SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tập thể giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tập thể giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao trong trường mầm non

Giáo dục mầm non có một vai trò hết sức quan trọng, là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện thì trường mầm non chính là cá nôi để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Các bé như những trang giấy trắng tinh cô giáo mầm non là người vẽ nét chữ đầu tiên thể hiện nết người sau này của trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của mình giúp trẻ “ Chơi mà học”.

Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Trong các trường mầm non đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, đội ngũ này giữ vai trò cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng nuôi dạy trẻ. Chính vì vậy việc củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp, có kỹ năng làm đồ, dùng, đồ chơi đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với các trường mầm non.

Đối với trẻ mầm non đồ chơi là người bạn không thể thiếu được của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ. Qua chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.

 

doc 19 trang thuychi01 8443
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tập thể giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TẬP THỂ GIÁO VIÊN
 LÀM ĐỒ DÙNG - ĐỒ CHƠI TỰ TẠO XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM ĐẠT HIỆU QUẢ 
TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
 Người thực hiện: Lê Thị Minh
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Phan Đình Phùng- TPTH
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý 
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài .
1
2.2. Mục đích nghiên cứu 
2
3.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
4. 4. Phương pháp nghiên cứu 
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường
4
2.2 Thuận lợi , khó khăn
 * Thuận lợi
 * Khó khăn
4
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
3.1. Các giải pháp
5,6,7,8,9,10,11
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 11,12, 13
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
1.Kết luận 
14
2.Kiến nghị 
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Giáo dục mầm non có một vai trò hết sức quan trọng, là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện thì trường mầm non chính là cá nôi để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Các bé như những trang giấy trắng tinh cô giáo mầm non là người vẽ nét chữ đầu tiên thể hiện nết người sau này của trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của mình giúp trẻ “ Chơi mà học”.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Trong các trường mầm non đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, đội ngũ này giữ vai trò cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng nuôi dạy trẻ. Chính vì vậy việc củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp, có kỹ năng làm đồ, dùng, đồ chơi đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với các trường mầm non. 
Đối với trẻ mầm non đồ chơi là người bạn không thể thiếu được của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ. Qua chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được.
Để thực hiện tốt chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" thì môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chuyên đề.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Một trong những yếu tố góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tốt đó là đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồ dùng, đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học 
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua ĐDĐC trong lớp và ngoài trời chưa được quan tâm đúng mức, đồ dùng đồ chơi còn thiếu chủng loại chưa phong phú. Nhiều trường, lớp chỉ có ĐDĐC tự tạo của giáo viên dùng để trưng bày, trẻ không được chơi. Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời thiếu nhiều ở các trường mầm non nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Có trường chỉ có một vài ba đồ chơi không thể đáp ứng yêu cầu vui chơi và phát triển thể chất cho trẻ.
Đặc biệt việc bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà trường cũng được thể hiện rất cụ thể, sinh động và rõ nét thông qua các hội thi, các phong trào của ngành, của địa phương phát động trong năm học. Từ đó đã thể hiện được chất lượng của đội ngũ giáo viên và trẻ của nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chỉ đạo hướng dẫn tập thể giáo viên về kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện tốt chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tôi đã suy nghĩ và tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo tập thể giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao trong trường mầm non ”.
2.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra các biện pháp chỉ đạo tập thể giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, đồng thời xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao để nghiên cứu và thực hiện tại trường mầm non Phan Đình Phùng.
3. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp chỉ đạo tập thể giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao trong trường mầm non Phan Đình Phùng.
4.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài SKKN của mình lựa chọn, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau : 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, tham khảo tài liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ cho quá trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu .
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kết quả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu . 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. 
Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ.
Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.
Một số trường mầm non trong Thành phố Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, tìm kiếm các cơ hội và giải pháp, tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị, tự tạo ĐDĐC phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua ĐDĐC trong lớp và ngoài trời chưa được quan tâm đúng mức, đồ dùng đồ chơi còn thiếu rất nhiều. Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời thiếu nhiều ở các trường mầm non khó khăn. Có trường chỉ có một vài ba đồ chơi không thể đáp ứng yêu cầu vui chơi và phát triển thể chất cho trẻ.
Cán bộ quản lý GDMN nói chung, hiệu trưởng các trường mầm non nói riêng cần nhận thức được tầm quan trọng của ĐDĐC để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó có kế hoạch đầu tư về tài lực, vật lực cho hoạt động này. 
Đồ dùng, đồ chơi là phương tiện giáo dục trong trường mầm non, ĐDĐC trong trường MN được hiểu như là đồ dùng dạy học, đồng thời như là đồ chơi cho trẻ, phải quan tâm đến việc tạo ra ĐDĐC cho trẻ bằng cách:
Thứ nhất, phải có những giải pháp thiết thực tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị, tự tạo ĐDĐC phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. 
 Thứ hai, phải tổ chức cho giáo viên làm ĐDĐC với những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, những vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày.Ví dụ như: mo cau, gáo dừa, tre, trúc, vỏ nghêu, sò, ốc, hến, chai nước khoáng, dầu gội, lon bia
Thứ ba, đối với ĐDĐC ngoài trời và những ĐDĐC giáo viên không thể làm được trường phải xây dựng kế hoạch mua sắm cho trường mình. 
Thứ tư, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn sử dụng có hiệu quả ĐDĐC trong các trường mầm non để đảm bảo phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và có tác dụng đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện..
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường:
Trường mầm non Phan Đình Phùng với tổng diện tích 2500 m2 nằm ở phía tây thuộc địa bàn phường Tân Sơn - Thành phố Thanh Hóa. Trường có 11 nhóm, lớp với tổng số trẻ là 420 cháu:
Trong đó: - Nhà trẻ: 50 cháu; Mẫu giáo: 370 cháu.
 Cụ thể: - Trẻ từ 18 đến 24 tháng: 01 nhóm = 25cháu
 - Trẻ từ 25 đến 36 tháng: 01 nhóm = 25 cháu
 - Lớp mẫu giáo bé ( 3 - 4 tuổi = 110 (3lớp) 
- Lớp mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi) = 125 cháu ( 3lớp)
 - Lớp mẫu giáo lớn ( 5- 6 tuổi) = 135 cháu (3 lớp)
* Tổng số CBGV, NV: 32 đồng chí. 
Trong đó : Ban giám hiệu : 03 đ/c ; Giáo viên : 25 đ/c ; Nhân viên : 04 đ/c 
Trình độ chuyên môn của giáo viên như sau: 
Giáo viên
Tổng số
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Từ 40 đến > 50 tuổi
13
10
01
02
0
Từ 30 đến dưới 40
12
12
0
0
0
Dưới 30 tuổi
07
03
02
02
0
Cộng
32
25
03
04
0
2.2. Thuận lợi, khó khăn.
 * Thuận lợi:
Trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND Thành phố, của Phòng GD& ĐT Thành phố Thanh Hóa và UBND phường Tân Sơn. Đặc biệt trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên về chuyên môn của Phòng GD&ĐT thành phố.
Nhà trường được các cấp trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đội ngũ giáo viên của trường 100% đạt chuẩn, 87,5% trên chuẩn, có năng lực, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với trường, có 70% CBGV,NV đã đạt cán bộ giáo viên nhân viên giỏi cấp Thành Phố, cấp Tỉnh .
Trường có truyền thống thi đua nuôi dạy trẻ tốt đã đạt được nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua và các hội thi của Thành Phố, của Tỉnh. Nhà trường được các bậc phụ huynh quan tâm và phối hợp trong các hoạt động.
* Khó khăn:
 Trường có khu phòng, lớp hình chữ L, diện tích phòng nhóm, lớp hơi chật hẹp. Là trường công lập, học phí chỉ dành riêng cho việc chi trả lương cho giáo viên hợp đồng. Do đó kinh phí dành cho việc mua sắm tài liệu, học liệu, CSVC, bồi dưỡng chuyên môn, cũng như kinh phí chi cho các phong trào, các hội thi các cấp cũng rất hạn chế.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Xây dựng kế hoạch:
Xác định được việc xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt. Chức năng của hiệu trưởng là phải biết phối kết hợp với các thành viên trong Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch phù hợp cho cả một năm học. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chung của toàn trường bám sát vào nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể của năm để đưa ra các kế hoạch cụ thể cho từng khối, từng chủ đề, từng hội thi cụ thể dựa vào thực trạng của nhà trường, khả năng, năng lực của từng giáo viên cũng như điều kiện kinh phí của trường. 
 * Xây dựng kế hoạch trọng tâm trong năm học 2017 – 2018
Thời gian
Nội dung công việc
Tháng 8- 9
- Tổ chức họp hội đồng giáo viên đầu năm học.Triển khai nội quy, quy chế và phân công giao nhiệm vụ cho từng đ/c Cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Chỉ đạo tổng dọn vệ sinh toàn trường
- Bồi dưỡng lý thuyết các môn học
- Khảo sát đồ dùng dạy học các nhóm, lớp 
- Phát động làm đồ dùng dạy học, đồ chơi theo các chủ đề 
- Thi trang trí sắp xếp môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng mở và xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm.
- Khảo sát giáo viên về phương pháp tổ chức các hoạt động.
- Cho giáo viên đăng ký giáo viên dạy giỏi các cấp.
- Đăng ký đề tài SKKN.
- Triển khai các chuyên đề hè 
+ Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
Tháng 10
- Bồi dưỡng giáo viên áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo. Phấn đấu 100% giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn nắm vững phương pháp để đáp ứng theo yêu cầu phổ cập cho trẻ 5 tuổi.
- Kiểm tra các nhóm lớp xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm trong và ngoài lớp học.
- Tổ chức kiến tập các lớp điểm chuyên đề (Tổ chức hoạt động vui chơi, KPKH, GDÂN) thảo luận và rút kinh nghiệm chuyên đề 
Tháng11-12
- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, khuyến khích GV sử dụng, ứng dụng CNTT trong hội thi chào mừng ngày 20 /11, lựa chọn giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. 
- Đi sâu vào phương pháp môn Toán và KPKH. Tổ chức trao đổi về phương pháp của các môn học: KPKH, LQVT và Âm nhạc.
- Tổ chức Hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường.
- Chuẩn bị các điều kiện về thiết bị và CSVC phục vụ cho “ Hội chợ xuân 2018 và hội thi “ Xây dựng môi trường Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường
Tháng 1-2
- Bồi dưỡng giáo viên đi sâu phương pháp môn tạo hình .
- Tổ chức Hội chợ xuân 2018 và hội thi “ Xây dựng môi trường Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường.
Tháng 3
- Tham gia hội thi “ Xây dựng môi trường Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp thành phố 
- Bồi dưỡng giáo viên đi sâu phương pháp môn LQCC và thể dục
- Chấm SKKN
Tháng 4
- Tổ chức kiến tập các lớp điểm chuyên đề (Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức hoạt động vui chơi) thảo luận và rút kinh nghiệm.
- Tổ chức hội thi “ Bé khỏe - Bé ngoan” cấp trường.
Tháng 5
- Đánh giá giáo viên về phương pháp các bộ môn.
- Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Tổng kết rút kinh nghiệm về chuyên môn và các hội thi trong năm và đề ra phương hướng cho năm học tới.
 * Đối với nhà trường:
Do thực trạng của trường là trường khó khăn và hạn chế về khuôn viên trường lớp, nên tôi đã lên kế hoạch đề xuất với UBND phường đầu tư về CSVC cũng như các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dạy trẻ và đã được lãnh đạo UBND phường Tân Sơn quan tâm đầu tư về CSVC như: Xây dựng và cải tạo hệ thống bếp nấu và mua sắm thêm các trang thiết bị như bàn, ghế ....
Sắp xếp bố trí các giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng giáo dục tổ chức.
* Năng lực, khả năng của giáo viên:
Đội ngũ giáo viên nhà trường có sức khỏe, có trình độ đào tạo đạt chuẩn 100%. Trong đó có 28/32 đồng chí đạt trên chuẩn chiếm 87,5 % .
Các giáo viên đều rất tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Có khả năng lập kế hoạch theo hướng tích hợp và tổ chức thực hiện theo phương pháp đổi mới.
Có khả năng tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên, phế thải, dễ kiếm, dễ tìm để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc trang trí xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học và tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Giáo viên tích cực tham gia vào các lớp tập huấn về CNTT và có ý thức tự nghiên cứu, học hỏi về CNTT để ứng dụng vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 100% giáo viên sử dụng xây dựng kế hoạch bằng CNTT và tổ chức các hoạt động.
3.2. Xây dựng kinh phí của nhà trường phù hợp với điều kiện:	
Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, ban chỉ đạo qui chế dân chủ để nghiên cứu, bổ sung và xây dựng lại thành bộ qui chế mới có hệ thống vừa phù hợp với thực tế của nhà trường mà lại vừa động viên, khích lệ được các thành viên trong nhà trường đạt được các thành tích cao trong các phong trào thi đua của ngành hay các hội thi các cấp phát động:
Quy chế phối hợp hoạt động giữa chính quyền và công đoàn:
Quy định chức năng, nhiệm vụ, chế độ làm việc và thi đua khen thưởng, kỷ luật của CBGV,NV
Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế chi tiêu của công đoàn.
Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường
Sau khi bộ quy chế dân chủ được thông qua trong hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học và hội nghị sơ kết học kỳ I, nhà trường đã công khai ở văn phòng thuận tiện đảm bảo cho 100% CBGV, NV nắm được nội dung để giám sát và thực hiện.
Năm học 2017 -2018 tôi đã bổ sung vào quy chế chi tiêu nội bộ thưởng cho các tổ, nhóm, lớp và cá nhân đạt giải nhất, nhì, ba trong hội thi giáo viên giỏi và thi đồ dùng, đồ chơi tự làm cấp trường với mức khen thưởng như sau: Đạt giải nhất: 300.000 đồng; đạt giải nhì: 200.000 đồng; đạt giải ba: 100.000 đồng để động viên khuyến khích các giáo viên tích cực, phấn khởi tham gia vào các hội thi. Nhằm nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
3.3. Bồi dưỡng về kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV:
* Bồi dưỡng về lý thuyết:
Như chúng ta đã biết kiến thức không thể chỉ học một lần mà sử dụng cho suốt cả cuộc đời được chính vì vậy chúng ta phải thường xuyên bổ xung, cập nhật kiến thức mới. Trong nhà trường trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tuy tỷ lệ trình độ chuyên môn đạt chuẩn tương đối cao. Những kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động cho trẻ được linh hoạt, sáng tạo thì vẫn còn số giáo viên còn hạn chế.
Nhà trường cử cán bộ và giáo viên đi học để nâng cao trình độ: đại học mầm non, trung cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng giáo dục tổ chức.
Tổ chức tự bồi dưỡng chuyên môn tại trường cho 100% CBGV,NV tham dự về “ Phương pháp làm quen với toán, làm quen với âm nhạc..., tập huấn về CNTT ”
Nhà trường đã tự bồi dưỡng cho giáo viên với sáng kiến: Mặc dù trường lớp tuy hơi hẹp nhưng nhà trường vẫn cố gắng kết nối mạng internet cho các máy tính, tivi ở các lớp để giáo viên sử dụng vào chuyên môn cho giáo viên. Với việc đưa các nội dung cần hướng dẫn vào máy tính, sau đó trình chiếu lên màn hình, kết hợp với lời hướng dẫn đã làm cho công việc bồi dưỡng giáo viên trở nên nhẹ nhàng, khoa học và hiệu quả. Trường đã tự bồi dưỡng được nhiều nội dung cho giáo viên, sử dụng cả những giáo viên có kinh nghiệm, có khả năng nổi trội, chuyên biệt để hướng dẫn các giáo viên khác:
+ Cô giáo Trương Hồng Nhung hướng dẫn đồng nghiệp và phụ huynh hướng dẫn giáo viên cách khai thác internet và sử dụng chương trình Flash để xây dựng bài giảng điện tử và các trò chơi sử dụng vào các giờ học và hoạt động.
+ Cô giáo Vũ Thị Thanh Loan hướng dẫn chị em làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu dễ kiếm.
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng soạn bài: Với quan điểm chỉ dạy trẻ những gì gần gũi, sát thực tế, cần cho cuộc sống của trẻ. Chính vì vậy mà trước mỗi chủ điểm cần thực hiện, tổ chuyên môn sẽ đưa ra mạng nội dung của chủ điểm đó, giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề nhán

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_tap_the_giao_vien_lam_do_dung.doc