SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng “giải mã” những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.

Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận.

 

doc 21 trang thuychi01 9234
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU	
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng “giải mã” những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.
Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận. 
	 Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? bởi đây là một tác phẩm mới, khá tiêu biểu cho thể loại kí hiện đại. Đó là những trang văn tài hoa mê đắm được Hoàng Phủ Ngọc Tường dệt nên bằng câu chữ tuyệt diệu với sự kết hợp hài hòa của chất nhạc, chất thơ sâu đằm. Thể loại kí đã có từ lâu nhưng để tiếp nhận một cách sâu sắc về thể loại này thì không hề đơn giản. Ta đã biết đến Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – một tác phẩm kí nổi tiếng về sông Đà nhưng có lẽ đến với kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – bài kí điển hình của Hoàng Phủ Ngọc Tường về sông Hương người đọc như bị “thôi miên” bởi vẻ đẹp thơ mộng huyền ảo của xứ Huế cũng như tài năng hiếm gặp của văn nhân. Do vậy, việc “giải mã” tác phẩm cũng chính là đi tìm về một miền văn hóa xứ sở, tìm về vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
 Mặt khác, việc tìm hiểu và đưa ra một cách tiếp nhận đối với một văn phẩm chỉ mới được đưa vào giảng dạy ở nhà trường THPT sẽ có ý nghĩa nhất định đối với người dạy và người học. Bởi vì theo ý kiến của rất nhiều giáo viên và học sinh thì Ai đã đặt tên cho dòng sông? vừa “khó dạy” vừa “khó học”. Giáo viên và học sinh vốn quen thuộc với thơ hay truyện ngắn nhưng còn khá lạ lẫm với thể kí hiện đại. Do đó việc tìm hiểu và thưởng thức một tác phẩm thuộc thể kí còn vấp phải những “rào cản” nhất định. Bởi vậy, để hiểu rõ những tầng ẩn nghĩa sâu xa của tác phẩm, giáo viên không những phải nắm bắt rõ đặc trưng thể loại mà còn phải biết tích hợp với những kiến thức phân môn, liên môn học để giúp học sinh thẩm thấu sâu sắc giá trị cũng như nét độc đáo của tác phẩm. Hướng đến việc thực hiện được yêu cầu đó là một động lực khiến tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường”.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo phương pháp tích hợp để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận tác phẩm một cách khoa học hơn, sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Học sinh lớp 12A9, 12A10 trường THPT Như Thanh năm học 2016-2017. 
 - Văn bản kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, cơ bản)
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát (thông qua dự giờ) 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 	- Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê toán học, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
1.5. Đóng góp mới của đề tài.
Với đề tài Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, tôi đã tiếp cận, soi rọi tác phẩm từ nhiều góc độ như góc độ lí luận văn học, lý thuyết thi pháp thể loại, góc độ văn hoá, góc độ âm nhạc, hội họa, địa lý, lịch sử. để đổi mới cách dạy tác phẩm. Mặt khác, qua đề tài với sự tích hợp cùng nhiều phân môn khác nhau từ lý luận văn học đến văn học sử, thơ ca.., tôi giúp học sinh có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tác giả và tác phẩm nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Từ đó, tôi mong muốn mang đến cho các em một không khí lớp học sôi nổi để các em hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong cách tiếp nhận một tác phẩm kí nói chung, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? nói riêng. Tôi muốn chứng minh tác phẩm là một “tuyệt phẩm” mang giá trị vô cùng phong phú và sâu sắc.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1.1. Đặc điểm của tiếp nhận văn học.
Theo lý thuyết tiếp nhận văn học thì tiếp nhận một tác phẩm văn học của học sinh là một quá trình nhận thức có tính đặc thù, luôn tồn tại những “khoảng cách tiếp nhận”. Để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận, học sinh cần được trang bị một lượng tri thức văn học nhất định phù hợp để tham gia vào khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Đặc biệt với thể loại kí thì việc giúp các em tự trang bị những tri thức ấy là một việc làm vô cùng có ý nghĩa tạo nên chiếc cầu nối để các em dễ dàng hơn khi đến với tác phẩm.
2.1.2. Dạy học tích hợp - nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường hiện nay.
Khái niệm tích hợp (integration) được hiểu là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong thực tế có khá nhiều loại tích hợp như tích hợp theo phân môn, đa môn và xuyên môn. Người giáo viên phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn để tạo sự phong phú cho bài dạy.
Tích hợp là một thuật ngữ khá mới nhưng đã trở thành một nhu cầu tất yếu của thời đại và cũng là xu hướng chính của nền giáo dục hiện đại. Nó xuất phát từ yêu cầu đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm trong giờ học cũng như trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Mặt khác, việc dạy học tích hợp cho phép học sinh chủ động sáng tạo trong tiếp nhận, phối kết hợp nhiều yếu tố trong một bài học cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để tìm hiểu, khai thác tác phẩm văn học. Nó góp phần xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Dạy học tích hợp thực sự là một phương pháp mới mẻ, tính hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở trường THPT hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thực trạng của giáo viên.
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới, nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác lên mình một tấm áo mới năng động hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cô giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cô đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sự thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều còn thiếu tính đồng bộ. 
Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy học trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Không chỉ có vậy, nhiều giáo viên chưa thấy được vai trò quan trọng của thể loại kí nên đôi khi còn dạy mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác, có những thầy cô chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ tính chất thể loại, chưa có cách dạy thu hút được học sinh. Thiết nghĩ mỗi thầy cô cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học hứng thú và ý nghĩa.
2.2.2. Thực trạng của học sinh. 
 Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bài kí mang đậm dấu ấn bút kí hiện đại được mạnh dạn đưa vào nội dung giảng dạy Ngữ văn 12, THPT chương trình mới. Và nó nhanh chóng trở thành một trong những bài học trọng tâm để học sinh thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học. Chưa có được chiều dài thời gian tiếp xúc và chiều sâu thẩm thấu cảm nhận như những tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 12 nên bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn là một thách thức đối với cả người dạy và người học. Học sinh còn lạ lẫm với những sáng tác nghệ thuật theo thể kí. Giáo viên thì phải tự tìm tư liệu để lĩnh hội thấu đáo tác phẩm, lại phải tìm cách diễn đạt sao cho thật dễ hiểu đối với học sinh. Chính vì vậy, việc tích hợp kiến thức liên môn, phân môn đặc biệt là kiến thức về thể loại là hết sức cần thiết.
 Từ những thực trạng trên, tôi vô cùng trăn trở và mạnh dạn đề ra một số giải pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy-học tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? để biến tiết học trở thành một giờ khám phá thú vị cũng như giúp học sinh hiểu hơn về tài năng độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Vài nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường và vị trí của văn phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
2.3.1.1. Hoàng Phủ Ngọc Tường – nhà văn của những trang văn tài hoa, mê đắm.
 Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở Quảng Trị. Ông từng đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007 và nhiều giải thưởng danh giá khác.
 Hoàng Phủ Ngọc Tường được biết đến nhiều nhất với thể loại kí với những  Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979) hay Hoa trái quanh tôi (1995) và Ngọn núi ảo ảnh (2000), Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001), Miền cỏ thơm (2007), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Tinh tuyển bút ký hay nhất, Nxb Hội nhà văn, 2010). Trong đó Ai đã đặt tên cho dòng sông? được xem là tác phẩm thành công nhất. Ngoài ra ông cũng khá tài hoa với những trang thơ như Những dấu chân qua thành phố (1976) hay Người hái phù dung (1992).Tất cả các sáng tác của ông đã được đưa vào Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, 4 tập, Nxb Trẻ, 2002.
 Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách Ngữ văn 12 có đoạn viết: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa”. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng “Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có "rất nhiều ánh lửa"”. Còn nhà thơ Ngô Minh ngưỡng mộ Hoàng Phủ Ngọc Tường bởi ông “là một trong số rất ít nhà văn viết bút kí nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình.” Có thể nói, Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là cây bút hàng đầu của thể loại kí hiện đại Việt Nam. Tên tuổi ông đã thực sự ghi dấu ấn đậm nét qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
 2.3.1.2. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – một trong những đỉnh cao của bút kí hiện đại Việt Nam.
 Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông in trong tập bút kí cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975, đang bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thuờng gắn với tình yêu thiên nhiên và truyền thống văn hóa sâu sắc. Bài bút kí thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, đồng thời truyền đạt bằng một ngòi bút tài hoa, với lời văn đẹp và sang. Linh hồn của bài viết chính là vẻ đẹp huyền thọai của dòng sông Hương qua ngòi bút tài hoa, lãng mạn của nhà văn. 
Đọc những trang viết về Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường (trong đó có bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đã nhận xét: Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế”. Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình...Tác phẩm nhanh chóng trở thành một trong những văn phẩm xuất sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường trên con đường khám phá bút kí hiện đại, đưa tác giả trở thành một trong những người viết kí hay nhất của văn học Việt Nam.
2.3.2. Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
 2.3.2.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học. 
 Để có một bài giảng hoàn chỉnh và hấp dẫn lôi cuốn, học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động sáng tạo thì khâu chuẩn bị được xem như một phần quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, trước khi dạy văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” tôi đưa ra một số cách để học sinh chuẩn bị bài như sau:
2.3.2.1.1.Biện pháp thứ nhất: Giao cho học sinh trả lời một hệ thống câu hỏi bám sát sách giáo khoa đồng thời lồng vào các câu hỏi mở.
- Cảm nhận chung:
Ấn tượng sâu sắc của em về Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”?
- Đi vào cụ thể, hệ thống câu hỏi mà tôi sử dụng để hướng dẫn học sinh khai thác đoạn trích như sau: 
 Phần 1: Dòng Hương – dòng chảy tự nhiên.
+ Nhà văn đã gọi sông Hương khi ở thượng nguồn bằng tên gọi nào? Đã ví nó với ai? 
+ Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại” ? Từ đó, hãy phát hiện điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông khi nó về xuôi?
+ So với trước khi vào thành phố, sông Hương khi đến Huế đã có thêm những vẻ đẹp mới và hiếm thấy ở các dòng sông khác trên thế giới. Hãy chứng minh điều đó qua việc phân tích các góc độ cảm nhận và miêu tả sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
+ Vẻ đẹp của sông Hương trước khi từ biệt Huế có gì đặc biệt? Từ đó, em hãy cảm nhận mối “lương duyên” giữa sông Hương và xứ Huế?
	Phần 2: Dòng Hương – dòng linh giang của lịch sử.
+ Trong lịch sử và trong đời thường, sông Hương đã hiện lên với những vẻ đẹp đáng trân trọng và đáng mến. Nhà văn phát hiện và lí giải về những vẻ đẹp đó của Hương giang như thế nào ?
Phần 3: Dòng Hương – dòng sông âm nhạc, dòng chảy thi ca.
+ Vì sao sông Hương lại trở thành dòng sông của thi ca, âm nhạc và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ?
+ Tác giả lí giải về tên của dòng sông như thế nào? Cách lí giải ấy cho em hiểu thêm điều gì về tính cách và tâm hồn người Huế?
+ Một bài kí đặc sắc như vậy chỉ có thể là kết quả, là tổng hoà của những tình cảm và phẩm chất nào ở Hoàng Phủ Ngọc Tường?
2.3.2.1.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp với công nghệ thông tin hướng dẫn các em tìm tài liệu tham khảo trên mạng internet để bổ trợ kiến thức.
Thời đại công nghệ thông tin là thời đại cho phép học sinh không chỉ chuẩn bị bài bằng sách vở mà còn có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình bằng cách tìm hiểu thông tin trên mạng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ít chú trọng đến vấn đề này. Riêng với tôi, khi tiến hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học tôi thường hướng dẫn học sinh tham khảo trước các cuốn sách, các bài viết về tác giả, tác phẩm trên mạng internet. Học sinh chỉ cần gõ Google rồi gõ Hoàng Phủ Ngọc Tường hoặc Ai đã đặt tên cho dòng sông hoặc bút kí hiện đại và tìm đọc các bài viết về tác phẩm.
2.3.2.2. Giải pháp 2: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
Để giúp học sinh có một hành trình khám phá văn bản đầy thú vị, tôi đã ứng dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
2.3.2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tích hợp với kiến thức phân môn.
*Tích hợp với Lý luận văn học để cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về thể loại kí.
Hành trình tiếp nhận “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn là một hành trình khám phá thú vị nhưng cũng đòi hỏi người đọc có những định hướng tiếp nhận phù hợp dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Để giúp học sinh dễ hiểu hơn và hứng thú hơn trong quá trình khám phá tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tôi sẽ vận dụng các kiến thức từ phân môn lý luận văn học để cung cấp cho các em những kiến thức lý luận chung nhất nhằm tạo “bước đệm” trước khi tìm hiểu tác phẩm. 
	- Khái niệm: Kí là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự. Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, kí cũng rất phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại. Do nội dung và cách ghi chép mà các nhà lý luận chia ra ba loại kí: Kí tự sự, kí trữ tình, kí chính luận. Tất nhiên sự phân chia này không tuyệt đối hoá. Các yếu tố của các thể loại khác nhau luôn đan xen trong một tác phẩm.
- Lịch sử thể kí:
 Trong lịch sử văn học từ nghìn xưa đã có những tác phẩm ký như Sử kí của Tư Mã Thiên cách đây mấy nghìn năm vừa là tác phẩm sử học vừa có thể coi là kí. Ở Việt Nam, những tác phẩm kí nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ sớm như Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút. Những năm 1930-1945, ký chứng kiến sự phát triển mạnh của các tác phẩm phóng sự viết về các tệ nạn xã hội, mà Ngô Tất Tố (với Việc làng, Tập án cái đình), Tam Lang với Tôi kéo xe, Vũ Trọng Phụng với Vỡ đê  là những nhà văn tiêu biểu. Trong văn học cách mạng, thể loại kí bắt đầu từ sáng tác của Nguyễn Ái Quốc những năm 20 của thế kỷ XX. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm ký có giá trị nhất định như truyện và kí sự của Trần Đăng,  Nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng,  Sống như anh của Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi và đặc biệt là Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường  Tất cả đều là những tác phẩm vừa thấm đẫm chất hiện thực vừa đậm chất tài hoa văn chương của người viết. Và chính nhờ điều đó những tác phẩm bút kí văn học mới trường tồn.
- Kết cấu:
Kết cấu của kí rất đa dạng: có thể có mô hình người kể chuyện để tạo sự thống nhất cho các thành phần vốn dị biệt nhau; có thể tạo thành thể loại từ những phần vốn chỉ gắn với nhau bằng một trật tự bề ngoài, lấy đề tài các đoạn mô tả, hoặc các ý bình luận về các sự việc được miêu tả làm ráp nối sự kiện.
- Phân loại: Trong thể kí lại bao gồm nhiều tiểu loại:
Tiêu chí
Ký tự sự
Ký trữ tình
Ký chính luận
Tiểu loại
- Kí sự, phóng sự, truyện kí, hồi kí, du kí, tản văn: 
- Nhật kí, bút kí , tùy bút.
- Tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp kỹ
Đặc điểm
Kí tự sự chủ yếu ghi lại những diễn biến khách quan của cuộc sống và con người thông qua những sự kiện. Trong kí sự phải tôn trọng tiếng nói khách quan của sự kiện. Người viết kí có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của sự sống đang vận động, phát triển. Tác giả phải biết phát hiện, chọn lọc để làm nổi bật lên những điển hình xã hội tiêu biểu, chọn lọc để làm nổi lên những điển hình xã hội tiêu biểu, những con người và sự việc giàu ý nghĩa xã hội và khái quát. 
Đối với loại kí trữ tình nghiên về phần ghi nhận những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trước hiện thực khách quan, hoặc xen kẽ kết hợp giữa bình luận, suy tưởng, miêu tả và kể chuyện. Chất cảm xúc trữ tình chiếm mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_tich_hop_nham_nang_cao_hieu_qu.doc