SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh

1. Cơ sở lý luận

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive) giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày

Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới, cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức hình thành thái độ và kỹ năng.

 Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những can thiệp dựa trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành vi đạt hiệu quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức. Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc giáo dục kỹ năng sống ngày càng được nhân rộng về nội dung chương trình và bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.

Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. Theo một số nghiên cứu cho thấy, các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian Ví dụ như trẻ em vùng biển thì có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.

 

doc 27 trang hoathepmc36 28/02/2022 5952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài.
Trẻ em, thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
 Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. 
Vì vậy, trong mục tiêu Giáo dục Đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. 
 Chính vì thế, nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiện nay đang là vấn đề bức thiết, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ vùng đồng bào DTTS nơi tôi đang công tác. Do đó việc bồi dưỡng, chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh”.
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  cho trẻ ở trường mầm non  và chuẩn  bị tốt tâm thế cho trẻ vào học trường phổ thông và sự phát triển sau này của trẻ.
Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kĩ năng sống  cho trẻ để đạt được hiệu quả cao hơn.
 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.
Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở trường mầm non Bình Minh- xã Đray Sáp- huyện Krông Ana- tỉnh Đăk Lăk.
Giới hạn của đề tài.
* Về nội dung: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở trường mầm non Bình Minh- xã Đray Sáp- huyện Krông Ana- tỉnh Đăk Lăk.
* Đối tượng khảo sát: Giáo viên, học sinh trường mầm non Bình Minh- xã Đray Sáp- huyện Krông Ana- tỉnh Đăk Lăk.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018
Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở trường mầm non Bình Minh” Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp thống kê giáo dục.
- Phương pháp trực quan hình ảnh.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin cá nhân 
Phần nội dung
Cơ sở lý luận 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive) giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày 
Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới, cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức hình thành thái độ và kỹ năng.
 Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những can thiệp dựa trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành vi đạt hiệu quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức. Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc giáo dục kỹ năng sống ngày càng được nhân rộng về nội dung chương trình và bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.
Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. 
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. Theo một số nghiên cứu cho thấy, các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian Ví dụ như trẻ em vùng biển thì có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biếtcác giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
 2.1 Ưu điểm: Trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, chính quyền địa phương, quý Sơ dòng nữ vương Hòa Bình cùng các bậc cha mẹ học sinh.
Trường có 100% học sinh ăn ở bán trú, CSVC khang trang sạch đẹp.
Tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong đời sống. 
Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, có sự nhiệt tình chia sẻ, phối hợp với nhau và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ.
2.2 Hạn chế: Bên cạnh những mặt ưu điểm vẫn còn một số hạn chế tồn tại sau: 92.4% học sinh là con em đồng bào DTTS, con bệnh nhân phong nên việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống còn nhiều lúng túng đối với giáo viên và học sinh.
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo.
Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng tuyên truyền của giáo viên chưa đồng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông. Nội dung, công tác phối hợp còn sơ sài, đôi khi thiếu tín thực tế, không phù hợp và chưa được cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm và đáp ứng thông tin của các bậc cha mẹ và cộng đồng.
Đa số phụ huynh học sinh là người dân tộc thiểu số nên chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệt là với tập tục xưng hô của người đồng bào thì bố mẹ, ông bà hay anh em đều xưng là mày, tao, nónên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, tại nơi tôi công tác đa số phụ huynh đi làm ăn xa, họ thường dẫn theo con em mình đi theo nên việc tuyên truyền vận động gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn chưa gương mẫu trong các hành vi tại gia đình. Điều đó dẫn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên đối với trẻ tại trường gặp nhiều hạn chế. Phòng học, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số lớp còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học vì vậy nên giáo viên gặp không ít khó khăn trong dạy học là điều không thể tránh khỏi.
*Khảo sát đầu năm giáo viên:
Nội dung khảo sát
Số lượng
Tỷ lệ
+ Có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
02/08
25%
+ Có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
03/08
37.5%
+ Có nhiều đồ dùng, đồ chơi, thơ ca, truyện kể có nội dung giáo dục kỹ năng sống. 
03/08
37.5%
+ Có nhiều hình thức, các hoạt động để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phát huy được tính tích cực của trẻ.
02/08
25%
*Kết quả khảo nghiệm học sinh toàn trường đầu năm 2017 – 2018
Nội dung
Tỉ lệ đạt %
Ghi chú
Tốt
Khá
TB
Mạnh dạn tự tin
35%
23%
42%
Kỹ năng trong giao tiếp
28%
20%
52%
Kỹ năng thích khám phá học hỏi
32%
21%
47%
Kỹ năng vệ sinh cá nhân và tự lập
24%
22%
54%
Kỹ năng nhận thức
29%
10%
61%
* Về phía phụ huynh. 
Tôi tiến hành khảo sát mức độ nhận  thức của phụ huynh về tầm quan trọng của  việc dạy kĩ năng sống cho trẻ tại 02 lớp là Lá và Mầm với tổng số 64 phụ huynh. 
     Mức độ 
Phụ huynh (Tổng số : 64)
Số lượng
%
Rất quan trọng
08/64
 12.5 %
Quan trọng
16/64
 25%
Bình thường
31/64
48.4 % 
Không quan trọng
09/64
14.1 % 
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy giáo viên đã nắm được nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ song chưa đầy đủ. Giáo viên đang còn tập trung vào việc dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới, chưa coi trọng việc dạy trẻ kĩ năng sống cho học sinh nên việc tổ chức của giáo viên còn chung chung  về nội dung cũng như các hình thức và phương pháp dạy trẻ. Nhiều giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chủ yếu dạy trẻ theo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn lúng túng hoặc nội dung giáo dục chưa cụ thể. Mới chỉ có 25 % giáo viên có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 37,5 % giáo viên có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Việc lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống tích hợp theo chủ đề trong năm học chưa linh hoạt.
Kĩ năng sống của  học sinh còn nghèo nàn, đa số trẻ còn chưa biết cách ứng xử với các tình huống bất thường xảy ra cũng như chưa biết cách giao tiếp ứng xử có văn hóa với người thân và mọi người trong xã hội. Tỉ lệ trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp chỉ 35% trẻ làm tốt, các kỹ năng khác tỉ lệ còn rất thấp. 
Đa phần phụ huynh  chưa nhận  thức được tầm quan trọng của  việc dạy kĩ năng sống cho con, 12.% phụ huynh cho rằng việc dạy kĩ năng sống cho con là rất quan trọng, 25% là quan trọng, tỉ lệ chưa quan trọng là 48.4% và không quan trọng là 14,1%. Phụ huynh chưa  thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để cùng thống nhất giáo dục kĩ năng sống cho con về nội dung cũng như phương pháp. Một số phụ huynh chưa biết nội dung sẽ dạy gì và dạy như thế nào. Do vậy trong quá trình giáo dục đã thấy được nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:
2.3 Nguyên nhân chủ quan: 
Đội ngũ giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Chưa biết cách lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống để vận dụng vào thực tế sao cho hiệu quả.
Cách tổ chức còn áp đặt, nặng nề, mang tính hình thức. 
Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy chưa linh hoạt, sáng tạo vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
2.4 Nguyên nhân khách quan
 Do năng lực, trình độ nhận thức, tuổi đời, của giáo viên trong nhà trường chưa đồng đều, giáo viên còn rập khuân, cứng nhắc trong việc thực hiện giảng dạy. 
Đa số giáo viên là người dân tộc thiểu số nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. 
Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc kỹ năng sống trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho giáo viên và cho học sinh.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trường: Phải tích cực tổ chức bồi dưỡng chuyên môn ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên vững vàng về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Nội dung và hình thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp
Giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực như: phát triển về thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.
Giúp giáo viên làm tốt công tác giáo dục kĩ năng sống  cho trẻ để đạt được hiệu quả cao hơn. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Bản thân tôi nhận thấy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là vấn đề dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành họp chuyên môn và nêu nhiệm vụ trọng tâm của trong năm học, trong đó nhấn mạnh đến việc đưa các kỹ năng dạy trẻ tập làm một số công việc tự phục vụ, chú ý yếu tố cá nhân của trẻ.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trước tiên giáo viên phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ. Để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm những nội dung cụ thể sau:
-  Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống. Cho giáo viên tham khảo một số giáo án hay, những kinh nghiệm dạy trẻ có nội dung về giáo dục kỹ năng sống của các giáo viên giỏi và trên các tạp chí.
- Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ thế nào là dạy kỹ năng sống. Dạy kỹ năng sống là dạy cho trẻ những kỹ năng gì. Dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất. Đặc biệt nhấn mạnh đến những kỹ năng: lao động tự phục vụ; hợp tác, chia sẻ; giao tiếp, lễ giáo; khám phá, học hỏi; mạnh dạn tự tin.
+ Kỹ năng sống tự tin: Ngay từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi, mọi lúc. Thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước tập thể như: Biết tự giới thiệu về bản thân, tham gia các chương trình văn nghệ, biểu diễn thời trang Ví dụ: Trẻ tự tin đứng trước mọi người giới thiệu tên của mình và hát 1 bài hát yêu thích.
+ Kỹ năng lao động tự phục vụ: Trẻ ở lứa tuổi MN còn rất vụng về, khi để trẻ tự xúc ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi, hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởi bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Nhưng giáo viên phải xác định rằng đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc cơm ăn, lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống. VD: Tự đi giày dép, uống nước, tự lấy nệm, lấy gối cho mình (trẻ lớp mầm)tự mặc quần áo, cùng với cô và các bạn kê dọn bàn ăn, tự đánh răng sau khi ăn, tự rửa mặt (trẻ 4-5 tuổi)
+ Kỹ năng vệ sinh cá nhân: Giúp cho giáo viên dạy trẻ có thể tự súc miệng, đánh răng và rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, giáo viên phải biết dạy trẻ thói quen tóc tai luôn gọn gàng, biết giúp người lớn dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác cần giúp trẻ hiểu có những công việc một mình sẽ không thể làm được. VD Trong giờ hoạt động góc trẻ hợp tác cùng bạn xây dựng ngôi nhà, khu vui chơi Chính vì vậy phải có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm.
+ Kỹ năng ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. VD: trong giờ Khám phá khoa học “ Một số con vật nuôi trong gia đình” trẻ được quan sát các con vật, từ đó tìm hiểu xem con vật đó lông của nó như thế nào hay vì sao con gà lại dùng chân bới xuống đất để làm gì.
+ Kỹ năng giao tiếp:  Trẻ cần biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ, nó có vị trí khá chính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như: Đọc, viết...Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay một chính kiến nào đó, trẻ sẽ dễ dàng học và sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
+ Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên giáo viên cần phải biết dạy trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn.
- Bồi dưỡng về thực hành cho giáo viên:                                  
Muốn giáo viên dạy được trẻ các kỹ năng sống thì đòi hỏi thao tác của giáo viên phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải được các cô giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một kiểu thì sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng các tiết học theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động chung, nhất là cách tạo ra các tình huống để trẻ giải quyết.
Chỉ đạo 100% các lớp có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Ghi rõ những yêu cầu cần giáo dục trẻ trong năm và những biện pháp sẽ thực hiện như thế nào.
 Hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi về chuyên môn, về cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó tìm ra những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ dạy và các hoạt động của giáo viên có lồng ghép nội dung này, từ đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam_tot_cong_tac_gia.doc