SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng Chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Văn Nho huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục như tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nghiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.[1]
Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm lý xã hội, tâm vận động đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0- 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực, trí tuệ trong tương lai.
Như chúng ta đã biết giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Đồng thời giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, giúp học tập và rèn luyện các kỹ năng vận động, qua đó góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Trong nhiều năm qua tôi nhận thấy rằng trẻ phải có một môi trường vận động thì trẻ mới có thể phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Mặt khác đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đôi khi còn mơ hồ chưa thực sự hiểu sâu sắc về giáo dục phát triển vận động chính vì vậy mà kết quả giảng dạy chưa cao, trẻ chưa có kỹ năng tham gia các hoạt động vận động chưa kích thích được hứng thú của trẻ. Từ đó thiết nghĩ việc đưa biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chính vì tầm quan trọng trên nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Văn Nho huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”.
MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 II NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 3 2.2 Thực trạng của vấn đề 4 2.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện 6 2.3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Văn Nho. 6 2.3.2 Biện pháp 2: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên Trường mầm non Văn Nho 9 2.3.3 Biện pháp 3: Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động 11 2.3.4 Biện pháp 4: Tổ chức hội thi “Gia đình bé cùng vui khỏe” cấp trường. 12 2.3.5 Biện pháp 5: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng 14 2.3.6 Biện pháp 6: Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh tham gia giáo dục phát triễn vận động 15 2.4 Hiệu quả của SKKN 16 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 3.1 3.1. Kết luận 19 3.2 3.2.Kiến nghị 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI I. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục như tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nghiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.[1] Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm lý xã hội, tâm vận động đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0- 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực, trí tuệ trong tương lai. Như chúng ta đã biết giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Đồng thời giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, giúp học tập và rèn luyện các kỹ năng vận động, qua đó góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Trong nhiều năm qua tôi nhận thấy rằng trẻ phải có một môi trường vận động thì trẻ mới có thể phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Mặt khác đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đôi khi còn mơ hồ chưa thực sự hiểu sâu sắc về giáo dục phát triển vận động chính vì vậy mà kết quả giảng dạy chưa cao, trẻ chưa có kỹ năng tham gia các hoạt động vận động chưa kích thích được hứng thú của trẻ. Từ đó thiết nghĩ việc đưa biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chính vì tầm quan trọng trên nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Văn Nho huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục đích nghiên cứu + Giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa, nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình điều kiện thực tế của nhà trường. + Huy động được sự ủng hộ đóng góp từ công tác phối kết hợp với phụ huynh. + Thông qua các hội thi trẻ sẽ được nâng cao thể lực, khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, qua đó góp phần giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. + Kết hợp giáo dục thể chất với thực tiễn + Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và lấy trẻ làm trung tâm. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Văn Nho huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 1.4 Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát, thực tiễn giảng dạy của giáo viên, quan sát quá trình học tập của học sinh. - Phương pháp thử nghiệm - Phương pháp đàm thoại. + Đàm thoại trực tiếp giáo viên và học sinh . + Giảng giải để giáo viên hiểu được nội dung. Phương pháp thống kê toán học. II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.[1] “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016”, kèm theo Kế hoạch triển khai chuyên đề “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016” [2] Mục tiêu giáo dục Mầm Non là giúp trẻ phát triển về thể chất tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm chất tối đa của khẩ năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và học tập xuất đời.[3] “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân. Bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống”[4] Công văn số: 466/SGDĐT-GDMN của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về việc hướng dẫn kế hoạch thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển giáo dục vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016”[5] Kế hoạch số 105 ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Bá Thước hướng dẫn kế hoạch thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển giáo dục vận động cho trẻ trong trường mầm non huyện Bá Thước, giai đoạn 2013 - 2016”[6] Phát triển vận động là sự biến đổi của cơ thể về mặt sinh học, sự phát triển thể chất được biểu hiện ra bên ngoài bằng sự hình thành và thay đổi kích thước trong không gian và trọng lượng cơ thể cụ thể là sự phát triển chiều cao, cân nặng, vòng ngực Đây là sự biến đổi về hình thái, cấu trúc của cơ thể. Giáo dục phát triển vận động là một quá trình nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng của sinh hoạt của cơ thể con người, hình thành và cũng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động giáo dục các tố chất thể lực để lao động. Dưới tác dụng của quá trình giáo dục vận động, cơ thể con người phát triển cân đối, khỏe mạnh , được rèn luyện, có khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu của môi trường. giúp hình thành thói quen vận động. Giáo dục phát triển vận động với mục đích góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thể. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản: phát triển các tố chất nhanh, mạnh khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Rèn luyện tính trung thực tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, long dũng cảm tự tin và khả năng tự quản. Hình thành cho trẻ kỹ năng vận động cần thiết ngay từ khi còn nhỏ. Vận động là một nhu cầu tự nhiên của cơ thể đặc biệt là lứa tuổi Mầm non, trẻ “Học mà chơi – chơi mà học” Bởi vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. 2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu. * Thuận Lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về nhiều mặt của chính quyền địa phương xã Văn Nho, Phòng Giáo dục & Đào tạo Bá Thước đối với công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non Văn Nho. Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo rõ ràng sát sao trong công tác giảng dạy, chỉ đạo đúng theo chương trình kế hoạch của phòng giáo dục và xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề giáo dục phát triển vận động cụ thể đến từng CBGV. Hầu hết nhân dân trong xã đều có ý thức chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, các qui định của địa phương hiểu được tầm quan trọng của việc đưa con em đến trường học đúng độ tuổi . Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học tương đối đầy đủ. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ tâm huyết với công tác chăm sóc giáo dục trẻ có khả năng tổ chức thực hiện chương trình. Có sức khỏe tốt, có tinh thần trách nhiệm cao có ý thức trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ. Số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp đạt 98%, nhà trẻ ra lớp đạt 5,8%. Mặc dù các thôn bản cách xa khu trung tâm nhưng tỷ lệ chuyên cần dược duy trì đạt 98%. Đa số trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, thích khám phá những điều mới lạ. Nhận thức của phụ huynh ngày được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non. * Khó Khăn Văn Nho là một xã vùng xâu vùng xa, đặc biệt khó khăn được hưởng chương trình mục tiêu của Chính phủ 135, và là một xã cách trung tâm huyện Bá Thước khoảng 21 km với tổng diện tích 3303,56 ha. Xã Văn Nho có 15 thôn và xã Văn Nho thuộc xã đặc biệt khó khăn (thuộc chương trình 135 của chính phủ); dân cư tập trung đông đúc chủ yếu là người dân tộc thái cùng chung sống. đời sống người dân khó khăn chủ yếu sống bằng nghề nông, mọi thu nhập phụ thuộc vào thiên nhiên. Toàn xã có 447 hộ nghèo chiếm 39% số hộ trong toàn xã nên rất cản trở đối với phát triển giáo dục thể chất cho trẻ một cách toàn diện. Địa hình xã Văn nho đa dạng và phức tạp chủ yếu là diện tích là đồi núi. điều kiện kinh tế khó khăn vì vậy một số hộ dân đi làm ăn xa nên đa số các cháu ở nhà với ông bà. Cơ sở vật chất, trang thiết bị mặc dù đã được đầu tư, cải thiện, song vẫn còn nhiều bất cập hạn chế: Nhà trường đang còn có nhiều điểm lẻ vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.Thiếu phòng học, phòng thể chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho các cháu, chưa đủ theo yêu cầu tối thiểu, đồ dùng đồ chơi chưa đồng bộ, chủ yếu là đồ dùng tự làm nên thẩm mỹ cũng như độ bền chưa cao. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động còn hạn chế. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập, vui chơi của con em mình còn ỉ lại cho cô giáo và nhà trường. Tỷ lệ cháu suy dĩnh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi còn khá cao, do chế độ ăn của các cháu thấp nên việc cân đối định lượng nên việc cải thiện tỷ lệ suy dinh dưỡng còn ở mức khiêm tốn. Phần lớn trẻ còn chưa mạnh dạn trong giao tiếp còn rụt rẻ nhút nhát trong vận động, ngại va chạm với những thay đổi, nói chưa thạo tiếng việt. Một số giáo viên có tuổi nên bằng lòng với hiện tại không có trí phấn đấu, tiếp cận các phương pháp mới còn hạn chế. Đôi khi tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ một cách máy móc, rập khuôn, chưa quan tâm và tôn trọng sở thích của trẻ, thường áp đặt trẻ vào trò chơi hay vai chơi mà cô đã dịnh sẵn. Giáo viên chưa quan tâm đến việc gợi mở để phát triển nội dung chơi, chưa tận dụng mọi cơ hội để phát huy tính tích cực cho trẻ. Nhà trường thiếu nhiều giáo viên, một số giáo viên trẻ, con nhỏ nên chưa có điều kiện tham khảo và nghiên cứu tài liệu. Trong quá trình được phân công phụ trách chuyên đề tôi đã khảo sát thực trạng và kết quả thu được như sau: TT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Kết quả Tốt - khá TB Chưa đạt 287 Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 1 Trẻ mạnh dạn tự tin, tham gia vào các hoạt động 157 54,7 69 24 61 21,3 2 Trẻ có kỹ năng vận động thô 165 57,5 71 25 51 17.5 3 Trẻ có kỹ năng vận động tinh 150 52 75 26 62 22 4 Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách hiệu quả 165 57,5 71 24,5 51 18 5 Cơ hội được tiếp xúc với các dụng cụ vận động hiện đại 140 49 75 26 72 25 6 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nặng cân 165 58 79 26 43 16 7 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi 173 60 85 30 29 10 2.3 Các biện pháp. 2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm Non Văn Nho. Ngay sau khi được giao nhiệm vụ phụ trách chuyên đề, vào năm học mới tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non theo năm, tháng và tuần, xin ý kiến phê duyệt của Hiệu trưởng. chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng kế hoạch phát triển cho nhóm lớp của mình. Bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên trong nhà trường về chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm, trao đổi về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động của giáo dục thể chất. KẾ HOẠCH CỤ THỂ TỪNG THÁNG. Thời gian Nội dung thực hiện Người chỉ đạo Người thực hiện Kết quả Tháng 9 - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề giáo dục phát triển vận động. - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho toàn thể cán bộ giáo viên trong toàn trường về chuyên đề phát triển vận động. - Tham mưu với ban giám hiệu họp phụ huynh toàn trường tuyên truyền kiến thức, huy động phụ huynh hợp thu gom phế liệu nộp cho nhà trường, - Ủng hộ kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề . - Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng nội dung của chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ tới các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng. - Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động. - Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non. - Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động. - PHT - PHT - HT HT - HT - BGH - BGH -BGH - PHT - Tổ chuyên đề CBGV HCMHS Tổ chuyên đề PHT CBGV CBGV GVHS - Đã xây dựng - 100% CBGV được bồi dưỡng - 100% phụ huynh ủng hộ 100% phụ huynh nắm được - 100% các nhóm lớp th tốt - 90% phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của CĐ - 100% Gv biết xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ Tháng 10 - Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình và kế hoạch đã xây dựng. - Đôn đốc giáo viên xây dựng môi trường giáo dục. - Chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy trẻ các bài tập vận động cơ bản thông qua thể dục sáng, vận động cơ bản và trò chơi dân gian, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động đón trả trẻ. - PHT - PHT - PHT - GV - GV GVHS - Tốt - Tốt - 100% giáo viên thực hiện tốt Tháng 11 - Phát động phong tào thi đua dạy tốt học tốt giáo dục phát triển vận động, lâp thành tích chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11. - Chỉ đạo giáo viên đưa chương trình thể dục nhịp điệu, dạy erobich, khiêu vũ chào mừng ngày 20/11 ngày nhà giáo việt nam. - Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, sáng tác những trò chơi vận động để lồng ghép tích cực vận động hàng ngày, ưu tiên những trò chơi theo đặc trưng vùng miền. - PHT - PHT - PHT GVHS GVHS - GV - tố - Tốt 95% CBGV làm tốt Tháng 12 - Xây dựng tiết dạy mẫu chuyên đề . - Dự giờ mẫu chuyên đề, rút kinh nghiệm. - Kiểm tra thực tế từng nhóm lớp về công tác tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp. - Chỉ đạo giáo viên tận dụng môi trường có sẵn: chơi với cát, nước các đồ chơi phát triển thể lực - PHT - PHT - PHT - PHT GVHS GVHS -GVHS - GV - 100% giáo viên được dự giờ mẫu - 100% các nhóm lớp làm tốt - Tốt Tháng 01/2016 - Chỉ đạo giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu phục vụ cho chuyên đề. - Sơ kết công tác thực hiện chuyên đề phát triển vận động. - Chỉ đạo giáo viên thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho trẻ. - Kiểm tra dự giờ các nhóm lớp về nội dung giáo dục phát triển vận động. - PHT - HT - PHT - GV CBGV - GV - Tốt - 100% giáo viên làm tốt - 90% CBGV làm tốt Tháng 02 - Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc dạy trẻ tập thể dục phát triển vận động tinh, vận động thô mọi lúc mọi nơi. - Chỉ đạo giáo viên tăng cường tổ chức trò chơi phát triển vận động cho trẻ qua hoạt động nhận thức. - Chỉ đạo giáo viên tăng cường bổ sung đồ chơi vào góc phát triển vận động - PHT - PHT - PHT -GVHS -GVHS - GV - tốt - Tốt - Tất cả các nhóm, lớp đều làm tốt Tháng 03 - Chỉ đạo giáo viên viết bài tuyên truyền để tuyên truyền trên góc trao đổi với phụ huynh. - Chấm sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. - PHT - PHT - GV - GV 100% GV tham gia - 100% VG tham gia Tháng 04 - Củng cố các kiến thức cho trẻ về phát triển vận động. - PHT - GV - Tốt Tháng 5 - Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về quá trình thực hiện chuyên đề phát triển vận động. - PHT - GV -100% CBGV được rút kinh nghiệm 2.3.2. Biện pháp 2: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên Trường mầm non Văn Nho. - Để làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cán bộ giáo viên trước hết phải chọn cử giáo viên cốt cán có năng lực tiếp thu và triển khai đi tiếp thu chuyên đề tại huyện. - Tổ chức triển khai lý thuyết tại trường đến từng cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường có sự tham gia của các bậc phụ huynh. - Xây dựng tiết thực hành trên trẻ cho cán bộ giáo viên nhân viên học sinh, phụ huynh tham dự. - Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ giáo viên, giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu, mục đích của chuyên đề. Giáo viên nhận thức được việc dạy như thế nào để trẻ học và chơi thoải mái, trẻ thích học và giáo viên thích dạy. Muốn khuyến khích sự tích cực của trẻ, giáo viên phải biết khai thác, phát huy mọi năng khiếu và tiềm năng sáng tạo của trẻ. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, triển khai đầy đủ các nội dung hoạt động tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bồi dưỡng về mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện nhiệm vụ phát triển vận động cho toàn thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường và đặc biệt là đội ngũ giáo viên nòng cốt tại các lớp. - Đối với công tác bồi dưỡng lý thuyết cho cán bộ giáo viên tôi dựa trên kế hoạch đã xây dựng và lựa chọn nội dung phù hợp, hợp lý theo sự chỉ dạo của cấp trên. Giúp cho giáo viên hiểu được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của giáo dục phát triển vận động đối với sự phát triển của trẻ mầm non. + Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng sư phạm, khả năng sư phạm và đổi mới hình thức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. + Hướng dẫn giáo viên cách xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp cho từng độ tuổi cho từng nhóm, lớp,cách thiết kế xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. VD: Thiết kế góc vận động trong lớp cho phù hợp cũng như môi trường sân bãi, đồ dung đồ chơi cho trẻ hoạt động . + Tổ cức cho giáo viên đi tham quan học hỏi về cách thiết kế môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học ở một số trường điểm trong huyện để từ đó biết lựa chon áp dụng vào tình hình thực tế của nhóm, lớp mình. + Cho giáo viên đăng ký dạy một số giờ dạy mẫu. Sau khi bồi dưỡng lý thuyết tập trung cho tất cả cán bộ giáo viên tôi yêu cầu tất cả cán bộ giáo viên viết bài thu hoạch tổng hợp tất cả các nội dung đã tiếp thu được và nộp lại. Mục đích là để nắm bắt lại xem giáo viên tiếp thu tới đâu, từ đó có kế hoạch bổ sung kiến thức cho giáo viên. Sau khi tất cả giáo viên đã được bỗi dưỡng cơ bản, tôi tôi tham mưu cho BGH xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng nội dung của chuyên đề. Tổ chức kiểm tra thực tế các nhóm lớp về một số nội dung đã xây dựng, từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho tất cả các giáo viên, đặc biệt quan tâm và thường xuyên kiểm tra những giáo viên còn yếu kém. (Hình ảnh giáo viên học chuyên đề) .2.3.3. Biện pháp 3: Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động. - Để thực hiện tốt cho việc “giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non” vào đầu năm học tôi chỉ đạo, phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề “ giáo dục phát triển vận động” đến từng giáo viên. Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ, giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_chuye.doc