SKKN Một số biện pháp dạy môn nhận biết cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi

SKKN Một số biện pháp dạy môn nhận biết cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi

 Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc, trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Việc chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội chứ không chỉ của gia đình. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia muốn phồn vinh, vững mạnh và phát triển đều phải quan tâm tạo mọi điều kiện chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, vun đắp cho thế hệ tương lai của dân tộc “Cho hôm nay và cho mai sau”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, trong đó Giáo dục mầm non được xác định là bậc học quan trọng đầu tiên, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, khâu đầu tiên trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là nhằm phát triển hài hoà về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Trong đó lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ được đặc biệt chú trọng, nhằm khơi gợi nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, phát triển sự nhạy cảm của các giác quan, phát triển khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản, có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật hiện tượng gần gũi quen thuộc.

Thông qua hoạt động này giúp trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc và một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng. Trẻ luôn luôn được tìm hiểu khám phá ra những điều mới lạ của môi trường xung quanh trẻ, từ đó trẻ nhận thức được cái hay cái đẹp, biết yêu cái đẹp, có thể sáng tạo ra cái đẹp, trẻ biết yêu quý những sản phẩm mình tạo ra và biết yêu lao động, biết bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, biết đoàn kết chơi cùng nhau. Đó chính là cơ sở, mấu chốt cho mọi hoạt động khác của trẻ trong trường mầm non.

Để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động nhận biết một cách tích cực nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy tôi đã chọn: “Một số biện pháp dạy môn nhận biết cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu cho mình trong năm học 2017 - 2018.

 

doc 21 trang thuychi01 10956
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy môn nhận biết cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN
TRƯỜNG MẦM NON BA ĐÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN NHẬN BIẾT
CHO TRẺ 25 – 36 THÁNG TUỔI
Người thực hiện: Trần Thị Xuân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ba Đình
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
BỈM SƠN NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
A
MỞ ĐẦU
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Đối tượng nghiên cứu
1
4
Phương pháp nghiên cứu
2
B
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lí luận
2
2
Thực trạng vấn đề
2
3
Các giải pháp thực hiện
3
3.1
Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước trong giờ chơi tập có chủ đích
4
3.2
Biện pháp 2: Tăng cường làm và sưu tầm đồ chơi đẹp, sáng tạo cho trẻ
7
3.3
Biện pháp 3: Kích thích sự phát triển nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước ở mọi lúc mọi nơi
11
3.4
Biện pháp 4: Nêu gương khen thưởng, động viên khích lệ
13
3.5
Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
14
4
Kết quả thực hiện
15
C
KẾT LUẬN
16
*
Bài học kinh nghiệm
16
A. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc, trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Việc chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội chứ không chỉ của gia đình. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia muốn phồn vinh, vững mạnh và phát triển đều phải quan tâm tạo mọi điều kiện chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, vun đắp cho thế hệ tương lai của dân tộc “Cho hôm nay và cho mai sau”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, trong đó Giáo dục mầm non được xác định là bậc học quan trọng đầu tiên, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, khâu đầu tiên trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là nhằm phát triển hài hoà về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Trong đó lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ được đặc biệt chú trọng, nhằm khơi gợi nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, phát triển sự nhạy cảm của các giác quan, phát triển khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản, có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật hiện tượng gần gũi quen thuộc.
Thông qua hoạt động này giúp trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc và một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng... Trẻ luôn luôn được tìm hiểu khám phá ra những điều mới lạ của môi trường xung quanh trẻ, từ đó trẻ nhận thức được cái hay cái đẹp, biết yêu cái đẹp, có thể sáng tạo ra cái đẹp, trẻ biết yêu quý những sản phẩm mình tạo ra và biết yêu lao động, biết bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, biết đoàn kết chơi cùng nhau. Đó chính là cơ sở, mấu chốt cho mọi hoạt động khác của trẻ trong trường mầm non. 
Để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động nhận biết một cách tích cực nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy tôi đã chọn: “Một số biện pháp dạy môn nhận biết cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu cho mình trong năm học 2017 - 2018.
 2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để gây hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động nhận biết về màu sắc, hình dạng, kích thước giúp trẻ hứng thú tích cực, chủ động tham gia họat động, nâng cao chất lượng của giờ học và thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá môi trường xung quanh của trẻ. Trên cơ sở đó trẻ phát triển nhận thức, góp phần phát triển nhân cách cho trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các cháu trong độ tuổi 25 - 36 tháng Trường Mầm non Ba Đình.
 4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp quan sát, phương pháp trực quan.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp phối kết hợp.
Phương pháp dạy mọi lúc mọi nơi.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân và giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên, đặt nền móng vững chắc cho các cấp học tiếp theo phát triển bền vững. Chính vì vậy mà chúng ta phải quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy dỗ, uốn nắn từng bước để trẻ phát triển nhân cách con người một cách toàn diện, trở thành con người có ích cho xã hội.
Chúng ta đều biết trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại mà trẻ có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo tâm sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Ở mỗi độ tuổi trẻ có nhận thức khác nhau, trẻ càng lớn kiến thức của trẻ càng được nâng cao hơn.
Với trẻ 25 - 36 tháng tuổi là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, trong đó có sự phát triển của các giác quan, yếu tố quan trọng để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Do đặc điểm tư duy của trẻ 25 - 36 tháng là tư duy trực quan hành động, trẻ khám phá thế giới xung quanh khi được tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật, con vật, sự vật, hiện tượng qua các giác quan. Tuy nhiên vốn tri thức, nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ còn hết sức hạn chế, nhận thức của trẻ về tên gọi, đặc điểm, màu sắc còn nhiều sai lệch.
Qua quá trình dạy dỗ và chăm sóc trẻ nhiều năm, tôi nhận thấy một số trẻ chưa phân biệt rõ được 3 màu: xanh, đỏ, vàng. Khái niệm về màu với trẻ rất mờ nhạt, trẻ hay bị nhầm lẫn, lúc thì màu đỏ, màu xanh rồi lại màu vàng. Nguyên nhân chính là do não bộ của trẻ còn rất non nớt, trẻ chỉ có thể bắt chước nói theo cô.
Bên cạnh việc giúp trẻ phân biệt về màu sắc thì môn học “Nhận biết phân biệt” là một môn học rất quan trọng đối với trẻ nhà trẻ. Đối với trẻ mầm non, trẻ hầu như ham chơi, ham vui, không thích gò bó trong các hoạt động học, trẻ lúc nào cũng thích khám phá thế giới xung quanh vì thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn đối với trẻ. Với tâm lý như vậy, làm thế nào để trẻ có thể ngồi tập trung vào giờ học mà không bị gò bó, trẻ nhận biết và phân biệt được màu xanh, màu đỏ, màu vàng. Môn học nhận biết phân biệt sẽ là môn học khô khan và cứng nhắc với trẻ nếu như các tiết học không có sự sáng tạo của chính giáo viên giảng dạy. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi các cô giáo phải biết linh hoạt, sáng tạo ra nhiều hình thức dạy khác nhau để thu hút trẻ vào giờ học nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
2. Thực trạng của vấn đề
Trong năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công dạy nhóm 25 - 36 tháng với tổng số trẻ là 20 cháu. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục các cháu cũng như thực hiện đề tài, bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, ngành học mầm non tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt.
- Bản thân có trình độ chuyên môn và năng lực trong giảng dạy.
- Lớp học rộng rãi thoáng mát, khang trang, có cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
- Các bậc phụ huynh rất tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ trong mọi công việc của lớp.
- Các cháu đi học tương đối đều đó là điều kiện thuận lợi giúp cho các cháu học tốt môn học này.
b. Khó khăn:
- Do số trẻ nam nhiều hơn nữ.
- Do một số cháu không được học qua nhóm 19 - 24 tháng mà nay mới bắt đầu đến lớp. Chính vì vậy mà phần nào cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu về môn học.
c. Kết quả của thực trạng:
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài và bước đầu khảo sát mức độ tiếp thu về môn học của các cháu, kết quả thu được như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
1
Trẻ tập trung chú ý, nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước.
20
7
35%
8
40%
5
25%
0
2
Trẻ biết chỉ và gọi tên màu sắc, hình dạng, kích thước.
20
8
40%
7
35%
5
25%
0
3
Trẻ biết lấy và cất đồ dùng, đồ chơi có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau
20
7
35%
7
35%
6
30%
0
 3. Các giải pháp thực hiện
Sau khi khảo sát trẻ từ đầu năm học, nắm bắt được tình hình thực tế về môn học như vậy, tôi đã tìm ra một số giải pháp để giúp trẻ nhận biết phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước đạt kết quả tốt hơn.
3.1. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước, trong giờ chơi tập có chủ đích.
Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động: Nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước tôi sử dụng cách sau:
Gây hứng cho trẻ bằng các thủ thuật dẫn dắt vào bài, kết hợp sử dụng linh hoạt các đồ dùng đồ chơi.
Đối với trẻ lứa tuổi này việc gây hứng thú cho trẻ vào tiết học ngay từ lúc đầu là rất quan trọng vì chú ý của trẻ là chú ý chưa có chủ định, trẻ đang theo dõi đang học nhưng trẻ bị chi phối ngay nếu như không khéo léo dẫn dắt trẻ vào bài học. Tôi kết hợp sử dụng các hình thức khác nhau để thu hút trẻ vào giờ học như: bài hát, những trò chơi, tình huống hay những câu đố để lôi cuốn trẻ vào bài.
Ví dụ: Dạy trẻ biết phân biệt: Gà con, vịt con màu vàng trong chủ đề: “Những con vật đáng yêu”. Tôi bố trí một mô hình khu vườn có hàng rào, cây hoa, các cây ăn quả, các thảm cỏ, có gà và vịt. Một bàn quay có gà con, vịt con màu vàng, màu xanh, một vài cây cỏ hoa lá. Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gà con, vịt con màu vàng, màu xanh, Tôi vào bài như sau: Chiếp chiếp vịt con ơi bạn có đi kiếm mồi không? Các con ơi tiếng ai gọi vịt con đấy. Cô cháu mình cùng đi xem có ai gọi vịt con nào, ai mà kêu chiếp chiếp thế (Gà con) cô và trẻ đến khu vườn, à thì ra là bạn gà con đang rủ vịt con đi kiếm mồi đấy: Các con nhìn xem con gì đây? (Gà con, vịt con); Gà con, vịt con có lông màu gì? (Màu vàng), gà con, vịt con rủ nhau đi kiếm mồi rồi; Cô cháu mình cùng làm những chú gà con kêu chiếp chiếp về chỗ ngồi nào.
Các con ạ, những chú gà con, vịt con đang kiếm mồi trên bãi cỏ (tôi đẩy xa bàn quay ra) các con nhìn xem có nhiều gà vịt không nào? (Có ạ). Các chú gà con và vịt con đã kiếm ăn no rồi bây giờ cô cháu mình cho giúp gà con và vịt con này về chuồng nhé. Bạn gà con sẽ về chuồng có màu vàng có chú gà con.
Sau khi tôi làm mẫu: Tôi gọi 2 - 3 trẻ lên làm, trẻ rất thích. Các cháu ở dưới nhìn thấy trên bảng cô có nhiều vật nhỏ, xinh xinh, rất đẹp mắt cứ chăm chú theo dõi mỗi khi tôi đặt câu hỏi trẻ đều nhanh nhẹn trả lời.
Mô hình dạy trẻ
Khi luyện tập mỗi trẻ có một rổ đồ dùng đồ chơi để chọn theo yêu cầu của tôi. Trẻ rất thích thú khi trẻ được trực tiếp chọn các con vật giơ lên và nói tên các con vật đó. Với hình thức như vậy, tôi thấy tiết học nhẹ nhàng, trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động một cách say xưa. Từ những cháu chưa tập trung chú ý như cháu: Gia Huy, cháu Duy Tài, cháu Hùng đã tham gia hoạt động những cháu nhút nhát như cháu: Hồng Giang, cháu Bảo Chi khi có đồ dùng đẹp cũng hứng thú tích cực không kém các bạn khác. Kết thúc tiết học tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Tìm đúng nhà”. Tôi làm 2 ngôi nhà màu vàng có dán hình con vật vịt, gà. Tôi phát cho mỗi trẻ một thẻ có con vịt và con gà, các cháu vừa đi vừa hát bài: “Một con vịt”. Khi nghe hiệu lệnh của cô, các cháu cầm thẻ con vật nào sẽ tìm đúng nhà của con vật đó. Sau đó tôi đến từng nhà con vật gõ cửa: “Cốc cốc” và hỏi trẻ: Nhà của bạn gì? (Gà con), Thế gà con màu gì? (Màu vàng), trẻ nói tên con vật và màu luôn. Qua các lần chơi như vậy sẽ giúp cho trẻ củng cố được kiến thức vừa được học, giúp trẻ khắc sâu được kiến thức hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết màu xanh, màu đỏ của các loại hoa và bánh trong chủ đề “Những bông hoa đẹp - Ngày tết vui vẻ". Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách kể cho trẻ nghe một câu chuyện về niềm vui của bé Lan khi buổi sáng thức dậy cây đào trước cửa nở đầy hoa. Bé reo lên “A tết đã về”. Bé vui mừng vì được mẹ đưa đi chợ sắm nhiều đồ chuẩn bị đón tết. Qua màn ảnh nhỏ, cô cháu mình cùng xem bé Lan và mẹ mua sắm những gì nhé.
Tôi cho trẻ xem trên máy chiếu cảnh chợ hoa ngày tết với nhiều loại hoa khác nhau nhiều màu sắc và hàng hóa. Sau đó tôi cho trẻ lần lượt được xem hình ảnh cụ thể về các loại hoa, các hộp bánh màu xanh, màu đỏ. Tôi hỏi trẻ về những loại hoa, màu sắc của hoa và màu sắc của những hộp bánh trong chợ tết. Trẻ rất hào hứng trả lời. Có trẻ còn reo lên thích thú: Ôi hoa đẹp quá, hộp bánh màu đỏ đẹp quá.
 Sau đó tôi cho trẻ ngồi xung quanh cô cùng xem những thứ mà bé Lan cùng mẹ mua được. Cho trẻ gọi tên màu xanh, màu đỏ của hoa và bánh. Tôi cho trẻ chọn những loại hoa và bánh có màu xanh, đỏ theo yêu cầu. Trẻ chọn rất tốt. 
Tôi còn chuẩn bị cho trẻ những kệ màu xanh, đỏ để bày hoa và bánh trang trí cho ngày tết. Trẻ tự chọn những bông hoa và hộp bánh màu xanh bày lên kệ màu xanh, những bông hoa và bánh màu đỏ bày lên kệ màu đỏ. Hầu hết trẻ đều bày rất đúng màu.
Cuối cùng cho trẻ được cùng đi chợ tết trên nền nhạc: “Em đi chợ tết” Mỗi trẻ mang theo một chiếc giỏ, trong chợ có nhiều hoa và bánh có nhiều màu sắc khác nhau, khi đến chợ tết nghe theo yêu cầu của cô trẻ sẽ chọn những hộp bánh và bông hoa có màu xanh, đỏ vào giỏ của mình. 
Ví dụ: Nhận biết: Bày quả to vào đĩa to, quả nhỏ vào đĩa nhỏ. Tôi tổ chức cho trẻ đến với lễ hội trái cây, khi giới thiệu bài tôi cho một cô hay một trẻ đóng chú hề ra: 
 Loa loa loa loa.
Mùa xuân mở hội từng bừng
 Hoa thơm trái ngọt khắp miền gần xa
Hoa vàng quả chín quả xanh
Các bé ơi! lễ hội trái cây đã mở rồi, cô cùng các bé đến với lễ hội nào. Tôi cùng trẻ đến với lễ hội quan sát và đàm thoại: Đây là quả gì? (Quả cam). Quả cam có màu gì? (Màu vàng). Còn đây là quả gì? (Quả táo). Quả táo có màu gì? (Màu xanh). Các con nhìn xem, quả cam và quả táo, quả nào to hơn (quả cam). Tôi hỏi trẻ: Đây là cái gì? (Cái đĩa). Cái đĩa này to hay nhỏ? (Đĩa to). Hôm nay cô cháu mình cùng bày quả to ra đĩa to, quả nhỏ ra đĩa nhỏ để trưng bày trong lễ hội, các con có đồng ý không nào. Tôi làm mẫu 1 - 2 lần cho trẻ xem và gọi 2 – 3 trẻ lên chọn quả, bày quả. Khi trẻ chọn, tôi hỏi trẻ: Con chọn quả gì đây? (Quả cam). Quả cam to hay nhỏ? (To). Quả cam to này bày vào đĩa nào? (Đĩa to). Tôi cho cả lớp chọn quả theo yêu cầu. khi trẻ chọn, tôi đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời, sau đó để trẻ tự chọn quả và bày ra đĩa. Trong khi trẻ bày quả, tôi quan sát, nếu trẻ bày quả chưa đúng, tôi hướng dẫn cho trẻ để trẻ bày đúng. Khi trẻ bày xong, tôi nhận xét đến với lễ hội trái cây, cô thấy các con thật khéo léo đã bày được quả to vào đĩa to, quả nhỏ vào đĩa nhỏ. Tôi hỏi trẻ: Con bày được đĩa quả gì? To hay nhỏ? Cô khen trẻ, trẻ rất thích thú và thực hiện tốt.
Khi có những hình thức dẫn dắt vào bài hợp lý, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ tích cực hoạt động, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, việc gây hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật dẫn dắt vào bài và sử dụng linh hoạt các đồ dùng đồ chơi thì chưa đủ mà phải tích hợp các nội dung giáo dục phù hợp với nội dung bài dạy để giúp trẻ gọi tên và nhận biết đúng màu. 
Việc dạy trẻ chúng ta không nên cứng nhắc mà tùy thuộc vào từng bài dạy chúng ta cần linh hoạt, dùng các thủ thuật khác nhau để giới thiệu vào bài gây sự chú ý cho trẻ ngay từ ban đầu. Có thể dùng mô hình hoặc dùng thơ, câu đố để tạo tình huống thu hút trẻ vào bài học một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó.
Ví dụ: Cho trẻ chơi với các đồ chơi con vật gà, vịt cũng giúp trẻ nhận biết tên gọi và biết được các đặc điểm của chúng, ngược lại qua đó cũng giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức như gọi tên con vật, gọi đúng màu sắc của con vật và trong quá trình dạy trẻ chúng ta có thể lồng ghép tích hợp các môn học một cách linh hoạt nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung bài dạy.
Ví dụ: Dạy bài nhận biết hoa đỏ, hoa vàng trong chủ đề: “Những bông hoa đẹp - Ngày tết vui vẻ”.
Tôi chuẩn bị vườn hoa có nhiều loại hoa nhưng nổi trội hơn cả là một luống hoa màu đỏ, một luống màu vàng. Tôi còn chuẩn bị mỗi trẻ 2 bông hoa đỏ, vàng và hai vườn chưa có hoa để trồng.
Tôi vào bài: Các con ơi! mùa xuân mới đã về, mùa xuân đến các loài hoa đua nhau khoe sắc đâm chồi nảy lộc. Cô cháu mình cùng ra thăm vườn hoa nào. Tôi và trẻ cùng đi nhẹ nhàng theo nhạc bài hát: “Ra chơi vườn hoa” và đi đến thăm vườn hoa. Tôi đã bố trí sân một khu vực làm vườn hoa ở đó có những bông hoa, cây hoa thật có màu sắc rực rỡ, bắt mắt.
Tôi cho trẻ ngồi xung quanh vườn hoa cùng đàm thoại với trẻ về các bông hoa màu đỏ, vàng, tôi đặt câu hỏi trẻ trả lời: Đây là bông hoa màu gì? Đây là cái gì? Có màu gi? Bác nông dân tặng cho cô cháu mình những bông hoa đẹp để cô cháu mình cùng tập với cành hoa đấy. Tôi cho trẻ tập các động tác minh họa với những cành hoa kết hợp theo bản nhạc bài hát: “Màu hoa”. Trẻ rất thích vì sau một thời gian ngồi quan sát tìm hiểu về hoa bây giờ trẻ được đứng vận động nên rất thích, vui. Sau đó tôi cho trẻ về chỗ ngồi và chọn hoa theo yêu cầu.
Cùng nội dung nhận biết màu vàng, màu đỏ của các loại hoa tôi cho trẻ trồng hoa vào hai vườn hoa, loại màu nào thì trồng vào vườn hoa màu đó. Tiết học kết thúc trẻ phấn khởi, vui vẻ và thoải mái. Tôi cũng thấy vui vì nhận biết là hoạt động tĩnh, nếu trẻ ngồi học quá lâu sẽ trầm. Khi áp dụng biện pháp gây hứng thú trong giờ hoạt động có chủ đích tôi cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái, các cháu tích cực hăng say, từ tĩnh chuyển sang động không có cháu nào ngồi lì. Trẻ hăng hái say xưa nhận biết, nói tên sự vật, màu sắc và nói được một số đặc điểm của sự vật màu sắc, hình dáng và chọn hoa đúng theo yêu cầu của cô.
Ví dụ: Khi dạy nhận biết: “Ô tô đỏ, ô tô xanh, ô tô nhỏ, ô tô to” trong chủ đề “Phương tiện giao thông”. Tôi dùng câu đố để gây hứng thú cho trẻ:
Xe gì bốn bánh
Mà chạy bon bon
Máy lại nổ giòn
Còi kêu bíp bíp
 Là xe gì các con? (Ô tô ạ)
Đúng rồi có nhiều loại ô tô, có loại ô tô to, nhỏ lại có cả ô tô xanh, ô tô đỏ, hôm nay cô cháu mình cùng xem một số ô tô nhé, các con có thích không?
Tôi đưa mô hình từng loại ô tô ra cho trẻ nhận biết ô tô màu xanh, ô tô màu đỏ, ô tô to, ô tô nhỏ và đặt câu hỏi với trẻ: Ô tô là phương tiện giao thông đường gì? Ô tô dùng để làm gì? Chở hàng hay chở khách? Cuối tiết học tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ô tô về đúng bến” cho trẻ cầm mô hình ô tô xanh, đỏ và hát bài “Em tập lái ô tô”.
Tôi thấy trẻ tham gia một cách rất say xưa. Trẻ nhận biết và gọi đúng ô tô to, ô tô nhỏ, ô tô xanh, ô tô đỏ. Các cháu chọn đúng và gọi đúng màu sắc, tiết học sôi nổi thoải mái so với khi chưa tích hợp nội dung giáo dục khác.
Ví dụ: Nhận biết “Hình tròn, hình vuông” tôi tổ chức cho trẻ chơi bằng hình thức nhanh mắt, nhanh tay. Tôi cho trẻ quan sát và giới thiệu mô hình nhà bạn búp bê tổ chức sinh nhật bạn 2 tuổi. Búp bê tổ chức sinh nhật trang hoàng nhà cửa đẹp mắt. Có bình hoa màu đỏ, hoa màu vàng và nhiều loại quả to, nhỏ khác nhau mà hôm nay bạn búp bê còn được tặng nhiều bánh tròn, bánh vuông nữa các con có thích không. Sau đó tôi đưa lần lượt từng loại hình tròn, hình vuông cho trẻ quan sát và gọi tên. Để trẻ nhận biết chi tiết từng loại hình tôi cho trẻ được trực tiếp cầm hình vuông, hình tròn và sờ các cạnh của từng loại hình để biết được hình tròn lăn được vì không có cạnh, hình vuông không lăn được vì có 4 cạnh. 
3.2. Biện pháp 2: Tăng cường làm và sưu tầm đồ chơi đẹp sáng tạo cho trẻ.
Đối với trẻ lứa tuổi này muốn thu hút trẻ chú ý vào bài học thì đồ dùng đồ chơi là một nhu cầu cần thiết không thể thiếu được. Đó là nguồn cảm hứng của trẻ trong suốt thời gian hoạt động. Nếu đồ dùng đồ chơi nghèo nàn, màu sắc không đẹp, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhận thức của trẻ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ Nhận biết màu đỏ - màu xanh với chủ đề “Những bông hoa đẹp - Ngày tết vui vẻ”, tôi chuẩn bị những bông hoa màu đỏ, màu xanh hoa tôi cắt từ những lọ rửa bát, dầu gội đầu sơn màu đỏ, xanh để dạy trẻ. Qua tiết học tôi nhận thấy kết quả nhận biết không cao trong 20 cháu có 7 cháu gọi đúng, chọn đúng còn lại các cháu chọn sai về màu sắc hoặc tên hoa, các cháu không chú ý học, còn mất trật tự trong giờ học như cháu Duy Tài, Gia Huy, Hùng, giờ học không sôi nổi, số trẻ nhận biết gọi tên đúng màu sắc thấp, số cháu chọn sai màu còn nhiều. 
Từ thực tế giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_mon_nhan_biet_cho_tre_25_36_thang.doc