Tổ chức dạy học theo Chuyên đề trong giảng dạy Sinh học 11

Tổ chức dạy học theo Chuyên đề trong giảng dạy Sinh học 11

Trong xu hướng đổi mới toàn diện giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên trung học phổ thông đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học chủ yếu được thực hiện trên lớp theo từng tiết và bài trong sách giáo khoa. Phạm vi một tiết học không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến hiệu quả khai thác các phương pháp này kém. Bên cạnh đó, việc dạy học theo từng bài khiến nội dung kiến thức trở nên rời rạc, học sinh khó nhận thấy được mối liên quan giữa các phần kiến thức. Do vậy, cần xác định những nội dung kiến thức có nhiều điểm tương đồng thành những chuyên đề dạy học, giúp học sinh liên hệ, kết nối được các phần kiến thức với nhau.

Từ năm 2014, Sở GD&ĐT Thanh hóa đã có chỉ đạo triển khai việc tổ chức dạy học theo chuyên đề, tổ chức các buổi tập huấn và sinh hoạt chuyên môn cụm xoay quanh chủ đề này. Từ năm học 2015 – 2016, tổ Sinh – Công nghệ tại trường THPT Thiệu hóa cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học ít nhất một chuyên đề trong mỗi học kì. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trên, từ những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi xây dựng đề tài:

“TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 11”

 

doc 22 trang thuychi01 7811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổ chức dạy học theo Chuyên đề trong giảng dạy Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 11
	Người thực hiện: HOÀNG THỊ HÀ
	 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2019
‘’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
3
I. Lý do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu
4
III. Đối tượng nghiên cứu
4
IV. Phương pháp nghiên cứu
4
V. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm
4
NỘI DUNG
5
I. Cơ sở lý luận
5
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
5
III. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 
6
IV. Hiệu quả của đề tài
19
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Trong xu hướng đổi mới toàn diện giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên trung học phổ thông đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học chủ yếu được thực hiện trên lớp theo từng tiết và bài trong sách giáo khoa. Phạm vi một tiết học không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến hiệu quả khai thác các phương pháp này kém. Bên cạnh đó, việc dạy học theo từng bài khiến nội dung kiến thức trở nên rời rạc, học sinh khó nhận thấy được mối liên quan giữa các phần kiến thức. Do vậy, cần xác định những nội dung kiến thức có nhiều điểm tương đồng thành những chuyên đề dạy học, giúp học sinh liên hệ, kết nối được các phần kiến thức với nhau. 
Từ năm 2014, Sở GD&ĐT Thanh hóa đã có chỉ đạo triển khai việc tổ chức dạy học theo chuyên đề, tổ chức các buổi tập huấn và sinh hoạt chuyên môn cụm xoay quanh chủ đề này. Từ năm học 2015 – 2016, tổ Sinh – Công nghệ tại trường THPT Thiệu hóa cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học ít nhất một chuyên đề trong mỗi học kì. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trên, từ những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi xây dựng đề tài:
“TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 11”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất về kinh nghiệm tổ chức dạy học chuyên đề trong giảng dạy sinh học 11 ở 1 chuyên đề cụ thể.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh khối 11 Trường THPT Thiệu hóa – Huyện Thiệu hóa.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận liên quan đến phương pháp giảng dạy.
- Nghiên cứu đối tượng học sinh.
- Nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH.
- Ngiên cứu nội dung, chương trình sinh học 11. 
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Từ trước đến nay đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh, tuy nhiên việc dạy học vẫn chủ yếu được thực hiện theo nội dung từng bài trong sách giáo khoa, dẫn đến hạn chế trong việc áp dụng những phương pháp dạy học mới. Bên cạnh đó, dạy học theo từng bài, tiết khiến nội dung kiến thức trở nên rời rạc, học sinh khó khăn trong việc hệ thống, liên hệ những phần kiến thức liên quan. Một số phần kiến thức bị trùng lặp, việc dạy lại những phần kiến thức này dễ gây nhàm chán cho học sinh. Để khắc phục hạn chế trên, cần xây dựng một hệ thống các chuyên đề dạy học để liên kết các phần nội dung kiến thức có liên quan, kết hợp với các phương dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực, phù hợp để việc dạy và học các chuyên đề được hiệu quả. 
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"
Những quan điểm và định hướng trên đã làm tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học cấp THPT nói chung và tại đơn vị nói riêng.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mặc dù đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh, nhưng hiện nay, việc dạy học vẫn chủ yếu được thực hiện theo nội dung từng bài trong sách giáo khoa, dẫn đến hạn chế trong việc áp dụng những phương pháp dạy học mới. Bên cạnh đó, dạy học theo từng bài, tiết khiến nội dung kiến thức trở nên rời rạc, học sinh khó khăn trong việc hệ thống, liên hệ những phần kiến thức liên quan. Một số phần kiến thức bị trùng lặp, việc dạy lại những phần kiến thức này dễ gây nhàm chán cho học sinh. Để khắc phục hạn chế trên, cần xây dựng một hệ thống các chuyên đề dạy học để liên kết các phần nội dung kiến thức có liên quan, kết hợp với các phương dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực, phù hợp để việc dạy và học các chuyên đề được hiệu quả.
Trong các khối lớp, sinh học 11 là phần kiến thức có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn hằng ngày, tuy nhiên, nội dung sinh học 11 lại không được nhiều sự quan tâm của học sinh. Do đó, để tăng cường sự hứng thú của học sinh đối với sinh học 11, phát triển được năng lực của học sinh, trong năm học 2017 – 2018, tôi đã tiến hành xây dựng một số chuyên đề, kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực thay thế cho việc dạy học theo bài, chương sách giáo khoa.
III. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
Qui trình xây dựng chuyên đề dạy học
a) Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng
Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của môn học, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học.
Tùy nội dung kiến thức, điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường, năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:
	Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
	Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
	Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
	Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
	Thông qua các cuộc họp nhóm, thảo luận giữa các giáo viên tổ Sinh – Công nghệ, tôi đã xác định được một số nội dung có thể xây dựng thành chuyên đề như sau:
Dinh dưỡng khoáng ở thực vật: bài 4, 5, 6, 7.
Quang hợp: bài 8, 9, 10, 11, 13.
Hô hấp thực vật : bài 12, 14.
Tuần hoàn máu : bài 18, 19, 21.
Tập tính ở động vật: bài 31, 32, 33.
Sinh trưởng và phát triển ở động vật: bài 37, 38, 39, 40.
Sinh sản ở động vật: bài 44, 45, 46, 47.
Dựa trên điều kiện thực tế, đối tượng học sinh, tôi quyết định lựa chọn xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề là “Dinh dưỡng khoáng ở thực vật” 
Do đa số học sinh các lớp tôi dạy thuộc đối tượng học sinh trung bình nên tôi xác định việc thực hiện chuyên đề chủ yếu ở mức 1, 2 và 3.
b) Xây dựng nội dung chuyên đề
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.
c) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.
d) Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học; biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
e) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 
Trên cơ sở qui trình các bước như trên, trong năm 2017 – 2018, tôi tiến hành xây dựng các chuyên đề đã xác định theo trình tự, kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, áp dụng vào trong giảng dạy sinh học 11, đem lại hiệu quả dạy và học cao.
Xây dựng minh họa 1 chuyên đề trong giảng dạy sinh học 11
CHUYÊN ĐỀ : DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT
I. Nội dung chuyên đề:
Mô tả chuyên đề:
Chuyên đề này gồm các bài Chương I. A – Sinh học 11 THPT, ban cơ bản.
+ Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
+ Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
+ Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
 + Bài 7: Thực hành: thí nghiệm về vai trò của phân bón.
Nội dung của chuyên đề
2.1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
Khái niệm nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
Phân loại các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
Vai trò của các nguyên tố khoáng thiết yếu.
 Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ.
2.2. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng.
Nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng.
Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây.
2.3. Quá trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên
2.4. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường
Cơ chế trao đổi khoáng ở thực vật
Con đường hấp thụ nguyên tố khoáng
Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng.
Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng
Các phương pháp bón phân.
Phân bón và môi trường
Thời lượng:
Số tiết học trên lớp: 3 tiết.
Thời gian học ở nhà 2 tuần.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:
Kiến thức
Trình bày được khái niệm nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng.
Trình bày được vai trò của các nguyên tố khoáng ở thực vật.
Trình bày được nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng.
Trình bày được các quá trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên.
Giải thích ảnh hưởng của việc bón phân hợp lí đến năng suất cây trồng và môi trường.
Liệt kê được hai phương pháp bón phân quá lá và qua rễ.
Kỹ năng
Rèn luyện được các kĩ năng:
Kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề.
Kĩ năng khoa học: quan sát, phân tích, phân loại, định nghĩa.
Kỹ năng tìm kiếm thông tin qua đọc sách, báo, internet, 
Quan sát phát hiện kiến thức qua SGK, tài liệu liên quan.
Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp.
Kĩ năng bố trí thí nghiệm về phân bón.
Thái độ
Say mê nghiên cứu khoa học.
Hứng thú và quan tâm đến thực trạng bón phân cho cây trồng ở điạ phương, hình thành ý thức bảo vệ môi trường .
Năng lực
Năng lực tự học, tự nghiên cứu các tài liệu và thông tin.
Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề ở địa phương.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề : SGK, internet,
Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
Bảng hoạt động nhóm.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
Bố trí và thực hiện thí nghiệm về vai trò của phân bón theo hướng dẫn chi tiết trong bài 7, SGK.
Các hình ảnh minh họa về dấu hiệu cây trồng khi thiếu các nguyên tố khoáng, các phương pháp bón phân cho cây trồng, hậu quả của việc bón phân không hợp lí.
Sơ đồ các nguồn cung cấp DDK cho cây.
Tìm hiểu những vấn đề mà giáo viên đặt ra trước khi đến lớp.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
3.1. Phương pháp và đối tượng
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, hỏi đáp.
Đối tượng: HS trung bình.
3.2. Tổ chức hoạt động học tập
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực, kĩ năng hướng tới
Tiết 1
Hoạt động 1: Giới thiệu, phân công nhiệm vụ 
GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 – 8 HS.
Chia nhóm theo yêu cầu của GV, ghi lại danh sách nhóm.
Nhiệm vụ 1: Bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón
Hướng dẫn các nhóm bố trí thí nghiệm theo hướng dẫn trong bài 7, trang 34, SGK.
Hướng dẫn HS làm thêm một chậu cây chứa lượng phân bón 20 g/l.
Yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm, nhận xét vào bảng kết quả (phụ lục 1) và giải thích kết quả.
Muốn các chậu cây sinh trưởng như nhau thì cần làm gì?
Các chậu cây thí nghiệm và nhận xét của các nhóm sẽ được trình bày trong tiết học tiếp theo.
Theo dõi quá trình học tập ngoài lớp học của học sinh, hướng dẫn HS giải quyết khó khăn có thể gặp phải.
Lắng nghe hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.
Ghi lại kết quả, thảo luận à nhận xét và giải thích kết quả. 
Chuẩn bị trình bày trong tiết tiếp theo.
Rèn luyện kĩ năng bố trí và thực hiện thí nghiệm.
Kĩ năng làm việc nhóm.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố khoáng
Yêu cầu mỗi nhóm tìm hình ảnh về dấu hiệu thiếu một loại nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, ghi chép các mô tả về dấu hiệu thiếu nguyên tố khoáng đó, giải thích nguyên nhân vì sao khi thiếu nguyên tố đó, cây có dấu hiệu như vậy.
Phân công công việc:
Nhóm 1: nguyên tố Nitơ.
Nhóm 2: nguyên tố Magiê
Nhóm 3: nguyên tố Lưu huỳnh
Nhóm 4: nguyên tố Sắt.
Nhóm 5: nguyên tố Kẽm
Lắng nghe hướng dẫn.
Thực hiện yêu cầu ngoài giờ lên lớp.
Kĩ năng làm việc nhóm.
Năng lực thu nhận và xử lí thông tin từ các phương tiện sách, báo, internet.
Kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các nguồn cung cấp DDK cho cây và ảnh hưởng của việc bón phân với năng suất cây trồng và môi trường
GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện sơ đồ “Nguồn cung cấp DDK cho cây” theo mẫu (phụ lục 3), viết sơ đồ trên khổ A0.
Nhận mẫu, lắng nghe hướng dẫn.
Chuẩn bị sơ đồ tại nhà trước tiết sau.
Kĩ năng làm việc nhóm.
Năng lực thu nhận và xử lí thông tin từ các phương tiện sách, báo, internet.
Nhiệm vụ 4: Tìm một số ứng dụng kiến thức về quá trình cố định nitơ trong thực tiễn trồng trọt.
Yêu cầu cá nhân học sinh tìm hiểu trên các phương tiện thông tin ứng dụng quá trình cố định nitơ trong tự nhiên vào thực tiễn trồng trọt.
Tìm cơ sở khoa học để giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
Tìm hiểu tại nhà, ghi chép lại để thảo luận trong tiết sau.
Năng lực thu nhận và xử lí thông tin từ các phương tiện sách, báo, internet.
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu (10 phút)
GV: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. Đại diện 1 nhóm bất kì nhận xét, 1 nhóm khác giải thích kết quả. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
Từ kết quả TN của chậu 1 và chậu đối chứng, rút ra được khái niệm nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
Đại diện nhóm trình bày.
Yêu cầu:
Kết quả TN thành công: Chậu đối chứng và chậu 2 sinh trưởng chậm, chậu 1 sinh trưởng tốt.
Giải thích được: chậu 1 sinh trưởng tốt là nhờ môi trường có bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, chậu đối chứng chỉ có nước à cây thiếu các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng nên còi cọc, chậm phát triển.
Để các chậu cây sinh trưởng bình thường như nhau thì: chậu đối chứng cần bổ sung thêm NPK, chậu 2 cần giảm lượng NPK trong môi trường.
Từ các nhận xét trên, các nhóm thảo luận và rút ra khái niệm nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói, kĩ năng đánh giá.
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức sinh học 10, kết hợp với sách giáo khoa và cho biết có những nhóm nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào trong cơ thể thực vật? Phân biệt những nhóm đó như thế nào?
HS hoạt động cá nhân, trả lời được: Có 2 nhóm NTDDK TY:
Nguyên tố đại lượng: < 0.01% khối lượng khô cơ thể TV.
Nguyên tố vi lượng: ≥ 0.01% khối lượng khô cơ thể TV.
- Kĩ năng thu thập thông tin từ sách giáo khoa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của các NTDDKTY (18 phút)
Yêu cầu đại diện 5 nhóm gắn hình ảnh về dấu hiệu thiếu 1 nguyên tố khoáng lên bảng, trình bày phần chuẩn bị của nhóm theo yêu cầu GV đã hướng dẫn ở tiết trước.
GV yêu cầu các nhóm dựa vào bảng 4, thảo luận và trả lời câu hỏi cuối trang 21, SGK.
Thông qua việc phân tích dấu hiệu thiếu 1 số nguyên tố khoáng ở các loài cây, em có kết luận gì?
Kết luận này có lợi ích gì trong thực tiễn trồng trọt?
Đại diện nhóm trình bày. Yêu cầu mô tả được dấu hiệu thiếu, vai trò của nguyên tố đó, giải thích vì sao khi thiếu, cây có dấu hiệu như vậy.
Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi thảo luận, góp ý, bổ sung.
Làm theo yêu cầu.
Cá nhân HS suy nghĩ, rút ra được hiện tượng thiếu các NTDDK thường được biểu hiện thành những màu sắc đặc trưng trên lá.
Có thể dựa vào màu sắc lá để xác định cây trồng có thiếu NTDDK nào không, từ đó có chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lí.
Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguồn cung cấp NTDDK cho cây và ảnh hưởng của việc bón phân hợp lí đến năng suất cây trồng và môi trường.
 (12 phút)
GV yêu các nhóm trình bày sơ đồ đã chuẩn bị ở nhà về nguồn cung cấp NTDDK cho cây.
So sánh kết quả thí nghiệm ở trên, em có nhận xét gì về ảnh hưởng của phân bón với năng suất cây trồng? 
Bón phân quá mức còn gây ảnh hưởng đến yếu tố nào khác ngoài năng suất cây trồng?
Từ đó, rút ra kết luận về việc bón phân để cây ST&PT bình thường.
Yêu cầu HS cho ví dụ về một số biện pháp bón phân hợp lí.
Trình bày sơ đồ.
Quan sát phần trình bày của các nhóm khác, thảo luận, góp ý, bổ sung.
HS so sánh và nhận xét được: Bón phân quá ít hay quá nhiều đều làm cây sinh trưởng chậm à giảm năng suất cây trồng.
Dựa SGK và kiến thức thực tế và trả lời.
à Cần bón phân hợp lí.
Cho ví dụ
Kĩ năng làm việc nhóm.
Năng lực thu nhận và xử lí thông tin.
Kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
Tiết 3
Hoạt động 5: Tìm hiểu về nguồn cung cấp Nitơ cho thực vật
Mở đầu: Trong tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu vai trò của các NTDDKTY, trong đó có vai trò của nguyên tố nitơ. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về quá trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên và ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn trồng trọt.
GV yêu cầu H

Tài liệu đính kèm:

  • docto_chuc_day_hoc_theo_chuyen_de_trong_giang_day_sinh_hoc_11.doc