SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn

Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Nếu phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng viết các đoạn văn, bài văn theo từng chủ đề thì phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh các kĩ năng thực hành. Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu . trong giao tiếp và học tập. Từ đó, giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp, đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Chính biện pháp tu từ so sánh đã góp một phần không nhỏ làm lên điều này.

 So sánh là thao tác thường trực của tư duy, là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như sáng tạo văn chương. So sánh có khả năng khắc hoạ hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận cuộc sống và văn học một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

 

doc 26 trang thuychi01 8093
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
GIÚP HỌC SINH LỚP 3
BIẾT DÙNG HÌNH ẢNH SO SÁNH KHI VIẾT VĂN
	Người thực hiện: Vũ Thị Hạnh
	Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lập - Thọ Xuân
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Phần mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung của SKKN
2
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2
2.2. Thực trạng 
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4. Hiệu quả của SKKN
19
3. Kết luận và kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị 
20
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Nếu phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng viết các đoạn văn, bài văn theo từng chủ đề thì phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh các kĩ năng thực hành. Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu ... trong giao tiếp và học tập. Từ đó, giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp, đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Chính biện pháp tu từ so sánh đã góp một phần không nhỏ làm lên điều này.
	So sánh là thao tác thường trực của tư duy, là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như sáng tạo văn chương. So sánh có khả năng khắc hoạ hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận cuộc sống và văn học một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
	Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của Sách giáo khoa (SGK) đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh... Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
So sánh được đưa vào chương trình lớp 3 với mục tiêu giúp học sinh:
 - Nhận biết phép so sánh
 - Mục đích, sử dụng phép so sánh
 - Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng phép so sánh
Trong thực tế, giáo viên và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học 
về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không có các bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có bài tập để học sinh thực hành về từ và câu, khá phong phú và đa dạng kiểu loại... Trong khi đó, tư duy, nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách chung chung tác dụng của so sánh. Các em thường gặp khó khăn khi vận dụng đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít, chưa biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy, câu văn của các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả... Điều đó cũng phần nào lí giải vì sao các bài tập Tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn.
Sách giáo viên hầu như cũng chỉ đưa ra đáp án bài tập, chứ chưa hướng dẫn cách làm thế nào. Điều này khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học sao cho kích thích được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh. Thực tế làm công tác chuyên môn nhiều năm tôi nhận thấy hầu như rất ít học sinh lớp 3 biết sử dụng hình ảnh so sánh khi viết đoạn văn hoặc có em có viết nhưng hình ảnh so sánh thường khập khiễng, không đúng dẫn đến đoạn văn rời rạc thêm từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài văn. Để giúp các em học sinh lớp 3 biết viết những đoạn văn giàu hình ảnh so sánh, chuẩn bị cho một giai đoạn viết văn sâu hơn ở lớp 4, 5 trong quá trình quản lí chuyên môn, tôi đã trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi đúc rút được một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 trường tôi phụ trách biết dùng hình ảnh so sánh khi viết đoạn văn và đã áp dụng thành công, chính vì thế mà tôi đăng kí viết đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Đánh giá thực trạng giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3, từ đó, bước đầu đề xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp giảng dạy có hiệu quả phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 ở các phân môn; thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; xây dựng quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của giáo viên và nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho HS. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3.
- Giáo viên, học sinh khối 3 trường Tiểu học Xuân Lập - Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp hệ thống. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp, thao tác bổ trợ khác. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận:
 	Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua c¸c phân môn. Phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó tận dụng các hiểu biết và kĩ năng Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Mặt khác, phân môn Tập làm văn còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản. Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn viết và nói. Để sản sinh được các văn bản này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đó là các kĩ năng dùng từ, đặt câu, phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, đoạn và kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong đó biện pháp so sánh.
 	Chúng ta đều biết rằng, chất lượng của một bài văn, nhất là văn miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải dẫn đến cảm xúc mãnh liệt nhất, dẫn đến những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc khiến họ nhìn thấy rất rõ và rất có ấn tượng. Yếu tố tạo nên chất lượng trên là các chi tiết có góc cạnh, sinh động, thể hiện được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái Để có được những đoạn văn, bài văn như thế, ngoài sự quan sát có chọn lọc, biết phát hiện, rất cần sự biểu đạt, phô diễn các chi tiết đã có bằng cách dùng ngôn ngữ, vẽ nó lên trước mắt người đọc, người nghe. Sử dụng biện pháp so sánh trong làm văn là một cách kết nối giữa cảm nhận tinh tế mọi sự vật ở người viết và người đọc.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng về công tác dạy học sinh dùng hình ảnh so sánh trong viết văn.
	 Hoạt động dạy học sinh viết các hình ảnh so sánh trong các đoạn văn, bài văn được lồng trong các tiết tập làm văn. Một thực tế cho thấy trong mỗi lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, việc hướng dẫn các em viết được các đoạn văn không thể dẫn đến một đáp số đúng như môn toán mà có rất nhiều đáp số khác nhau. Để đạt được mục tiêu em nào cũng biết viết được một đoạn văn theo yêu cầu đề bài, thay vì phải mất rất nhiều thời gian, công sức đã có xu thế cho học sinh thuộc văn và viết lại đoạn, bài đã thuộc. Với cách làm đó, việc giúp học sinh biết dùng hình ảnh so sánh trong làm văn cũng mờ nhạt, ít ỏi dần. Việc hướng dẫn con em làm văn ở nhà của các bậc phụ huynh không được coi trọng, rất ít phụ huynh quan tâm đến việc hướng dẫn con em mình viết các câu văn có hình ảnh so sánh.
2.2.2. Nội dung chương trình Tập làm văn liên quan đến dùng hình ảnh so sánh trong bài viết và thực trạng viết văn của học sinh lớp 3
 	Trong chương trình phân môn Tập làm văn ở lớp 3, các tiết Tập làm văn được cụ thể thành các bài tập nhỏ. Các bài tập như: Kể lại buổi đầu đi học; Kể về người hàng xóm; viết đoạn văn về quê hương; viết đoạn văn về cảnh đẹp đất nước; viết đoạn văn về thành thị, nông thôn; kể về việc học tập của em (Ở học kì I), viết đoạn văn về người lao động trí óc; kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật; kể về lễ hội, kể lại một trận thi đấu thể thao; viết đoạn văn về bảo vệ môi trường (Ở học kì II) là những bài tập yêu cầu học sinh phải viết thành đoạn văn. Trước khi viết thành những đoạn văn ngắn, các em được thực hành kể hoặc trả lời các câu hỏi tìm ý cho đoạn văn. Việc viết thành một đoạn văn ngắn đối với các em học sinh lớp 3 đã trở nên quen thuộc vì từ lớp 2 các em đã thực hành viết đoạn văn nhiều lần. Tuy nhiên, việc đưa vào trong đoạn văn những hình ảnh so sánh chưa nhiều. Một số em đã viết được hình ảnh so sánh trong đoạn văn nhưng có hình ảnh lại thiếu chính xác, sự so sánh khập khiễng, không phù hợp khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên thiếu tự nhiên, gò bó và ảnh hưởng đến chất lượng đoạn văn.
2.2.3. Kết quả khảo sát
 	Để kiểm tra chất lượng viết đoạn văn có hình ảnh so sánh, tôi đã tiến hành cho các em HS lớp 3 làm bài kiểm tra.
 	Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn về cảnh đẹp của đất nước.
 	Kết quả đạt được như sau: 
Tổng số HS
Số đoạn văn có hình ảnh so sánh hấp dẫn, sinh động
Số đoạn văn đã có hình ảnh so sánh tương đối đảm bảo phù hợp
Số đoạn văn có hình ảnh so sánh chưa phù hợp, thiếu chính xác.
Số đoạn văn chưa có hình ảnh so sánh.
85
0 = 0 %
12 = 14,1%
18 = 21,2 %
55 = 64,7 %
 	Kết quả đánh giá một bài tập làm văn trên đây cho thấy chưa có học sinh nào viết được đoạn văn có hình ảnh so sánh sinh động, giàu hình ảnh, lôi cuốn người đọc hoặc gây ấn tượng. Nguyên nhân dẫn tới kết quả đó là:
*. Đối với giáo viên: 
- GV còn xem nhẹ tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh vì tâm lí chỉ cần học sinh hoàn thành mục tiêu bài học là viết được đoạn văn về chủ đề nào đó là được không nhất thiết phải có sử dụng các biện pháp tu từ trong khi viết văn đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của nhiều giáo viên nên giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh cần sử dụng phép so sánh khi viết văn.
- Giáo viên chưa thực sự nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, dạy bài nào là biết bài đó (chưa chú ý đặt bài dạy vào trong hệ thống kiến thức, kĩ năng của môn học) nên thiếu củng cố, khắc sâu, mở rộng cho học sinh.
- Khi dạy Tập đọc, dạy Luyện từ và câu, dạy Tập làm văn GV chưa chú trọng, chưa lưu tâm đến việc rèn cho HS thói quen ví von, so sánh trong lời ăn tiếng nói của các em; GV chưa có biện pháp hữu hiệu để kích thích tư duy, kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng của các em đối với những sự vật, hiện tượng có nét tương đồng, giống nhau khi nói và viết.
- GV chưa thực sự đầu tư trong việc soạn giảng các tiết học Luyện từ và câu hướng dẫn học sinh cách so sánh một cách hiệu quả nhất. Kiến thức về phong cách học của GV còn hạn chế. GV chưa biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức và hình thức dạy học nên kết quả học tập của HS chưa cao. Bên cạnh đó, GV phần lớn chỉ chú trọng đến việc dạy cho HS cách nhận diện phép so sánh mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy HS cách cảm nhận và vận dụng các kiến thức về so sánh vào việc nói và viết.
*. Đối với học sinh: 
- Tỉ lệ HS viết đoạn văn chưa có hình ảnh so sánh phù hợp hoặc thiếu chính xác hoặc chưa có hình ảnh so sánh... còn cao là do các em chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, mùi vị, màu sắc... để liên tưởng ví von cho thật ấn tượng, dẫn đến khập khiễng, mất đi hiệu quả tác dụng của phép so sánh. Hơn nữa các em còn tìm sai từ so sánh, nhận diện sai các yếu tố so sánh là do việc nắm kiến thức lí thuyết về so sánh chưa vững. Mặt khác do các em lười tư duy hoặc tư duy hạn chế, vốn sống của các em chưa phong phú, vốn từ còn nghèo nàn, chưa có kĩ năng viết câu có hình ảnh so sánh trong đoạn văn.
- Các em chưa nắm được các cách so sánh một cách chắc chắn dẫn đến khi sử dụng phép so sánh các em còn lúng túng, chưa xác định được đối tượng so sánh để tìm hình ảnh so sánh cho phù hợp, hay so sánh khập khiễng, không đúng đối tượng,
- Do năng lực tiếp thu của một số HS còn chậm nên các em còn mắc một số lỗi như lỗi về nhận diện phép sánh, lỗi về cách cảm thụ và vận dụng các hình ảnh so sánh vào bài làm của mình.
 	Thực trạng trên cho thấy điều tác động nhiều nhất đến chất lượng viết văn của học sinh là cách dạy, các biện pháp dạy học nhằm giúp các em học sinh lớp 3 biết viết những đoạn văn giàu hình ảnh, sinh động.
	Nắm bắt được những nguyên nhân dẫn đến chất lượng viết văn có sử dụng hình ảnh so sánh của học sinh lớp 3 chưa đạt theo yêu cầu tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phép so sánh trong dạy học Tiếng Việt.
Để nâng cao chất lượng của việc giúp học sinh biết sử dụng hình ảnh so sánh khi viết văn người giáo viên cần nhận thức đúng đắn phép so sánh và sử dụng hình thức dạy học hiệu quả, tích cực. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải luôn mẫu mực trong việc nhận thức, tìm tòi, nâng cao sự hiểu biết về phép so sánh. Trước hết, bản thân tôi nhận thấy mình phải thực sự thuần thục về kĩ năng hướng dẫn học sinh biết sử dụng phép so sánh, cũng như khả năng, hiểu biết về lí thuyết so sánh. Hiểu như vậy nên trong quá trình quản lí chỉ đạo chuyên môn ở trường tôi luôn chú ý bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của phép so sánh trong viết văn, tôi cũng luôn tìm tòi, suy nghĩ, tìm hiểu về các dạng, các mô hình của phép tu từ so sánh ở Tiểu học. Từ đó hướng dẫn, định hướng cho giáo viên của trường thực hiện dạy có hiệu quả việc giúp học sinh biết sử dụng phép so sánh khi viết văn. 
2.3.2. Bồi dưỡng về phương pháp và kiến thức về phép tu từ so sánh cho GV.
- Bản thân tôi nhận thấy: Để giúp nâng cao chất lượng viết văn có sử dụng phép so sánh thì điều đầu tiên cần phải làm đó là bồi dưỡng về kiến thức, giúp giáo viên vững vàng hơn về phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu. Nắm được điều đó nên trong quá trình quản lí, chỉ đạo chuyên môn tôi đã chú ý định hướng cho giáo viên cần phải dạy đúng quy trình. Để học sinh học tốt dạng bài tu từ so sánh. Bất cứ một bài tập nào, tôi đều yêu cầu giáo viên cần làm theo các bước sau:
- Đọc kỹ đề bài
- Xác định đúng yêu cầu của bài 
- Phân tích yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài 
- So sánh đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án (HS phải giải thích được đáp án của mình).
- GV phải giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó.
* Ví dụ : Bài tập 2 (Trang 8): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau:
 Ơ cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê
 Như vành tai nhỏ 
 Hỏi rồi lắng nghe
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề
- Giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật.
- HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào SGK
- Học sinh trình bày (Giáo viên có thể hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại sao em chọn từ đó)
- Giáo viên đưa ra đáp án để đối chiếu kết quả:
Sự vật so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
Cái dấu hỏi
như
vành tai nhỏ
+ Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn).
* Chú ý : Phương pháp này có hiệu quả nhất là sử dụng khi tìm hiểu bài. 
Hay, tôi đã cung cấp cho giáo viên nắm vững kiến thức lí thuyết về so sánh như cấu tạo của phép so sánh gồm 4 yếu tố:
Câu: Mặt tươi như hoa.
1
2
3
4
Mặt
tươi
như
hoa
Trong đó:
- Yếu tố 1: là cái so sánh
- Yếu tố 2: là cơ sở so sánh, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh
- Yếu tố 3: từ dùng để so sánh. Ngoài "như" còn có các từ "tựa", "tựa như", "giống như", "là", "như là", "như thể",...
- Yếu tố 4: là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc của nó.
- Dựa vào cấu trúc: Có thể đưa ra các dạng so sánh như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố: Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: Cái so sánh, cơ sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh.
VD: Bà hiền như suối trong.
 1 2 3 4
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1), tức là so sánh không có cái so sánh.
VD: trong như thạch
Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: "đông như hội", "xấu như ma", "lặng như tờ", "ngọt như đường",...
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2)
Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
VD: Đây con sông như dòng sữa mẹ.
"con sông" được so sánh như "dòng sữa mẹ" và từ hình ảnh so sánh này có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau:
Chẳng hạn: Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ.
Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ.
Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ.
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và (3)
Đây là dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.
VD: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Bằng cách giúp giáo viên nắm vững kiến thức cũng như nội dung chương trình giảng dạy có liên quan đến phép so sánh giúp cho giáo viên có từng phương pháp giảng dạy đối với mỗi dạng bài và từng bước nâng cao được hiệu quả giảng dạy.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sự vật một cách tinh tế
Quan sát không chỉ đơn giản là nhìn sự vật để nắm bắt các thông tin về sự vật đó mà còn phải sử dụng mọi giác quan để nhận biết về sự vật. Đối với học sinh Tiểu học, hướng dẫn các em quan sát sự vật là hướng dẫn các em thực hiện các nhiệm vụ mắt nhìn, mũi ngửi, tay sờ, lưỡi nếm, có khi còn phải dùng cả làn da để cảm nhận sự vật. Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ thì chúng ta sẽ không làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của chúng ta. Để viết được một đoạn văn có các hình ảnh so sánh trước hết tôi hướng dẫn giáo viên tập cho học sinh xây dựng thói quen quan sát sự vật một cách kĩ càng bằng nhiều giác quan, tìm ra được những nét chính, thấy được những nét riêng độc đáo của mỗi sự vật, suy nghĩ xem các sự vật, các chi tiết độc đáo vừa quan sát đó giống với sự vật nào đã gặp, đã biết. Sau đó, tôi yêu cầu giáo viên hướng dẫn các em ghi chép lại vào giấy nháp. 
 	VD: Khi hướng dẫn HS viết đoạn văn về nông thôn, tôi định hướng để giáo viên hướng dẫn các em quan sát quang cảnh ở nông thôn quê em, có thể là cảnh đường làng, triền đê, cánh đồng, dòng sông, thôn xóm . Giáo viên gợi cho các em quan sát bằng hệ thống câu hỏi:
- Con đường làng như thế nào? ( quanh co uốn lượn ). 
- Em thấy con đường giống với sự vật nào? (giống một con rắn khổng lồ đang trườn dài tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_giup_hoc_sinh_lop_3.doc