SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một

 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em một cách toàn diện nhất, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong đó chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy để trẻ có các thao tác trí tuệ có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về không gian, thời gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí tuệ như biết so sánh, phân tích tổng hợp, làm thế nào để trẻ có kỹ năng giao tiếp với cô giáo, bạn bè. Vì thế chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không phải là chuyện học chữ mà chúng ta cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ.

 Do một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một, nên vẫn còn nhiều phụ huynh ép trẻ học trước tuổi là vô tình chúng ta đã đánh mất đi tuổi thơ của trẻ. Không những thế, bị ép học sớm có thể gây tổn hại tâm lý mà mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập sau này.Thực tế ở địa phương tôi còn nhiều phụ huynh nhất là ở các thôn đặc biệt khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa trẻ ở nhà chủ yếu với ông, bà, nên ít được quan tâm đến việc học tập của con em mình, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 chủ yếu là những phương tiện, sách vở, giày,dép, quần áo và một vài phép tính đơn giản. Trong khi đó, nhiều nội dung quan trọng chưa được quan tâm đúng mức như phẩm chất, thể lực, trí tuệ, và tâm sinh lý khi trẻ đi học lớp 1. Vì vậy những trẻ chưa được chuẩn bị tâm thế chuẩn bị vào lớp một thường bị thiệt thòi và không bắt kịp bạn bè trong thời gian dài học tập ở trường tiểu học.

 

doc 22 trang thuychi01 16597
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH VINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO LỚP MỘT
Người thực hiện: Trần Thị Tuyết Mai
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thành Vinh
SKKN thuộc lĩnh vực : Quản lý
THẠCH THÀNH NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu.
1
1.1
Lý do chọn đề tài.
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm,
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
3
2.3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoạc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1
Tuyên truyền phối hợp nâng cao nhận thức.
5
2.3.2
 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên dạy lớp năm tuổi.
8
2.3.3
 Phát triển về ngôn ngữ.
9
2.3.4
 Phát triển về thể lực cho trẻ.
 11
2.3.5
 Phát triển về một số kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập.
12
2.3.6
 Phát triển về mặt tình cảm - xã hội cho trẻ năm tuổi.
13
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
16
3
Kết luận và kiến nghị.
17
3.1
Kết luận. 
17
3.2
Kiến nghị.
18
 1.MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em một cách toàn diện nhất, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong đó chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy để trẻ có các thao tác trí tuệ có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về không gian, thời gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí tuệ như biết so sánh, phân tích tổng hợp, làm thế nào để trẻ có kỹ năng giao tiếp với cô giáo, bạn bè. Vì thế chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không phải là chuyện học chữ mà chúng ta cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ.
 Do một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một, nên vẫn còn nhiều phụ huynh ép trẻ học trước tuổi là vô tình chúng ta đã đánh mất đi tuổi thơ của trẻ. Không những thế, bị ép học sớm có thể gây tổn hại tâm lý mà mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập sau này.Thực tế ở địa phương tôi còn nhiều phụ huynh nhất là ở các thôn đặc biệt khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa trẻ ở nhà chủ yếu với ông, bà, nên ít được quan tâm đến việc học tập của con em mình, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 chủ yếu là những phương tiện, sách vở, giày,dép, quần áo và một vài phép tính đơn giản. Trong khi đó, nhiều nội dung quan trọng chưa được quan tâm đúng mức như phẩm chất, thể lực, trí tuệ, và tâm sinh lý khi trẻ đi học lớp 1. Vì vậy những trẻ chưa được chuẩn bị tâm thế chuẩn bị vào lớp một thường bị thiệt thòi và không bắt kịp bạn bè trong thời gian dài học tập ở trường tiểu học.
 Chính vì vậy, việc cho trẻ làm quen với môi trường học tập là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, trẻ phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ học tập một cách thực sự, phải tập trung chú ý cao độ trong cả một tiết học dài, đó là một việc không hề  đơn giản với trẻ, để giúp trẻ vượt qua được những khó khăn ban đầu đó cha mẹ, cô giáo giúp đỡ trẻ để trẻ tự tin hơn trong quan hệ xã hội, những điều đó luôn chăn trở trong tôi, trong những khi được tiếp xúc với trẻ, cũng như trong chỉ đạo giáo viên dạy khối 5 tuổi, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một có tầm quan trọng vô cùng to lớn đó chính là tiền đề để trẻ vũng bước trong những năm học tiếp theo.
1
 Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã tìm hiểu thực tế ở địa phương về thực trạng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi luôn chăn trở làm thế nào để có những giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, mà chú trọng nhất là chuẩn bị một cách toàn diện cho trẻ 5 tuổi trước khi bước vào lớp 1. Tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 là việc làm cần thiết, và có tính cấp bách, mà tôi phải tìm tòi, nghiên cứu, các
 vấn đề để đưa ra các biện pháp có tính khả thi cao. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non Thành Vinh” với mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ công lao của mình đối với việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một một cách tốt nhất.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non Thành Vinh” Tôi thiết nghĩ việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là rất quan trọng để làm tốt được điều này bản thân tôi phải đề ra một số biện pháp chỉ đạo để giáo viên nâng cao chất lượng, hiệu quả cho việc rèn kỹ năng bền bỉ, sự tập chung chú ý cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Đánh giá được kết quả thực trạng việc nâng cao chất lượng cho trẻ được thể hiện qua các mặt. Về thể chất không đơn thuần là chuẩn bị về chiều cao và trọng lượng cơ thể, mà chuẩn bị về chất đó là sự bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của tinh thần. Về tâm lý trẻ sẽ thấy nhiểu điều khác lạ so với những gì đã biết  trước đó ở trường mầm non, chính vì vậy có thể bằng việc trò truyện giới thiệu một vài nét cơ bản về trường Tiểu học. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ: Như chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp một, một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo, sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp1, và một số kỹ năng cơ bản cần thiết khác, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, kỹ năng nhận biết và sống với người khác, kỹ năng nhận biết và chấp hành các quy định chungcho việc học tập, yêu cầu trẻ nhận biết 29 chữ cái qua đó nhận biết phát âm rõ ràng chữ cái mà cô yêu cầu, tất cả những thứ đó chính là hành trang để trẻ vũng vàng bước vào trường Tiểu học.
 Là phó hiệu trưởng phụ trách khối mẫu giáo tôi luôn luôn gần gũi và hiểu rõ tình hình thực tế việc chuận bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một, và đưa ra một số biện pháp, kinh nghiệm có hiệu quả trong công tác chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một, tôi luôn giúp giáo viên dạy lớp năm tuổi biết được thực trạng của trường và địa phương, để có các phương pháp thực hiện tốt hơn trong việc chuẩn bị bàn giao trẻ năm tuổi cho trường Tiểu học. vì vậy trong quá trình chỉ đạo và làm việc tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường lựa chọn phân công giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, năng lực sư phạm tốt, và thực sự tâm huyết với nghề, khéo léo trong giao tiếp để đứng lớp năm tuổi, vì lứa tuổi này rất nhạy cảm và cần giáo viên có năng lực thực sự, để tuyên tuyền đến tất cả các bậc phụ huynh, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một ở trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ năm tuổi ở trường mầm non Thành Vinh nơi tôi công tác.
2
Theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của bộ giáo dục và đào tạo.
Giáo viên dạy lớp 5 tuổi trong trường mầm non Thành Vinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp thống kê và sử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, và bồi dưỡng chăm sóc cho thế hệ tương lai rất quan trọng, bậc học mầm non cần chăm sóc giáo dục một cách tốt nhất. Vì giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nầm non là xây dựng cơ sở ban đầu cho sự nghiệp giáo dục nhân cách con người mới. Có thể nói sự phát triển nhân cách của trẻ sau này phụ thuộc lớn vào giáo dục mầm non.
 Chính vì vậy bậc học mầm non là bậc học đầu tiên, là nền móng vũng chắc ban đầu cho những bậc học tiếp theo của cuộc đời trẻ, mà trường mầm non là vai trò quan trọng trong giáo dục toàn diện ở trẻ, cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là không thể thiếu được, vì trẻ phải chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó, vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được bước ngoặc này, là một bước ngoặt quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm. Một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích nghi môi trường mới với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, thay cho hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Một hoạt động chơi mang tính chất khá tự do, nay chuyển sang hoạt động học mang tính chất bắt buộc, trẻ lao động trí óc một cách nghiêm túc, căng thẳng. Nội dung của hoạt động học cao đòi hỏi trẻ phải chú ý, với sự kiên trì nỗ lực có ý trí và linh hoạt mềm dẻo, tính khái quát, tính logich trong tư duy là yếu tố vô cùng quan trọng. Trẻ học ở tiểu học có rất nhiều những quan hệ xã hội cần được thay đổi, đó là quan hệ giữa trẻ với cô, ở trường mầm là “ Cô - con” được thay thế bằng quan hệ “thầy - trò” ở trường tiểu học, ở trường mầm non là bạn cùng chơi, ở trường tiểu học là bạn cùng học, ở trường mầm non là lớp lớn nhất, ở trường tiểu học là lớp nhỏ nhất. Để chuẩn bị cho trẻ lào lớp 1 được tốt hơn và thuận lợi, chương trình giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi chỉ thực hiện việc dạy trẻ biết được 29 chữ cái, con số từ 1-10, và một số kỹ năng cần thiết khác phù hợp với lứa tuổi, chỉ được phép thông qua các hoạt động nhẹ nhàng qua đó trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
* Thuận lợi:
 Trường Mầm non Thành Vinh đặt tại khu trung tâm của xã, thuộc thôn Phượng Long Xã Thành Vinh.	 Trong những năm gần đây nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã, của phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 100% trẻ đến trường được chia theo độ tuổi, trẻ ăn bán trú tại trường 100% thuận lợi cho việc thực hiện chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một. Nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 34 giáo viên, 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, để đáp ứng yêu cầu giáo dục mới như hiện nay.
 Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự đồng lòng của các đồng nghiệp, sự giúp đỡ nhiệt tình của phụ huynh, nên công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện một số biện pháp, kinh nghiệm chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một ở trường mầm non được tiến hành khá thuận lợi.
* Khó khăn:
 Trường Mầm non Thành Vinh nằm ở trung tâm xã, toàn xã có 10 thôn, trong đó có 4 thôn là thôn 135, có hai dân tộc kinh và mường cùng chung sống, trong đó người dân tộc Mường chiếm 60%, nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, và một số làm nghề kinh doanh, còn lại một số ít là công chức, viên chức, chủ yếu là người dân làm nông nghiệp, một phần lớn hộ gia đình đi làm ăn xa, nên việc tuyên truyền để mọi người dân hiểu biết tần quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một là rất khó khăn.
 Học sinh ra lớp quá tải, sĩ số học sinh trên lớp đông, giáo viên còn thiếu nhiều, học sinh chủ yếu là người dân tộc, dẫn đến việc trẻ giao tiếp bằng tiếng phổ thông còn hạn chế.
 Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn như phòng học, phòng chức năng, một số trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ chưa đầy đủ, tuy nhiên nhiều loại đồ dùng đồ chơi chưa đồng bộ, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động giáo dục của trẻ năm tuổi.
 Phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm do bận nhiều công việc, nên chưa thực sự chú trọng đến việc học của trẻ, sự phối hợp của nhà trường và gia đình chưa thực sự nhịp nhàng, chặt chẽ,dẫn đến nề nếp của trẻ không được như mong muốn. Một số gia đình do chưa nắm được tâm sinh lý lứa tuổi, nôn nóng về việc học hành của con cái, nên một số phụ huynh cho con học trước chương trình của tiểu học.
4
 Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tôi luôn chăn trở suy nghĩ làm thế nào để tìm ra những phương pháp, biện pháp, và bằng những kinh nghiệm của mình chỉ đạo giáo viên dạy lớp năm tuổi, dạy trẻ chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một. Nên tôi luôn tìm tòi nghiên cứu mong muốn tìm ra các giải pháp có hiệu quả để giúp cho giáo viên có những biện pháp giáo dục trẻ năm tuổi có một tâm thế bước vào lớp một một cách vững vàng.
*. Kết quả thực trạng.
 Từ sự nóng vội của các bậc phụ huynh về chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một và chưa hiểu rõ về chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở độ tuổi năm tuổi. Bên cạnh đó do cơ sở vật chất thiếu thốn dẫn đến trong quá trình dạy trẻ giáo viên dạy lớp năm tuổi còn hạn chế về nhiều mặt, nên trong những năm qua còn rất nhiều trẻ bước vào lớp một vẫn còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn chủ động giao tiếp, ngại giao tiếp, ngôn ngữ diễn đạt chưa mạch lạc còn thiếu hụt ý, chưa đầy đủ câu, kỹ năng sống chưa có, mối quan hệ tình cảm trong xã hội còn thấp, được thể hiện qua bảng điều tra cụ thể 155 trẻ ở năm lớp 5-6 tuổi trường Mầm non thành Vinh đầu tháng 9 năm học 2017-2018 như sau.
Tổng số trẻ 5 tuổi
Lĩnh vực khảo sát
Số trẻ đạt
 Tỷ lệ %
Số trẻ chưa đạt
Tỷ lệ %
155 cháu
Thể lực
146
94
9
6
Kỹ năng giao tiếp
98
63
57
37
Trí tuệ
102
66
53
34
Tình cảm xã hội
96
61
59
39
Ngôn ngữ
90
58
65
42
 Qua điều tra thực tế bảng trên đã cho ta thấy còn rất nhiều trẻ thiếu tự tin chưa mạnh dạn, nhút nhát.Về trí tuệ trẻ phát triển bình thường theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có khả năng tư duy, quan hệ xã hội còn hạn chế chưa mạnh dạn tự tin vào chính bản thân mình, chưa chủ động giao tiếp, ngôn ngữ diễn đạt chưa mạch lạc rõ câu.
 Từ những thực trạng trên tôi đã tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để chỉ đạo giáo viên trực tiếp dạy lớp năm tuổi áp dụng vào thực tế trong các hoạt động của trẻ hàng ngày nhằm giúp trẻ có một hành trang vũng chắc đề chuẩn bị bước vào lớp một.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoạc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Tuyên truyền phối hợp nâng cao nhận thức.
 Bản thân tôi luôn chú trọng việc tham mưu với hiệu trưởng và lãnh đạo địa phương, tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, các cơ quan đoàn thể, tuyên truyền đến các quần chúng nhân dân về tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một.
5
 Nhà trường muốn làm tốt được công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về xã hội hóa giáo dục. Tôi xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác xã hội hóa giáo dục, để kêu gọi các tập thể các cá nhân các nhà hảo tâm quyên góp xây dựng cơ sở vật chất trường học, mục đích yêu cầu của công tác tuyên truyền, là xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động mà nhất là đối với 
trẻ năm tuổi chuẩn bị vào lớp một, tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ huynh, qua các cuộc họp phụ huynh, bên cạnh đó nhà trường xây dựng các góc tuyên truyền ở các nhóm lớp, qua giờ đón trả trẻ. Từ đó nêu cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một.
 Tôi cùng ban giám hiệu nhà trường tuyên truyền về công tác xã hội hóa giáo dục đến các bậc phụ huynh để sửa chữa cỏ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động, cụ thể sửa chữa 3 phòng công vụ của trường trung học cơ sở thành 3 phòng học để giảm tải trẻ trên lớp, mua cỏ nhân tạo ngoài khu vực sân phát triển vận động, huy động phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi, góc chợ quê, ở khu phát triển vận động cùng với giáo viên. Nhằm phát huy được những khả năng của trẻ thông qua hội thi “ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được tốt hơn.
 ( Ảnh phụ huynh cùng giáo viên làm góc chợ quê)
 Phối hợp với trường tiểu học, chuẩn bị và thống nhất dạy trẻ một số kỹ năng, nội dung phương pháp học tập. Hướng dẫn học sinh sưu tầm sách, chọn sách hướng dẫn trẻ các kỹ năng học tập cần thiết nhất.
6
 Phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ một năm 2 lần nhằm phát triển về thể lực cho trẻ, vì trẻ có một cơ thể khỏe mạnh là góp phần giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở trường tiểu học một cách tốt nhất, phụ huynh cần phải hiểu để tránh cho trẻ suốt ngày phải ngồi tập đọc, tập viết, tập tô, tập vẽ, làm toán như một học sinh phổ thông thật sự.
(Hình ảnh khám sức khỏe cho học sinh)
 Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh dạy trẻ biết cách ứng sử, giao tiếp, được thể hiện thông qua các trò chơi đóng vai, các hoạt động khác, khi trẻ chơi trẻ được nói chuyện, được giao tiếp, được ứng sử với các bạn tổ chức cho trẻ các cuộc nói truyện ngoài sân trường, và hoạt động về chủ đề trẻ quan tâm như những bức tranh, ảnh, câu chuyện, công viên, siêu thị, cửa hàng sách, sở thú, danh trại bộ đội, trường Tiểu học... Trẻ được hoạt động được giao tiếp một cách trực tiếp, thích nói chuyện, chủ động giao tiếp với người lớn và bạn cùng chơi, trẻ biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, trẻ biết nói câu hoàn chỉnh đơn giản, biết sử dụng các hình thức ngữ pháp đơn giản khi giao tiếp, trẻ được trải nghiệm, được giao tiếp sẽ giúp trẻ diễn đạt điều mình muốn nói một cách mạch lạc rõ ràng cho người khác hiểu.
7
 Tuyên truyền với phụ huynh cần kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, cách làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa, Hướng dẫn phụ huynh xây dựng cho trẻ một góc học tập gọn gàng ,đẹp mắt, phù hợp với điều kiện sẵn có ở gia đình, nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học, giúp trẻ chọn lựa sách, đọc sách cho trẻ nghe và trẻ có thể nhìn tranh và “đọc vẹt” sách. Những việc đọc như thế có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho việc học đọc sau này. Ngoài ra cần chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ đặc biệt là đồ chơi chữ cái, chữ số, phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện chọn vẹn một vài công việc nhà đơn giản, tự tạo một thời gian biểu học tập vui chơi và thực hiện đúng thời gian biểu ấy.
 Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, không một gia đình nào mà không mong muốn con cháu mình khôn lớn, học tập tiến bộ để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Trong thực tế nhiều gia đình do không nắm được một cách vững vàng về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, do quá nôn nóng hoặc lý do nào đó đã vội nhồi nhét vào đầu trẻ nhiều thứ, nào học đọc, nào học viết, học tô ,làm toán, ngoại ngữ.vượt quá sức của trẻ, làm tâm lý trẻ bị ảnh hưởng, kết quả là trẻ không học được bao nhiêu mà những điều trẻ học thiếu bài bản, không hệ thống, thiếu tính khoa học đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc học sau này của trẻ. Tôi cùng ban giám hiệu phân công giáo viên đứng lớp năm tuổi nắm vững kiến thức về giáo dục mầm non, biết được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ năm tuổi, cần phải phối hợp với gia đình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ .Trong sự kết hợp này, tôi là người hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lý trẻ năm tuổi, phải giữ vai trò chủ đạo, dựa trên những yêu cầu, hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ năm tuổi vào lớp một. Tôi đã xây dựng kế hoạch kết hợp và trao đổi với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, tôi vạch rõ mục tiêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_chuan_bi_tam_the_cho.doc