SKKN Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn học viết về Đề tài gia đình trong môn Ngữ văn 9

SKKN Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn học viết về Đề tài gia đình trong môn Ngữ văn 9

Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng thể các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Các nhà xã hội học đã coi gia đình là nơi đặt những viên gạch đầu tiên, trường học đặc biệt đầu tiên trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình không chỉ là cái nôi nuôi dưỡng con người mà còn là nơi vun đắp những tâm hồn, tình cảm cao đẹp. Chính vì thế, trong rất nhiều thứ tình cảm của con người, thì có lẽ tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, kì diệu nhất. Tình cảm gia đình như những tia sáng kì diệu của cuộc đời. Tia sáng ấy sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người và “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chỗ nương thân chống lại những tai ương của số phận”. Vì vậy, gia đình có một vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc đời mỗi con người.

 Ngay từ khi còn nằm trong nôi, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, mỗi đứa trẻ đã được nghe những lời dạy bảo yêu thương “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Lớn hơn một chút, bài học làm người đầu tiên giáo dục con cháu cũng là bài học về cách ứng xử “kính trên, nhường dưới”, “chị ngã, em nâng”, “môi hở, răng lạnh”, “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”. Những lời dạy ấy đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi con người Việt Nam, góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, đó là lòng nhân hậu, thủy chung, sống có nghĩa có tình; sự chia sẻ đoàn kết gắn bó từ trong gia đình đến cộng đồng, làng, nước.Mái ấm gia đình là yếu tố quan trọng giúp con người có thêm ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn thử thách, đi tới những thành công.

 

doc 26 trang thuychi01 16362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn học viết về Đề tài gia đình trong môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
 1. MỞ ĐẦU
1
 1.1. Lí do chọn đề tài
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu
1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2
 2.2. Thực trạng của vấn đề
3
 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
4
 2.3.1. Xác định nội dung, các kĩ năng sống cơ bản và mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống trong từng đơn vị bài dạy.
4
 2.3.2. Xác định phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình giáo dục.
6
 2.3.3. Xác định các bước giáo dục kĩ năng sống trong bài dạy
8
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
 3.1. Kết luận
14
 3.2. Kiến nghị
14
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng thể các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Các nhà xã hội học đã coi gia đình là nơi đặt những viên gạch đầu tiên, trường học đặc biệt đầu tiên trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình không chỉ là cái nôi nuôi dưỡng con người mà còn là nơi vun đắp những tâm hồn, tình cảm cao đẹp. Chính vì thế, trong rất nhiều thứ tình cảm của con người, thì có lẽ tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, kì diệu nhất. Tình cảm gia đình như những tia sáng kì diệu của cuộc đời. Tia sáng ấy sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người và “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chỗ nương thân chống lại những tai ương của số phận”. Vì vậy, gia đình có một vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc đời mỗi con người.
 Ngay từ khi còn nằm trong nôi, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, mỗi đứa trẻ đã được nghe những lời dạy bảo yêu thương “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Lớn hơn một chút, bài học làm người đầu tiên giáo dục con cháu cũng là bài học về cách ứng xử “kính trên, nhường dưới”, “chị ngã, em nâng”, “môi hở, răng lạnh”, “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”. Những lời dạy ấy đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi con người Việt Nam, góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, đó là lòng nhân hậu, thủy chung, sống có nghĩa có tình; sự chia sẻ đoàn kết gắn bó từ trong gia đình đến cộng đồng, làng, nước...Mái ấm gia đình là yếu tố quan trọng giúp con người có thêm ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn thử thách, đi tới những thành công.
 Gia đình có ý nghĩa quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay, trong bối cảnh hội nhập xu thế toàn cầu hóa, bên cạnh những tác động tích cực, ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, báo chí, Internet... đã nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối, đặt ra những thử thách đối với nền tảng gia đình Việt Nam. Đó là sự mai một phần nào giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam. Nhiều người trong lớp trẻ đã chạy theo lối sống ích kỉ, thực dụng, đề cao giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, không coi trọng tình cảm gia đình - ngọn lửa để duy trì hạnh phúc. Đứng trước thực tế như vậy tôi mạnh dạnh chia sẻ: “Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn học viết về đề tài gia đình trong môn Ngữ văn 9”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi thấy Ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức con người. Ngoài nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Yêu cầu của đề tài này, nhằm mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, qua các tác phẩm văn học viết về đề tài gia đình, hình thành và phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh, giúp học sinh có những nhận thức đúng đắn về những giá trị trong cuộc sống.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 9 qua các tác phẩm văn học viết về đề tài gia đình trong môn Ngữ văn. 
 4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nguyên cứu đề tài này, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Tổng hợp, phân loại, thực nghiệm.
- So sánh đối chiếu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Như chúng ta biết, Ngữ văn là một môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh. Chính vì thế, mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THCS được xác định là trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt; hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn, bao gồm: năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng. Mặt khác, môn Ngữ văn còn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, đặc biệt các tác phẩm văn học còn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn... 
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đưa vào giảng dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Mục đích của việc đưa giáo dục kĩ năng sống làm nhằm chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Cụ thể là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Tức là nhằm giúp học sinh có hiểu biết và được rèn luyện những hành vi có khả năng thích ứng với cuộc sống cũng như khả năng ứng phó linh hoạt, tích cực với những thử thách trong cuộc sống hàng ngày. 
 Từ mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn ta thấy đã chứa đựng những yếu tố của giáo 
dục kĩ năng sống. Trên cơ sở đó, mục tiêu giáo dục kĩ năng sống được xác định như sau:
 * Về kiến thức.
 	 Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm của bản thân, gia đình nhà trường và xã hội về nghề nghiệp.
	 Nhận thức được sự cần thiết của kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin và lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác.
 	 Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống.
 * Về kĩ năng.
 	 Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiêm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
 	 Có suy nghĩ và hoạt động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
 	 Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội HIV/AIDS, bạo lưc, nạn xâm hại tinh thần, thể xác...); giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.
 * Về thái độ.
 	 Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện kĩ năng sống đó.
 	 Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
 	 Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức nghề nghiệp.
	 Riêng đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn học viết về đề tài gia đình là nhằm mục đích ngoài việc hình thành cho học sinh các kĩ năng được sử dụng trong cuộc sống mà còn giúp học sinh có được những nhìn nhận, đánh giá, hiểu biết về gia đình, biết quý trọng, bảo vệ tình cảm gia đình... Từ đó giáo dục các em về tình yêu quê hương đất nước, tinh thần vị tha, tấm lòng nhân đạo, yêu thương giữa con người với con người.
 2. 2. Thực trạng của vấn đề.
 * Thực trạng về kỹ năng sống.
 - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày, giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi giao tiếp. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và cuộc sống Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ đơn giản tới phức tạp. Nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, cuộc sống sẽ thực sự hạnh phúc và vui vẻ trong mọi tình huống.
 - Kỹ năng ứng phó với các tệ nạn xã hội: Việc trang bị kiến thức về kỹ năng sống cho trẻ khi ứng phó với các tệ nạn xã hội, thường được áp dụng ngay từ khi trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường, nhằm giúp trẻ lường trước được các tình huống và có thể ứng phó một cách đơn giản. Chính vì vậy, nên rèn luyện kỹ năng cho trẻ ngay từ những bước đi đầu tiên để trẻ có một vốn kiến thức và dễ dàng hơn khi ứng phó với những tình huống bất lợi xảy ra với bản thân trong tương lai.
 - Kỹ năng chung sống ( tập thể): Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho thanh thiếu niên. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em, thanh niên.
 - Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO 2003), đó là kỹ năng mang tính tâm lí xã hội, là các khả năng thích ứng và là hành vi tích cực cho phép các cá nhân giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
 - Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ vị thành niên và thanh niên. Nó giúp cho những người trẻ tuổi thể hiện kiến thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình, chẳng hạn, biết đặt mục tiêu cho cuộc sống, thể hiện sự kiên định trước những cám dỗ không có lợi cho sức khỏe như sử dụng ma túy.
 - Từ thực trạng trên nên kết quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn học viết về đề tài gia đình năm học 2014- 2015 qua bài kiểm tra đạt như sau:
Lớp
Tổng số
Điểm giỏi
(9->10 điểm)
Điểm khá
(7->8,75 điểm)
Điểm
trung bình
(5-> 6,75điểm)
Điểm yếu
(3->4,75 điểm)
Điểm yếu
(dưới 3 điểm)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
30
2
6,7
6
20,0
20
66,6
2
6,7
0
8B
30
1
3,3
4
13,3
23
76,7
2
6,7
0
Tổng
60
3
5,0
10
16,7
43
71,6
4
6,7
0
 Tỉ lệ học sinh TB và yếu khá cao trên: 60%
 2. 3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Xác định nội dung, các kĩ năng sống cơ bản và mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống trong từng đơn vị bài dạy.
 * Về nội dung giáo dục trong bài dạy.
	Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có nhiều tác phẩm viết về đề tài gia đình như: Bếp lửa (Bằng Việt), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Con cò (Chế Lan Viên), Nói với con (Y Phương), Mây và sóng (Ta-go)...
	Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trước tiên giáo viên cần phải xác định nội dung giáo dục học sinh là gì? Vì cùng viết về đề tài gia đình nhưng mỗi tác phẩm lại khai thác ở nhiều khía cạnh tình cảm, mỗi tình cảm lại bộc lộ, thể hiện ở những cảnh ngộ, tình huống khác nhau. Cụ thể các nội dung như sau: Tình bà cháu (Bếp lửa - Bằng Việt), Tình mẹ và ý nghĩa lời ru (Con cò - Chế Lan Viên, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm), Tình cha con (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng), Tình mẫu tử (Mây và sóng - Ta-go)...Xác định được vấn đề này thì giáo viên mới khai thác đúng hướng và giúp học sinh thấy được những nét chung và nét riêng trong cách thể hiện tình cảm gia đình ở các tác phẩm văn học. Qua đó học sinh dần thấu hiểu những giá trị về tình cảm gia đình trong mỗi hoàn cảnh khác biệt.
 Ví dụ, bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), tình cảm gia đình ở đây là tình bà cháu được thể hiện trong hoàn cảnh cháu đã trưởng thành và ở xa bà. Hay truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), cũng viết về đề tài gia đình nhưng cụ thể là tình cha con sâu nặng và cao đẹp. Tình cảm này lại bộc lộ trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Trong bài Mây và sóng (Ta-go), lại có cách khai thác tình cảm gia đình trong tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt, tình yêu đó được thể hiện qua sự tưởng tượng của em bé và trò chơi sáng tạo của em. Còn bài Nói với con (Y Phương) khai thác tình cảm gia đình qua lời day của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương mình...
Mặt khác, khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên cần xác định đâu là nội dung chính, đâu là nội dung mở rộng, bởi một tác phẩm văn học khi viết về một đề tài nhưng không nhất thiết chỉ bó hẹp ở trong đề tài đó mà còn mở ra nhiều thông điệp, nhiếu ý nghĩa, giá trị khác nhau. 
 Ví dụ1: Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà 
- Nội dung chính là tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Nội dung mở rộng là nỗi đau chiến tranh và sức mạnh bất diệt của tình cảm
con người trong hoàn cảnh éo le đó.
 Ví dụ2: Tiết 126: Mây và sóng.
- Nội dung chính là ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
- Nội dung mở rộng là sức mạnh của tình mẫu tử - chỗ dựa vững chắc đối với cuộc đời mỗi con người, sức mạnh của tình yêu đó là cội nguồn của sự sáng tạo, đặc biệt là cội nguồn hạnh phúc của con người. 
 * Về các kĩ năng sống cơ bản và mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống trong bài dạy.
	Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy thì gắn liền với việc xác định nội dung, giáo viên cần phải xác định các kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy đó. Mặt khác cũng cần xác định mục đích cụ thể của việc giáo dục là gì?
Bản thân tôi khi giáo dục kĩ năng sống cho các em qua các tác phẩm văn học viết về đề tài gia đình đã xác định hai mục tiêu. Thứ nhất là mục tiêu chung, thông qua việc giáo dục các kĩ năng sống, các em sẽ dần dần hình thành được cho mình những kĩ năng có thể áp dụng trong cuộc sống. Thứ hai là mục tiêu riêng, thông qua việc truyền đạt nội dung các tác phẩm viết về đề tài gia đình, các em sẽ có được những kĩ năng để nhận thức giá trị của tình cảm gia đình, qua đó sẽ có những hành vi, thái độ trân trọng, yêu quý những gì gắn bó thân thuộc nhất với mình đó là ông bà, cha mẹ, anh chị em... và mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước.
 Ví dụ1: Tiết 122: Nói với con. 
 * Nội dung cần truyền đạt cho học sinh là: Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của “người đồng mình” và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài như sau:
- Tự nhận thức: cội nguồn sâu sắc của cuộc sống chính là gia đình, quê hương, dân tộc.
- Làm chủ bản thân: đặt mục tiêu về cách sống của bản thân qua lời tâm tình của người cha.
- Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về những lời tâm tư của người cha, về vẻ đẹp của những hình ảnh thơ trong bài thơ.
 * Mục tiêu: hình thành những kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự làm chủ, kĩ năng tư duy sáng tạo. Đồng thời giáo dục các em về tình yêu, lòng tự hào về cội nguồn chính là gia đình, quê hương, dân tộc. Xác định cho mình mục đích, lí tưởng sống và hành động đúng đắn, cao đẹp.
 Ví dụ2: Tiết 126: Mây và sóng.
 * Nội dung cần truyền đạt cho học sinh là: Cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên “mây và sóng”
 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài như sau:
 - Tự nhận thức: giá trị của tình mẫu tử, tình cảm gia đình trong cuộc sống của 
con người.
 - Làm chủ bản thân: tự xác định được tình yêu thương vô bờ bến của gia đình, từ đó rút ra bài học về tình yêu thương, trách nhiệm của con cái. Nhất là trong xã hội ngày nay, con cái thường ít quan tâm đến cha mẹ vì nhu cầu của cá nhân.
 - Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về sức mạnh của tình mẫu tử trong cuộc sống của con người khi đối mặt với những khó khăn, thử thách; cội nguồn của sự sáng tạo, của hạnh phúc; về các hình ảnh thơ.
 * Mục tiêu: hình thành những kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo. Đồng thời giáo dục các em về tình yêu, sự trân trọng tình mẫu tử, tình cảm gia đình đối với cuộc sống con người
	Nói tóm lại, việc xác định nội dung, các kĩ năng sống và mục tiêu của việc giáo dục là bước đầu tiên quan trọng nhất mà mỗi giáo viên dạy cần phải nắm chắc.
 2.3.2. Xác định phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình giáo dục.
 * Phương pháp - kĩ thuật dạy học phù hợp với kĩ năng sống được giáo dục.
 Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học rất phong phú và đa dạng. Điều quan trọng nhất là phải lựa chọn làm sao cho hiệu quả và sử dụng linh hoạt. Bản thân tôi trong quá trình dạy học thấy việc lựa chọn phương pháp - kĩ thuật dạy học phụ thuộc nhiều vào mức độ nội dung truyền đạt, các kĩ năng sống cần giáo dục và các bước tiến hành giáo dục. Đặc biệt việc áp dụng các phương pháp - kĩ thuật phải thật sự phù hợp với các kĩ năng sống được giáo dục thì mới đạt hiệu quả.
 Ví dụ: Tiết 122: Nói với con
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Phương pháp - Kĩ thuật dạy học
- Tự nhận thức được cội nguồn sâu sắc của cuộc sống chính là gia đình, quê hương, dân tộc.
 - Làm chủ bản thân, đặt mục tiêu về cách sống của bản thân qua lời tâm tình của người cha.
- Thảo luận nhóm: trao đổi về những tâm tư chân thành, tha thiết của người cha khi theo dõi những bước đi của con mình, về những giá trị sâu sắc trong cuộc sống và con đường phấn đấu của mình.
- Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về những lời tâm tư của người cha, về vẻ đẹp của những hình ảnh thơ trong bài thơ.
- Động não: suy nghĩ, nêu những cảm nhận, ấn tượng sâu đậm của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 Trong quá trình dạy học tôi đã xác định một vài trường hợp cụ thể như sau:
- Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực / phương pháp - kĩ thuật trình bày 1 phút, thảo luận nhóm, hỏi và trả lời...
- Kĩ năng nhận thức, xác định giá trị / phương pháp - kĩ thuật giải quyết vấn đề, động não, thảo luận nhóm.
 - Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm sự hỗ trợ / Phương pháp thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ.
 * Phương pháp – kĩ thuật dạy học phù hợp với các bước của bài dạy và được triển khai theo một tiến trình hợp lí .
- Để triển khai một bài giáo dục kĩ năng sống thì gồm có 4 bước: khám phá, kết 
nối, thực hành – luyện tập, vận dụng. Mỗi bước sẽ có một vai trò mục tiêu và mức độ
khó dễ và thời gian khác nhau. Vì vậy dựa vào mức độ của từng bước mà giáo viên có thể áp dụng các phương pháp – kĩ thuật sao cho phù hợp. Ví dụ như sau:
- Ở bước khám phá: đây là bước nhằm kiểm tra kiến thức cũ, hiểu biết bước đầu của học sinh đối với kiến thức trong bài mới, nên mức độ dễ và thời gian ít. Mặt khác ở bước này học sinh đã được hướng dẫn chuẩn bị ở nhà nên tôi thường áp dụng các phương pháp - kĩ thuật đòi hỏi thời gian ngắn, học sinh tư duy nhanh như phương pháp – kĩ thuật động não, trình bày 1 phút, hỏi và trả lời...
 Ví dụ: Tiết 112: Con cò. Để giải quyết những vấn đề sau: 
- Hãy đọc các câu ca dao viết về hình ảnh con cò. 
- Hình ảnh con cò thường tượng trưng cho đối tượng nào trong xã hội xưa?
- Hãy trình bày ngắn gọn những cảm nhận chung của em về hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam.
Tôi đã sử dụng phương pháp – kĩ thuật hỏi và trả lời, động não, phát biểu, trình bày một phút để học sinh nêu nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua_cac.doc