SKKN Kinh nghiệm trong việc xây dựng trường đạt các danh hiệu thi đua tại trường mầm non thị trấn Nga Sơn

SKKN Kinh nghiệm trong việc xây dựng trường đạt các danh hiệu thi đua tại trường mầm non thị trấn Nga Sơn

Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là ngành học đầu tiên đặt nền tảng ban đầu và là cơ sở để khẳng định chất lượng cho các cấp học tiếp theo[1]. Bởi giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ và nó tạo ra sự học tập của một đời người [2]. Chính vì lẽ đó mà nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng nhân cách của con người được hình thành và phát triển mạnh ở 5 năm đầu của cuộc đời. Ở thời kỳ này có thể coi là thời kỳ phát triển mạnh nhất về thể lực và các mặt nhận thức như tình cảm, trí tuệ hiểu biết xã hội [3]. Do vậy giáo dục mầm non có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục ở từng giai đoạn tiếp theo[4], xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay chúng tôi nghĩ cần phải coi trọng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non [5]. Đây là nhiệm vụ then chốt tạo tiền đề cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách tự tin và thoải mái nhất. Để đạt được yêu cầu đề ra trước hết chúng ta cần coi trọng công tác quản lý và xây dựng tập thể nhà trường một cách toàn diện và vững mạnh về mọi mặt.

Để xây dựng nhà trường đạt các danh hiệu thi đua. chúng tôi đã xác định đúng mục tiêu yêu cầu đào tạo của ngành học. Để làm được điều này Đảng và nhà nước đã đề ra mục tiêu giáo dục đó là: “Cần phải xây dựng những con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc, có đạo đức trong sáng có ý chí kiên cường để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc biết gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa nhân loại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành, có phong cách công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật và phải là con người vừa hồng vừa chuyên” Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy[6]

 

doc 33 trang thuychi01 6083
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trong việc xây dựng trường đạt các danh hiệu thi đua tại trường mầm non thị trấn Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG 
ĐẠT CÁC DANH HIỆU THI ĐUA TẠI TRƯỜNG 
MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN
 Người Thực hiện: Mai Thị Thúy
 Chức vụ : Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác : Trường Mầm non Thị Trấn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
 THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
5
Giải pháp 1: Thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị trong trường.
5
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
5
Giải pháp 3: Chọn điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, tổ chức các hội thi cô và hội thi cháu
8
Giải pháp 4: Biện pháp quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quản lý chỉ đạo số lượng.
9
Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
9
Giải pháp 6: Làm tốt công tác quản lý đánh giá xếp loại theo hồ sơ, sổ sách:
11
Giải pháp 7: Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
14
3. Kết luận, kiến nghị 
16
3.1.Kết luận
16
3.2. Kiến nghị 
17
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là ngành học đầu tiên đặt nền tảng ban đầu và là cơ sở để khẳng định chất lượng cho các cấp học tiếp theo[1]. Bởi giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ và nó tạo ra sự học tập của một đời người [2]. Chính vì lẽ đó mà nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng nhân cách của con người được hình thành và phát triển mạnh ở 5 năm đầu của cuộc đời. Ở thời kỳ này có thể coi là thời kỳ phát triển mạnh nhất về thể lực và các mặt nhận thức như tình cảm, trí tuệ hiểu biết xã hội [3]. Do vậy giáo dục mầm non có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục ở từng giai đoạn tiếp theo[4], xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay chúng tôi nghĩ cần phải coi trọng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non [5]. Đây là nhiệm vụ then chốt tạo tiền đề cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách tự tin và thoải mái nhất. Để đạt được yêu cầu đề ra trước hết chúng ta cần coi trọng công tác quản lý và xây dựng tập thể nhà trường một cách toàn diện và vững mạnh về mọi mặt. 
Để xây dựng nhà trường đạt các danh hiệu thi đua. chúng tôi đã xác định đúng mục tiêu yêu cầu đào tạo của ngành học. Để làm được điều này Đảng và nhà nước đã đề ra mục tiêu giáo dục đó là: “Cần phải xây dựng những con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc, có đạo đức trong sáng có ý chí kiên cường để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc biết gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa nhân loại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành, có phong cách công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật và phải là con người vừa hồng vừa chuyên” Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy[6]
 Sau khi tiếp thu tinh thần các cuộc vận động các nhà trường mầm non trong huyện nói chung và Trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn chúng tôi nói riêng đã và đang thực hiện đưa nội dung các cuộc vận động vào nhà trường thực hiện và được xem đây như là một tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học [7]. Xác định rõ mục tiêu chủ đề cụ thể của năm học chúng tôi luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu ở năm học, của tập thể, và cho từng cá nhân để mọi người có thể khẳng định được vị thế của bản thân cũng như của nhà trường, 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Xuất phát từ lý do trên bản thân tôi đã lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng trường đạt danh hiệu thi đua tại trường mầm non Thị Trấn Nga sơn”. Làm đề tài nghiên cứu của bản thân trong năm học: 2016 - 2017. Qua đây có thể giúp cho tôi nhà quản lý có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo trường mầm non Thị trấn Nga Sơn đạt danh hiệu thi đua ở từng năm học và phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch mà phòng giáo dục & Đào tạo, các cấp ủy Đảng chính quyền và nhân dân Thị trấn giao cho.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Tập trung nghiên cứu “Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng trường đạt các danh hiệu thi đua tại trường mầm non Thị trấn Nga Sơn”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu liên quan đến vấn đề xây dựng trường đạt các danh hiệu thi đua.
+ Phương pháp điều tra: Theo phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Thị trấn Nga Sơn là trung tâm giao lưu kinh tế chính trị của Huyện Nga Sơn. Trường mầm non Thị Trấn nằm ở khu trung tâm Thị trấn Nga Sơn, thuộc tiểu khu 2 Thị trấn Nga Sơn. Với 70% phụ huynh là cán bộ công nhân viên chức, buôn bán, làm việc trên địa bàn Huyện Nga Sơn. Trường có bề dầy thành tích nhiều năm liền trường vinh dự được Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen. Nhà trường được thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen, và nhiều phần thưởng khác. Đặc biệt Năm 2007 nhà trường vinh dự được chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III. Tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đều có trình độ trên chuẩn, luôn đạt giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Luôn đoàn kết một lòng gắn bó cùng nhau xây dựng nhà trường ngày một phát triển. Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, tâm huyết tận tâm tận lực, yêu nghề mến trẻ, luôn coi trường là nhà, coi trẻ như con. Vì vậy mà tỷ lệ học sinh và giáo viên đạt các giải trong các hội thi năm sau cao hơn năm trước. Mặt khác được sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của các cấp ủy Đảng chính quyền Thị trấn Nga Sơn đã xây dựng cho nhà trường một khu trường khang trang tương đối đầy đủ các phòng chức năng với 10 phòng học và các phòng chức năng. Được sự quan tâm tạo điều kiện của phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn, luôn quan tâm điều động cán bộ giáo viên tham gia các lớp chuyên đề do Sở giáo dục tổ chức nên nhà trường luôn nắm bắt được những điểm mới của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tham quan, dự giờ các trường điểm trong Tỉnh như trường mầm non Tân Sơn, trường mầm non Hoa Mai, Trường mầm non Lam Sơn... Đặc biệt phòng giáo dục đã phối hợp với trường trung cấp nghề mở các lớp tổ chức các buổi truyền thông, các lớp chế biến món ăn cho trẻ, các buổi tuyên truyền nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Trong những năm gần đây phụ huynh rất quan tâm đã đầu tư về thời gian và kinh phí cho con được học tập chu đáo. Đặc biệt là các năm gần đây Huyện Nga Sơn đang trên đà phát triển mạnh cả về kinh tế cũng như chính trị đã và đanh thay da đổi thịt. Đảng bộ và nhân dân Thị trấn đã chuyển giao kinh tế nhiều thành phần, đưa các cây, con giống có năng xuất cao vào nuôi trồng. Vì thế mà nhận thức của nhiều phụ huynh có nhiều chuyển biến, nền kinh tế của Thị trấn cũng phát triển mạnh, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là cơ sở để nhà trường thực hiện xuất sắc nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Thị trấn Nga Sơn.
 Tuy nhiên vẫn còn một số ít phụ huynh do tình hình công tác và buôn bán nên quá bận rộn với công việc, nên chưa có thời gian chăm lo cho con trẻ, được học hành đến nơi đến chốn, việc chăm sóc cho con phó mặc cho người giúp việc và các cô giáo mặt khác họ coi đến trường mầm non chỉ có hát múa chứ không nghị là học hành theo chương trình gì cả. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trải qua quá trình xây dựng và phát triển trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn đã trải qua các giai đoạn để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu và đạt được các danh hiệu thi đua trong nhiều năm liên tục đó là:
 Liên tục có, các cô thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh đạt các giải cao trong nhiều năm. Các cháu liên tục có nhiều đạt giải nhất cá nhân và giải nhì đồng đội cấp Tỉnh. Có thể nói rằng trường đó có rất nhiều cố gắng với sự đoàn kết và nhất trí với phương châm chỉ đạo sáng tạo của Ban giám hiệu, tập thể nhà trường giành nhiều thành tích cáo trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ giáo viên và các cháu học sinh trong trường. chính vì lẽ đó trường luôn đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cấp Huyện, “Lao động tiên tiến xuất săc” cấp Tỉnh. Được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I, đang phấn đấu đạt chuẩn mức độ II, vào năm 2018 và có đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ. Đội ngũ giáo viên luôn được đánh giá đảm bảo, chất lượng cao, được thể hiện ở các bảng khảo sát phần phụ lục. 
* Bảng 1 kết quả khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm kèm theo phụ lục bảng 1.
* Bảng 2 kết quả khảo sát chất lượng giáo viên cuối năm kèm theo phụ lục bảng 2 cho thấy. 
* Bảng 3 kết quả danh hiệu thi đua kèm theo phụ lục bảng 3 cho thấy.
* Bảng 4 kết quả chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục kèm theo phụ lục bảng 4 cho thấy.
* Bảng 5 kết quả chất lượng cơ sở vật chất kèm theo phụ lục bảng 5 cho thấy.
Trong năm học 2016 - 2017 Nhà trường có tổng số lớp là 10 nhóm lớp: Số trẻ huy động đến trường là 293 cháu: Trong đó: Nhà trẻ là 3 nhóm trẻ với 60 cháu, mẫu giáo là 7 lớp với tổng số trẻ là 233 cháu. Tỷ lệ trẻ huy động đến trường đạt 95% trong tổng số trẻ trong độ tuổi điều tra từ 0 - 6 tuổi.
Trong đó: 
- Trẻ nhà trẻ huy động đạt 85% / tổng số trẻ trong điều tra. 
- Trẻ mẫu giáo huy động đến trường đạt tỷ lệ 100% trên tổng số trẻ điều tra. 
- Số trẻ 5 tuổi huy động ra lớp đạt 100% / tổng số trẻ trong độ tuổi.
Thành tích mà nhà trường đã đạt được qua các năm đó là: Danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc các cấp. Huân chương hạng 3. Bằng khen, giấy khen của nhà nước, của thủ tướng chính phủ, UBND Tỉnh, UBND huyện. 
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện xây dựng trường đạt các danh hiệu thi đua tại trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn.
Giải pháp 1: Thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị trong trường.
 Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế của điạ phương, căn cứ vào sự phát triển của ngành học mầm non, căn cứ vào sự ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ phụ huynh và các ban ngành đoàn thể trong Thị trấn, sau “Ngày hội đến trường của bé”: Nhà trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm học bàn về việc chăm sóc giáo dục các cháu, sau đó ban giám hiệu đưa ra nhiệm vụ mới cho phụ huynh được bàn bạc thảo luận, tiếp đó nhà trường đưa ra tờ trình, báo cáo về kế hoạch sửa chữa mua sắm trang thiết bị bổ sung cơ sở vật chất lên BCH Đảng ủy - HĐND - UBND, kế hoạch thu chi và các khoản đóng góp ngoài ngân sách về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học về phòng giáo dục phê duyệt. Bên cạnh đó trong các cuộc họp nhà trường tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể để có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường vận động phụ huynh tham gia ủng hộ mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho từng năm học trên cơ sở của việc xây dựng kế hoạch một cách cụ thể mang tính sát thực, có được sự quan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là hội phụ huynh học sinh đến nay cơ sở vật chất trang thiết bị của trường tương đối ổn định và đầy đủ 
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
- Nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 23 đ/c có đủ sức khỏe trình độ, cán bộ quản lý có 3 đ/c, có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nhà trường phát triển. Đều đạt trình độ đại học. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên là 19 đ/c trong đó trình độ đại học cao đẳng là 17 đạt tỉ lệ 89,4%, trung cấp chiếm 2 đ/c tỉ lệ 11,5% , Bản thân luôn coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môm là cần thiết và cấp thiết và cấp bách. Bản thân đã cùng nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đem lại kết quả cao có kế hoạch năm hoc, kế hoạch tháng cho từng độ tuổi cụ thể, để mỗi tổ bám vào kế hoạch của BGH lên kế hoạch cho nhóm lớp mình..
- Nhà trường thành lập ban chất lượng gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn. Ban chất lượng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chỉ đạo về chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu. Có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn trực tiếp cho đội ngũ giáo viên, thông qua dự giờ thăm lớp để uốn nắn kịp thời giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, lên kế hoạch tuần, kế họach tháng, xây dựng các tiết mẫu, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị các nhóm lớp đầy đủ, đảm bảo đủ điều kiện cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Trong nhiều năm qua ban chất lượng của nhà trường phát huy rất tốt, còn một số giáo viên tuổi cao trong giảng dạy còn lúng túng trong việc vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin. Thông qua dự giờ, góp ý, đã có sự chuyển biến rõ rệt, xếp loại chuyên môn từ khá đã phấn đấu đạt loại giỏi, là 18 đ/c.
- Nhà trường đã tập trung đội ngũ giáo viên đạt cả về số lượng và chất lượng, bởi vì đội ngũ giáo viên là lực lượng nồng cốt quyết định chất lượng giảng dạy của nhà trường cho nên nhà trường đã nâng cao mọi biện pháp để phát triển đội ngũ:
(Hình ảnh 1 kèm theo phụ lục tôi triển khai chuyên đề cho giáo viên)
 - Kết quả xếp loại chuyên môn ở hàng năm số giáo viên có giờ đạt loại giỏi cấp trường tăng, Liên tục có giáo viên giỏi cấp Huyện, Cấp Tỉnh. Không có giáo viên trung bình trong giảng dạy. Mạng lưới ban chất lượng thật sự nồng cốt để nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.
- Giáo dục cho giáo viên nắm bắt được chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước mở rộng hiểu biết cho giáo viên, bằng cách tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm, mở các hội thi, để giáo viên có thời gian hiểu biết về xã hội và gia đình.
Hàng năm cứ đến ngày 4 tết nguyên đán nhà trường tổ chức gặp mặt các chú rể nhằm trao đổi nói chuyện trao đổi tâm tư tình cảm của chị em giáo viên với các anh, thông qua đó các anh có biện pháp giúp đỡ tạo điều kiện cho vợ yên tâm công tác và các anh cũng thông cảm và cùng hiểu công việc của vợ mình, cũng chia sẻ vai gánh vác công việc gia đình và cùng chăm sóc con cái, cho nên hàng năm có tới 95% gia đình giáo viên đạt gia đình văn hoá, có đời sống tương đối ổn định, 
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các lớp điểm, thông qua các chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ II.
Nhà trường đã thành lập 4 lớp điểm, các khối chọn cử những cô dạy lớp điểm có năng lực chuyên môn vững vàng, có uy tín trong đội ngũ giáo viên. Lớp 3 tuổi do cô giáo Mai Thị Thắm phụ trách, lớp 4 tuổi do cô giáo Mai Thị Thanh Huyền phụ trách, lớp 5 tuổi do cô Lê Thị Hương phụ trách và nhóm trẻ 25 - 36 tháng do cô giáo Phạm Thị Sâm phụ trách.
Hệ thống các lớp điểm được nhà trường đầu tư hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, tương đối đầy đủ, 
Ví dụ: Các lớp điểm đều được đầu tư máy tính xách tay. Ti vi kết nối Internet. Các lớp điểm đều được trang bị loa đầy đủ để cho cô trò hoạt động. Do vậy chất lượng ở các lớp điểm được nâng lên rõ rệt. Qua khảo sát các lớp điểm chất lượng ở trẻ đạt khá, giỏi 90 - 95%. 100% giáo viên ở các lớp điểm đều đạt giáo viên giỏi cấp Tỉnh.
Hàng năm các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyên đề Giáo dục mầm non mới. Đều được triển khai và thử nghiệm tại trường. Vì vậy ở các lớp điểm các cô đều phải dạy mẫu, các cháu trường mầm non Thị trấn đều được tiếp thu những vấn đề mới nhất của giáo dục mầm non, nên trẻ phát triển trí tuệ rất tốt. Hàng năm qua các kỳ thi giáo viên giỏi cấp Huyện. Qua hội thi giúp giáo viên học hỏi nhiều kinh nghiệm hay, phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo của bạn bè, động nghiệp. Đó cũng là những dịp bồi dưỡng chuyên đề thiết thực và bổ ích nhất giúp giáo viên tham gia đạt kết quả tốt. Điển hình như trong năm học có 1 đ/c đạt giáo viên giỏi cấp Tỉnh, cô giáo Mai Thu Hương.
(Kèm theo hình ảnh 2 cô giáo Mai Thu Hương đang tham gia 
thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh. Năm học 2016 - 2017)
- Song song với vấn đề trên nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham gia học tập các chương trình đào tạo trên chuẩn dưới nhiều hình thức tập trung, tại chức. Trong nhiều năm gần đây vấn đề tổ chức cán bộ giáo viên học tập các chương trình đào tạo đã được nhà trường quan tâm tạo điều kiện để đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Số giáo viên đạt trên chuẩn 88.9%.
(Hình ảnh 3 kèm theo phụ luc tư thế ngồi và cách cầm bút tô mầu 
của trẻ tại trường MN Thị trấn).
 Nhà trường rất coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên. Để xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau trong công tác sinh hoạt hàng ngày để mỗi cán bộ giáo viên tự khẳng định vị trí của mình trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy và học, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chính trị và phẩm chất đạo đức của mình, đến nay có 20 Đảng viên. Đạt tỉ lệ 90.9%. Có 4 đ/c có giấy chứng nhận trung cấp lý luận chính trị.
(Hình ảnh 4 kèm theo phụ lục đ/c bí thư chi bộ trao quyết định 
Đảng viên mới cho Đảng viên trong buổi lễ kết nạp Đảng viên).
 Tôi nghĩ rằng nếu trong nhà trường làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ giáo viên thì các thành viên đều nhận thức đúng đắn hơn rất dễ hoà đồng cùng tập thể, cùng nhau xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nội bộ nhà trường như (Lời Lê Nin nói: “Sự nhất trí trong một tập thể sư phạm là yếu tố quyết định mọi sự thành công trong một nhà trường, do vậy cần xây dựng tập thể nhà trường có sự đoàn kết nhất trí cao thì làm việc gì cũng sẽ thành công”.
(Hình ảnh 5 kèm theo phụ lục tôi tuyên truyền các văn bản 
chỉ thị đến cán bộ giáo viên).
Giải pháp 3: Chọn điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, tổ chức các hội thi cô và hội thi cháu.
- Ban giám hiệu thường xuyên thực hiện kiểm tra dự giờ thăm lớp đánh giá sơ kết, tổng kết các đợt thi đua trong các lớp điểm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, họp phụ huynh, hội đồng giáo dục hàng tháng để đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch tháng trước và đề ra kế hoạch tháng sau một cách cụ thể và khoa học thì mọi việc sẽ thành công.
- Vận động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất và tinh thần để thực hiện tốt kế hoạch năm học. 
- Sơ kết tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch từng học kỳ và cả năm. 
- Thực hiện giao trách nhiệm đúng người, đúng việc để hoàn thành kế hoạch năm học và kế hoạch từng tháng sẽ đạt kết quả cao.
Cụ thể trong năm qua. Có 1 đ/c đạt điểm cao tại hội thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh. Hội thi “Hội khỏe bé mầm non”, Cấp tỉnh không tổ chức. Năm học 2016 - 2017. Chỉ tổ chức cấp trường, cấp huyện không tổ chức.uyeenjcacs cháu chuẩn
(Hình ảnh 6 kèm theo phụ lục tại hội thi 
“Hội khỏe bé mầm non” Cấp trường)
Giải pháp 4: Biện pháp quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quản lý chỉ đạo số lượng.
 Nhà trường cứ vào đầu năm học thực hiện kế hoạch phân công cán bộ giáo viên phụ trách từng tiểu khu làm công tác điều tra phổ cập số trẻ trong độ tuổi nắm chắc tình hình cụ thể về số lượng trẻ lên kế hoạch phân lớp có sổ theo dõi trẻ sinh hàng năm, để lên kế hoạch huy động trẻ ra lớp, trường theo kế hoạch quy định, tổ chức phân lớp, phân công giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_trong_viec_xay_dung_truong_dat_cac_danh_hie.doc