SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước ở trường mầm non Ngọc Khê năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước ở trường mầm non Ngọc Khê năm học 2017 - 2018

Năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước. Nếu như không có năng lượng sẽ không có sự sống, mọi thứ sẽ không tồn tại, thế nhưng nguồn năng lượng quý báu của chúng ta đã đang dần hao mòn và gần như cạn kiệt.

Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh, trong khi khả năng cung cấp năng lượng trong nước có hạn, khả năng nhập khẩu hạn chế. Chính vì thế, nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng đáng lo ngại và hiện hữu. Đặc biệt là năng lượng điện và năng lượng nước là những năng lượng hàng ngày, hàng giờ mỗi con người, mỗi gia đình chúng ta đều cần đến và trực tiếp sử dụng. Chúng ta hãy thử tưởng tượng nếu không có điện, không có nước thì cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết gìn giữ, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, thiếu nước.ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người.

Hiện nay, ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở, cơ quan, đèn quảng cáo., nhiều đường phố đèn cao áp dày đặc chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều phòng làm việc buông rèm và bật điện, không tận dụng ánh sáng tự nhiên gây lãng phí điện. Bên cạnh việc lãng phí nguồn điện thì nguồn nước sạch cũng đang bị con người làm ô nhiễm, sử dụng không có kế hoạch như bơm xả nước quá mức cần dùng

Trong thực tế, năng lượng tiêu thụ phổ biến trong các nhà trường thường là năng lượng không tái tạo như: Điện, nước, than, ga.Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà đó là vấn đề toàn cầu, không bỗng dưng chúng ta có “Giờ trái đất” đó là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi người cần có ý thức tiết kiệm điện trong mọi hoạt động. Năng lượng rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy việc thực hiện việc tiết kiệm năng lượng điện, nước đối với giáo viên và tiến hành giáo dục trẻ mầm non biết tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện, nước sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược đào tạo con người, tạo ra một lớp người có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề thực hành tiết kiệm. Thực hiện tiết kiệm năng lượng điện, nước sẽ góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, cải thiện tình trạng lãng phí nguồn năng lượng như hiện nay.

 

doc 23 trang thuychi01 16253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước ở trường mầm non Ngọc Khê năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
TÊN MỤC
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG 
3
2.1
Cơ sở lý luận 
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.1
Thuận lợi
3
2.2.2
Khó khăn
4
2.2.3
Kết quả của thực trạng
4
2.3
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước.
6
2.3.1
Xây dựng kế hoạch thực hiện
6
2.3.2
Công tác tham mưu với địa phương và phối kết hợp với phụ huynh để xây dựng tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị điện, nước cho nhà trường.
7
2.3.3
Khảo sát và tham mưu xây dựng các nội qui, quy định về sử dụng năng lượng điện, nước trong nhà trường và chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tiết kiệm điện, nước
9
2.3.4
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ tiết kiệm điện, nước và xây dựng môi trường giáo dục tiết kiệm năng lượng điện, nước trong và ngoài lớp.
12
2.3.5
Hướng dẫn giáo viên thực hiện lồng ghép giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng thông qua các hoạt động trong ngày.
13
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
18
I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước. Nếu như không có năng lượng sẽ không có sự sống, mọi thứ sẽ không tồn tại, thế nhưng nguồn năng lượng quý báu của chúng ta đã đang dần hao mòn và gần như cạn kiệt.
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh, trong khi khả năng cung cấp năng lượng trong nước có hạn, khả năng nhập khẩu hạn chế. Chính vì thế, nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng đáng lo ngại và hiện hữu. Đặc biệt là năng lượng điện và năng lượng nước là những năng lượng hàng ngày, hàng giờ mỗi con người, mỗi gia đình chúng ta đều cần đến và trực tiếp sử dụng. Chúng ta hãy thử tưởng tượng nếu không có điện, không có nước thì cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết gìn giữ, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, thiếu nước...ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người.
Hiện nay, ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở, cơ quan, đèn quảng cáo.., nhiều đường phố đèn cao áp dày đặc chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều phòng làm việc buông rèm và bật điện, không tận dụng ánh sáng tự nhiên gây lãng phí điện. Bên cạnh việc lãng phí nguồn điện thì nguồn nước sạch cũng đang bị con người làm ô nhiễm, sử dụng không có kế hoạch như bơm xả nước quá mức cần dùng
Trong thực tế, năng lượng tiêu thụ phổ biến trong các nhà trường thường là năng lượng không tái tạo như: Điện, nước, than, ga...Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà đó là vấn đề toàn cầu, không bỗng dưng chúng ta có “Giờ trái đất” đó là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi người cần có ý thức tiết kiệm điện trong mọi hoạt động. Năng lượng rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy việc thực hiện việc tiết kiệm năng lượng điện, nước đối với giáo viên và tiến hành giáo dục trẻ mầm non biết tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện, nước sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược đào tạo con người, tạo ra một lớp người có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề thực hành tiết kiệm. Thực hiện tiết kiệm năng lượng điện, nước sẽ góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, cải thiện tình trạng lãng phí nguồn năng lượng như hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, từ những lời dạy của Bác về giáo dục tiết kiệm và hiện nay trong công cuộc đổi mới giáo dục, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề giáo dục tiết kiệm năng lượng cho học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Vì ở lứa tuổi này các cháu rất dễ tiếp cận, học hỏi những điều hay lẽ phải, ý thức tiết kiệm năng lượng cũng vì thế phải được chú trọng ngay từ lứa tuổi này, nhằm giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về năng lượng và tiết kiệm năng lượng. 
Đối với các trường mầm non nói chung và trường mầm non Ngọc Khê nói riêng, việc đầu tư, mua sắm các trang thiết bị điện, nước hiện đại để phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là việc rất cần thiết và việc sử dụng điện, nước đối với các thiết bị đó trong một ngày ở trường là rất lớn, kéo theo chi phí cho tiền điện, tiền nước hàng tháng ở trường mầm non Ngọc Khê là rất cao vì trong quá trình sử dụng chưa có những biện pháp phù hợp để tiết kiệm điện, nước.
Là một Phó hiệu trưởng, phụ trách công tác nuôi dưỡng và chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, tôi xét thấy mình cần phải có trách nhiệm trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho giáo viên và học sinh tiết kiệm điện, nước, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho nhà trường. Việc thực hiện sử dụng điện, nước tiết kiệm và hợp lý và sẽ góp phần đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt và giữ gìn nguồn năng lượng cho tương lai, đồng thời giảm được chi phí đáng kể cho nhà trường. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước ở trường mầm non Ngọc Khê năm học 2017 - 2018” làm đề tài nghiên cứu và ứng dụng vào thực hiện trong năm học tại nhà trường. 
2. Mục đích nghiên cứu.	
	Trên cơ sở điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng điện, nước phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Ngọc Khê để lựa chọn, đề xuất, áp dụng một số biện pháp có tính khả thi cao, nhằm nâng cao việc sử dụng điện, nước tiết kiệm và hiệu quả tại trường mầm non Ngọc Khê.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu tổng quát những vấn đề liên quan đến tiêu thụ điện, nước và thiết bị sử dụng tiết kiệm điện, nước trong trường mầm non Ngọc Khê để tìm ra những biện pháp chỉ đạo và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước tại trường mầm non Ngọc Khê.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
	* Nhóm các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.	
	* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
	- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thực tiễn kết hợp với lý thuyết về nhu cầu và thiết bị tiêu thụ điện, nước ở trường; tổn thất, lãng phí điện, nước và giải pháp giảm tổn thất điện, nước để phân tích, tổng hợp, lựa chọn, so sánh và đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề đặt ra
	* Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu (Bảng biểu)
	- Tổng hợp, phân tích tài liệu để nhận xét, đánh giá, đề xuất biện pháp; tính toán xác định hiệu quả áp dụng các biện pháp đề xuất.
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận.
	Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí là những phẩm chất cơ bản trong hệ thống quan điểm đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh - Người là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Đặc biệt làm theo tấm gương đạo đức của Bác là nội dung quan trọng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [1]; Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí [2]. 
Tiết kiệm năng lượng là thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Chính vì vậy tháng 11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII đã thảo luận “Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” và đến 17/6/2010 Quốc Hội ban hành “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” [3]. Khi Luật được ban hành và đi vào cuộc sống thì ý thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng được điều chỉnh mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn nhân loại.
Làm công tác quản lý trường học, tôi nhận thức được trách nhiệm của nhà trường trong việc giúp giáo viên và học sinh hiểu được cách tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía các cơ quan có thẩm quyền, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng đã chủ động sáng tạo tìm kiếm thông tin cũng như những phương pháp giúp con trẻ tiếp cận dễ dàng hơn với khái niệm cũng như những biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước. 
	Đây là trách nhiệm cao cả mà toàn xã hội, đặc biệt là các nhà trường phải thực hiện tốt, coi đây là một việc làm thường xuyên không chỉ hôm nay, ngày mai mà cho cả thế hệ mai sau.
2. Thực trạng của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thuận lợi. 
- Trường Mầm non Ngọc Khê là một trường công lập, địa hình trường, lớp đặt bao quanh Thị trấn Ngọc Lặc. Trường có truyền thống về phát triển giáo dục, có bề dày thành tích trong suốt chặng đường phát triển. Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên đã nỗ lực phấn đấu hết mình trong mọi hoạt động của nhà trường. Với bề dày kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, nhà trường đã nhiều năm đạt trường tiên tiến cấp huyện và đạt nhiều giải cao trong các hoạt động của cô và trò, trường liên tục nằm trong tốp 10/24 trường mầm non của huyện.
	- Trường luôn được sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc và sự quan tâm của Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã, các ban ngành đoàn thể, các thôn.	
	- Nhân dân địa phương và trực tiếp là các bậc phụ huynh học sinh trên địa bàn đã có sự quan tâm đến ngành học. Thể hiện rõ ở công tác huy động trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao từ đầu năm học.
	- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, yêu mến trẻ. Có khả năng tiếp cận kiến thức nội dung mới vào hoạt động nuôi, dạy hàng ngày.
2.2. Khó khăn.
- Cơ sở vật chất của nhà trường xây dựng từ năm 2004 - 2005 nên một số phòng học đã xuống cấp, hệ thống cửa kính đã hoen ố, nếu thời tiết mưa, gió, rét phải đóng cửa thì trong phòng rất tối, phải sử dụng tất cả các bóng điện. Hệ thống ống khói của bếp khó thoát khói, hãm đen toàn bộ khu bếp nên cũng rất tối. Vì vậy bếp luôn phải bật điện trong quá trình nấu ăn cho các cháu.
- Hệ thống đường điện, quạt khi xây dựng lắp không khoa học nên bị hư hỏng nhiều, quạt trần thì có 1 số duy nhất khi bật là chạy số mạnh nhất, hoặc có 1 công tắc duy nhất cho cả phòng (2 quạt trần) nên khi sử dụng rất lãng phí điện, hệ thống đường dẫn nước tới các nhóm lớp và nhà vệ sinh có một số vị trí bị rò rỉ. Bể nước cũ có hiện tượng bị thấm ở đáy bể nên không đủ nước dùng trong mùa khô. 
- Nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu, phối hợp với các ban ngành đoàn thể và chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt vấn đề tiết kiệm điện, nước.Việc xây dựng các quy chế, quy định đối với giáo viên trong việc tiết kiệm năng lượng điện, nước còn hạn chế và mờ nhạt, chưa giải quyết triệt để trong việc lẵng phí điện, nước. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên đã có nhưng còn mờ nhạt, chưa quyết liệt và chưa cụ thể.
- Nhiều cán bộ giáo viên chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường nói chung cũng như ý thức tiết kiệm điện, nước, chưa chú trọng đến rèn kỹ năng và thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ.
- Đối tượng học sinh chủ yếu là con em người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí hạn chế và không đồng đều, nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục cho trẻ ý thức tiết kiệm năng lượng nói riêng. Vì vậy, trẻ chưa ý thức được hành động đúng, sai khi sử dụng một số thiết bị điện và cách sử dụng điện, nước an toàn, chưa quan tâm, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng, chưa hiểu được hành vi tiết kiệm năng lượng là gì? Và làm những gì để tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện, nước nói riêng.
2.3. Kết quả của thực trạng.
Từ những thực trạng trên, đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch và tiến hành khảo sát: Kiến thức về tiết kiệm điện, nước của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường. Kết quả cụ thể đầu năm học như sau:
Khảo sát đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên đầu năm học
TT
Nội dung
 khảo sát
Số CBGV được khảo sát
Kết quả khảo sát đầu năm học
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL 
Tỷ lệ
SL 
Tỷ lệ
SL 
Tỷ lệ
SL 
Tỷ lệ
1
Nắm vững kiến thức về năng lượng và tiết kiệm năng lượng
41
7
17
9
22
18
44
7
17
2
Có ý thức tiết kiệm điện, nước ở mọi lúc, mọi nơi
41
9
22
10
24
15
37
7
17
3
Biết lựa chọn nội dung, hình thức, thời điểm để GD trẻ tiết kiệm năng lượng
41
7
17
8
19
19
47
7
17
4
Biết tham mưu, phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh GD trẻ tiết kiệm điện, nước.
41
5
12
10
24
18
45
8
19
Bảng khảo sát trên trẻ đầu năm học:
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số 
trẻ khảo sát
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Trẻ có thói quen tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
514
315
61
199
39
2
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động mang ND về tiết kiệm năng lượng điện, nước.
514
323
63
191
37
3
Biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh để tiết kiệm năng lượng điện, nước.
514
321
62
193
38
4
Có phản ứng với các hành vi không tiết kiệm năng lượng điện, nước.
514
328
64
186
36
3. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước ở trường mầm non Ngọc Khê.
Từ thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ, phải tìm ra các biện pháp để toàn thể giáo viên, nhân viên và trẻ trong trường có ý thức thực hiện tiết kiện điện, nước hiệu quả và an toàn, góp phần tiết kiệm chi phí trong trường, đồng thời tiết kiệm được nguồn năng lượng quý giá cho quốc gia. 
Để thực hiện các hoạt động đó một cách khoa học và có hiệu quả thì ngay từ đầu năm học tôi đưa ra các biện pháp thực hiện trong năm học 2017 - 2018 đó là: 
3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện. 
Tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch xuyên suốt cả năm học, định hướng rõ ràng nhiệm vụ của các bộ phận trong và ngoài nhà trường. Cụ thể như sau: 
* Đối với Ban Giám hiệu: 
- Tháng 7/2017: Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện chuyên đề tiết kiệm năng lượng nói chung và năng lượng điện, nước nói riêng. Tham mưu với UBND xã đầu tư xây dựng, tu sửa CSVC, trang thiết bị. Thực hiện kế hoạch chuyên đề, tổ chức cho CBGV thảo luận, chia sẻ, trao đổi, rút kinh nghiệm lẫn nhau. 
- Tháng 8/2017: Triển khai đến đội ngũ CBGV trong trường kế hoạch thực hiện chuyên đề trong buổi họp Hội đồng sư phạm, đưa ra nội dung cụ thể cho từng bộ phận. 
Tổ chức hội nghị Ban đại diện hội phụ huynh toàn trường, và các nhóm lớp để bàn bạc, thống nhất hỗ trợ kinh phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị điện, nước đã xuống cấp và hư hỏng.
- Tháng 9/2017: Chỉ đạo các nhóm lớp tổ chức thảo luận “Ngày hội tiết kiệm điện, nước” với thành phần tham gia là Ban giám hiệu, Giáo viên, nhân viên, Phụ huynh trong toàn trường. 
	- Kiểm tra việc thực hành tiết kiệm năng lượng điện, nước của đội ngũ CBGV, NV xuyên suốt các tháng trong năm, kết hợp các buổi dự giờ, thăm nhóm lớp và thực tế hoạt động của từng bộ phận. 
* Đối với Giáo viên:
- Tháng 9/2017: Tổ chức thảo luận qua đĩa hình “Hoạt động với nước” , “Tiết kiệm điện, nước”. 
- Thực hiện lồng ghép vào các hoạt động trong ngày cũng như phối kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm điện, nước trong năm học. 
* Đối với Phụ huynh:
	 Tháng 9/2017, Tháng 12/2017, tháng 4/2018: Tổ chức hội nghị CMHS để 
triển khai, sơ kết, tổng kết cùng phụ huynh năm học 2017 - 2018, thảo luận và thống nhất những nội dung kết hợp cùng nhà trường thực hiện chuyên đề xuyên suốt cả năm học như sau: 
+ Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở trẻ sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày tại nhà như: Không tắm quá lâu, không nghịch nước, không mở vòi nước quá to khi rửa tay, chỉ rót nước vừa đủ uống, không để thừa lãng phí nước 
+ Phụ huynh làm gương cho trẻ qua các hoạt động như: Sử dụng lại nước rửa rau, rửa chén, giặt quần áo để cọ rửa nhà tắm, bồn cầu, tưới cây Kịp thời sửa chữa những vòi nước hỏng.
+ Vận động Phụ huynh sưu tầm và sáng tác các câu chuyện, bài thơ, hình ảnh, bài vè, bài hát có nội dung “Tiết kiệm điện, nước”. 
+ Phụ huynh chụp ảnh hành vi đúng của trẻ mang vào lớp để giáo viên khen ngợi và nêu gương cho các bạn. 	
Tóm lại, việc xây dựng kế hoạch thực hiện là yếu tố quan trọng và chiến lược trong việc chỉ đạo và thực hiện việc tiết kiệm năng lượng điện, nước trong nhà trường, giúp cho người cán bộ quản lý định hướng được quá trình chỉ đạo và thực hiện, kế hoạch đã chỉ ra cụ thể những biện pháp để giáo viên thực hiện. Sau khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng điện, nước trong trường mầm non Ngọc khê.
3.2. Công tác tham mưu với địa phương và phối kết hợp với phụ huynh để xây dựng tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị điện, nước cho nhà trường.
	a. Tham mưu với chính quyền địa phương:
- Để thực hiện được biện pháp trên, bản thân đã trực tiếp tham mưu với hiệu trưởng nhà trường mời Ban đại diện Phụ huynh, Lãnh đạo địa phương tiến hành khảo sát nắm tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường nói chung và cơ sở vật chất - thiết bị điện, nước nói riêng.Trong quá trình khảo sát, kiểm tra tôi và ban giám hiệu đã phân tích, chỉ ra các hạng mục, các vị trí, các thiết bị đã hư hỏng, không hợp lý, một cách có hệ thống để lãnh đạo và phụ huynh hiểu và chia sẻ cùng với nhà trường.
	Ví dụ: Khi khảo sát tại bếp ăn. Tôi giải trình: Hệ thống ống khói bếp khó thoát khói nên hãm đen toàn bộ khu bếp rất tối phải liên tục thắp điện chiếu sáng. Bên cạnh đó khói bụi dễ rơi hoặc ám vào thức ăn của cháu mất vệ sinh, đặc biệt là không đảm bảo an toàn thực phẩm.
	Hoặc hệ thống đường dẫn nước tới các nhóm lớp và nhà vệ sinh có một số vị trí bị rò rỉ. Bể nước mưa khối lượng chỉ đựng được 15m3 nhưng cũng có hiện tượng bị dột đáy bể nên không đủ nước nấu trong mùa khô. Vì vậy cần phải sửa lại bể và xây thêm bể nước mưa giúp nhà trường tiết kiệm được nước và tiền điện bơm nước. Đường điện lâu năm kém chất lượng, ở các thời gian cao điểm trong ngày thường bị cháy chì, mất điện gây cản trở tất cả các hoạt động của nhà trường. Một số cửa kính đã vỡ, hoặc hoen ố nên vừa mất an toàn vừa không tận dụng được ánh sáng tự nhiên cho các cháu khi học tập, vui chơi
Sau khi nắm rõ thực trạng, bản thân tôi tham mưu với hiệu trưởng nhà trường, lập tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân xã xây dựng, tu sửa, thay thế các thiết bị điện, nước. Đi kèm cùng với tờ trình là dự toán tất cả các hạng mục, các thiết bị cần thay thế để đảm bảo cho các cháu bước vào năm học mới được an toàn. Ban khảo sát thiết kế của xã cũng thấy được những vị trí, những thiết bị nhà trường đưa ra, đề nghị là hoàn toàn hợp lý và đã họp báo cáo Đảng ủy - Ủy ban nhân dân xã tiến hành xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
* Kết quả: Ủy ban nhân dân xã đã tổ chức thực hiện xây dựng mới cho nhà trường khu công trình vệ sinh khép kín tại khu lẻ Hạ Sơn. Sửa lại đáy bể nước mưa cũ bằng cách đổ bê tông dày 35cm và ốp bằng gạch ốp lát chống thấm toàn bộ hệ thống bể khu Cao Thượng. Thay thế tất cả các đường nước bị thấm, rỉ dẫn nước đến tất cả các nhóm lớp tránh được lãng phí nước. 
 Thay toàn bộ 150m đường dây điện loại Cáp 2x10 li chịu lực lớn từ cột tổng đến tất cả các bảng điện. Lắp đặt 20 quạt tường, quạt cây cá nhân để sử dựng thay quạt trần ở các phòng học ở cả khu chín

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_viec_su_dung_tiet_ki.doc