SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non đạt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non đạt hiệu quả

 Như chúng ta đã biết: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. là một trong những vấn đề được ngành Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, đòi hỏi toàn ngành phải cố gắng về mọi mặt, trong đó yếu tố quan trọng là việc xây dựng đội ngũ giáo viên và xây dựng môi trường giáo dục ở các trường mầm non, nhằm khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ có nhiều tình huống để trẻ thực hành, trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Như vậy: Để được nhiệm vụ quan trọng đó, người giáo viên phải biết xây dựng môi trường và tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng. “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ và vai trò của người giáo viên. Nó góp phần định hướng cho quá trình hoạt động và xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện. Chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học. Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”. Vì vậy cần cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Đó là phương pháp mà người giáo viên cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu, đánh giá đúng mỗi trẻ. Việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong những năm gần đây. Đặc biệt năm học 2018-2019, nhằm thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả nội dung này, Phòng giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường mầm non đẩy mạnh việc xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ theo các nội dung của Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non.

 

doc 22 trang thuychi01 31261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT HIỆU QUẢ
Người thực hiện: Lê Thị Lý
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Thắng- Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
	THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
 Mục đích nghiên cứu
2
1.3
 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
 Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
BP 1
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức cho giáo viên về xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm
6
BP 2
Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
7
BP 3
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
10
BP 4
Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
11
BP 5
Chỉ đạo giáo viên cùng trẻ tích cực làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi
12
BP 6
Chỉ đạo giáo viên tổ chức đánh giá sự phát sự phát triển của trẻ
13
BP 7
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
14
BP 8
Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm trường điểm
15
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
16
3
Kết luận và kiến nghị 
17
3.1
Kết luận 
17
3.2
Kiến nghị 
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. là một trong những vấn đề được ngành Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm. 
Nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, đòi hỏi toàn ngành phải cố gắng về mọi mặt, trong đó yếu tố quan trọng là việc xây dựng đội ngũ giáo viên và xây dựng môi trường giáo dục ở các trường mầm non, nhằm khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ có nhiều tình huống để trẻ thực hành, trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Như vậy: Để được nhiệm vụ quan trọng đó, người giáo viên phải biết xây dựng môi trường và tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng. “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ và vai trò của người giáo viên. Nó góp phần định hướng cho quá trình hoạt động và  xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện. Chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học. Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”. Vì vậy cần cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Đó là phương pháp mà người giáo viên cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu, đánh giá đúng mỗi trẻ.  Việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong những năm gần đây. Đặc biệt năm học 2018-2019, nhằm thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả nội dung này, Phòng giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường mầm non đẩy mạnh việc xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ theo các nội dung của Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non.
Thực tế, trong những năm qua việc xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” đã đạt được những kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số trường mầm non trong đó có trường Mầm non Xuân Thắng việc xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” đạt kết quả chưa cao. Mặc dù giáo viên đã được tiếp thu, định hướng và đã thực hiện nhưng trong thực tế họ vẫn còn lúng túng, chưa hiểu được phải nên làm gì?..làm như thế nào? và làm bằng cách nào...để việc xây dựng tạo môi trường giáo dục đạt hiệu quả cao. Môi trường giáo dục chưa thật sự kích thích cho trẻ hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, chưa thật sự tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành, trãi nghiệm và phát huy tiềm năng sẳn có của trẻ, chưa khuyến khích trẻ được hợp tác, tự lực, chia sẻ, năng động. Trăn trở về điều đó, tôi đã suy nghĩ mình phải làm gì? Làm như thế nào để giúp giáo viên xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” ở trường đạt kết quả tốt hơn. Bỡi việc tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. và giúp cho trẻ phát triển một cách tốt nhất. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non đạt hiệu quả”. để nghiên cứu trong năm học này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề này với mục đích tìm ra những biện pháp chỉ đạo tốt nhất, giúp giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu về một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động ở trường mầm non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp sau: 
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Môi trường giáo dục là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục được giáo viên tổ chức với dụng ý sư phạm. Môi trường giáo dục ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, đồng thời kích thích trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo hơn.
Môi trường giáo dục giúp trẻ phát triển thể chất, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, hình thành những kỹ năng cần thiết trong giao tiếp, trong cuộc sống; Giúp trẻ tích cực, chủ động và độc lập hơn trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, tạo cho trẻ cơ hội để trẻ chia sẻ nhu cầu, nguyện vọng của trẻ với giáo viên. 
Điều này cho thấy tác dụng tích cực của môi trường giáo dục và môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” trong trường mầm non.
* Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện vật chất và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ, là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non; 
Môi trường giáo dục trong trường mầm non như người giáo viên thứ hai trong tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá một cách tích cực, chủ động để trải nghiệm và phát huy tiềm năng sẳn có của bản thân.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là môi trường vật chất và môi trường xã hội.
* Môi trường “lấy trẻ làm trung tâm” là xây dựng môi trường giáo dục nhằm đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ, cho trẻ được giao tiếp và thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh; 
Là thể hiện ở hành vi, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo; xây dựng các khu vực trong trường theo hướng tận dụng không gian để trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dể dàng tự chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành trải nghiệm; Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ có nhiều tình huống để trẻ hoạt động, thực hành, trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là môi trường vật chất, môi trường xã hội, tạo cơ hội để trẻ học bằng nhiều cách khác nhau, thông qua chơi, tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi, chơi mà học. Là môi trường luôn tôn trọng hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ và thúc đẩy phát triển mọi tiềm năng của trẻ.
* Đặc điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia.
Trẻ có được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn.
Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề.
Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau.
Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ.
Tạo cơ hội và thời gian cho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trải nghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Do ảnh hưởng cách dạy học của nền giáo dục nước ta từ trước đến nay. Trong quá trình dạy học “Giáo viên thường là trung tâm” thường nói thay, hoặc làm thay trẻ, còn trẻ thì ít có cơ hội được thực hành, trãi nghiệm để lĩnh hội tri thức, không được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Cách dạy này tạo ra những đứa trẻ không có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo.
Đa số giáo viên có thể trình bày khái niệm về xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” một cách chính xác, chi tiết. Nhưng thực tế, khi xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”, vẫn rơi vào tình trạng “giáo viên làm trung tâm”, mặc dù chúng ta đã và đang thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục. 
Năm học 2018- 2019, các trường mầm non trong toàn huyện thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngành trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Xong, trong quá trình chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” ở trường mầm non nơi tôi đang công tác có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
	Trường mầm non Xuân Thắng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân, của chính quyền địa phương, các Ban ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc- giáo dục trẻ;
	Trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; 
Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo giáo viên trong đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ;
Nhà trường thường xuyên được tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên;
100% Cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn;
Đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Đa số trẻ được học và phân chia đúng theo độ tuổi;
b. Khó khăn: 	
	Sân vườn chưa được quy hoạch phù hợp, chưa có các góc chơi ngoài trời cho trẻ chơi. Đồ dùng, đồ chơi tuy có nhưng chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa có nhiều đồ chơi phát triển trí tuệ.
 Một số phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, thái độ hợp tác với nhà trường trong giáo dục trẻ chưa thật sự hiệu quả.
Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về việc xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, còn thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tạo môi trường, khi xây dựng và thiết kế các hoạt động chưa chịu khó học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, còn mang tính chất đối phó là chính; việc tổ chức các hoạt động còn mang nặng việc cung cấp kiến thức, chưa thực sự đổi mới phương pháp, chưa tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trãi nghiệm; chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ;
Một số giáo viên tuổi cao, năng lực chuyên môn hạn chế đều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”
 Một sô trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động, chưa nắm được kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động, kỹ năng thực hành bị hạn chế. 
* Qua bảng khảo sát thực trạng việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho thấy:
 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM (ĐẦU NĂM: 2018 – 2019)
TT
Nhóm, lớp
Kết quả thực hiện các nhóm, lớp (thang điểm 100)
Tổng điểm chung
(100 đ)
Xếp loại chung
Môi trường giáo dục
(27 đ)
Xây dựng kế hoạch giáo dục
(20 đ)
Tổ chức hoạt động giáo dục
(25 đ)
Công tác đánh giá sự phát triển của trẻ
(12 đ)
Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong GD lấy trẻ làm trung tâm (16 đ)
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
MG A1
17
12
14
8
8
57
X
2
MG A2
17
13
16
9
10
65
X
3
MG A3
13
12
13
7
8
51
X
4
MG B1
15
12
13
8
8
56
X
5
MG B2
13
11
13
7
8
52
X
6
MG B3
13
10
12
7
9
51
X
7
MG C1
13
11
12
8
9
53
X
8
MG C2
11
10
11
8
9
49
X
9
MG Xóm 10
12
11
11
8
9
51
X
10
NT D1
13
12
12
8
8
53
X
11
NT D2
11
12
11
8
7
49
X
Tổng hợp
9/11
2/11
Tỉ lệ %
81,8
18,2
 ( Bảng 1)
Lưu ý: Các xếp loại: (Loại tốt từ 85 điểm trở lên; Loại khá từ 70 - 84 điểm; Loại trung bình từ 50 - 69 điểm; Loại yếu kém dưới 50 điểm)
	Qua Bảng khảo sát thực trạng cho thấy: Việc xây dựng môi trường ở các nhóm lớp còn hạn chế rất nhiều. Số điểm các lớp đạt đều ở mức trung bình và yếu, không có nhóm, lớp nào đạt ở mức tốt, khá. 
Từ thực trạng nêu trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” đạt hiệu quả hơn.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng giải quyết vấn đề: 	
* Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức cho giáo viên về xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.
Chất lượng chuyên môn của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên. Do đó, yếu tố con người đóng vai trò quyết định, “Người thầy” cần phải giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về phẩm chất đạo đức mới thực hiện tốt được nhiệm vụ chăm sóc- giáo dục trẻ.
Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức về xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết, giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn, trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn từ đó giáo viên chủ động, tự tin hơn trong quá trình tổ chức các hoạt giáo dục trẻ theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm”.
Nhận thức được điều đó, tôi đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức đầy đủ các đợt học chuyên đề do Phòng triển khai, thường xuyên chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo đúng kế hoạch. Trong những buổi sinh hoạt, tôi đã định hướng để các đồng chí giáo viên mạnh dạn trao đổi với về những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, đặc biệt là những nội dung liên quan đến chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Định hướng cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu sách vỡ, tài liệu có liên quan đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên, từ đó, nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên đăng ký tham gia học Bồi dưỡng thường xuyên. Mỗi giáo viên đăng ký học 4 Mô đun (trong đó có 10 giáo viên đăng ký Mô đun MN1- D “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” để nghiên cứu và tự học bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hụt cho bản thân.
Đầu năm học, tôi đã chỉ đạo giáo viên cốt cán thiết kế một số hoạt động giáo dạy mẫu cho đồng nghiệp dự. Sau đó cho giáo viên thảo luận, rút kinh nghiệm, phân tích cụ thể các hoạt động đó là: Đã đổi mới chưa? đổi mới ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy khác và hoạt động đó thực sự mang lại hiệu quả chưa? Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho các đồng chí giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” vào quá trình giảng dạy.
Hình ảnh giáo viên đang tiếp thu chuyên đề tại trường
* Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. Là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy: Nếu môi trường đẹp, an toàn, thân thiện sẽ gây hứng thú và kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động, mặt khác góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động trải nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Vì thế giáo viên quan tâm đến từng trẻ, từng nhóm, cả lớp. Biết cung cấp cơ hội để tạo sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau. Biết sắp xếp, tạo môi trường lớp học theo cách khuyến khích trẻ hoạt động. Tạo cơ hội để phát triển tư duy, phát triển các kỹ năng nhận thức xã hội, phát triển ngôn ngữ, hứng thú trong học tập và khám phá thế giới xung quanh.
Xác định được điều đó, tôi đã trao đổi và chỉ đạo giáo viên trong các nhóm, lớp lên kế hoạch, biện pháp trang trí, xắp xếp tạo môi trường trong lớp theo một số nội dung sau:
+ Bố trí không gian góc/ khu vực hoạt động chính trong nhóm, lớp hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện;
- Các góc (khu vực) hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp, đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ cao và kích thích tính tích cực của trẻ. Tận dụng những nguyên vật liệu sẳn có để làm đồ dùng dạy học; 
- Trang trí lớp, tạo môi trường theo hướng mở phù hợp từng chủ đề, tạo cơ hội để trẻ hoạt động trải nghiệm với đồ dùng trang trí để lĩnh hội kiến thức;
- Các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trang trí không dán cố định mà được bố trí để trẻ có thể dễ dàng lấy sử dụng theo ý thích, ý tưởng của trẻ. Cụ thể: Mảng chủ đề, các góc mở, các góc hoạt động, tất cả các giá đồ chơi vừa tầm của trẻ, các nguyên vật liệu để ở trạng thái mở, dễ lấy, dễ cất. Trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó, để kích thích tính chủ động sáng tạo của trẻ;
 - Tùy thuộc vào điều kiện thực tế để thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
Hình ảnh giáo viên lớp mẫu giáo B1 đang trang trí lớp
Hình ảnh giáo viên lớp Mẫu giáo A2 đang trang trí tạo môi trường trong lớp
+ Các khu vực (góc chơi) được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ
- Bố trí các góc phụ thuộc vào số lượng, độ tuổi, số lượng đồ chơi, trang thiết bị. Có góc cố định và có góc không cố định để luân chuyển. 
+ Cách sắp xếp, bố trí các góc.
- Góc/ khu vực yên tĩnh xa góc/ khu vực hoạt động ồn ào (Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách; góc xây dựng tránh lối đi lại; góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên);
- Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ. Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động. Như: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ, không cản việc quan sát của giáo viên và việc di chuyển của trẻ;
 - Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ;
 - Đặt tên các góc đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện, tên góc rõ ràng để tích hợp lồng ghép chữ cái;
 - Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú, đẹp nhưng phải tuyệt đối an toàn cho trẻ.
 + Mặt khác, tôi chỉ đạo cho giáo viên tạo môi trường bên ngoài lớp học sao cho an toàn, thân thiện, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Cụ thể:
 - Tạo cảnh qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay_dung_moi_truong.doc