SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực cho trẻ ở trường mầm non Trường Thi B

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực cho trẻ ở trường mầm non Trường Thi B

Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.

Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biêt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: "Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con người một cách toàn diện. Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động nhằm nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhẩy, tung, bắt, ném, bò, trườn, trèo. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển trí tuệ cho trẻ. Theo quan điểm sư phạm tích hợp các quá trình giáo dục được tổ chức, xâm nhập, đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến các mặt phát triển của trẻ thành một chỉnh thể toàn vẹn. Trong đó nội dung chăm sóc, sức khỏe, nuôi dưỡng – giáo dục và bảo vệ trẻ được kết hợp một cách chặt chẽ, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên. Sự phát triển của lứa tuổi mầm non xảy ra trong nhiều lĩnh vực (lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội - thẩm mĩ) các lĩnh vực phát triển của trẻ có mối liên hệ và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của trẻ ở lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển khác và ngược lại. Các lĩnh vực phát triển cần được tác động một cách đồng bộ theo quan điểm sư phạm tích hợp.

 

doc 21 trang thuychi01 6680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực cho trẻ ở trường mầm non Trường Thi B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
 NỘI DUNG
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3
Các biện pháp thực hiện
7
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biêt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: "Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con người một cách toàn diện. Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động nhằm nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhẩy, tung, bắt, ném, bò, trườn, trèo.. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển trí tuệ cho trẻ. Theo quan điểm sư phạm tích hợp các quá trình giáo dục được tổ chức, xâm nhập, đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến các mặt phát triển của trẻ thành một chỉnh thể toàn vẹn. Trong đó nội dung chăm sóc, sức khỏe, nuôi dưỡng – giáo dục và bảo vệ trẻ được kết hợp một cách chặt chẽ, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên. Sự phát triển của lứa tuổi mầm non xảy ra trong nhiều lĩnh vực (lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội - thẩm mĩ) các lĩnh vực phát triển của trẻ có mối liên hệ và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của trẻ ở lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển khác và ngược lại. Các lĩnh vực phát triển cần được tác động một cách đồng bộ theo quan điểm sư phạm tích hợp.
Hiện nay giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng là một trong hai nội dung trọng tâm của giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Trong giáo dục phát triển vận động có 3 nội dung đó là: Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp, tập vận động cơ bản, các cử động bàn tay, ngón tay và tập làm một số việc đơn giản tự phục vụ, nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày. 
Bên cạnh đó giáo dục phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động (đi, chạy, nhảy), đồng thời phát triển các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Nói một cách khái quát, phát triển kỹ năng vận động góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.
Hiện nay thực trạng cho thấy giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa được nhà trường đầu tư đúng mức sự trênh lệch giữa các nội dung còn chênh lệch. Trong 3 nội dung hầu như giáo viên chỉ để ý đến dạy nội dung tập bài tập cơ bản, tập vận động các nhóm cơ hệ hô hấp còn nội dung các cử động bàn tay, ngón tay và tập làm một số việc đơn giản tự phục vụ hầu như chưa được các cô quan tâm mà có quan tâm thì cũng quá sơ sài và chưa chú trọng. Từ năm học 2013 – 2014 được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực. Muốn trẻ phát triển toàn diện về thể lực thì ngay từ đầu năm học phải chỉ đạo mức dinh dưỡng tốt, phát triển vận động cần phải bao quát tốt đủ cả 3 nội dung trên và thực hiện tốt chuyên đề vận động “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
Nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực cho trẻ ở trường mầm non Trường Thi B.” để nghiên cứu mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm thực hiện việc chỉ đạo giáo viên mẫu giáo tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo trường mầm non Trường Thi B tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực cho trẻ. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin .
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: "Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù", "Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động". Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
Việc xây dựng kỹ năng vận động cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo là vấn đề đang được chú trọng, nhằm cũng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, và có kỹ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Dạy kỹ năng vận động tốt cho trẻ mầm non nói chung trẻ mẫu giáo nói riêng phải đầy đủ cả 3 nội dung đó là: 
Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Thực hiện với các bài thể dục sáng và bài tập phát triển chung gồm các động tác thở, động tác tay - vai, động tác lưng - bụng - lườn và động tác chân.
Tập luyện vận động cơ bản và tố chất vận động: Thực hiện với các bài tập đi và chạy; bài tập bò, trườn, trèo; bài tập tung, ném, bắt và các bài tập bật nhảy. 
Tập các các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp mắt - tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các cử động, vận động co duỗi, nắm, mở các ngón tay, bàn tay, các cử động thao tác tay đòi hỏi sự chính xác có sự phối hợp của mắt như xếp chồng các vật hoặc xâu luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tết các sợi dây, hoặc cầm bút tô vẽ ... Các nội dung đều bổ trợ cho nhau nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình tham gia hoạt động vận động trẻ còn phát triển thêm về mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động vận động làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, vui vẻ giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
2. 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
*Thuận lợi :
Trường mầm non Trường Thi B, thuộc phường Trường Thi thành phố Thanh Hóa được thành lập năm 1995, hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã từng bước phấn đấu vươn lên về mọi mặt, năm 2016 đạt trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ II.
Được sự quan tâm của ủy ban nhân dân Thành phố, của Đảng ủy UBND phường Trường Thi, sự giúp đỡ chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là các hoạt động phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. 
Nhà trường có khuôn viên xanh, sạch, đẹp, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đảm bảo cho cô và trẻ thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động.
Có khu vui chơi vận động riêng cho trẻ, có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời theo đúng quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Đội ngũ giáo viên ổn định, trẻ, khỏe, có tinh thần trách nhiệm, có 87.5% có trình độ trên chuẩn, nắm vững các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ.
*Khó khăn:
Việc triển khai nội dung phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong nhà trường chưa đồng bộ.
Các tiết dạy kỹ năng vận động cho trẻ như tập các các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp mắt - tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các cử động, vận động co duỗi, nắm, mở các ngón tay, bàn tay, các cử động thao tác tay đòi hỏi sự chính xác có sự phối hợp của mắt như xếp chồng các vật hoặc xâu luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tết các sợi dây đan tết, chưa được trú trọng hoặc có thì tiết dạy còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức. 
Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế các trò chơi, làm các đồ dùng, để tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ.
Kinh phí để đầu tư các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi hiện đại cho cô và trẻ tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động một cách thuận tiện còn hạn chế. 
Chính vì thế mà ngay từ năm học tôi đã khảo sát, đánh giá giáo viên, đánh giá trên trẻ và đã thu được kết quả như sau:
 Bảng khảo sát giáo viên, trẻ đầu năm học 
a.Giáo viên:
Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên khảo sát
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Chưa thường xuyên
TS
Tỷ lệ %
TS
Tỷ lệ %
 1. Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động hợp với hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động.
12
6
50
6
50
2. Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận động khác nhau.
 12
 6
50
6
50
3. Sử dụng yếu tố chơi
12
8
67
4
33
4. Sử dụng yếu tố thi đua
12
12
100
0
0
5. Động viên khích lệ kịp thời
12
 12
100
0
0
6. Tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỹ năng vận động các nhóm cơ hô hấp.
12
 6
50
6
50
7. Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện kỹ năng VĐCB mà trẻ thích.
12
5
41.5
7
58.5
8. Tạo cho trẻ sự khéo léo rèn luyện kỷ năng VĐ cử động bàn tay, ngón tay.
12
5
41.5
7
58.5
9. Bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ
12
4
33.4
8
66.6
10. Mô phỏng bài tập vận động
12
7
58.3
5
41.7
11. Nhận xét đánh giá
 12
 12
100
0
0
b. Trẻ:
1. Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp:
- Các động tác hô hấp.
210
137
65.2
73
34.8
- Động tác phát triển cơ tay.
210
210
139
126
66.2
60.0
71
84
33.8
40.0
- Động tác lưng bụng
- Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp.
210
140
66.6
70
34.4
- Động tác chân
210
145
69
65
31
2. Tập các vận động cơ bản
Đi, chạy, giữ thăng bằng.
210
123
58.5
87
41.5
- Bật, nhảy.
210
118
56.2
92
43.8
- Tung, ném,bắt.
210
112
52.0
83
47.0
- Bò, trườn, Trèo.
210
115
55.0
95
45.0
3. Các cử động bàn tay, ngón tay
- Vo, Xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vẽ, véo, miết, gắn, nối...
210
103
49.0
107
51.0
- Đan tết, luồn, thắt buộc dây.
210
106
51.0
104
49.0
Lắp ráp.
210
123
58.5
87
41.5
- Sử dụng bút
210
120
57.2
90
42.8
- Sử dụng kéo thủ công
210
127
60.5
83
39.5
- Sử dụng bàn chải đánh răng
210
130
62.0
80
38.0
Bảng khảo sát trên cho ta thấy: Đa số giáo viên nắm được những nội dung cơ bản về dạy trẻ kỹ năng vận động và việc lồng ghép tích hợp dạy kỹ năng vận động cho trẻ trong các hoạt động khác, hầu hết các giáo viên trong nhà trường đã sử dụng đầy đủ các biện pháp đưa ra, có một số biện phát được sử dụng thường xuyên hơn, liên tục như sử dụng yếu tố thi đua, động viên khích lệ trẻ kịp thời, nhận xét đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện các kỹ năng vận động, được nhiều giáo viên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó còn có một số biện pháp ít được giáo viên lựa chọn như sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động hợp với hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận động khác nhau, tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỷ năng vận động các nhóm cơ hô hấp nhưng chưa được thường xuyên và có kỹ năng vận động nhưng phát triển kỹ năng vận động ở 3 nhóm chưa thực sự chưa đồng bộ, và chưa được trú trọng. Số trẻ vận động ở tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp có phần cao hơn đó là do trẻ được giáo viên tổ chức tập thể dục sáng thường xuyên. Tập vận động cơ bản cũng có để thực hiện nhưng tỷ lệ phần trăm đang còn đạt ở mức trung bình. Các cử động bàn tay, ngón tay tỷ lệ trẻ đạt còn thấp hơn hẳn. 
Trước thực trạng trên tôi đã vận dụng một số biện pháp sau:
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
  2.3.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong trường mầm non.
 Rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền, phát triển khả năng định hướng trong không gian, rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản tự lập của trẻ, hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vấn đề đang được chú trọng trong các trường mầm non, nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày
Thực hiện công văn số 44/CV-PGD&ĐT thành phố V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, trên cơ sở thực tế nhiều năm thực hiện kỹ năng vận động cho trẻ trong nhà trường cho thấy các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa được trú trọng nhiều, các lớp thực hiện chưa đồng bộ, chưa có sự đầu tư phòng giáo dục thể chất- nghệ thuật, thiết bị chơi vận động trong nhà còn ít hoặc nếu có thì chỉ chú trọng nhiều đến phát triển vận động thô (đi, chạy, bật nhảy, ném, chuyền, tung bắt, leo trèo, bò trườn) mà chưa quan tâm đúng mức đến các hoạt động phát triển vận động tinh (rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, phối hợp tay - mắt với các kỹ năng đan, tết, vò, lăn, cuộn, đo, xé, cắt dán, đính, cài cúc, thắt buộc ).
Ngay từ đầu năm học 2016 – 2017 bản thân đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên nắm được mục đích, yêu cầu phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong trường mầm non. Khai thác nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng và lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp, của nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ vận động.
Tổ chức quán triệt các nội dung hướng dẫn thực hiện chuyên đề vận động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn.....
 Mỗi giáo viên phải tích cực sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp, biện pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề, lựa chọn nội dung dung của tiết dạy phù hợp với từng chủ đề, kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ. Giáo viên xây dụng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp với từng lớp, phải dựa vào khả năng đặc điểm lứa tuổi để đưa ra cách vận động cho phù hợp. Đầu năm học tôi đã yêu cầu giáo viên các lớp khảo sát tình hình thực tế của lớp về đồ dùng vận động, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, có thể lực tốt, những trẻ có thể lực yếu và trẻ khuyết tật. Đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện, cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo khéo léo.
 Sắp xếp thiết bị, đồ chơi ở các góc chơi trong lớp phải đảm bảo an toàn, dễ nhìn, dễ lấy. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tham gia vào các góc chơi, tận dụng mọi điều kiện phù hợp với vận động của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ được vận dộng mọi lúc, mọi nơi. Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị đồ chơi cho trẻ phát triển vận động. Sắp xếp đồ chơi theo hướng mở và theo từng lứa tuổi. 
 Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong trường mầm non tạo môi trường học tập, sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với độ tuổi. Tạo khoảng không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động. 
Tham mưu với hiệu trưởng đầu tư đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho việc phát triển kỹ năng vận động của trẻ ở góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ phát triển vận động cho trẻ hợp lí hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động.
Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động học: Lựa chọn các bài tập thể dục sáng các động tác trong bài tập thể dục phải đảm bảo phát triển được nhóm cơ và hô hấp, bài tập phát triển chung, trò chơi vận động, các vận động cơ bản phù hợp với nội dung chương trình, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực giáo dục phát triển. Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ phẩm chất tự tin, phát triển tố chất kỹ năng  nhanh ,mạnh, khéo, bền bỉ trong mọi hoạt động.
Tiết hoạt động phát triển vận động: Phát triển các vận động cơ bản cho trẻ, khả năng phối hợp các giác quan và vận động.
 Tổ chức các trò chơi tạo mọi cơ hội cho trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, phối hợp tay - mắt với các thao tác cơ bản: đan, tết, lăn, cuộn, xé, cắt, dán, đo, đính, cài cúc, thắt, buộc.
Tích hợp nhiều nội dung giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện: nhận thức (phân biệt mầu sắc, kích thước, suy luận logic), thẩm mỹ (tạo hình, trang trí sản phẩm), ngôn ngữ (thảo luận trao đổi, làm quen từ mới), vận động (vận động tinh), tình cảm và kỹ năng xã hội (đóng vai, giao tiếp, trao đổi, hoạt động nhóm...)
Giúp trẻ rèn luyện khả năng phối hợp với các thành viên trong nhóm để tạo ra sản phẩm. Khuyến khích nhiều đối tượng tham gia hoạt động, tạo sản phẩm: trẻ - trẻ; cô - trẻ; cô - phụ huynh, ưu tiên sự tham gia hoạt động của trẻ. 
Việc dạy trẻ những kỹ năng vận động, hình thành và phát triển các tố chất vận động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, nội dung của chương trình thể dục. Đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động.
  Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ, chú trọng rèn luyện cho trẻ thói quen tốt trong  ăn uống, ngủ đúng giờ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn .
Tổ chức các hoạt động ngoài lớp học: Giáo viên tận dụng khu vui chơi để vận dụng, tìm tòi, khám phá tạo cho trẻ một sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn trẻ có cảm giác học mà như chơi.
  Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên: Tổ chức thường xuyên các cuộc thi giữa các nhóm lớp qua các trò chơi vận động  các bài tập mang tính tập thể. Sắp xếp khoảng không gian an toàn cho trẻ vận động, kích thích hoạt động tự vận động cho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_mau_giao_to_chuc_thu.doc