SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim

 Mỗi chúng ta ai cũng đã từng trảỉ qua tuổi thơ với bao kỷ niệm gắn với thời thơ ấu cùng với những trò chơi con trẻ hàng ngày. Có thể nói trò chơi không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ thơ, đặc biệt là trẻ mầm non. Là giáo viên mầm non hơn ai hết chúng ta đều biết: Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi. Chơi được ví như “Cơm ăn, nước uống hàng ngày của trẻ”, chính vì thế mà trẻ không chỉ cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe và được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi ở độ tuổi này vô cùng phong phú, mỗi trò chơi đều có luật chơi, cách chơi riêng và mang những sắc thái, hứng thú khác nhau khiến trẻ có thể chơi suốt ngày mà không hề biết chán.

 Trong kho tàng trò chơi của trẻ, tôi thật sự quan tâm đến mảng trò chơi dân gian. Hầu hết các trò chơi dân gian đều được kết tinh từ quá trình sinh hoạt, lao động hàng ngày của nhân dân, nó tích tụ trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt Nam. Trò chơi dân gian trẻ em mang những cái tên giản dị, mộc mạc như: Kéo co, chi chi chành chành, thả đỉa ba ba, chuyền thẻ, rồng rắn lên mây, ô ăn quan, đua vịt, bịt mắt bắt dê.với những dụng cụ để chơi cũng đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và dễ làm, có thể chỉ là quả bưởi non, que tre, que trúc vót nhẵn, hay những hòn sỏi, mảnh bát vỡ khe tròn, mảnh vải vụn.cũng làm được dụng cụ để cho cả một nhóm trẻ chơi say xưa cả buổi. Điểm độc đáo nhất của mảng trò chơi dân gian là trong quá trình chơi trẻ không chỉ được vận động tay, chân mà còn được kết hợp đọc các câu văn vần, đồng dao có nhịp, được gieo vần một cách thoải mái và có thể dài ngắn hoặc lặp đi lặp tùy thích với các luật chơi, cách chơi rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết. Qua chơi trẻ đón nhận được rất nhiều điều thú vị và bổ ích, làm cho môi trường xung quanh của trẻ đẹp hơn và ngày càng rộng mở. Có thể nói trò chơi dân gian trẻ em có một vị trí khá quan trọng góp phần tạo nên diện mạo văn hóa truyền thống dân tộc. Trò chơi dân gian đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, nó ra đời gắn liền cùng môi trường sống gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam góp phần tác động không nhỏ đến sự phát triển cả về thể chất, tâm hồn và trí tuệ cho trẻ. Do đó việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ là góp phần hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, nhưng năng lực, phẩn chất, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Thông qua không gian vui chơi có định hướng, đầy ý nghĩa, mang đậm tính truyền thống còn giúp trẻ phát huy tốt khả năng tư duy, sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm chân thực nhất về văn hóa truyền thống dân tộc. Nhưng làm thế nào để việc giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo thật sự có hiệu quả, khi thực tế vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non Thành Kim nói riêng thật sự chưa được chú trọng và chưa được quan tâm đúng mức, một số giáo viên chưa hiểu sâu về mảng trò chơi dân gian nên thật sự chưa thấy được tầm quan trọng trong việc cho trẻ tiếp cận khám phá nhiều về các trò chơi dân gian. Do đó khi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ chơi chưa đạt được hiệu quả cao.

 

doc 22 trang thuychi01 8694
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON THÀNH KIM
Người thực hiện: Phạm Thị Thu Giang
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Kim
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
Nội dung:
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2.Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2
7
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
9
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
10
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim
6
11
2.3.1. Khảo sát đánh giá và phân loại giáo viên mẫu giáo trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp:
6
12
2.3.2. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian năm học 2016 - 2017 và chỉ đạo giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp với từng độ:
8
13
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ:
9
14
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian thông qua các hoạt động:
10
15
2.3.5. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm và làm đồ dùng phục vụ cho các trò chơi dân gian.
13
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
15
17
3. Kết luận, kiến nghị
17
18
3.1. Kết luận
17
19
3.2.Kiến nghị
17
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Mỗi chúng ta ai cũng đã từng trảỉ qua tuổi thơ với bao kỷ niệm gắn với thời thơ ấu cùng với những trò chơi con trẻ hàng ngày. Có thể nói trò chơi không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ thơ, đặc biệt là trẻ mầm non. Là giáo viên mầm non hơn ai hết chúng ta đều biết: Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi. Chơi được ví như “Cơm ăn, nước uống hàng ngày của trẻ”, chính vì thế mà trẻ không chỉ cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe và được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi ở độ tuổi này vô cùng phong phú, mỗi trò chơi đều có luật chơi, cách chơi riêng và mang những sắc thái, hứng thú khác nhau khiến trẻ có thể chơi suốt ngày mà không hề biết chán. 
 	Trong kho tàng trò chơi của trẻ, tôi thật sự quan tâm đến mảng trò chơi dân gian. Hầu hết các trò chơi dân gian đều được kết tinh từ quá trình sinh hoạt, lao động hàng ngày của nhân dân, nó tích tụ trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt Nam. Trò chơi dân gian trẻ em mang những cái tên giản dị, mộc mạc như: Kéo co, chi chi chành chành, thả đỉa ba ba, chuyền thẻ, rồng rắn lên mây, ô ăn quan, đua vịt, bịt mắt bắt dê....với những dụng cụ để chơi cũng đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và dễ làm, có thể chỉ là quả bưởi non, que tre, que trúc vót nhẵn, hay những hòn sỏi, mảnh bát vỡ khe tròn, mảnh vải vụn....cũng làm được dụng cụ để cho cả một nhóm trẻ chơi say xưa cả buổi. Điểm độc đáo nhất của mảng trò chơi dân gian là trong quá trình chơi trẻ không chỉ được vận động tay, chân mà còn được kết hợp đọc các câu văn vần, đồng dao có nhịp, được gieo vần một cách thoải mái và có thể dài ngắn hoặc lặp đi lặp tùy thích với các luật chơi, cách chơi rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết. Qua chơi trẻ đón nhận được rất nhiều điều thú vị và bổ ích, làm cho môi trường xung quanh của trẻ đẹp hơn và ngày càng rộng mở. Có thể nói trò chơi dân gian trẻ em có một vị trí khá quan trọng góp phần tạo nên diện mạo văn hóa truyền thống dân tộc. Trò chơi dân gian đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, nó ra đời gắn liền cùng môi trường sống gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam góp phần tác động không nhỏ đến sự phát triển cả về thể chất, tâm hồn và trí tuệ cho trẻ. Do đó việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ là góp phần hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, nhưng năng lực, phẩn chất, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Thông qua không gian vui chơi có định hướng, đầy ý nghĩa, mang đậm tính truyền thống còn giúp trẻ phát huy tốt khả năng tư duy, sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm chân thực nhất về văn hóa truyền thống dân tộc. Nhưng làm thế nào để việc giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo thật sự có hiệu quả, khi thực tế vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non Thành Kim nói riêng thật sự chưa được chú trọng và chưa được quan tâm đúng mức, một số giáo viên chưa hiểu sâu về mảng trò chơi dân gian nên thật sự chưa thấy được tầm quan trọng trong việc cho trẻ tiếp cận khám phá nhiều về các trò chơi dân gian. Do đó khi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ chơi chưa đạt được hiệu quả cao.
Xuất phát từ lý do trên, bản thân là một Phó hiệu trưởng đồng hành phụ trách chuyên môn của nhà trường tôi thật sự trăn trở rất nhiều, sự trăn trở ấy đã thôi thúc tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim” nơi tôi công tác để làm đề tài nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.
 	1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim” tôi nghiên cứu với mục đích đưa ra được một số biện pháp nhằm chỉ đạo giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất và góp phần nhỏ bé vào việc giữ gìn và lưu truyền trò chơi dân gian để nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc này mãi mãi là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam và không bao giờ bị mai mọt.
 	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Thành Kim.
- Nghiên cứu về ý nghĩa, vai trò của trò chơi dân gian đối với trẻ mẫu giáo và hoạt động tổ chức trò chơi dân gian của từng giáo viên ở các lớp mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim để từ đó tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian trong trường có hiệu quả hơn.
 	 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý thuyết.
	- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thực hành.
	- Phương pháp quan sát, thống kê, sử lý số liệu, tổng hợp kết quả và đánh giá.
 	 1.5. Những điểm mới của sáng kiến: 
	- Năm học 2010 – 2011, bản thân đang là một giáo viên đứng lớp 5 tuổi tại trường mầm non Thạch Định, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Phòng giáo dục huyện triển khai, hướng dẫn và chỉ đạo các trường tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, nắm bắt được sự cần thiết của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Thạch Định”, sáng kiến của tôi đã được hội đồng khoa học phòng giáo dục Thạch Thành cùng sở giáo dục Thanh Hóa đánh giá xếp loại A cấp huyện và loại C cấp tỉnh. 
	Bản thân hiện nay là được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý đã năm năm tôi vẫn dõi theo, ngầm nhận xét và đánh giá việc thực hiện đề tài khoa học của mình trong các trường của huyện nói chung và của đơn vị tôi công tác nói riêng tôi thấy vẫn còn nhiều trăn trở, tôi quyết định tiếp tục nghiên cứu đề tài này nhưng nghiên cứu và triển khai ở cương vị là người lãnh chỉ đạo nên có những điểm mới sau:
- Bao quát khảo sát và tổng hợp tình trạng chung về việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành kim nói riêng tôi thấy: Có lẽ do việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non không phải là một trong chín hoạt động trong ngày của trẻ vì nó chỉ được lên kế hoạch và tổ chức lồng ghép ở các hoạt động trong ngày nên đa số giáo viên chỉ chú trong đến việc tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ mà thôi vì thế nên đôi khi việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ còn theo kiểu hình thức lấy lệ, làm cho có đủ nội dung chứ chưa thật sự say mê và cũng chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Do đó biện pháp mới cốt lõi của tôi là "Khảo sát đánh giá và phân loại giáo viên mẫu giáo trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp".
- Nghiên cứu đưa ra những biện pháp cụ thể và trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện các biện pháp đó: Cụ thể tôi khai thác và chuyển thể các biện pháp ở sáng kiếm cũ mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả thành những biện pháp mới phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện tại và theo đúng cương vị là chỉ đạo thực hiện với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo trong nhà trường đó là việc phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ của giáo viên và kết quả từ học sinh, với mong muốn rèn cho giáo viên kỹ năng tổ chức thường xuyên, say mê và sáng tạo trò chơi dân gian cho trẻ. Trẻ thì thật sự hứng thú và nhiệt tình tham gia chơi
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
Trò chơi dân gian được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động sinh hoạt của người dân, không đơn giản giúp con người có được phút giây thư giãn, giải trí sau giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa mỗi con người với nhau, trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác mang đậm bản sắc văn hóa dân gian mặt khác trò chơi dân gian còn góp phần thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ còn giúp trẻ hướng về cội nguồn và hiểu hơn những giá trị độc đáo của văn hóa cổ truyền dân tộc, là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu quê hương đất nước và đó cũng là một tiêu chí trong phong trào phát động: "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực". Chính vì vậy trò chơi dân gian trẻ em rất cần thiết được lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi trong trường mầm non. Đúng như lời PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của con trẻ mà nó chức đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết [3].
2.2.Thực trạng của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Thành Kim:
	* Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:
 Trường mầm non Thành Kim là một trường chuẩn quốc gia, năm học 2016 -2017 có tổng số cán bộ giáo viên gồm 33 đồng chí. 
 - Trong đó số cán bộ quản lý: 3 đồng chí.
- Số giáo viên đứng lớp: 28 đồng chí. Cụ thể giáo viên đứng lớp mẫu giáo là 24 đồng chí. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường còn khá trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn vững vàng
- Nhân viên: 2 đồng chí.
* Về học sinh:
Tổng số giáo viên toàn trường là: 398 trẻ được phân chia thành 18 nhóm lớp. Trong đó:
- Trẻ nhà trẻ: 4 nhóm với 56 học sinh.
- Mẫu giáo: 14 lớp với 342 học sinh. 
 Sau khi khảo sát thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong những năm qua tại nhà trường tôi thấy thực sự chưa đạt hiệu rõ rệt cụ thể như sau:
- Giáo viên đã chủ động trong việc lựa chọn các trò chơi dân gian cho từng chủ đề trong năm học và đã tổ chức cho trẻ chơi lồng ghép trong các hoạt động, nhưng một số giáo viên chưa thật sự hiểu sâu sắc về mảng trò chơi dân gian, một số lại chưa coi trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, do đó chưa quan tâm nhiều đến việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ một cách thường xuyên. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian còn đang hời hợt và sử dụng các biện pháp hướng dẫn cho trẻ chơi còn qua loa, lấy lệ, chưa chú ý duy trì sự hứng thú của trẻ, trong quá trình chơi, chưa động viên khích lệ trẻ một cách kịp thời. Mặt khác một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm còn lúng túng trong việc tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động tập thể.
- Đa số giáo viên chú trọng đến tổ chức các hoạt động chung, các hoạt động để lại sản phẩm nhiều hơn, chưa có sự đầu tư về thời gian để tìm tòi sáng 
 Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK cña c©u nãi trªn):
- Ở mục 2.1: Đúng như lời PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói:Cuộc sống đối với trẻ em ....là một việc làm cần thiết“ tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3.
tạo để tổ chức các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng có hiệu quả, mà chỉ tổ chức lặp di lặp lại một số trò chơi đã quá quen với trẻ, các đồ dùng phục vụ cho trò chơi còn đơn giản, nhiều khi giáo viên chọn những trò chơi không phải làm đồ dùng, không có sự sáng tạo, nên không tạo được sự hứng thú khi trẻ tham gia chơi.
- Quan hệ giao tiếp của trẻ trong quá trình hoạt động cũng chưa được chú ý đúng mức, khi trẻ chơi giáo viên chưa thực sự hòa cùng với trẻ để động viên khích lệ gây hứng thú cho trẻ chơi. Cạnh đó do cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, nhà trường chưa khắc phục được những khó khăn về môi trường hoạt động: như sân trường còn chật, đồ dùng tổ chức các hoạt động còn chưa được phong phú.
*Kết quả khảo sát việc tổ chức các trò chơi dân gian của giáo viên và khảo sát chất lượng trên trẻ đầu tháng 9 năm học 2016 - 2017 tôi tổng hợp được kết quả như sau:
- Đối với giáo viên:
Nội dung
SL
Đạt
Chưa đạt
Giỏi
Khá
TB
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Giáo viên có hiểu về trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non nói riêng
 24
3
12,5
6
25
15
62,5
0
0
Giáo viên có kỹ năng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
24
2
8,3
6
25
16
66,7
0
0
- Đối với trẻ :
Nội dung
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Giỏi
Khá
TB
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Trẻ có hứng thú tham gia các trò chơi dân gian
 342
43
12,5
55
16,1
147
43
97
28,4
Trẻ có kỹ năng khi tham gia các trò chơi DG
342
30
8,8
45
13,1
168
49
102
30
Nhìn vào kết quả trên tôi rất trăn trở và đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm một số biện pháp sau.
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim: 
2.3.1. Khảo sát đánh giá và phân loại giáo viên mẫu giáo trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp:
	Trước hết tôi tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch tổ chức khảo sát, đánh giá, nhận xét, phân loại khả năng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ của từng giáo viên mẫu giáo để nắm vững kỹ năng, trình độ của từng giáo viên bằng các hình thức sau:
- Tổ chức kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, giáo án của từng giáo viên. Đa số giáo viên có hồ sơ sổ sách sạch sẽ, trình bày khoa học, trong kế hoạch cũng như trong bài soạn đều có lồng ghép trò chơi dân gian cho trẻ theo kế hoạch tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian đầu năm học của nhà trường.
- Kiểm tra đột suất việc giáo viên tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian trong kế hoạch cá nhân để nắm được chất lượng giáo viên và hiệu quả trên trẻ của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ trong nhà trường.
- Kiểm tra trình độ hiểu biết của giáo viên về trò chơi dân gian thông qua việc trả lời một số câu hỏi hiểu biết về trò chơi dân gian và tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.
Câu hỏi 1: Đồng chí hiểu gì về trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non nói riêng?
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy nêu tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non hiện nay? 
Kết quả khảo sát, đánh giá và phân loại như sau:
+ Giáo viên có hiểu về trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non nói riêng: Giói 3 đồng chí; Khá 6 đồng chí; Trung bình: 15 đồng chí
+ Giáo viên có kỹ năng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ: Giỏi 2 đồng chí; Khá: 6 đồng chí; Trung bình 16 đồng chí.
Từ kết quả trên tôi quyết định lên kế hoạch triển khai đến toàn thể giáo viên trong trường ở buổi họp chuyên môn với nội dung sau: Trong cuộc họp tôi đưa ra cuộc thảo luận về trò chơi dân gian nói chung và mảng trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non nói riêng, để giáo viên tự thảo luận đưa ra những ý kiến của bản thân. Trong quá trình trao đổi, một số giáo viên trẻ thổ lộ rằng thực sự các cô ấy không có nhiều kiến thức hiểu biết về trò chơi dân gian, vì tuổi thơ cũng không còn được chơi những trò chơi ấy mà chỉ bắt trước một số trò chơi phổ biến, được nghe kể hoặc được xem trên truyền hình và được thông qua nội dung của phong trào” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà thôi nên khi thực hiện tổ chức cho trẻ chơi còn lơ mơ, lấy lệ chưa đem lại hiệu quả. Một số giáo viên lớn tuổi hơn thì có hiểu biết về trò chơi dân gian và cũng biết cách tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ nhưng chưa có lòng say mê và cũng chưa thật sự nắm được tầm quan trọng của trò chơi này đối với thế hệ trẻ nên cũng tổ chức hời hợt lấy lệ do đó không thu hút được trẻ tham gia chơi. Tôi thâu tóm hết các ý kiến sau đó tôi tổng hợp và nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của trò chơi đối với trẻ mầm non và sự cần thiết của việc giữ gìn, bảo tồn trò chơi dân gian loại trò chơi không đơn thuần chỉ là chơi vui mà nó chứa dựng cả nền văn hóa dân tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc đang bị mai một và lãng quên. Qua đó giáo viên đã có nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng và vô cùng cần thiết trong việc giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian thông qua việc tổ chức có hiệu quả các trò chơi dân gian trong nhà trường. 
Tiếp theo tôi thảo luận với giáo viên về mảng trò chơi dân gian dành cho trẻ em, phát động phong trào tìm hiểu, sưu tầm thu thập các loại trò chơi dân gian trẻ em, thu thập về cách chơi, luật chơi để làm phong phú kiến thức hiểu biết về trò chơi dân gian cho giáo viên, tạo cho giáo viên sự đam mê thì khi truyền tải và tổ chức cho trẻ chơi mới linh hoạt, sáng tạo được. 
Tôi khẳng định việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ thực sự có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần phải có hiểu biết sâu sắc về trò chơi dân gian, hiểu rõ tính chất của từng loại trò chơi, do đó việc phân loại trò chơi là rất cần thiết. Từ đó tôi thảo luận và thống nhất với giáo viên phân trò chơi dân gian thành các loại như sau: 
Hình ảnh: Họp chuyên môn triển khai chuyên mục thảo luận thống nhất về trò chơi dân gian trong trường mầm non Thành Kim
a. Loại trò chơi dân gian góp phần phát triển thể lực và ngôn ngữ cho trẻ:
 Trong quá trình chơi trẻ được vận động nhịp nhàng toàn bộ cơ thể, qua chơi giúp trẻ tăng cường về mặt thể lực, rèn sự dẻo dai, đồng thời trẻ vừa chơi vừa đọc những câu văn vần, những bài đồng dao giúp trẻ phát triển ngôn ngữ;....đó là những trò chơi như: Trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi lộn cầu vồn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_to_ch.doc