SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Vĩnh Hùng
Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhẩy, tung, bắt, ném, bò, trườn. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển trí tuệ cho trẻ. Theo quan điểm sư phạm tích hợp các quá trình giáo dục được tổ chức, xâm nhập, đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến các mặt phát triển của trẻ thành một chỉnh thể toàn vẹn. Trong đó nội dung chăm sóc, sức khỏe, nuôi dưỡng – giáo dục và bảo vệ trẻ được kết hợp một cách chặt chẽ, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên. Sự phát triển của lứa tuổi mầm non xảy ra trong nhiều lĩnh vực (lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội - thẩm mĩ) các lĩnh vực phát triển của trẻ có mối liên hệ và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của trẻ ở lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển khác và ngược lại. Các lĩnh vực phát triển cần được tác động một cách đồng bộ theo quan điểm sư phạm tích hợp. [3]
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhẩy, tung, bắt, ném, bò, trườn.. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển trí tuệ cho trẻ. Theo quan điểm sư phạm tích hợp các quá trình giáo dục được tổ chức, xâm nhập, đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến các mặt phát triển của trẻ thành một chỉnh thể toàn vẹn. Trong đó nội dung chăm sóc, sức khỏe, nuôi dưỡng – giáo dục và bảo vệ trẻ được kết hợp một cách chặt chẽ, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên. Sự phát triển của lứa tuổi mầm non xảy ra trong nhiều lĩnh vực (lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội - thẩm mĩ) các lĩnh vực phát triển của trẻ có mối liên hệ và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của trẻ ở lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển khác và ngược lại. Các lĩnh vực phát triển cần được tác động một cách đồng bộ theo quan điểm sư phạm tích hợp. [3] Hiện nay giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng là một trong hai nội dung trọng tâm của giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Trong giáo dục phát triển vận động có 3 nội dung đó là: Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp, tập vận động cơ bản, các cử động bàn tay, ngón tay và tập làm một số việc đơn giản tự phục vụ, nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó giáo dục phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động (đi, chạy, nhảy), đồng thời phát triển các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Nói một cách khái quát, phát triển kỹ năng vận động góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. [1] Hiện nay thực trạng cho thấy giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa được nhà trường đầu tư đúng mức sự trênh lệch giữa các nội dung còn chênh lệch. Trong 3 nội dung hầu như giáo viên chỉ để ý đến dạy nội dung tập bài tập cơ bản, tập vận động các nhóm cơ hệ hô hấp còn nội dung các cử động bàn tay, ngón tay và tập làm một số việc đơn giản tự phục vụ hầu như chưa được các cô quan tâm mà có quan tâm thì cũng quá sơ sài và chưa chú trọng. Từ năm học 2013 – 2014 được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực. Muốn trẻ phát triển toàn diện về thể lực thì ngay từ đầu năm học phải chỉ đạt mức dinh dưỡng tốt, phát triển vận động cần phải bao quát tốt đủ cả 3 nội dung trên và thực hiện tốt chuyên đề vận động “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. [2] Từ những lí do đó nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Vĩnh Hùng.” Để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và nhà trường nơi tôi công tác nói riêng. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Vĩnh Hùng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Vĩnh Hùng 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Để đưa ra cơ sở lí luận của đề tài Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Nghiên cứu tình hình thực tế ở trường để đưa ra các biện pháp phù hợp Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Đánh giá kết quả thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm cũng như chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên trường mầm non Vĩnh Hùng. 2. NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Việc xây dựng kỹ năng vận động cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo là vấn đề đang được chú trọng, nhằm cũng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, và có kỹ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Dạy kỹ năng vận động tốt cho trẻ mầm non nói chung trẻ mẫu giáo nói riêng phải đầy đủ cả 3 nội dung đó là: Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Thực hiện với các bài thể dục sáng và bài tập phát triển chung gồm các động tác thở, động tác tay - vai, động tác lưng - bụng - lườn và động tác chân. Tập luyện vận động cơ bản và tố chất vận động: Thực hiện với các bài tập đi và chạy; bài tập bò, trườn, trèo; bài tập tung, ném, bắt và các bài tập bật nhảy. Tập các các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp mắt - tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các cử động, vận động co duỗi, nắm, mở các ngón tay, bàn tay, các cử động thao tác tay đòi hỏi sự chính xác có sự phối hợp của mắt như xếp chồng các vật hoặc xâu luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tết các sợi dây, hoặc cầm bút tô vẽ ... Cả 3 nội dung đều bổ trợ cho nhau nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình tham gia hoạt động vận động trẻ còn phát triển thêm về mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động vận động làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, vui vẻ giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. [1] Về đặc điểm phát triển thể chất của trẻ. Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể của con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đótrong học tập hoạt động thể thao. Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, thấp đến cao, nhẹ đến nặng. Năng lực tham gia vận động thể lực vận động của một cơ thể đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thức đẩy và giúp cho chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói chung việc phát triển thể lực cho trẻ thông qua kỹ năng vận động cho trẻ là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Nó phát triển toàn diện và cân đối con người, rèn luyện và nâng cao sức đề kháng của cơ thể của trẻ trước tác động của môi trường xung quanh. [2] Về Phương pháp chỉ đạo. Như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là độ tuổi “ Học mà chơi, chơi mà học” với môn học để phát triển kỹ năng vận động cho trẻ thì hình thức nay lại cần được phát huy hơn nữa vì vậy các phương pháp được dùng để chỉ đạo trong kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo cần phải được lựa chọn phù hợp đối với trẻ bao gồm các đối tượng xung quanh lời nói và hoạt động thực tiễn như phương pháp quan sát, phương pháp thực hành trải nghiệm. Về vai trò của công tác quản lý chỉ đạo. Để phát huy được hiệu quả của lĩnh vực này đối với sự phát triển của trẻ, không thể thiếu được vai trò chỉ đạo của người quản lý. Nhiệm vụ của người quản lý là phải giúp hình thành, củng cố và mở rộng các phương pháp về kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo đẻ giáo viên nắm vững được các phương pháp cũng như các hình thức tổ chức kỹ năng vận động cho trẻ. Tuy nhiên để làm được điều này phải tốn rất nhiều thời gian để giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động một cách linh hoạt và có hiệu quả ở trường mầm non. Từ đó tôi đã đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Vĩnh Hùng.”Nhằm giúp giáo dục trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực và có kỹ năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: *Thuận lợi : Trường mầm non Vĩnh Hùng được thành lập năm 1975 và được phát triển cùng với sự phát triển của địa phương, đến nay đã 43 năm xây dựng và trưởng thành. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo, trường mầm non Vĩnh Hùng đã từng bước phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Trường có một khuôn viên đẹp, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đảm bảo cho giáo viên và học sinh thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động. Có khu vui chơi vận động riêng cho trẻ, có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời theo đúng quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể xã Vĩnh Hùng, sự giúp đỡ chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo. Tạo mọi điều kiện để nhà trường, giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Trường có đội ngũ giáo viên nắm vững các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, có tinh thần trách nhiệm. Bản thân có trình độ Đại học, có chuyên môn tốt để lãnh chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ. *Khó khăn: Trường đóng tại địa bàn nông thôn, đời sống của nhân dân chủ yếu là nông nghiệp, không có nghề phụ, điều kiện kinh tế nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên chưa có kinh nghiệm nhiều để sáng tạo trong việc thiết kế các trò chơi, làm các đồ dùng, để tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ. Việc triển khai nội dung phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong nhà trường chưa đồng bộ, còn lỏi và chưa được trú trọng. Nhà trường chưa nhiều kinh phí để đầu tư dầy đủ các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi hiện đại cho cô và trẻ tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động một cách thuận tiện. Các tiết dạy kỹ năng vận động cho trẻ như tập các các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp mắt - tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các cử động, vận động co duỗi, nắm, mở các ngón tay, bàn tay, các cử động thao tác tay đòi hỏi sự chính xác có sự phối hợp của mắt như xếp chồng các vật hoặc xâu luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tết các sợi dây đan tết, chưa được trú trọng hoặc có thì tiết dạy còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức. Chính vì thế mà ngay từ năm học tôi đã khảo sát, đánh giá giáo viên, đánh giá trên trẻ và đã thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát giáo viên, trẻ mẫm giáo đầu năm học ( Tháng 10/2018) TT Đối tượng khảo sát Nội dung khảo sát Tổng số Mức độ sử dụng Thường xuyên Chưa thường xuyên TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % I Giáo viên Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động hợp với hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động. 13 7 53 6 46 Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận động khác nhau. 13 7 53 6 46 Sử dụng yếu tố chơi 13 10 76 3 24 Sử dụng yếu tố thi đua 13 13 100 0 0 Động viên khích lệ kịp thời 13 13 100 0 0 Tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỷ năng vận động các nhóm cơ hô hấp. 13 7 53 6 46 Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện kỷ năng VĐCB mà trẻ thích. 13 7 53 6 46 Tạo cho trẻ sự khéo léo rèn luyện kỷ năng VĐ cử động bàn tay, ngón tay. 13 6 46 7 53 Bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ 13 6 46 7 53 Mô phỏng bài tập vận động 13 6 46 7 53 Nhận xét đánh giá 13 13 100 0 0 II Trẻ mẫu giáo Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp - Các động tác hô hấp. 341 261 77 80 23 - Động tác phát triển cơ tay 341 336 99 5 1 - Động tác lưng bụng 341 271 79 70 21 - Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp. 341 261 77 80 23 - Động tác chân 341 288 84 53 16 Tập các vận động cơ bản Đi, chạy, giữ thăng bằng. 341 271 79 70 21 - Bật, nhảy. 341 246 72 95 28 - Tung, ném,bắt. 341 251 74 90 25 - Bò, trườn, Trèo. 341 248 73 93 26 Các cử động bàn tay, ngón tay - Vo, Xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vẽ, véo, miết, gắn, nối... 341 261 77 80 23 - Đan tết, luồn, thắt buộc dây. 341 256 75 85 25 - Lắp ráp. 341 241 71 100 29 - Sử dụng bút 341 241 71 100 29 - Sử dụng kéo thủ công 341 273 80 68 20 - Sử dụng bàn chải đánh răng 341 273 80 68 20 Qua bảng khảo sát trên chứng tỏ cho ta thấy hầu hết các giáo viên trong nhà trường đã sử dụng đầy đủ các biện pháp đưa ra, có một số biện phát được sử dụng thường xuyên hơn, liên tục như sử dụng yếu tố thi đua, động viên khích lệ trẻ kịp thời, nhận xét đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện các kỹ năng vận động, được nhiều giáo viên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó còn có một số biện pháp ít được giáo viên lựa chọn như sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động hợp với hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận động khác nhau, tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỷ năng vận động các nhóm cơ hô hấp. Phần đa giáo viên nắm được những nội dung cơ bản về dạy trẻ kỹ năng vận động và việc lồng ghép tích hợp dạy kỹ năng vận động cho trẻ trong các hoạt động khác nhưng chưa được thường xuyên và có kỹ năng vận động nhưng phát triển kỷ năng vận động ở 3 nhóm chưa thực sự chưa đồng bộ, còn lỏi và chưa được trú trọng. Số trẻ vận động ở tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp có phần cao hơn đó là do trẻ được giáo viên tổ chức tập thể dục sáng thường xuyên. Tập vận động cơ bản cũng có để thực hiện nhưng tỷ lệ phần trăm đang còn đạt ở mức trung bình. Các cử động bàn tay, ngón tay tỷ lệ trẻ đạt còn thấp hơn hẳn. * Nguyên Nhân: Giáo viên chưa tự tin mạnh dạn để đổi mới phương pháp dạy học, còn sợ sai, e dè, chưa thoát khỏi phương pháp dạy học cũ. Bên cạnh đó môi trường cho trẻ hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu với thực tế hiện nay. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức sâu sắc về việc phát triển thể chất cho trẻ. Giải quyết những nguyên nhân nêu trên không những cần phải có sự sỗ lực của giáo viên, mà còn nhờ sự giúp đỡ, phối kết hợp của gia đình và nhà trường. trước thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp để chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ ngày càng được nâng cao. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiệnnâng cao hoạt động phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo là vấn đề đang được chú trọng trong các trường mầm non, nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền, phát triển khả năng định hướng trong không gian, rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản tự lập của trẻ, hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 về việc “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong các trường mầm non” và trên cơ sở thực tế nhiều năm thực hiện kỹ năng vận động cho trẻ trong nhà trường cho thấy các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa được trú trọng nhiều, các lớp thực hiện chưa đồng bộ, chưa có sự đầu tư phòng giáo dục thể chất- nghệ thuật, có hiên rộng nhưng thiết bị chơi vận động trong nhà còn hết sức nghèo nàn hoặc nếu có thì chỉ chú trọng nhiều đến phát triển vận động thô (đi, chạy, bật nhảy, ném, chuyền, tung bắt, leo trèo, bò trườn) mà chưa quan tâm đúng mức đến các hoạt động phát triển vận động tinh (rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, phối hợp tay - mắt với các kỹ năng đan, tết, vò, lăn, cuộn, đo, xé, cắt dán, đính, cài cúc, thắt buộc ). Vì vậy ngay từ đầu năm học 2018 – 2019 bản thân đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên nắm được mục đích, yêu cầu phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong trường mầm non. Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng và lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp, của nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ vận động. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức lấy trẻ làm trung tâm. Mỗi giáo viên phải tích cực sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp, biện pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề, lựa chọn nội dung dung của tiết dạy phù hợp với từng chủ đề, kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ. Sắp xếp thiết bị, đồ chơi ở các góc chơi trong lớp phải đảm bảo an toàn, dễ nhìn, dễ lấy. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tham gia vào các góc chơi, tận dụng mọi điều kiện phù hợp với vận động của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ được vận dộng mọi lúc, mọi nơi. Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị đồ chơi cho trẻ phát triển vận động. Sắp xếp đồ chơi theo hướng mở và theo từng lứa tuổi. Hợp tác cùng với công đoàn, giáo viên, ban chấp hành đoàn xã trong việc phát triển kỹ năng vận động cho trẻ, vận động đóng góp ngày công, kinh phí xây dựng khu vui chơi vận động tạo môi trường vận động, đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi. Tổ chức quán triệt các nội dung hướng dẫn thực hiện chuyên đề vận động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn và đường email. Triển khai nội dung chuyên đề tới các bậc phụ huynh trường thông qua trao đổi hàng ngày, qua các góc tuyên truyền. Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp. Nâng cao nhận thức mục đích tầm quan trọng của chuyên đề, tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng, người dân trên địa bàn thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua, các chuyên đề, hội thi cấp trường.... Lựa chọn các hình thức tuyên truyền như: Tổ chức hoạt động dạy chuyên đề, hội thi “Hội khỏe bé mầm non”, cấp trường để thu hút phụ huynh tham gia... Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong trường mầm non tạo môi trường học tập, sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với độ tuổi. Tạo khoảng không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động. Đầu tư đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho việc phát triển vận động của trẻ ở góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ phát triển vận động cho trẻ hợp lí hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động. Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động học: Lựa chọn các bài tập thể dục sáng, bài tập phát triển chung, trò chơi vận động, các vận động cơ bản phù hợp với nội dung chương trình, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực giáo dục phát triển. Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ phẩm chất tự tin, phát triển tố chất kĩ năng nhanh ,mạnh, khéo, bền bỉ trong mọi hoạt động. Chỉ đạo lồng ghép hoạt động vận động vào thể dục buổi sáng: Các động tác trong bài tập thể dục phải đảm bảo phát triển được nhóm cơ và hô hấp. Tiết hoạt động phát triển vận động: Phát triển các vận động cơ bản cho trẻ, khả năng phối hợp các giác quan và vận động. Tổ chức các tr
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_ph.doc