SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyên Thọ Xuân
Trẻ em là niềm hạnh phúc mỗi gia đình là tương lai của đất nước trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam câu nói đó luôn nhắc chúng cần quan tâm chăm sóc nuôi dạy trẻ thật chu đáo, vì vậy nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng và của toàn xã hội. Trong những năm học gần đây chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho học sinh luôn là mục tiêu được Bộ giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục Mầm non nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước. Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ đang là điểm nóng được các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh, cộng đồng và toàn xã hội quan tâm. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiên phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ để thỏa mản nhu cầu nhận thức.
Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt chưa có khả năng để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, dạy dỗ đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẻ gây ra hậu quả khôn lường nếu vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù, vết thương gãy xương sẻ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ,.Tất cả các thương tích nguy hại đến sức khỏe và tính mạng trẻ. Thời gian gần đây, đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tích; các vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng; một số cơ sở giáo dục vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ. Các vụ việc trên đã ảnh hưởng không tốt đến an toàn tính mạng của học sinh, làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của đội ngũ nhà giáo.
MỤC LỤC 1 : Mở đầu. 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2: Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.2. Thực trạng của việc xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Thọ xuân. 5 2.3. Các biện pháp đã sử dụng chỉ đạ công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường mầm non. 7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 16 3: Kết luận, kiến nghị. 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 19 Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được công nhận 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trẻ em là niềm hạnh phúc mỗi gia đình là tương lai của đất nước trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam câu nói đó luôn nhắc chúng cần quan tâm chăm sóc nuôi dạy trẻ thật chu đáo, vì vậy nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng và của toàn xã hội. Trong những năm học gần đây chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho học sinh luôn là mục tiêu được Bộ giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục Mầm non nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước. Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ đang là điểm nóng được các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh, cộng đồng và toàn xã hội quan tâm. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiên phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ để thỏa mản nhu cầu nhận thức. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt chưa có khả năng để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, dạy dỗ đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẻ gây ra hậu quả khôn lường nếu vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù, vết thương gãy xương sẻ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ,...Tất cả các thương tích nguy hại đến sức khỏe và tính mạng trẻ. Thời gian gần đây, đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tích; các vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng; một số cơ sở giáo dục vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ. Các vụ việc trên đã ảnh hưởng không tốt đến an toàn tính mạng của học sinh, làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của đội ngũ nhà giáo. Đứng trước thực trạng trên ngày 20 tháng 02 năm 2017 đã ra Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở Giáo dục và gây bức xúc trong xã hội. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được nguyên nhân, nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. Hiện nay tai nạn thương tích của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. Vì vậy chúng ta, đặc biệt là các bậc làm Cha, Mẹ và cô giáo Mầm non cần coi trọng nghiêm túc vấn đề này và luôn tạo môi trường an toàn để trẻ được học tập vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu các tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn chúng ta phải Phòng tránh những tai nạn thương tích thường gặp. Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc. Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn. Trong thực tế hiện nay việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN vẫn chưa được quan tâm đúng mức được thể hiện ở số ít nhà quản lý, giáo viên, nhân viên, và một bộ phận phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các nhà trường đó là: Thiếu kiểm tra sâu sát trong các hoạt động hàng ngày của giáo viên, kiểm tra các trang thiết bị phục vụ cho ăn, ngủ vui chơi, và các thiết bị phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. Việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị chưa thật đầy đủ, công tác bồi dưỡng giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ giáo viên nhân viên chưa thường xuyên liên tục. Kỹ năng CSND, giáo dục trẻ còn hạn chế mặt khác tinh thần tự giác ý thức trách nhiệm, của một số giáo viên chưa cao như quản lý trẻ chưa tốt trong các hoạt động hàng ngày vẫn còn tình trạng trẻ đùa nghịch vấp ngã. trong các giờ hoạt động ngoài trời, tranh dành đồ chơi, đánh bạn.Vẫn còn tình trạng phụ huynh học sinh thờ ơ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ đó là nhờ phụ huynh khác đi đón con hộ và có những phụ huynh gửi con trước 6h để về đi làm mặc dù cô giáo chưa có mặt nhưng vẫn bỏ con trước cổng trường. Thêm vào đó là công tác Y tế học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non chư có sự đầu tư đúng mức, cán bộ y tế còn đang làm công tác kiêm nhiệm trình độ năng lực còn hạn chế, thiếu phòng y tế, các trang thiết bị dụng cụ y tế phục vụ cho công tác sơ cấp cứu ban đầu còn thiếu nhiều. Là người làm công tác quản lý Giáo dục tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn cho trẻ về tinh thần và thể chất chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyên Thọ Xuân" 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non trên toàn huyện nhằm tìm ra một số biện pháp chỉ đạo công tác phòng tránh tai nạn thương tích nhằm tìm các biện pháp chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Thọ Xuân đạt hiệu quả cao nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp chỉ đạo các trường mầm non xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Thọ Xuân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã chọn những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; bản thân tôi đã nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non, các tài liệu có liên quan. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; tiến hành điều tra thu thập thông tin, đánh giá quá trình thực hiện các quy định về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các trường mầm non theo Thông tư 13/TT- BGD&ĐT. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Tiến hành thống kê số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát thực tế tại các trường mầm non. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm *Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Tất cả trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Môi trường an toàn là là yếu tố tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ, để thực hiện được điều đó thì công tác đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Chính vì vậy việc chỉ đạo các các cơ sở GDMN thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ trong các cơ sở GDMN đang là vấn đề mà được cộng đồng và toàn xã hội quan tâm nhằm giảm thiểu các yếu tố xảy ra mất an toàn đối với trẻ. Nhiệm vụ này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học được BGD&ĐT hướng dẫn thực hiện. Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì trước hết cần chỉ đạo các trường mầm non thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu trong trường gia đình, cộng đồng và toàn xã hội, mà đặc biệt là tại các trường mầm non. Thực tế cho chúng ta thấy rằng đảm bảo an toàn cho trẻ là cần thiết, bởi trẻ rất hiếu động, chưa có kỹ năng chăm sóc, tự bảo vệ cho bản thân. Là người làm công tác giáo dục tôi nhận thấy rằng để thực hiện tốt công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non thì đòi hỏi mỗi người lớn chúng ta và hơn ai hết các nhà quản lý giáo dục cần chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên luôn phải theo dõi, quan sát trẻ, ngăn chặn những nguy cơ có khả năng gây mất an toàn trước khi tác động đến trẻ, đồng thời cần phải đề phòng các tai nạn thường gặp đối với trẻ như: Phòng tránh các dị vật đường thở, tai nạn do ngộ độc thực phẩm, đuối nước cho trẻ, phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật, tai nạn giao thông phòng tránh động vật cắn mặt khác cần nắm vững kiến thức, kỹ năng các biên pháp phòng chống tai nạn thương tích, và luôn trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng chăm sóc nuôi dạy trẻ, để có thêm kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống tai nạn thương tích, không để tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ, cũng như những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ trẻ. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm thường xuyên mà bản thân người cán bộ quản lý cần phải chỉ đạo theo dõi kiểm tra những việc làm thường xuyên của giáo viên, mỗi giáo viên cần trang bị những kiến thức cơ bản cho bản thân, cần lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn thương tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động (vui chơi, học tập, đi dạo...) cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu. Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia nhiều hoạt động ở trường lớp nhưng trẻ chưa có những hiểu biết về cách phòng tránh và một sồ kỹ năng đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. Đối với trẻ em thì những năm đầu đời luôn có vai trò vô cùng quan trọng tới việc hình thành tính cách, phát triển tư duy, sáng tạo bởi vì trẻ ở độ tuổi này có khả năng tiếp thu, học tập, khám phá tất cả mọi thứ xung quanh. Ngôn ngữ và hành động của trẻ đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sống. Nếu trẻ được đảm bảo an toàn về tâm lý và tính mạng thì việc tham gia vào các hoạt động học tập vui chơi sẽ mang lại hiệu quả cao nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt, tạo tiền đề cho trẻ bước vào học phổ thông một cách vững vàng. 2.2. Thực trạng của việc xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Thọ xuân. * Thuận lợi: Công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong các trường mầm non đang được các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm. Bậc học MN huyện Thọ Xuân luôn nhận được sự quan tâm được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự quan tâm của Sở GD&ĐT Thanh Hoá; trong những năm gần đây chất lượng CSND,GD trẻ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, các điều kiện về CSVC trang thiết bị ngày càng được tăng được cường, hệ thống trường lớp đã được sắp xếp theo quy hoạch; Toàn huyện có 28/42 trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong đó có 2 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Tất cả các trường mầm non trong huyện đều có khu trung tâm, có cổng biển trường và được đặt ở địa điểm an toàn, cơ sở trang thiết bị tương đối đầy đủ; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. 100 % CBQL, GV và nhân viên có trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn đạt 67%; Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ luôn được coi trọng, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn cho trẻ được các nhà trường quan tâm; các trường MN đã phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đạt tỉ lệ 100%. Nhìn chung các nhà trường đã chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được đảm bảo theo yêu cầu tối thiểu, phù hợp độ tuổi, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non. GV đã chú trọng đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ, không gây áp lực đối với trẻ. Phòng Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong các cơ sở GDMN để tổ chức tốt bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường. 100% các trường mầm non thực hiện hợp đồng thực phẩm với những đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Các bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Trong thời gian qua chưa xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn trong trường mầm non. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ về công tác đảm bảo an toàn được các cấp quản lý giáo dục thường xuyên quan tâm. Nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với trẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... được đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chuyên đề hàng năm của ngành Giáo dục các cấp. * Khó khăn: Vẫn còn một số trường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đảm bảo đúng quy định như phòng học nhỏ, không đảm bảo thông khí, nhà vệ sinh thiết kế không phù với trẻ... nên vẫn còn nhiều nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ. Môi trường vật chất trong và ngoài lớp học chưa thật sự đảm bảo an toàn, cán bộ quản lý chưa quan tâm đến việc xây dựng môi trường an toàn, chưa sâu sát trong công tác kiểm tra, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn để sửa chữa khắc phục. Vẫn còn số ít đội ngũ giáo viên trẻ, không được đào tạo bài bản thiếu tình yêu thương với trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu kỹ năng xử lí tình huống nên đã xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; cách ứng xử của một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ còn chưa chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ, làm các bậc cha mẹ lo lắng, gây bức xúc trong trong dư luận. Mặt khác chế độ lương, thu nhập thấp; giáo viên chưa thật sự yên tâm công tác Việc tập huấn công tác đảm bảo an toàn cho trẻ chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Công tác chỉ đạo quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của một số nhà trường vẫn còn lõng lẻo, khâu kiểm tra theo dõi giám sát hàng ngày thực hiện chưa thường xuyên liên tục. Đội ngũ nhân viên Y tế hợp đồng làm công tác kiêm nhiệm chế độ đãi ngộ thấp, trình độ chuyên môn chưa vững vàng, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu còn hạn chế, các đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác y tế trường học còn thiếu thốn nhiều. Kinh phí để thực hiện các hoạt động Y tế chưa đáp ứng với yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Kết quả của thực trạng trên Tổng số trường được đánh giá theo 68 tiêu chí quy định tại Thông tư 13 TT/BGD-ĐT 42/42 trường đạt 100% Tổng số tiêu chí được đánh giá là 66 tiêu chí ( có tiêu chí không thuộc phạm vi đánh giá đó là ( tiêu chí 33 bếpthân tổ ong, tiêu chí 62 Chó nuôi phải được tiêm phòng và được nhốt trong thời gian trẻ ở trường. Số trường đạt từ 61- 65 tiêu chí là: 22 trường Số trường đạt từ 53-60 tiêu chí là 20 trường Số trường đạt mức từ 52 tiêu chí trở xuống là: 0 2.3. Các biện pháp đã sử dụng chỉ đạo công tác xây dựng Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường mầm non Trong quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Triển khai đầy đủ các văn bản quy định về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ đặc biệt là Thông tư 13/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 Chỉ thị Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN; Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20 tháng 02 năm 2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN; Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi nhằm khắc phục tình trạng mất an toàn đối với trẻ. Đồng thời nhà trường xây kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho trẻ em; Đưa nội dung công tác y tế, tiêu chuẩn xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích là một trong những tiêu chí thi đua về công tác y tế trường học ở các cơ sở giáo dục mầm non; Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh ATTP, tổ chức cho CBGV, NV được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP; Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi nhằm khắc phục tình trạng mất an toàn đối với trẻ. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục cho giáo viên, cán bộ công nhân viên các trường mầm non những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ, cách phòng, chống tai nạn thương tích và tự đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non theo thông tư 13/TT-BGDDT. Thành lập đoàn kiểm tra đánh giá các cơ sở giáo dục mầm non trong việc triển khai, thực hiện việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích theo các nội dung quy định tại Thông tư 13/TT-BGDDT, tham mưu với UBND huyện cấp giấy chứng nhận cho các trường mầm non có đủ tiêu chuẩn được công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong năm học. 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn thân thiện. Để có môi trường an toàn cho trẻ trong trường mầm non chúng tôi chỉ đạo các trường mầm non trong toàn huyện thực hiện tốt một số nội dung đó là: Tạo môi trường tân thiện giữa cô và trẻ, mỗi cô giáo mầm non phải thật sự là người mẹ hiền thứ hai của trẻ tạo được cảm giác an toàn khi trẻ khi được ở trường. Thực hiện tốt các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường như bỏ rác đúng nơi quy định, hệ thống thùng đựng rác phải có nắp đậy. Đồng thới tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương tạo môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ tập trung vào các nội dung đó là; Xây dựng hệ thống tường rào bao quanh khuôn viên của nhà trường vững chắc ngăn cách với bên ngoài, sân trường bằng phẳng không trơn trượt, cải tạo hệ thống nhà vệ sinh đảm bảo theo quy định thuận tiện cho việc sử dụng của trẻ và ở vị trí cô giáo quan sát được trẻ khi trẻ đi vệ sinh. Hệ thống cổng trường phải chắc chắn, đóng, mở theo quy định cho từng cán bộ giáo viên, cửa sổ, hệ thống cầu thang có chấn song chắc chắn và an toàn. Thường xuyên nhắc nhỡ giáo viên thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ như vật sắc nhọn (dao, kéo...) để gọn gàng trong tủ để trẻ xa tầm tay của trẻ, phích nước nóng đặt ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ côn tác chăm sóc, giáo dục trẻ được sắp xếp gọn gàng, an toàn cho trẻ. Để tránh phòng tai nạn điện giật đối với trẻ thì hệ thống điện cần được lắp đặt gọn gàng khoa học và ở vị trí an toàn đối với trẻ. Hệ thống bếp ăn thiết kế và vận hành theo quy trình một chiều, được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định không gây ô nhiễm môi trường. Sân vườn không trồng những
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_xay_dung_truong_hoc_a.doc