SKKN Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn Sinh học 11 để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Cẩm thủy 3

SKKN Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn Sinh học 11 để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Cẩm thủy 3

Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học đã tạo ra được nhiều sản phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt, y dược như: Tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra các chế phẩm sinh học có số lượng lớn, giá thành rẻ .

 Mục tiêu của dạy học sinh học là truyền thụ những kiến thức phổ thông cơ bản về thế giới sinh vật. Đó là kiến thức về cấu tạo các cơ thể sống, các quá trình sống của sinh vật và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường từ đó vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn cuộc sống nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của xã hội. Do đó khi học bộ môn sinh học học sinh không những nắm được kiến thức phổ thông cơ bản mà còn biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề có liên quan đến các hiện tượng, các quá trình sinh học xảy ra trong thực tiễn cuộc sống đồng thời rút ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe cũng như các kinh nghiệm sống để làm giàu cho bản thân gia đình và xã hội.

 Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 11 chưa có phương pháp học tập phù hợp do các em đang quen học theo thói quen cũ ở THCS, đó là phương pháp vừa học vừa chơi, khả năng tiếp thu kiến thức chủ yếu do thầy cung cấp, do đó khả năng nhận biết, thông hiểu kiến thức chưa sâu, khả năng vận dụng kiến thức còn nhiều hạn chế.

 Xã hội ngày càng phát triển, mục tiêu giáo dục cũng phát triển theo yêu cầu mới đó là chuyển từ trang bị kiến thức cho học sinh sang chủ yếu trang bị những phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc do đó phương pháp giáo dục cũng thay đổi theo hướng chuyển từ “thầy làm trung tâm” sang “ lấy người học làm trung tâm”

Để “phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự tin, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [1]. Để đáp ứng yêu cầu này người giáo viên phải tìm cho mình phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với năng lực sở thích, nhu cầu của người học.

 

doc 17 trang thuychi01 51184
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn Sinh học 11 để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Cẩm thủy 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài 
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học đã tạo ra được nhiều sản phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt, y dược như: Tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra các chế phẩm sinh học có số lượng lớn, giá thành rẻ .
 Mục tiêu của dạy học sinh học là truyền thụ những kiến thức phổ thông cơ bản về thế giới sinh vật. Đó là kiến thức về cấu tạo các cơ thể sống, các quá trình sống của sinh vật và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường từ đó vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn cuộc sống nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của xã hội. Do đó khi học bộ môn sinh học học sinh không những nắm được kiến thức phổ thông cơ bản mà còn biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề có liên quan đến các hiện tượng, các quá trình sinh học xảy ra trong thực tiễn cuộc sống đồng thời rút ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe cũng như các kinh nghiệm sống để làm giàu cho bản thân gia đình và xã hội.
 Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 11 chưa có phương pháp học tập phù hợp do các em đang quen học theo thói quen cũ ở THCS, đó là phương pháp vừa học vừa chơi, khả năng tiếp thu kiến thức chủ yếu do thầy cung cấp, do đó khả năng nhận biết, thông hiểu kiến thức chưa sâu, khả năng vận dụng kiến thức còn nhiều hạn chế.
 Xã hội ngày càng phát triển, mục tiêu giáo dục cũng phát triển theo yêu cầu mới đó là chuyển từ trang bị kiến thức cho học sinh sang chủ yếu trang bị những phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc do đó phương pháp giáo dục cũng thay đổi theo hướng chuyển từ “thầy làm trung tâm” sang “ lấy người học làm trung tâm”
Để “phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự tin, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [1]. Để đáp ứng yêu cầu này người giáo viên phải tìm cho mình phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với năng lực sở thích, nhu cầu của người học.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 11, tôi nhận thấy bản thân cần có cái nhìn mới về công việc, về mối quan hệ gữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau để giải quyết các vấn đề học tập nhằm tạo được sự hứng thú, tích cực học tập của các em sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy bản thân luôn chú ý, tìm tòi để nắm được đặc điểm tâm lí của người học từ đó khơi dậy ở các em những năng lực, những tư chất tốt chưa được bộc lộ đồng thời lựa chọn những nội dung, phương pháp dạy học phù hợp để kích thích các em tham gia vào quá trình học tập giúp các em nắm vững kiến thức và vận dụng được kiến thức dã học vào thực tiễn cuộc sống để phát triển toàn diện nhân cách nhằm đáp ứng mục têu giáo dục theo yêu cầu mới:“ học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống”.Đây chính là lí do để tôi chọn đề tài: 
“Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn sinh học 11 để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Cẩm thủy 3”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Hướng dẫn thiết kế, xây dựng và tổ chức được một số trò chơi học tập trong dạy học Sinh học 11 để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Rèn tư duy nhanh nhạy, kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, phát triển kỹ năng phán đoán của học sinh.
- Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng trong học tập Sinh học.
- Củng cố niềm tin của học sinh vào kiến thức đó học từ đó hình thành ở các em thế giới quan khoa học, hình thành các năng lực học tập như: quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát hoá kiến thức và năng lực hợp tác trong quá trình học tập, từ đó hoàn thiện nhân cách ở các em. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Các trò chơi được sử dụng trong dạy học sinh học 11 để làm tăng hứng thú học tập cho học sinh .
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
a. Nghiên cứu lý thuyết.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan sau:
- Các tài liệu về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm . 
- Các tài liệu về sáng tạo trong dạy học, dạy học bằng trò chơi.
- Các tài liệu khoa học về chương trình SGK, sách thiết kế bài giảng và sách chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh học 11. 
b. Nghiên cứu thực tế.	
- Tìm hiểu thực trạng về tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường THPT bằng cách dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên cùng tổ chuyên môn trong trường và các trường trong cụm.
- Tổ chức trò chuyện với học sinh để nắm được nhu cầu, sở thích của các em.
c. Thực nghiệm sư phạm.	
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm một số bài có lồng ghép trò chơi trong chương trình Sinh học 11.
d. Điều tra sư phạm.
Tôi tiến hành kiểm tra để khảo sát chất lượng học tập môn Sinh 11 trước và sau khi vận dụng trò chơi trong dạy học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến 
Trong quá trình dạy học bản thân tôi nhận thấy, đa số học sinh có thái độ thiếu tích cực trong học tập, các em thường không tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Vì vậy, để tạo được hứng thú học tập ở học sinh là rất quan trọng, do đó tôi đã lồng ghép một số trò chơi trong dạy học Sinh học 11 để tạo được hứng thú học tập giúp học sinh tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.Vì khi tâm lí các em thoải mái với các trò chơi sôi động, phù hợp với tâm lí lứa tuổi có liên quan đến bài học thì sẽ tạo được hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề học tập cũng như trong cuộc sống, do đó hiệu quả dạy học được nâng cao. Mặt khác, thông qua quá trình tham gia các trò chơi mỗi học sinh có thể hình thành và phát triển một số kĩ năng như: thuyết trình, phân tích, tổng hợp, so sánh, kĩ năng làm việc theo nhóm, phát triển tinh thần đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hứng thú trong học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của học sinh đối với đối tượng của hoạt động học tập và sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Hứng thú được biểu hiện ở sự tập trung cao độ, do đó khi làm bất cứ việc gì chỉ cần có hứng thú chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao, trong học tập cũng vậy nếu có hứng thú thì học sinh sẽ đạt được thành tích cao và có vốn kiến thức sâu rộng từ đó khơi dậy sự sáng tạo ở các em. Do đó, nếu tạo được hứng thú học tập trong quá trình dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và có ý nghĩa quyết định toàn bộ quá trình tiếp thu kiến thức, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách người học. Hứng thú không có tính thiên bẩm, không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không được duy trì sẽ tự mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.Vấn đề đặt ra đối với giáo dục hiện nay là làm thế nào để học sinh có được hứng thú học tập và có khả năng thích ứng cao để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống? Đây là câu hỏi đang đặt ra một thách thức lớn đối với giáo dục nói chung và nhà trường, giáo viên nói riêng.
Trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức cho học sinh mà là người chỉ cho học sinh phương pháp tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất đảm bảo cho việc học tập suốt đời của các em. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay, người học phải năng động, sáng tạo, có kiến thức, có kĩ năng mang tính chuyên nghiệp để giải quyết mọi tình huống diễn ra trong học tập và trong cuộc sống, còn người dạy không chỉ trang bị cho các em kiến thức có trong sách giáo khoa mà cần hình thành ở các em năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học diễn ra trong cuộc sống, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân gia đình và xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên phải không ngừng học tập, không ngừng đổi mới để tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng đối tượng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.
Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi học sinh có được cảm giác thoải mái và tự giác tham gia học tập. Cảm giác thoải mái tồn tại khi học sinh tự tin vào bản thân, nghĩa là có lòng tự tôn cao. Biết rõ mình có thể mắc lỗi là yếu tố quan trọng có thể mang lại tiến bộ và sự phát triển, giúp học sinh có thể đương đầu với khó khăn tốt hơn.
Học sinh học tập hiệu quả nhất khi có một cộng đồng học tập gắn kết và có sự quan tâm lẫn nhau. Đây nền tảng cho cảm giác thoải mái của học sinh. Những giáo viên dạy học có hiệu quả sẽ quan tâm đến từng học sinh với tư cách là những cá thể độc lập và với tư cách của người học để biết được năng lực và sở thích của học sinh, nơi ở và hoàn cảnh gia đình của các em, nắm bắt được những mong muốn, khó khăn trong học tập của học sinh để từ đó tạo ra một môi trường học tập gắn bó về tình cảm, về mặt kiến thức giữa các học sinh với nhau.
 	 Việc “Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập môn sinh học 11 ở trường THPT Cẩm thủy 3” là một trong những biện pháp mang lại cảm giác thoải mái, gắn bó giữa các học sinh giúp nâng cao chất lượng học tập.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
a.Thuận lợi
* Về phía giáo viên : 
- Có sức khỏe, có kiến thức và tâm huyết với nghề.
- Được giảng dạy đúng chuyên môn đã học nên phát huy được hết những kiến thức, phương pháp được đào tạo. 
- Trực tiếp giảng dạy môn sinh học khối 11 trường THPT Cẩm thủy 3nên thực hiện được việc khảo sát và thống kê được ưu điểm của việc lồng ghép trò chơi trong dạy học để tạo hứng thú học tập cho các em.
- Được tham gia dạy học và dự giờ tại trường nên có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp cùng môn từ đó phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của bản thân. 
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học do Sở giáo dục tổ chức nên tiếp thu được những phương pháp dạy học mới mang lại hiệu quả cao.
- Thường xuyên cập nhật và tiếp cận các tài liệu dạy học trên mạng internet nên có điều kiện để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với học sinh trường THPT Cẩm thủy 3. 
- Nhà trường chỉ học một buổi nên có thể ôn tập, phụ đạo thêm cho học sinh vào các buổi chiều nhằm phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học. 
*Về phía học sinh: 
- Được trang bị đủ sách giáo khoa. 
- Đa số các em đều ngoan, có ý thức thực hiện tốt nội quy trường lớp. 
- Một số gia đình thực sự quan tâm đến việc học tập của các em nên tạo mọi điều kiện để các em được học tập và nâng cao kiến thức. 
b. Khó khăn
* Về phía giáo viên:
- Cơ sở vật chất ở nhà trường còn nghèo nàn do thiếu các mô hình, mẫu vật nên một số giờ thực hành chưa được thực hiện đầy đủ nên chất lượng các giờ thực hành còn hạn chế. 
-Thư viện nhà trường chưa có tài liệu tham khảo đầy đủ dẫn đến việc sưu tầm tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy còn hạn chế. 
*Về phía học sinh:
 - Đa số học sinh còn ham chơi, chưa tự giác trong học tập, một số ít còn nghỉ học vô lí do, không làm bài tập ở nhà và không đọc bài mới trước khi đến lớp.
- Phần lớn học sinh đều là con em các hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo nên việc đầu tư để mua tài liệu học tập nhằm mở rộng kiến thức không được thực hiện.
- Một số học sinh có điều kiện kinh tế gia đình khá giả lại tham gia các tệ nạn xã hội như nghiện chơi game, nghiện thuốc lá, thường xuyên bỏ học để đi đánh bi a hoặc tụ tập các quán gần trường để ăn quà vặt.
* Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Đa số các em thuộc diện hộ nghèo bố mẹ lại đi làm ăn xa nên việc quản lý, động viên các em học tập còn hạn chế, bên cạnh đó một số gia đình có cả bố mẹ ở nhà nhưng còn mải mê làm ăn và chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em.
- Học sinh trường THPT Cẩm thủy 3 là những học sinh thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên các em có thói quen học tập thụ động, lười học bài cũ và không đọc trước bài mới, lười suy nghĩ nên việc tiếp thu kiến thức còn chậm hoặc thường không tiếp thu được kiến thức cơ bản của bài học, dẫn đến không hứng thú học tập và chán học.
- Một số gia đình chưa thực sự nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái và phó mặc việc giáo dục, quản lý con mình cho nhà trường nên sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý, giáo dục các em không thực hiện được.
- Nhà trường chưa có biện pháp cứng rắn trong việc xử lý một số học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức để làm gương cho các học sinh khác nên đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp.
- Chính quyền địa phương chưa có biện pháp kiên quyết trong việc xử lý các hộ kinh doanh quanh khu vực nhà trường nên dẫn đến nhiều học sinh bỏ học vô lý do để ăn quà, chơi game.
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ,triệt để giữa gia đình nhà trường và xã hội để cùng nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương. 
Từ thực trạng trên, để việc học tập môn sinh học đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã đưa ra biện pháp “lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn sinh học 11’’ để tạo hứng thú học tập cho các em, vì đa số học sinh ở lứa tuổi này đều rất thích tham gia vào các hoạt động vui chơi, do đó các em có hứng thú học tập hơn, tự giác hơn, ghi nhớ tốt hơn và củng cố được niềm tin của các em vào kiến thức đã học, từ đó các em sẽ yêu thích môn sinh 11 nói riêng và bộ môn sinh học nói chung .
c. Khảo sát chất lượng học sinh: 
Qua khảo sát về ý thức học tập bộ môn tôi thấy:
Đa số học sinh không có hứng thú học tập môn sinh học đặc biệt là môn sinh học 11 do đó chất lượng học tập chưa cao. 
Kết quả khảo sát đầu năm học về chất lượng học tập môn sinh học ở lớp 11A6 tại trường THPT Cẩm thủy 3 như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm <5
Điểm 5-6
Điểm 11-8
Điểm 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 11A6
38
12
31.58
20
52.63
6
15. 119
Từ kết quả khảo sát ban đầu tôi thấy thì tỉ lệ học sinh yếu kém quá cao so với yêu cầu đưa ra và chiếm tới 31.58 % trong khi đó tỉ lệ học sinh khá còn thấp, chiếm 15.9% và không có học sinh giỏi. 
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
A. Giải pháp 1: Sử dụng trò chơi truyền tin.
- Mục đích :
Tạo không khí học tập vui vẻ, thân thiện giữa học sinh với học sinh từ đó giúp các em ghi nhớ tốt hơn đồng thời hình thành và phát triển năng lực hợp tác giữa các em.
-Thể lệ trò chơi:
1. Những người tham gia chia thành 2, 3 hay nhiều đội sau khi chọn ra một người làm chỉ huy.
2. Người chỉ huy sẽ mời người đại diện các đội lên và đưa cho người đại diện một tờ giấy có ghi một số câu nào đó. Ví dụ: “ Cá hô hấp bằng mang” hay “ Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí ”.
3. Sau khi người chỉ huy phát ra mệnh lệnh bắt đầu trò chơi, những người đại diện sẽ nhanh chóng trở về đội mình và nói thầm câu đó với người ngồi kế bên, cứ như vậy cho đến người cuối cùng.
4. Người cuối cùng ở mỗi đội sẽ nói to câu mà mình nghe được, chắc chắn sẽ có ít nhiều sai lệch so với câu ban đầu của người chỉ huy. Người được cử viết lại những đáp án mình nghe được sẽ viết lại những câu mình nghe được lên bảng.
5. Đội nào truyền tin chính xác nhất và được nhiều câu đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc. Trò chơi này thường làm rộ lên những chuỗi cười vui vẻ khi một đội nào đó truyền nhầm tin.
- Vận dụng vào dạy học:
Trò chơi này thường được dùng khi dạy các kiến thức liên quan đến cấu tạo, chức năng hoặc tập tính của sinh vật.
- Ví dụ minh họa: 
 Khi dạy bài 16 “Tiêu hóa ở động vật(tt) ” để củng cố nội dung bài học tôi đã áp dụng trò chơi truyền tin như sau:
1. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 6 em đứng thành vòng tròn. Sau đó chọn ra một người chỉ huy.
2. Người chỉ huy mời người đại diện các đội lên và đưa cho người đại diện đọc những câu ghi trong tờ giấy sau đó người đại diện ghi nhớ những câu đó trong vài giây.
Cụ thể:
+ Nhóm 1: Tờ giấy ghi về cấu tạo của bộ răng động vật ăn cỏ: Răng hàm to, răng nanh nhỏ, răng cửa bè
+ Nhóm 2: Tờ giấy ghi về cấu tạo của động vật ăn thịt: Răng cửa nhọn, răng nanh to, răng hàm nhỏ sắc. 
+Nhóm 3: Tờ giấy ghi về đề cấu tạo dạ dày kép ở đọng vật ăn cỏ: Dạ dày 4 ngăn gồm: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
3. Sau khi người chỉ huy phát ra mệnh lệnh bắt đầu chơi, những người đại diện sẽ nhanh chóng trở về đội mình và nói thầm những câu mà người đại diện nhớ được với người đứng kế bên, cứ truyền nhau như vậy cho đến người cuối cùng.
4. Người cuối cùng ở mỗi đội sẽ nói to những câu mà mình nghe được, người được cử viết lại những đáp án mình nghe được sẽ viết lại những câu mình nghe được của đội mình lên bảng.
5. Đội nào truyền tin chính xác nhất, nhanh nhất và nhiều câu đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc.
B. Giải pháp 2: Sử dụng trò chơi gắn chú thích cho tranh, hình nhanh nhất. 
- Mục đích: 
+ Học sinh xác định nhanh vị trí và gọi tên được các cơ quan, hệ cơ quan trên tranh (hoặc mô hình) của cơ thể sinh vật.
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình, tác phong nhanh nhẹn của học sinh.
+ Củng cố và khắc sâu kiến có liên quan đến cấu tạo cơ thể sinh vật. 
- Thể lệ trò chơi: 
1. Những người tham gia trò chơi sẽ được chia thành 2 đội, mỗi đội có 3-5 học sinh tương đương với phần chú thích trên tranh hoặc mô hình. 
2. Giáo viên phát cho mỗi đội một mô hình (hoặc tranh câm) kèm theo các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các cơ quan của cơ thể sinh vật có kèm băng dính ở phía sau. 
3. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì thành viên đầu tiên của mỗi đội sẽ gắn một mảnh bìa chú thích cho một bộ phận trên mô hình (hoặc tranh câm) của đội mình sau đó về chỗ để thành viên tiếp theo của đội mình lên gắn tiếp. Cứ như vậy đội nào hoàn thành chính xác và nhanh nhất thì đội đó thắng. 
- Vận dụng vào dạy học:
Trò chơi này thường được áp dụng khi dạy bài mới,củng cố hoặc ôn tập các kiến thức có liên quan đến cấu tạo, quá trình sống bên trong cơ thể sinh vật.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài 22: ôn tập chương I, thay vì cho học sinh đọc thông tin, trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình sống ở thực vật tôi cho học sinh chơi trò chơi gắn chú thích cho tranh hình như sau:
- Học sinh tham gia chơi được chia thành 2 đội và xếp thành 2 hàng. 
- Giáo viên phát cho mỗi đội một tranh câm hình 22.1 (Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật) và các mảnh bìa ghi chú thích tên các quá trình ở thực vật có kèm băng dính ở đằng sau để dính vào tranh câm. Mỗi quá trình được ghi trên một mảnh bìa, đó là các quá trình sau: thoát hơi nước, quang hợp, dòng mạch gỗ, dòng mạch rây. 
- Khi giáo viên hô “bắt đầu’’thì học sinh đầu tiên của mỗi đội sẽ lên gắn chú thích cho một quá trình ở tranh câm của đội mình sau đó về chỗ để thành viên tiếp theo lên gắn tiếp. Cứ như vậy cho đến hết thời gian qui định, đội nào hoàn thành nhanh hơn và chính xác hơn sẽ là đội thắng cuộc. 
Như vậy thông qua trò chơi này học sinh cũng cố kiến thức về các quá trình sống một cách nhẹ nhàng thoải mái, do vậy các em sẽ ghi nhở nhanh hơn và tốt hơn so với việc đọc thông tin và trả lời các câu hỏi có liên quan đến cấu tạo của thỏ.
C. Giải pháp 3: Sử dụng trò chơi chức năng.	
- Mục đích: 
Rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh của học sinh, tạo không khí thoải khi tiếp thu các kiến thức có liên quan đến chức năng của các bộ phận trên cơ thể sinh vật .
 - Thể lệ trò chơi: 
1. Những người tham gia trò chơi được chia thành 2 đội và đứng xếp thành hai hàng để cùng quan sát một mô hình hoặc một tranh về sinh vật. 
2. Khi giáo viên nêu tác dụng của một bộ phận nào đó trên cơ thể sinh vật thì người chơi phải chỉ đúng và nói tên của bộ phận đó trên tranh (hoặc mô hình). 
3. Nếu giáo viên nêu tác dụng của một bộ phận nào đó nhưng lại chỉ sai thì người chơi phải chỉ lại cho đúng bộ phận đó trên tranh (hoặc mô hình).
4.Đội thắng cuộc sẽ l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_mot_so_tro_choi_trong_day_hoc_mon_sinh_hoc_11.doc