xã, huyện, hiện tại nhà trường không có bể bơi để thực hành giảng dạy kỹ năng bơi và phòng tránh tai nạn đuối nước. - Do đặc thù của môn học liên quan đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện nên hầu như trong các năm học qua, vấn đề dạy kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước không được Ban giám hiệu nhà trường chú trọng, xây dựng kế hoạch chỉ đạo trực tiếp giáo viên tích hợp trong các môn học hay tổ chức dưới hình thức các hoạt động ngoại khóa khác. - Nhà trường có 2 giáo viên thể dục chuyên trách nhưng còn thiếu và yếu về chuyên môn thể dục thể thao, đặc biệt là phương pháp dạy bơi và kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh. * Về nhận thức của GV, HS và Phụ huynh: - Đội ngũ CBGV, nhân viên trong nhà trường không được trang bị đầy đủ kiến thức, phương pháp, kỹ năng truyền đạt về cách phòng tránh tai nạn đuối nước, chưa được tham gia lớp tập huấn, hoạt động cụ thể để rèn luyện kỹ năng ứng phó. Kiến thức mà bản thân có được là do sự tìm tòi, học hỏi từ các nguồn thông tin, tư liệu khác và một vốn kinh nghiệm ít ỏi có được trong đời sống. Do đó họ chưa thực sự ý thức, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho HS. - HS chưa nhận thức sâu sắc về việc cần thiết phải trang bị kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước nên với bản tính nghịch ngợm, hiếu động, tò mòđôi khi dễ bị kích động, các em sẵn sàng rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông, biểnmà không cần xin phép hay sự đồng ý của người lớn. Điều này bắt nguồn từ việc tuyên truyền, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về phòng tránh tai nạn do đuối nước cho các em chưa được quan tâm đúng mức. - Nhiều phụ huynh có thái độ thờ ơ, phó mặc sự quản lý con trẻ cho nhà trường nên không quan tâm và giám sát con trẻ đúng mức. Bên cạnh đó không cho trẻ học bơi, dạy cho trẻ cách giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước. Trên cơ sở tìm hiểu tình hình ở địa phương, thực trạng của HS nhà trường, chúng tôi đã khảo sát 335 HS thông qua phiếu điều tra, với nội dung như sau: Số TT Nội dung câu hỏi Trả lời Đ S 1 Theo em việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trong nhà trường là quan trọng? 2 Em tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn khi xảy ra đuối nước? 3 Việc thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường? 4 Em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp, trang bị kiến thức, rèn kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước? 5 Theo em việc được trực tiếp học bơi dưới nước và tham gia vào các hoat động phòng tránh tai nạn do đuối nước là rất quan trọng để từ đó khắc sâu và rèn luyện kỹ năng ứng phó khi có tai nạn đuối nước xảy ra? 6 Theo em cần thiết phải đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng bơi và phòng tránh tai nạn đuối nước vào làm môn học chính trong trường phổ thông? Kết quả thu được: + 330/335 = 98,5% HS nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước trong nhà trường là quan trọng + 330/335 = 98,5% HS tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn khi xảy ra đuối nước + 335/335 = 100% HS cho rằng thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường? + 335/335 = 100% HS nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp, trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước. + 335/335 = 100% HS nhận thấy việc được trực tiếp học bơi dưới nước và tham gia vào các hoat động phòng tránh tai nạn do đuối nước là rất quan trọng để từ đó khắc sâu và rèn luyện kỹ năng ứng phó khi có tai nạn đuối nước xảy ra. + 330/335 = 98,5% các em đồng ý với ý kiến: Phải đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng bơi và phòng tránh tai nạn do đuối nước vào làm môn học chính trong trường phổ thông. Nhận thức được tính cấp thiết của công tác giảng dạy kỹ năng phòng tránh tai nạn do đuối nước của Đảng, nhà nước, các ban ngành và toàn xã hội hiện nay. Cùng với kết quả điều tra thực trạng trên, tôi đã xây dựng được nhiều giải pháp để giảng dạy kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trong nhà trường. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Tích hợp nội dung phòng tránh tai nạn đuối nước vào môn Sinh học 2.3.1.1. Chọn lọc các bài học trong chương trình để tích hợp Lớp Tên bài Địa chỉ Nội dung tích hợp Hình thức 6 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật Mục 1 : Sự đa dạng và phong phú của thực vật Giáo dục HS ý thức bảo vệ sự đa dạng, phong phú của thực vật → Từ đó giúp giảm thiểu lũ lụt, sạt lở đất... → hình thành kỹ năng phòng tránh đuối nước khi xảy ra lũ, lụt bị nước quấn trôi Liên hệ 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu. Mục2 : Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường Giáo dục HS ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây xanh, trồng rừng để ngăn lũ, chống sạt lở đất→ hình thành kỹ năng phòng tránh đuối nước khi xảy ra lũ, lụt. Lồng ghép một phần 6 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước Cả bài Giáo dục HS ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây xanh, trồng rừng để ngăn lũ, chống sạt lở đất → hình thành kỹ năng phòng tránh đuối nước khi xảy ra lũ, lụt, bị nước quấn trôi Lồng ghép 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật Cả bài Giáo dục HS ý thức bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật. Từ đó giúp giảm thiểu thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất... → hình thành kỹ năng phòng tránh đuối nước khi xảy ra lũ, lụt Lồng ghép 7 Bài 57, 58: Đa dạng sinh học Mục II,III : Những lợi ích, nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi → Hạn chế lũ lụt, sạt lở, sói mòn đất... → Từ đó giúp giảm thiểu lũ lụt, sạt lở đất... → hình thành kỹ năng phòng tránh đuối nước khi xảy ra lũ, lụt Lồng ghép 7 Bài 64, 65, 66: Thăm quan thiên nhiên Cả bài Qua quan sát thực tế, giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường → Từ đó giảm thiểu thiên tai, lũ lụt → hình thành kỹ năng phòng tránh đuối nước khi xảy ra lũ, lụt Lồng ghép, liên hệ. 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Mục II: Tính chất của cơ Mục III: Ý nghĩa của hoạt động co cơ Qua tính chất của cơ-> Gv lồng ghép giải thích hiện tượng bị chuột rút, nhất là chuột rút khi đi bơi-> cách phòng tránh bị chuột rút khi bơi, tránh tai nạn đuối nước Lồng ghép 8 Bài 10: Hoạt động của cơ Cả bài Từ nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng mỏi cơ-> Gv lồng ghép giáo dục kỹ năng phát hiện và sơ cứu nạn nhân bị đuối nước. Lồng ghép, liên hệ 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động, vệ sinh hệ vận động Mục III: Vệ sinh hệ vận động Từ các biện pháp vệ sinh hệ vận động, trong đó có vệ sinh hệ cơ-> Gv lồng ghép giáo dục kỹ năng phát hiện và sơ cứu nạn nhân bị đuối nước. Lồng ghép, liên hệ 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn Mục II: Vệ sinh tim mạch Từ các biện pháp vệ sinh hệ tim mạch-> GV lồng ghép giáo dục kỹ năng luyện tập cơ trước khi xuống nước bơi, tránh xảy ra đuối nước. Lồng ghép, liên hệ 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp Mục II: Cần luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh Qua các biện pháp luyên tập hô hấp-> GV lồng ghép kỹ năng hít, thở gắng sức để có thể tích khí lý tưởng trong phổi trước và khi xuống nước bơi, tránh xảy ra đuối nước Lồng ghép, liên hệ 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo Cả bài Giáo dục kỹ năng sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn khi đuối nước Lồng ghép, liên hệ 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Cả bài Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật gây hậu quả: xói mòn, thoái hóa đất, hạn hán, lũ lụt, lũ quét→ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hình thành kỹ năng phòng tránh đuối nước khi xảy ra lũ, lụt Lồng ghép 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường. Cả bài Từ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp chống ô nhiễm môi trường→ GV cung cấp kiến thức về thiên tai, đặc biệt cách ứng phó với một số thiên tai (Bão, lụt) -> Phòng tránh đuối nước Lồng ghép 9 Bài 56-57:TH tìm hiểu tình môi trường ở địa phương. Cả bài HS viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường, cách ứng phó với tai nạn đuối nước xảy ra khi tắm ao, hồ, sônghoặc khi bị nước cuốn trôi trong mùa lũ xảy ra ở xã Nga Thủy. Liên hệ Bài 58 : Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Cả bài Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và cây xanh trên trái đất→ bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác→ Giảm thiểu được thiên tai (lũ lụt, hạn hán) → cung cấp kỹ năng chống lũ lụt, đuối nước Lồng ghép 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã . Cả bài Giáo dục cho HS việc bảo vệ rừng, kết hợp với trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc→ Ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, rửa trôi đất,lũ quét, → cung cấp kỹ năng chống lũ lụt, đuối nước Lồng ghép. 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái. Cả bài Liên hệ với địa phương. Trồng và bảo rừng ngập mặn, trồng cây ở ven đê → ngăn ngừa được sự xâm nhập mặn, sạt lở đê→ cung cấp kỹ năng chống lụt, đuối nước Lồng ghép Liên hệ 2.3.1.2. Tiết dạy minh họa môn Sinh học 8 Tiết 10 - Bài 10: Hoạt động của cơ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Qua bài học, HS cần nắm vững kiến thức sau: - Chứng minh được co cơ sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển. - Trình bày được các nguyên nhân của sự mỏi cơ và nếu được các biện pháp chống mỏi cơ. - Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyên tập thể dục thể thao và lao động vừa sức. 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, liên hệ thực tế. - Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn (Vật lý, Thể dục) để giải thích hiện tượng đuối nước xảy ra ở trẻ nhỏ khi đi tắm ở các ao, hồ, sông, biển... từ đó tích hợp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho các em. - Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về tai nạn đuối nước và cách phòng tránh đến từng người dân trong xã, đặc biệt cảnh báo đối với các em nhỏ. 3. Về thái độ: - Giáo dục, ngăn chặn các hành vi hiếu động, bột phát của học sinh khi tham gia tắm hoặc chơi gần ao, hồ, sông, biển... - Giáo dục cho học sinh lòng tương thân tương ái, giúp đỡ, cứu người khi gặp nạn - Giáo dục ý thức thường trực cho học sinh về phòng tránh tai nạn đuối nước. II. Đồ dùng dạy học: - Máy vi tính, máy chiếu, máy ghi công của cơ - Tranh ảnh giới thiệu về cách sơ cứu người bị đuối nước - Video giới thiệu kỹ năng sơ cứu người bị đuối nước. - Phiếu học tập III.Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ? - Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận của cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu công của cơ GV:Chiếu nội dung câu hỏi (SGK)-> yêu cầu HS làm - Từ bài tập trên, em rút ra được kết luận gì về cơ co?. - Lực sinh ra do co cơ có tác dụng gì? GV đặt câu hỏi liên môn với môn vật lý : - Vậy khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời, điều đó chứng tỏ gì về lực? - Vậy công cơ là gì? được sử dụng khi nào? - Em có nhận xét gì sự liên hệ giữa sự co cơ, lực và công? - Hãy cho biết công cơ học được tính theo công thức nào ? giải thích đơn vị của từng đại lượng trong công thức trên ? GV giới thiệu : Công thức tính công cơ - Hiện tượng co cơ khi bị chuột rút có sinh ra công không ? Vì sao ? - Công của cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự co cơ ? - GV: Nhận xét, bổ sung kiến thức. - So sánh công cơ học và công của cơ? GV: Nhận xét, bổ sung-> HS rút ra kết luận GV: - Em đã bao giờ bị mỏi cơ chưa? Hiện tượng này xảy ra khi nào? HĐ 2: Tìm hiểu sự mỏi cơ GV: Hướng dẫn HS lắp đặt thí nghiệm->Yêu cầu 1 HS lên làm thí nghi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phong_tranh_tai_nan_d.doc