SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non

Cơ sở lí luận

Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nó có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi nàytrẻ chưa biết tự bảo vệ mình, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được giáo dục thường xuyên sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập chững bước vào đời.

 Phòng tránh tai nạn thương tích là phòng tránh tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của con người.

 Phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhà trường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập.

 Phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ:

 Về mặt thể chất: cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường.

Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống.

 Hơn nữa, phòng tránh được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ.

 Ngoài ra, phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác.

 Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hôi, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người.

 

doc 27 trang hoathepmc36 28/02/2022 10392
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
I. Phần mở đầu
 I.1. Lý do chọn đề tài 
2
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3
II. Phần nội dung
II.1.Cơ sở lí luận
4-5
II.2.Thực trạng 
5
II. 3. Các biện pháp thực hiện
9
Biện pháp 1: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
10
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
11-12
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên luôn quan sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
12-13-14
Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng tránh và xử trí ban đầu một số tình huống khi tai nạn xảy ra
15
Biện pháp 5: Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
18
Biện pháp 6 : Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh
20
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
23
III.1.Kết luận 
24
III.2. Kiến nghị
25
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 I. Phần mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài 
 Trẻ em lứa tuổi từ 0-5 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể , đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời. Trẻ rất hiếu động mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hằng ngày, chính vì khả năng hiếu động , tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp cũng dẫn tới các sang chiến về tâm lí, gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ .Vì vậy, việc quản lí bảo vệ an toàn , phòng tránh tai nạn cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. 
Tai nạn, thương tích ở nước ta đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Hiện nay, do tai nạn thương tích mỗi ngày có trên 30 người chết và trên 70 người bị thương gây tàn tật suốt đời. Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non, học sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn thương tích. Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách quốc gia phòng, tránh tai nạn thương tích”.
Nhìn vào thực tế con số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, tôi nhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.Vì vậy, cần trang bị cho giáo viên mầm non những kiến thức và cách phòng tránh tai nạn thương tích một cách có hiệu quả. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích và biết tự bảo vệ mình là một việc làm không dễ dàng, bởi tâm lý trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên .Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia nhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân trẻ, điều này rất nguy hại bởi trẻ cũng là một thành viên tham gia vào cuộc chiến chống lại tai nạn thương tích. Vì vậy, giáo viên cần tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong ngày (vui chơi, học tập, đi dạo...) cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu . Và trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. 
Tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp khác nhau, trong đó có nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích và tạo dựng môi trường học tập, vui chơi an toàn là không thể thiếu. Để thực hiện các biện pháp đó, với tránh nhiệm của người quản lý công tác chăm sóc giáo dục trong trường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Với mong muốn 100% trẻ đến trường được an toàn mọi lúc mọi nơi, không có tai nạn thương tích xảy ra với trẻ. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tập thể sư phạm trường mẫu giáo Họa Mi chúng tôi luôn đặt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những yếu tố cấp bách góp phần chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cho trẻ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường, đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường trong năm học này và những năm tiếp theo.
 	1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non 
Tìm ra nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. 
 	Nâng cao ý thức ,vai trò trách nhiệm , góp phần củng cố, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
 	Củng cố và cập nhật kiến thức cho giáo viên về đảm bảo an toàn cho trẻ và cách sơ cứu , cấp cứu thông thường xử lý ngay, kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
 	 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 	 Đội ngũ giáo viên trường mẫu giáo Họa Mi- xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh DakLak.
 	 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 	Trường mẫu giáo Họa Mi - xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh DakLak
 	 I. 5 .Phương pháp nghiên cứu.
 	 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan .
 	- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 	- Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ.
 	 - Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.
 	 II. Phần nội dung
 	 II.1.Cơ sở lí luận
Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nó có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi nàytrẻ chưa biết tự bảo vệ mình, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được giáo dục thường xuyên sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập chững bước vào đời. 
	Phòng tránh tai nạn thương tích là phòng tránh tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của con người.
	Phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhà trường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập.
	Phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ:
 Về mặt thể chất: cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường. 
Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống.
	Hơn nữa, phòng tránh được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ.
	Ngoài ra, phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác.
	Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hôi, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người.
II.2.Thực trạng 
 a.Thuận lợi – khó khăn
	* Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần tránh nhiệm cao trong công việc, quan sát trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi cả về thể xác lẫn tinh thần.
Các lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định trường chuẩn 
	Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức chuyên đề và cử giáo viên đi tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 
Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên.
Trường có nhân viên y tế, phòng y tế trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ.
* Khó khăn
Đa số phụ huynh làm nghề nông nên ít có thời gian quan tâm quan tâm đến con , cũng như các kiến thức cơ bản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế.
 	 b. Thành công- hạn chế
 *Thành công của đề tài
 Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, tránh tai nạn thương tích. Có nhân viên chuyên trách về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích. Cán bộ giáo viên, nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Môi trường xung quanh trường an toàn.
 Nhà trường đã tổ chức chuyên đề, mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, tránh, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp phát cho giáo viên nghiên cứu và học tập. 
	Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
 *Hạn chế của đề tài :
Giáo viên mầm non ít được dự các lớp tập huấn bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn về chăm sóc sức khỏe ,về bảo vệ an toàn, phòng tránh và sơ cứu tai nạn thương tích cho trẻ. 
c.Mặt mạnh –mặt yếu
 * Mặt mạnh của đề tài : 
Bản thân trước đây là giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy nên có kinh nghiệm trong việc đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và từ đó chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác này.
Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý trẻ tại các nhóm-lớp .
 Trường đang trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn nên cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Hệ thống phòng lớp đúng quy cách, có đủ đồ chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động, các lớp đều được trang bị những trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy chăm sóc giáo dục trẻ.
 Thường xuyên cải tạo môi trường  học tập và sinh hoạt luôn chúý đến nhà vệ sinh, sàn nhà không trơn trượt, sân trường bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ .
* Mặt yếu
 Một số gia đình thường xây dựng chuồng heo ở sát lớp học  gây ô nhiễm nặng nề cho lớp học do mùi phân , nước từ chuồng heo bốc lên.
Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên đôi khi còn chưa linh hoạt.
Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế.
 d. Nguyên nhân các yếu tố tác động :
Số lượng trẻ trên lớp quá đông, trong khi đó, trẻ lại rất hiếu động, tò mò, sức đề kháng còn yếu , nên rất dễ bị thương tích khi xảy ra các tai nạn như: ngã, chấn thương chảy máu, hóc sặc, bỏng Mặt khác, một số giáo viên mầm non chưa nhuần nhuyễn thao tác xử lí những tình huống cấp bách, chưa có kinh nghiệm cấp cứu trẻ dẫn đến việc chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
	Công tác kiểm tra , theo dõi, đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ chưa được làm thường xuyên , chặt chẽ.
Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
Đa số phụ huynh làm nghề nông họ đi làm ruộng, rẫy từ sáng sớm nên ít có thời gian trò chuyện, hướng dẫn con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết những nguy hiểm xung quanh mình Đây cũng là một hạn chế trong việc giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích tại gia đình.
Do người lớn thiếu kiến thức khi chăm sóc trẻ, kĩ năng sơ cứu y tế tạm thời ,chưa tốt, đôi khi còn xử lý bằng kinh nghiệm bản thân nên có nguy cơ gây nguy hiểm hơn cho vết thương của trẻ.
Môi trường xung quanh có nhiều vật cứng, vật nhỏ trong tầm tay trẻ đồ dùng để trên cao có thể rơi vỡ.
*Khảo sát đầu năm
Stt
Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên
Đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
 Nắm được nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
18
5
5
8
2
Chú trọng lồng ghép tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích vào các môn học, các hoạt động trong ngày của trẻ.
18
6
4
8
3
Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, cấp cứu , xử trí ban đầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
18
4
4
10
4
Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ . 
18
4
6
8
 	e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: Giáo viên đã nắm được nội dung giáo dục song chưa đầy đủ. Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm. Giáo viên đã nhận thức được thời gian cần lồng ghép tích hợp trong ngày. Bước đầu có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, cấp cứu, xử trí ban đầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, nhưng trong khi thực hiện giáo viên còn lúng túng . Nội dung phối hợp cùng gia đình của giáo viên chưa hiệu quả. Đời sống của một số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn nên họ chưa tập trung đầu tư đúng mức cho việc tự học, tự rèn luyện tay nghề. Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đang trong lộ trình xây dựng trường chuẩn xong vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện tại. 
Công tác kiểm tra, theo dõi,đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong nhà trường chưa được làm thường xuyên, chặt chẽ, chủ yếu là định tính, kết quả thường chung chung, không rõ ràng. Thiết bị y tế còn thiếu chưa được trang bị đầy đủ, những loại thuốc chữa những bệnh thường gặp còn hạn chế về số lượng. Hơn nữa giáo viên ít được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhập kiến thức chuyên môn về chăm sóc sức khỏe, về bảo vệ an toàn, phòng tránh và sơ cứu thương tích cho trẻ. 
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là cấp thiết, vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: 
II. 3. Các biện pháp thực hiện
a.Mục tiêu của biện pháp: 
Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục mầm non, theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của xã hội.	
Sức khỏe được đảm bảo sẽ giúp tinh thần của trẻ được ổn định, tăng khả năng tiếp thu, học hỏi những điều mới lạ trong cuộc sống, hình thành tư duy, nhân cách, năng lực thẩm mĩ, chuẩn bị vững chắc cho sự phát triển sau này.
Theo Chỉ thị số 20-CT/TW, Bộ Chính trị ngày 5/11/2012 về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, việc giáo dục và chăm sóc trẻ em là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, góp phần nâng cao nguồn lực sau này của đất nước. Đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và của giáo dục mầm non nói riêng, đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo nên lòng tin của phụ huynh với giáo viên, giữ vững uy tín của trường học.
Luôn giáo dục lồng ghép các nội dung và dạy trẻ các kiến thức cơ bản về cách phòng tránh, nhận biết các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ để trẻ tự biết bảo vệ bản thân khi cần thiết.
 Qua các biện pháp giáo viên đã thỏa mãn được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ mà vẫn đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi cho trẻ góp phần vào việc“ xây dựng trường học an toàn” và đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn ở địa phương. Những biện pháp sẽ được áp dụng luôn tạo được niềm tin nơi phụ huynh rằng họ đang có người đồng hành trên con đường xây đắp hạnh phúc và tương lai phồn thịnh cho thế hệ măng non chủ nhân của đất nước . 
b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp: 
 - Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
	- Chỉ đạo giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi	 
- Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra
- Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
 Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lí bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề tai nạn thương tích xảy ra ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mình, do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu : Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho Cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọng phòng tránh tai nạn giao thông, bạo lực học đường , đuối nước, dị vật đường thở, điện giật, bỏng giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài trường. Đảm bảo 100% Cán bộ giáo viên của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích. 100 % trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, không xảy ra tai nạn thương tích, không xảy ra ngộ độc thực phẩm . Xây dựng môi trường học tập an toàn, “Xanh - Sạch - Đẹp”. Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, giáo viên bổ xung các biển cấm ở các ổ điện tại lớp. Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng, bong sơn, long ốc , gây mất an toàn cho trẻ, báo cáo Ban giám hiệu để có kế hoạch sửa chữa kịp thời.
Ký kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
 	Liên hệ với Trung tâm y tế huyện Krông Ana mời Bác sĩ về trường khám sức khỏe cho trẻ 1-2lần/năm 
 Tham mưu với Hiệu trưởng bổ xung thuốc, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho phòng y tế học đường.
 	Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
 	 Phòng tránh tai nạn gây chấn thương: Thường xuyên kiểm tra chắn song cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào cổng trường và đồ chơi ngoài trời kịp thời báo cáo để khắc phục, sửa chữa ngay. 
 	Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động giáo dục trong ngày.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
Một trong những khái niệm về đồ chơi, thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt độn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam_tot_cong_tac_pho.doc