SKKN Một số biện pháp để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 trường Mầm non Hưng Lộc

SKKN Một số biện pháp để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 trường Mầm non Hưng Lộc

“ Một cây làm chẳng nên non

 ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu ca trên từ lâu đã trở thành chân lý quý báu của cuộc sống, thể hiện sự đùm bọc, đoàn kết ắt sẽ thành công, nó trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động. Đoàn kết là một vấn đề có tính mấu chốt tạo nên sức mạnh của tập thể góp phần to lớn vào sự thắng lợi trọng việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Bởi có đoàn kết mới có thành công. Như lời dạy của Bác:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,

Thành công, thành công, Đại thành công”.

Đoàn kết là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động vì một mục đích chung, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Nhưng đoàn kết không có nghĩa là im lặng, làm ngơ là bao che cho những khuyết điểm của đồng chí, đồng nghiệp mà mỗi cá nhân phải luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê. Dám nhận ra những thiếu sót của bản thân, của đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý, xây dựng phê và tự phê những yếu điểm, hạn chế giúp nhau cùng tiến bộ.

Việc xây dựng một tập thể nhà trường đoàn kết được đặt lên hàng đầu, được tiến hành thường xuyên không phải một sớm một chiều, đòi hỏi người làm công tác quản lý phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết với nghề, vận dụng hết khả năng trí tuệ để điều hành đội ngũ vận hành theo quỹ đạo để đạt được mục tiêu đề ra.

 

doc 31 trang thuychi01 13641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 trường Mầm non Hưng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... ......1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... ...........2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ ............2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... ..............2
1.5. Những điểm mới của SKKN...............................................................................3
2. NỘi dung............................................................................................. ..............3
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................ ............................ ...............3
2.2. Thực trạng vấn đề................................................................................................4
2.3. Các giải pháp và biện pháp.................................................................................6
2.3.1. Các giải pháp ................................................................................. .................6
2.3.2. Các biện pháp tổ chức và thực hiện.................................................................7
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..................................................... ...........17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .......................................................................19
3.1. Kết luận ........................................................................................... ...............19
3.2. Kiến nghị .................................................................... ...................... .............20
- Tài liệu tham khảo
- Danh mục các sáng kiến đã được xếp loại
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài :
“ Một cây làm chẳng nên non
 ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Câu ca trên từ lâu đã trở thành chân lý quý báu của cuộc sống, thể hiện sự đùm bọc, đoàn kết ắt sẽ thành công, nó trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động. Đoàn kết là một vấn đề có tính mấu chốt tạo nên sức mạnh của tập thể góp phần to lớn vào sự thắng lợi trọng việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Bởi có đoàn kết mới có thành công. Như lời dạy của Bác: 
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, Đại thành công”.
Đoàn kết là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động vì một mục đích chung, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Nhưng đoàn kết không có nghĩa là im lặng, làm ngơ là bao che cho những khuyết điểm của đồng chí, đồng nghiệp mà mỗi cá nhân phải luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê. Dám nhận ra những thiếu sót của bản thân, của đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý, xây dựng phê và tự phê những yếu điểm, hạn chế giúp nhau cùng tiến bộ. 
Việc xây dựng một tập thể nhà trường đoàn kết được đặt lên hàng đầu, được tiến hành thường xuyên không phải một sớm một chiều, đòi hỏi người làm công tác quản lý phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết với nghề, vận dụng hết khả năng trí tuệ để điều hành đội ngũ vận hành theo quỹ đạo để đạt được mục tiêu đề ra.
Trong công tác quản lý giáo dục nói chung, đặc biệt quản lý giáo dục mầm non nói riêng, ngoài trách nhiệm và tình yêu thương đối trẻ, thì việc xây dựng kỷ cương, nề nếp, mối đoàn kết thống nhất trong tập thể nhà trường, nếu không được đề cao và coi trọng, thì kết quả công tác quản lý chỉ đạo của người quản lý sẽ không đạt được những mục tiêu đề ra. Vì vậy muốn các hoạt động của nhà trường có quy cũ đi vào nề nếp và có chất lượng cao, cần đòi hỏi có nhiều yếu tố, điều kiện và biện pháp tác động, trong ý thức và hành động của mỗi thành viên của nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng để quyết định sự thành công về chất lượng trong công tác quản lý chỉ đạo nhà trường.
Để giữ và xây dựng một tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết nhất trí, có tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao, trong đó Ban giám hiệu nhà trường thực sự là trung tâm của sự đoàn kết. Một tập thể hội đồng sư phạm vững mạnh, một tập thể công đoàn là tổ ấm đáng tin cậy, mọi người sống chan hòa cởi mở là mục đích, yêu cầu của người hiệu trưởng là vấn đề cốt lõi để nhà trường đi lên, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị đề ra.
Muốn có được điều đó vai trò của người hiệu trưởng rất quan trọng, là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có thẩm quyền cao nhất về mọi mặt hành chính và chuyên môn. Thay mặt nhà trường giải quyết các mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng và các lực lượng xã hội.
Trong một cơ quan đơn vị, nếu như một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện của một Thủ trưởng có uy tín có thể làm cho cấp dưới thấy khỏe hẳn lên về cả thể lực và tinh thần, dẫn đến hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Thủ trưởng có thể làm người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ.
Tập thể hội đồng sư phạm các nhà trường là tập hợp những người có chuyên môn cùng cấp và được bổ nhiệm phân công về cùng một đơn vị. Họ có thể là những người xa lạ, không phải là anh em họ hàng, không phải là bạn bè thân thiết, ở nhiều độ tuổi khác nhau làm thế nào để họ sống và làm việc chan hòa, thân thiện cởi mở với nhau, không ganh ghét, không đố kỵ nhau, cùng chung chí hướng tiến lên.
Để tìm tiếng nói chung và tạo sự đồng thuận trong tập thể như vậy quả là một vấn đề hết sức phức tạp đối với một người hiệu trưởng và còn phức tạp và khó khăn hơn ở tập thể hội đồng sư phạm trường mầm non khi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên một trăm phần trăm là nữ. Dân gian có câu “Hai người phụ nữ với một con vịt thành cái chợ”Người thủ trưởng sẽ làm phải làm gì, làm như thế nào để lãnh đạo hội đồng ấy tạo nên một môi trường làm việc thân thiện đoàn kết, tạo không khí nơi làm việc như không khí một ngôi nhà cùng chung trí hướng, cùng gắng sức xây dựng và giữ gìn để bầu không khí trong ngôi nhà đó ngày càng thêm ấm cúng, thêm thân thiện.
Bản thân tôi là một cán bộ quản lý, tôi thấy băn khoăn suy nghĩ, trăn trở nhiều vấn đề nêu trên, làm sao để chỉ đạo xây dựng được một môi trường làm việc mà ở đó luôn luôn thấy sự ấm áp, chan hòa, thân thiện. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 trường Mầm non Hưng Lộc” với mong muốn tìm được giải pháp hay và thực nghiệm đạt hiệu quả để xây dựng tập thể đoàn kết, góp phần nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Đề ra một số biện pháp để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 trường Mầm non Hưng Lộc
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 trường Mầm non Hưng Lộc 
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thông qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến tâm sinh lý con người và đặc thù của phụ nữ trong độ tuổi công tác, để làm rõ cơ sở của vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành thực hiện các phương pháp sau:
* Phương pháp điều tra thu thập thông tin ( phiếu hỏi)
Tìm hiểu đặc thù của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong trường mầm non.
Tìm hiểu sự khác nhau về nhận thức, về hành động với sự khác nhau về tuổi tác con người đặc biệt là phụ nữ.
Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ có liên quan đến tâm sinh lý, kết quả công việc được giao, phương pháp quản lý chỉ đạo đội ngũ của ban giám hiệu.
* Phương pháp quan sát:
Quan sát các biểu hiển, thái độ của từng thành viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong hội họp, giao lưu, giờ đến trường, giờ ra về từng nhóm đối tượng cán bộ giáo viên.
* Phương pháp phỏng vấn:
Tôi đàm thoại trực tiếp với một số đồng chí giáo viên, với một số phụ huynh để nắm bắt các thông tin cần thiết
Đàm thoại với trẻ, lắng nghe những cảm nhận ngây thơ của trẻ để hiểu diễn biến tâm lý người lớn có ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
- Phương pháp điều tra viết:
Tìm hiểu, điều tra hoàn cảnh gia đình một số đối tượng giáo viên để nắm bắt diễn biến tâm lý, ghi chép biểu hiện tích cực, tiêu cực qua các lần hỏi thăm, chia sẻ.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Tạo được bầu không khí vui vẻ phấn khởi giúp cán bộ giáo viên nhân viên có tinh thần làm việc một cách tích sực
- Xây dựng khối đoàn kết nhất trí, ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm. Thực hiện dân chủ công bằng khách quan trong mọi hoạt động.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
Trường sở là một tập thể “gia đình thứ hai”, một không khí vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày mà không thể thiếu được đối với một cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thông qua hoạt động và giao tiếp với tập thể mà mỗi cá nhân hình thành được những phẩm chất tâm lý của bản thân mình. Giữa tập thể và cá nhân bao giờ cũng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau: cá nhân tác động đến tập thể và ngược lại tập thể tác động đến cá nhân. Sự tác động này có thể diễn ra tích cực hoặc tiêu cực tùy theo phẩm chất của từng cá nhân và tính chất của tập thể đó. Bởi thế, quan tâm giáo dục từng con người để xây dựng một tập thể có tâm lý tốt thì tập thể đó mới lao động tốt và dĩ nhiên một tập thể có tâm lý tốt thì mọi người mới đối xử thân thiện với nhau ở đó mọi người đoàn kết, thương yêu, thân ái với nhau, mỗi người không những trở nên tốt đẹp hơn mà còn lao động có hiệu quả hơn.
Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường phải thân thiện: “Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh” tốt cũng là việc cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng.
Trong quá trình quản lý điều hành của mình, cần xây dựng hình thành phát triển nhân cách cho mỗi người cán bộ giáo viên trong nhà trường với xã hội. Thể hiện được tính dân chủ và tự giác sâu sắc. Thực tế chứng minh hiệu trưởng nhà trường với việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí có tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao trong tập thể nhà giáo mới có chất lượng hiệu quả giáo dục. Là yếu tố nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị đề ra.
Trong vấn đề này những phẩm chất, nhân cách và phong trào cách quản lý của người lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một nhân cách tốt của người quản lý có thể nâng tập thể lên, chắp cánh cho mỗi người bay cao và ngược lại một nhân cách thấp kém sẽ phá hủy tập thể và không ít ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của mỗi thành viên trong nhà trường. Vì vậy là người Hiệu trưởng cần phải trao dồi đạo đức, gương mẫu, thân thiện, suy nghĩ tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất.
2.2 Thực trạng
Trường mầm non Hưng lộc trong hành trình trên bốn mươi năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như số trẻ ở các độ tuổi đến trường.
Trong quá trình đó cùng với sự lớn mạnh dần lên của đội ngũ cũng có nhiều đồng chí chuyển đi, nhiều đồng chí chuyển đến và được bổ nhiệm mới nhưng tinh thần đoàn kết nội bộ vẫn vững chắc, sự phấn đấu phát triển vẫn luôn theo chiều hướng đồng thuận. Điều đó khẳng định uy tín cũng như vị thế của trường với cộng đồng xã hội.
Về cơ sở vật chất của nhà trường từ khi còn làm việc ở những mái nhà tranh tạm bợ đến khu nhà kho, hội trường thôn đến nay đã khang trang, sạch đẹp.có khu trung tâm có phòng học, phòng làm việc, đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ mọi hoạt động của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên: 
- Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên tính đến thời điểm hiện nay:
Tổng số : 54 đồng chí, trong đó :
+ Cán bộ quản lý 3: 1 Hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng
+ Giáo viên biên chế: 26 người
+Giáo viên hợp đồng tỉnh : 8 người
+ Nhân viên hợp đồng huyện : 2 người
+ Nhân viên hợp đồng trường : 15 người
100% đồng chí có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là 41 đồng chí đạt 76% và tiếp tục cử đi đào tạo để nâng cao trình độ trên chuẩn.
Về tuổi đời: Dưới 30 có 14 đồng chí = 26 %
Từ 30 - 40 tuổi có 31 đ/c = 57,4 %
Từ 40 - 45 tuổi có 4 đ/c = 7,4 %
Từ 40 - 45 tuổi có 4 đ/c = 7,4 %
Trên 50 tuổi có 1 đ/c = 1,8 %
Người cao tuổi nhất là 53 tuổi, người ít tuổi nhất là 23 tuổi.
Như vậy có thể thấy rằng đội ngũ của đơn vị đa số tuổi đời còn rất trẻ, độ tuổi có khả năng nhận thức và tiếp cận rất nhạy cảm với các vấn đề tâm lý, xã hội. Có nhu cầu phát triển vươn lên và khả năng ứng dụng thực hiện tốt đối với nền giáo dục trong thời kỳ đổi mới.
* Thuận lợi 
Trường mầm non Hưng lộc hoạt động dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân, cùng với đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, luôn có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, sạch đẹp. Các phòng học được kiên cố hóa, đủ diện tích, không gian đảm bảo theo hướng chuẩn quốc gia. Các nhóm lớp được Sở giáo dục, phòng giáo dục, phụ huynh học sinh trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy và học theo thông tư 02 của Bộ giáo dục và đào tạo, thuận lợi cho đội ngũ giáo viên trong quá trình làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường luôn nhận được sự phối hợp nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh và được thể hiện rõ nhất trong công tác xã hội hóa giáo dục đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy và học của nhà trường.
* Khó khăn
Cơ sở vật chất còn thiếu phòng học, phòng đa năng.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên độ tuổi quá chênh lệch nhau, nên khả năng nhận thức và các mối quan hệ tình cảm cũng khác nhau, sự chia sẻ và đồng cảm đôi khi còn chưa thực sự hết mình. Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với biên chế lớp, số giáo viên nghỉ sinh trong năm học nhiều thiếu số lượng giáo viên trên lớp. Đa số nhân viên còn vừa học vừa làm để nâng cao trình độ nên ảnh hưởng đến tư tưởng công việc chung. 
* Kết quả khảo sát thực trạng:
 Bảng 1 : Về Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tiêu chí đánh giá
Tổng số 
Kết quả đánh giá
Tốt
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Tư tưởng chính trị
54
29
53,7
25
47,3
0
0
Đạo đức lối sống
54
30
55,5
24
44,5
0
0
Trình độ năng lực
54
27
50
19
35
8
15
Tinh thần tự giác thực hiện nhiệm vụ
54
26
48,2
18
33,3
10
18,5
Bảng 2: Kết quả xếp loại năm học 2015-20116
Đối tượng được đánh giá.
Kết quả xếp loại
Tổng số
Xuất sắc
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Kém
Tỷ lệ %
CBQL
03
1
33
2
67
0
0
0
0
Giáo viên
34
5
15
14
41
15
44
0
0
Nhân viên
15
0
0
6
46
9
54
0
0
Thực trạng về nhận thức của đội ngũ giáo viên của trường không đồng đều. Diễn biến tâm lý đội ngũ dễ bị thay đổi do có sự tác động từ nhiều phía. Nhân viên hợp đồng trường tuổi đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn, mức hỗ trợ tiền công còn thấp, nên sự hòa đồng trong đội ngũ còn giữ ý, chưa thực sự thoải mái, cởi mở, thân thiện trong giao tiếp.
Hiệu quả công việc những năm học trước còn khiêm tốn. Tư tưởng đội ngũ nói chung có vẻ giao động, chưa thể hiện rõ chính kiến bản thân, ngại va chạm. Tinh thần tự giác, xây dựng khối đoàn kết thống nhất làm việc chưa cao, chỉ làm theo suy nghĩ làm cho xong nhiệm vụ được giao, hiệu quả sao cũng được.
Qua khảo sát từ phía phụ huynh cho thấy: Một số giáo viên trẻ tuổi chưa cởi mở, thân thiện trong giao tiếp với phụ huynh. Một số giáo viên nhiều tuổi làm việc đôi khi còn chưa thực sự nhiệt tình.
Tinh thần dân chủ trong công tác chỉ đạo đội ngũ còn hình thức, chưa thực sự phát huy theo đúng nghĩa dân chủ trường học.
Việc thực hiện quy chế dân chủ trường học còn chưa nghiêm, hiện tượng không chấp hành hoặc chấp hành một cách bắt buộc gò ép quy chế vẫn còn diễn ra. Đặc biệt là việc chấp hành giờ giấc, thực hiện nội dung chương trình các hoạt động ngoại khóa, thái độ giữa đồng nghiệp, tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình chưa thẳng thắn.
2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
2.3.1. Các giải pháp:
Từ thực trạng nhà trường và những thuận lợi, khó khăn trên. Tôi luôn suy nghĩ: Việc tìm ra các giải pháp để xây dựng một tập thể đoàn kết, thống nhất, có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ tại trường mầm non có tầm quan trọng mà người Hiệu trưởng cần phải suy nghĩ để thực hiện đó là:
- Tăng cường nhận thức công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lành mạnh cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
- Nắm chắc tình hình, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đội ngũ. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
- Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường.
- Lập quy hoạch xây dựng và tiến hành bồi dưỡng đội ngũ, sắp xếp phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên một cách hợp lý.
- Xây dựng thực hiện quy chế dân chủ
- Xây dựng khối đoàn kết nhất trí, ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm. Thực hiện dân chủ công bằng khách quan trong mọi hoạt động.
- Bản thân hiệu trưởng không ngừng phấn đấu, rèn luyện bản thân, nâng cao uy tín của người lãnh đạo.
2.3.2. Các biệp pháp tổ chức thực hiện.
* Biện pháp 1: Điều kiện trước tiên là phải nắm chắc tình hình, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đội ngũ. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Để xây dựng được một tập thể đoàn kết có bầu không khí tâm lý thoải mái mang tính bền vững, mọi người có lối sống chan hòa cởi mở, có tình thương trách nhiệm trong kỷ luật lao động. Người hiệu trưởng phải hiểu, biết được điều kiện hoàn cảnh, tâm lý, cá tính của từng người để điều khiển các quan hệ trong tập thể. Đây là vấn đề gay cấn và phức tạp, nó ảnh hưởng đến phong trào thi đua của nhà trường. Do đó người hiệu trưởng có thể gặp gỡ từng giáo viên trao đổi, tâm tư, trò chuyện (có tác dụng làm rõ vấn đề quá khứ, hiện tại,tương lai, sở trường, nguyện vọng) một điểm cần lưu ý là làm sao để cuộc sống gặp gỡ diễn ra trong không khí cởi mở, tế nhị. Thông cảm, trong thời gian ngắn nhưng đạt hiệu quả cao. Người hiệu trưởng phải là người công tâm, trong đánh giá đúng người đúng việc. Đánh giá phải thu thập số liệu có tính tường minh, đưa ra tập thể trao đổi xây dựng, tìm hiểu ra điều hay lẽ phải giúp đỡ nhau đi đến “ nghĩa tình trọn vẹn”.
Tình hình đời sống của cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, công tác thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Nhận thấy được điều đó, Tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện một số công việc sau: 
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ ở nơi cư trú.
- Cùng với tổ chức Công đoàn trường có biện pháp hữu hiệu để chăm lo đời sống cho cán bộ giáo viên, nhân viên: Mỗi lần gia đình của cán bộ giáo viên có công việc như ( ốm đau, hiếu, hỷ, gặp hoạn nạn rủi ro) nhà trường cùng với công đoàn, đại diện Cha mẹ học sinh đều đến động viên thăm hỏi kịp thời. Ngoài chế độ thăm hỏi theo quy định của công đoàn, ban giám hiệu cùng với ban chấp hành công đoàn còn phát động kêu gọi mọi người trong nhà trường cùng nhau hỗ trợ mỗi người một ngày công.
Từ đó đã tạo được niềm tin, lòng phấn khởi của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Biện pháp 2: Lập quy hoạch xây dựng và tiến h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_xay_dung_tap_the_su_pham_doan_ket_t.doc