SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong Trường mầm non Thị Trấn Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong Trường mầm non Thị Trấn Thường Xuân

Như chúng ta đã biết, con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi, bởi vậy muốn cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh sau này trở thành chủ nhân tương lai của đất nước thì ngay bây giờ chúng ta phải đầu tư một cách khoa học cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ngay từ đầu. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi con người đều có nhu cầu ăn, uống để duy trì sự sống, nhưng ăn uống như thế nào mới đảm bảo đầy đủ thành phần các chất và hợp vệ sinh đó mới là điều quan trọng và cần thiết. Đặc biệt với trẻ em, theo quyết định số 2824/2007 QĐ-BYT ngày 30/7/2007 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” [1] nhu cầu khuyến nghị về năng lượng trong một ngày cho trẻ ở độ tuổi này là.1470Kcal. Trong thời gian ở Trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu một bữa chính, một bữa phụ và phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ (735-882Kcal/trẻ/ngày).

Việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào giảng dạy cho trẻ là một việc làm rất cần thiết, vì nó sẽ tạo ra sự liên kết về giáo dục dinh dưỡng từ lứa tuổi mầm non đến tuổi học đường. Mặt khác ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều được dạy bảo và dễ tiếp cận trong môi trường và cuộc sống xung quanh.

Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người có đủ sự hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe và biết lựa chọn một cách thông minh và phù hợp trong cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình.

 

doc 21 trang thuychi01 8110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong Trường mầm non Thị Trấn Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi, bởi vậy muốn cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh sau này trở thành chủ nhân tương lai của đất nước thì ngay bây giờ chúng ta phải đầu tư một cách khoa học cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ngay từ đầu. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi con người đều có nhu cầu ăn, uống để duy trì sự sống, nhưng ăn uống như thế nào mới đảm bảo đầy đủ thành phần các chất và hợp vệ sinh đó mới là điều quan trọng và cần thiết. Đặc biệt với trẻ em, theo quyết định số 2824/2007 QĐ-BYT ngày 30/7/2007 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” [1] nhu cầu khuyến nghị về năng lượng trong một ngày cho trẻ ở độ tuổi này là.1470Kcal. Trong thời gian ở Trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu một bữa chính, một bữa phụ và phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ (735-882Kcal/trẻ/ngày). 
Việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào giảng dạy cho trẻ là một việc làm rất cần thiết, vì nó sẽ tạo ra sự liên kết về giáo dục dinh dưỡng từ lứa tuổi mầm non đến tuổi học đường. Mặt khác ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều được dạy bảo và dễ tiếp cận trong môi trường và cuộc sống xung quanh. 
Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người có đủ sự hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe và biết lựa chọn một cách thông minh và phù hợp trong cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình.
Chính vì vậy, Trường mầm non là nơi thuận lợi nhất tạo tiền đề cho sự phát triển thể chất của trẻ, giúp trẻ hoàn thiện và phát triển về mọi mặt. Ở trường mầm non ngoài nhiệm vụ giáo dục thì nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng là then chốt. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, ăn uống không chỉ giải quyết cảm giác đói mà ăn uống phải là yếu tố quan trọng giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối hài hòa. Trẻ ở lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh về thể lực, về trí tuệ, nếu được chăm sóc, được nuôi dưỡng đầy đủ, trẻ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Đối với lứa tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức ăn của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa, chức năng tiêu hóa hấp thụ chưa hoàn chỉnh, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chăm sóc đều có thể dẫn đến các bệnh về dinh dưỡng. Vì vậy bữa ăn của trẻ cần đặc biệt chú ý quan tâm chất lượng các loại thức ăn cho trẻ phải dễ tiêu hóa, có giá trị dinh dưỡng cao.
 Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn rất non nớt, sức đề kháng chưa cao, chưa chủ động ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà chủ yếu phụ thuộc vào người lớn. Do vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, để phòng chống ngộ độc thực phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầm non. Để có được những chủ nhân tương lai của đất nước khoẻ mạnh, việc chăm sóc nuôi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi mầm non với việc thực hiện bữa ăn của trẻ tại trường mầm non phải được xây dựng theo khẩu phần thực đơn, các món ăn thường xuyên được thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng cường các chất kích thích sự tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ là việc làm thiết thực giúp giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng và mắc các bệnh. 
Xuất phát từ thực tế trên và qua tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non Thị trấn Thường Xuân cho thấy sự cần thiết phải tìm ra các biện pháp để việc chỉ đạo nâng cao chất lượng về dinh dưỡng trong trường mầm non, do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong Trường mầm non Thị Trấn Thường Xuân” làm đề tài nghiên cứu mong sao quá trình này sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu tìm ra những biện pháp thực hiện chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong Trường mầm non Thị trấn. Để phù hợp với đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong Trường mầm non Thị Trấn Thường Xuân ”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp đánh giá sức khỏe trẻ qua biểu đồ.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận 
 Ở trường mầm non vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ. An toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hiện tại mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển giống nòi, về kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu thương mại. Theo cộng đồng quốc tế thì an toàn thực phẩm mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải là trách nhiệm chung của cộng đồng.
 Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng thì việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, cơ bắp chắc và cân nặng đảm bảo. Chế độ ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu VitaminA.Như vậy, vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non đã được quan tâm từ rất sớm. 
 Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển và lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non ngay từ khi còn nhỏ. Như chúng ta đã biết cơ thể trẻ em đang ở trạng thái phát triển dần dần các cơ quan chưa ổn định. Vì vậy khi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non phải đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất, muốn đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho trẻ tốt, thì việc quan trọng đầu tiên phải là đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ trong quá trình giao nhận thực phẩm, sơ chế, và chế biến thực phẩm.
Trẻ khỏe mạnh mới tham gia chơi đùa cùng bạn bè và học tập mới được tốt. Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để trẻ phát triển và lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn nhỏ, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng và rèn luyện thân thể không hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ dễ ốm đau bệnh tật. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không chu đáo, khoa học sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất, phát triển toàn diện cho trẻ (Vì vậy, việc tổ chức tốt hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực cũng như trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non). [2] 
Trường mầm non Thị trấn Thường Xuân từ nhiều năm nay đã tổ chức thực hiện tốt công tác tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại nhà trường, để đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, trong nhiều năm nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ. Để cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện tôi tập trung nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tình trạng ngộ độc thức ăn trong nhà trường, tăng cường vệ sinh dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện. Năm học 2015- 2016 với tình hình thực tế của nhà trường, kết hợp với nghiên cứu đặc điểm của địa phương về công tác giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm của trường mầm non Thị trấn trong những năm qua. Mục tiêu chủ yếu của nhà trường là nâng cao chất lượng chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm. Kết hợp nuôi con khỏe, dạy con ngoan, nuôi con theo khoa học nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
* Thuận lợi:
Nhà trường luôn được sự quan tâm của nhà nước, các cấp ủy Đảng, của phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân và các đoàn thể đã xây dựng trường lớp khang trang, sự quan tâm đóng góp của các bậc phụ huynh học sinh. Nhà trường đã mua sắm đầy đủ đồ dùng ăn ngủ, vệ sinh phục vụ trẻ ăn bán trú, tạo điều kiện tốt cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường.
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân Thị trấn, Trường mầm non được xây dựng 2 khu bếp ăn một chiều đảm bảo theo đúng yêu cầu của giáo dục. Với sự quản lý và tích cực trong công tác tham mưu, cùng sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban lãnh đạo nhà trường đã vận động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ tương đối đầy đủ.
Bên cạnh đó nhà trường có một đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó đạt trình độ trên chuẩn là: 29/46 đạt 63%, đạt trình độ chuẩn là 17/46 đạt 37%. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết tốt, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học. Nhiều đồng chí năng lực sư phạm xếp loại tốt, đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, có uy tín với phụ huynh, nhân dân và bạn bè đồng nghiệp. Phẩm chất đạo đức tốt trung thực, thật thà, tận tụy với công việc, nhiệt tình chăm sóc trẻ không ngại khó, ngại khổ; giàu lòng thương yêu các cháu. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tích cực rèn luyện cho trẻ có nền nếp học tập, sinh hoạt tốt.
Trong quá trình quản lý nuôi dưỡng đã được tập thể cán bộ giáo viên, lãnh đạo địa phương và đặc biệt là các bậc phụ huynh tin tưởng giúp đỡ tạo điều kiện đầu tư vào công tác nuôi dưỡng. Vì vậy mà trong năm học chất lượng chăm sóc giáo dục của trẻ đạt hiệu quả cao. Không có trường hợp trẻ bị ngộ độc thức ăn xảy ra.
Nhà trường có nhân viên kế toán nên theo dõi thu, chi tiền ăn của trẻ theo đúng nguyên tắc tài chính hiện hành.
Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội quy, quy định, hưởng ứng tích cực trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, nâng mức ăn cho trẻ theo yêu cầu, nhiệt tình tham gia các phong trào và các hoạt động của nhóm, lớp.
Tuy vậy, trong năm học 2016-2017 nhà trường còn gặp một số khó khăn sau đây:
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Phòng nhóm lớp chặt hẹp chưa đủ, số trẻ trên lớp đông so với quy định. Đa số các cháu gửi đến trường là con em của công nhân viên chức, người lao động, không có thời gian quan tâm chăm sóc tốt cho trẻ, nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi. Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nhân viên hợp đồng còn hạn chế.
Kỹ năng chăm sóc con cái của đa số các bà mẹ còn thiếu hiểu biết, chưa phù hợp, chưa phân biệt được thế nào là bữa ăn đủ dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu về chất. Và một nguyên nhân nữa là điều kiện kinh tế, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, họ chỉ mới nghĩ đến bữa ăn đủ no chứ chưa có điều kiện để đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Do vậy mà ngay từ đầu năm học tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến trường còn khá cao.
* Kết quả thực trạng:
 Qua khảo sát của trường năm học 2015-2016 thì số lượng trẻ suy dinh dưỡng đang còn ở mức cao, kết quả đánh giá như sau:
- Tổng số trẻ đến trường: 485 trẻ
- Tổng số trẻ bán trú: 485 trẻ /485 trẻ	Đạt tỷ lệ: 100%
Tổng số
trẻ
Kênh BT
Kênh SDD
Chiều cao
BT
Thể thấp còi
Trẻ mắc bệnh
485
436
49
439
46
51
Tỉ lệ
90%
10%
90,5%
9,5%
10,5%
Qua kết quả chăm sóc năm học 2015-2016 thì tôi thấy rằng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đang còn ở mức độ cao. Do đó cần phải có biện pháp thiết thực tác động đến các bậc phụ huynh và cán bộ giáo viên trong đơn vị, hiểu được giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ là rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.. Từ đó mà tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
2.3. Các biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1. Tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên,nhân viên về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
Là quản lý phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng bán trú trong nhà trường tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường đưa nội dung tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt. Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề. 
- Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh chung vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng theo từng chủ đề.
- Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ học, giờ ăn.
- Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống. Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không quay ngang, quay dọc; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
Hình ảnh: Các cháu tự phục vụ trong sinh hoạt ăn trưa, ngủ trưa
- Tập cho trẻ tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường như: Tự cất, dọn đồ dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ.
Bên cạnh đó giấc ngủ trưa ở trường mầm non có ý nghĩa thiết thực quan trọng cho sức khỏe và hệ thần kinh của trẻ, trẻ ngủ ngon sẽ trở nên điềm tĩnh, vui vẻ, có biểu hiện nhu cầu và vận động hoạt động. Ngược lại nếu vi phạm chế độ ngủ của trẻ sẽ dẫn đến trạng thái không cân bằng, trẻ hay thay đổi tính tình mệt mỏi, kém ăn, chất lượng học chương trình buổi chiều sẽ bị hạn chế. Vì vậy, ở trường mầm non chúng tôi luôn coi trọng việc tổ chức giấc ngủ không kém gì việc tổ chức ăn uống: Đối với trẻ mầm non lại càng có ý nghĩa như vậy. Nhà trường luôn đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giờ và đúng giờ, nếu ngủ sớm quá, trẻ chưa ngủ được sẽ hình thành thói quen thao thức, chơi nghịch trong giờ ngủ, ngủ muộn quá, trẻ không còn buồn ngủ nữa, ngủ ít quá không đảm bảo được sức khỏe, ngủ kéo dài ảnh hưởng đến chương trình hoạt động buổi chiều. Phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, trẻ được nằm ngủ thoải mái, giáo viên luôn có mặt quan sát trẻ thường xuyên suốt thời gian trẻ ngủ trưa để giấc ngủ của trẻ được tốt hơn. Có như vậy trẻ ăn được, ngủ được mới khỏe mạnh và hạn chế trẻ bị suy dinh dưỡng.
 - Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định. Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi qui định.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường ngay từ đầu năm học.
Đối với giáo viên dinh dưỡng phải được tham gia tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và có chứng nhận. Tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ở nhà trường.
Đối với giáo viên trên lớp. Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của bé phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ, đưa nội dung giáo dục môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi, nhằm giúp trẻ tích cực tham gia như: Lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi vệ sinh văn minh nơi công cộng, tạo môi trường sạch sẽ trong và ngoài lớp.
Thông qua tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng rau quả” khi mua hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không bị rập nát. Qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi. Với trò chơi học tập: “Phân nhóm thực phẩm” thì cần phải chuẩn bị những lô tô về các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm dinh dưỡng) và trò chơi“Thi xem ai nhanh” yêu cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh phân loại nhóm dinh dưỡng theo yêu cầu của cô giáo. Qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực phẩm trẻ biết nhóm nào nên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên mầm non.
Hình ảnh: Cô cho trẻ chơi “cửa hàng rau quả” hoạt động góc
* Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch và xây dựng thực đơn khẩu phần cho trẻ phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương.
Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của cấp trên tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà trường. Thành lập ban chỉ đạo y tế trường học. Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường, theo sự chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kiểm tra hàng ngày, tuần, định kỳ cụ thể và đột xuất. 
Việc xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn theo khẩu phần hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, cân đối hợp lý là rất quan trọng. Được sự quan tâm của Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn nhà trường áp dụng khoa học dinh dưỡng trong cơ cấu khẩu phần cho các lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Được tập huấn hướng dẫn phần mềm dinh dưỡng 3.2 nên công việc tính ăn được nhanh và đúng so với trước đây phải tính bằng tay vừa chậm vừa mất nhiều thời gian và cân đối các chất khó đạt theo yêu cầu.
Thực đơn được xây dựng trên máy giúp nhà trường rút được nhiều kinh nghiệm và có nhiều thực đơn mẫu, căn cứ vào mục thực đơn mẫu, để đi chợ, đặt hàng rồi làm bảng kiểm tra khẩu phần thực tế.
Thực phẩm ngon, chọn thực phẩm dễ tìm theo mùa phù hợp với địa phương, đảm bảo định lượng dinh dưỡng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, chú ý bổ sung lượng dầu, mỡ, đường muối i ốt để đủ chất, cân đối và phù hợp với tiền ăn cha mẹ trẻ đóng. Nhà trường luôn phát huy bữa ăn hợp lý, bữa ăn ngon đủ dinh dưỡng phải là: 
+ Bữa ăn phải an toàn (Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm)
+ Đủ kalo, đủ thành phần dinh dưỡng
+ Thay đổi món ăn cho hợp khẩu vị
+ Không ăn mặn, không nên ăn thoái quá 1 đồ ăn
+ Nên ăn lỏng, bữa ăn phải có canh, ăn nhiều rau quả 
Mức thu tiền ăn được điều chỉnh phù hợp với giá cả thực phẩm để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Đối với trẻ nhà trẻ, lượng calo cần có trong ngày là: 1.180 Kcal. Nhu cầu năng lượng ở trường mầm non chiếm 60 – 70% là: 708 – 826 Kcal.
Tỉ lệ P: từ 12-15%, tỉ lệ L: từ 35-40%, tỉ lệ Gluxit: từ 48-53%
Đối với trẻ Mẫu giáo, lượng calo cần có trong ngày là: 1.470 Kcal. Nhu cầu năng lượng ở trường mầm non chiếm 50 – 60% là: 735 – 882 Kcal.
Tỉ lệ P: từ 12-15%, tỉ lệ L: từ 20-30%, tỉ lệ Gluxit: từ 55-68% [3]
- Khoảng cách giữ các bữa ăn từ 4- 4,5 tiếng, lúc đó lượng thức ăn của bữa trước đã được hấp thụ gần hết. Cả bữa chính và bữa phụ phải cho trẻ ăn hết khẩu phần, đảm bảo đủ lượng Calo cần thiết trong ngày theo quy định.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một công trình lớn lao đòi hỏi các cô giáo, cô nuôi phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm sinh lý trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn ngon miệng đầy đủ dinh dưỡng. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau: 
- Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm, chất béo, chất sơ, chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: Bánh phở, cháo, cơm, mỳ.... chất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hoá chất trong cơ thể. Chất đạm có trong thịt, trứng, cá, tôm, cua các loại đậu... giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể. Chất béo có trong mỡ, dầu, lạc, vừng, bơ... dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và các vitamin. 
Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hoá chất và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất.
- Nước nhu cầu nước của trẻ c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_d.doc