SKKN Kinh nghiệm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, tiết 45: "Ôn dịch, thuốc lá"

SKKN Kinh nghiệm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, tiết 45: "Ôn dịch, thuốc lá"

Dạy và học môn Ngữ văn ở trường Trung học nói chung và THCS nói riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Thực hiện theo tinh thần đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo với quan điểm cơ bản, hiện đại, có kế thừa chương trình cũ và phù hợp với sự phát triển chung của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, làm cho người học nắm chắc ngoài những kiến thức cơ bản của cấp học, bậc học còn tăng thêm kỹ năng thực hành, khả năng liên hệ với thực tiễn và khả năng thích nghi, hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Trong hệ thống các môn học ở bậc THCS, môn Ngữ văn không nằm ngoài tinh thần ấy. Các tác phẩm văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 nói chung và tiết 45 "Ôn dịch, thuốc lá" nói riêng với mục đích giúp các em hiểu biết nhiều hơn để từ đó quan tâm, trách nhiệm, hưởng ứng nhiều hơn với những vấn đề bức thiết, nóng hổi mà ngày nay dân tộc, thế giới đang quan tâm đặc biệt là hút thuốc lá. Tuy nhiên việc dạy văn bản này như thế nào cho hiệu quả lại là vấn đề mà nhiều người quan tâm.

 Ch­¬ng tr×nh THCS nãi chung vµ Ng÷ v¨n 8 nãi riªng ®­a vµo häc mét sè v¨n b¶n míi, ®ã lµ v¨n b¶n NhËt dông. V¨n b¶n nµy chiÕm sè luîng kh«ng nhiÒu nh­ng PPDH v¨n b¶n nhËt dông cßn h¹n chÕ. Cho nªn giê gi¶ng d¹y vµ häc tËp v¨n b¶n nhËt dông gÆp kh«ng Ýt khã kh¨n. NhiÒu ý kiÕn cho r»ng: “chÊt v¨n” trong v¨n b¶n nhËt dông kh«ng nhiÒu, nÕu kh«ng chó ý dÔ biÕn giê Ng÷ V¨n thµnh bµi thuyÕt minh vÒ mét vÊn ®Ò lÞch sö, sinh häc hay ph¸p luËt, dÉn ®Õn hiÖu qu¶ c¸c tiÕt d¹y häc c¸c lo¹i v¨n b¶n nµy ch­a cao.

 

doc 23 trang thuychi01 14691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, tiết 45: "Ôn dịch, thuốc lá"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
 Mở đầu
1
 1.1
Lý do chọn đề tài 
1
1.2
Mục đích nghiên cứu 
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
2.3
Các giải pháp
5
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
17
3
Kết luận, kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Những kiến nghị
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 KINH NGHIỆM DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG LỚP 8,
TIẾT 45: "ÔN DỊCH, THUỐC LÁ"
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Dạy và học môn Ngữ văn ở trường Trung học nói chung và THCS nói riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Thực hiện theo tinh thần đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo với quan điểm cơ bản, hiện đại, có kế thừa chương trình cũ và phù hợp với sự phát triển chung của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, làm cho người học nắm chắc ngoài những kiến thức cơ bản của cấp học, bậc học còn tăng thêm kỹ năng thực hành, khả năng liên hệ với thực tiễn và khả năng thích nghi, hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Trong hệ thống các môn học ở bậc THCS, môn Ngữ văn không nằm ngoài tinh thần ấy. Các tác phẩm văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 nói chung và tiết 45 "Ôn dịch, thuốc lá" nói riêng với mục đích giúp các em hiểu biết nhiều hơn để từ đó quan tâm, trách nhiệm, hưởng ứng nhiều hơn với những vấn đề bức thiết, nóng hổi mà ngày nay dân tộc, thế giới đang quan tâm đặc biệt là hút thuốc lá. Tuy nhiên việc dạy văn bản này như thế nào cho hiệu quả lại là vấn đề mà nhiều người quan tâm.
	Ch­¬ng tr×nh THCS nãi chung vµ Ng÷ v¨n 8 nãi riªng ®­a vµo häc mét sè v¨n b¶n míi, ®ã lµ v¨n b¶n NhËt dông. V¨n b¶n nµy chiÕm sè luîng kh«ng nhiÒu nh­ng PPDH v¨n b¶n nhËt dông cßn h¹n chÕ. Cho nªn giê gi¶ng d¹y vµ häc tËp v¨n b¶n nhËt dông gÆp kh«ng Ýt khã kh¨n. NhiÒu ý kiÕn cho r»ng: “chÊt v¨n” trong v¨n b¶n nhËt dông kh«ng nhiÒu, nÕu kh«ng chó ý dÔ biÕn giê Ng÷ V¨n thµnh bµi thuyÕt minh vÒ mét vÊn ®Ò lÞch sö, sinh häc hay ph¸p luËt, dÉn ®Õn hiÖu qu¶ c¸c tiÕt d¹y häc c¸c lo¹i v¨n b¶n nµy ch­a cao.
	Hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về cách dạy văn bản nhật dụng "Ôn dịch, thuốc lá". Đồng nghiệp mỗi người dạy theo cách hiểu, cảm khác nhau. Nhà trường chưa đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết.
	Hơn thế nữa, rất nhiều thầy cô than thở về việc học sinh hút thuốc ngay trước mặt mình: “Tôi dạy xong, trên đường về đi ngang mấy tiệm internet thì thấy có một vài em tay dắt xe, tay cầm thuốc. Thấy mình thì nó giấu điếu thuốc sau lưng, mình đi rồi thì nó lại hút tiếp”. Tình trạng hút thuốc trong trường bị nghiêm cấm hoàn toàn. Thế nhưng, hầu hết các trường hợp học sinh hút thuốc hiện nay đều xảy ra ngoài phạm vi của trường. Đa số những em này là học sinh cá biệt. Hiện tượng này đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không tốt đến nhân cách học sinh, đến thầy cô và bộ mặt của nhà trường.
	B¶n th©n nhiều năm trùc tiÕp gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 8, t«i nhËn thÊy m×nh cßn béc lé rÊt nhiÒu h¹n chÕ c¶ vÒ ph­¬ng ph¸p vµ kiÕn thøc, nhÊt lµ ph­¬ng ph¸p d¹y c¸c v¨n b¶n nhËt dông. 
 XuÊt ph¸t tõ những lí do trên, t«i đã mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng và rút ra kinh nghiệm dạy v¨n b¶n nhËt dông qua tiết 45:"Ôn dịch, thuốc lá" Ngữ văn 8, tập I.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng lớp 8 tiết 45:"Ôn dịch, thuốc lá", đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
- Đề tài này giúp tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm về dạy tiết văn bản nhật dụng cụ thể. Đồng thời, giúp đồng nghiệp dạy tốt hơn về văn bản này cũng như các văn bản nhật dụng nói chung và giúp HS hiểu rõ tác hại của thuốc lá.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng, giải pháp và những ảnh hưởng của tiết học "Ôn dịch, thuốc lá"
- HS lớp 8
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ đồng nghiệp  từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu nhược điểm trong bài dạy của các đồng nghiệp .
- Phương pháp so sánh: với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu.
- Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
- Thảo luận nhóm (Ghi chép cẩn thận những góp ý của nhóm giáo viên văn của trường đối với những tiết dạy văn bản nhật dụng của đồng nghiệp)
- Tham khảo những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm thành công trong công tác giảng dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí lụân của sáng kiến kinh nghiệm:
          Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. 
          Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.
          Đặc  biệt, chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến.
	Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS  mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng, hút thuốc lá, quyền trẻ em... Do đó, những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn.
	Xuất phát từ thực tế đó, tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng nói chung và văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" nói riêng.
2.2. Thực trạng dạy văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Văn bản nhật dụng "Ôn dịch, thuốc lá" là một bài báo thuyết minh khoa học không phải là tác phẩm truyện, bút kí, tuý bút... nên dạy như thế nào để học sinh hứng thú tiếp nhận là vấn đề mà mọi giáo viên Ngữ Văn đều phải suy nghĩ.
	* Năm học 2014-1015, tôi được phân công giảng dạy lớp 8A và 8B. Qua quá trình giảng dạy và dự giờ, góp ý và trao đổi với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy một số thực trạng sau:
a. Về phía học sinh:
- Học sinh của trường nhìn chung ngoan, có ý thức học tập bộ môn, song bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
- Nhiều em có cả bố mẹ đều đi làm ăn xa, điều kiện chăm lo của phụ huynh học sinh có nhiều hạn chế.
- Học sinh chưa thật hứng thú với môn học, đặc biệt là học những văn bản nhật dụng.
- Học sinh chưa biết liên hệ thực tế, chưa biết vận dụng các môn học khác để giải quyết vấn đề nêu ra trong văn bản nhật dụng.
b. Giáo viên:
- GV coi các văn bản này là một thể loại, cụ thể giống như truyện, kí ...nên chỉ chú ý dựa vào các đặc điểm của thể loại như: cốt truyện, nhân vật, tình huống, sự việc ghi chép để phân tích nội dung.
- Giáo viên thuờng chú ý khai thác và bình giá trên nhiều phương diện của sáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh.
- Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ.
- Vốn kiến thức của GV còn hạn chế , thiếu sự mở rộng.
- GV chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho HS.Trong tiết học thường khô khan, thiếu sinh động, chưa kích thích hứng thú và sự yêu thích của học sinh khi học văn.
- Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh ảnh minh họa trong khi đó có một số văn bản nếu học sinh được xem những đoạn băng ghi hình sẽ sinh động hơn rất nhiều. Nhưng hầu hết GV không chú ý đến vấn đề này.
- GV còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phương pháp giảng bình khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thế nào?
- Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh.
* Nguyên nhân của thực trạng trên là:    
- Văn bản nhật dụng được đưa vào giảng dạy đã 13 năm, nhưng số lượng văn bản không nhiều nên GV còn thấy rất mới mẻ, ít có kinh nghiệm, lúng túng về phương pháp.
- GV chưa có kĩ năng sử dụng máy chiếu nên việc mở rộng kiến thức cho các em bằng hình ảnh rất hạn chế.
- Chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản Nhật dụng.
- Chưa chịu khó sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh, văn thơ để  bổ sung cho bài học thêm phong phú.
- Học sinh chưa hứng thú trong học tập, 
 Từ thực trạng trên nên kết quả của việc học văn bản nhật dụng năm 2014-2015 qua bài kiểm tra đạt như sau:
Lớp
Tổng số
Điểm giỏi
(9->10 điểm)
Điểm khá
(7->8,75 điểm)
Điểm
trung bình
(5-> 6,75điểm)
Điểm yếu
(3->4,75 điểm)
Điểm yếu
(dưới 3 điểm)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
30
2
6,7
6
20,0
20
66,6
2
6,7
0
8B
30
1
3,3
4
13,3
23
76,7
2
6,7
0
Tổng
60
3
5,0
10
16,7
43
71,6
4
6,7
0
* Mâu thuẫn của vấn đề.
	Trường chúng tôi là một trường cấp 2 có bề dày về truyền thống hiếu học. Đội ngũ giáo viên đều yêu nghề, có tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm giảng dạy.
	Nhà trường có trang thiết bị phục vụ cho dạy học tương đối đầy đủ. Nhưng nhiều giáo viên chưa sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả.
	Nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con cái ở nhà với ông bà, việc học của các em chưa được gia đình quan tâm chu đáo.
 Đa số học sinh tích cực và có ý thöùc cao trong học tập. Song bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, ham chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em yếu, kém.
	Trước những thực trạng và mâu thuẫn trên tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để dạy tiết 45"Ôn dịch, thuốc lá"
	Khi dạy văn bản nhật dụng "Ôn dịch, thuốc lá" mục đích là để nắm được tác hại của nghiện hút thuốc lá và kêu gọi ý thức của mọi người phòng tránh nó. Tuy nhiên, đây không phải là bài học của môn Giáo dục công dân hay một hình thức của hoạt động giáo dục của ngoài giờ lên lớp. Nó vẫn là một bộ phận của môn Ngữ Văn. Vì vậy hoàn toàn có thể dạy văn bản này như một tác phẩm văn học phù hợp với thể loại văn học. Trình tự lên lớp cũng giống như một tác phẩm văn học từ khâu tìm hiểu chung đến phân tích cụ thể văn bản. Tuy nhiên với SKKN này tôi muốn nhấn mạnh đến các biện pháp riêng để dạy đặc thù văn bản nhật dụng.
2.3.1. X¸c ®Þnh môc tiªu ®Æc thï cña bµi häc v¨n b¶n nhËt dông
         Bản thân khái niệm "nhật dụng" đã bao hàm ý "phải vận dụng thực tiễn". Bởi vậy học nó không chỉ để biết mà còn phải để làm. Vậy văn bản nhật dụng là gì?
	 "Văn bản Nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng đề tài và tính cập nhật của văn bản mà thôi. Nói đến văn bản Nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản"(Ngữ văn 6, tập 2, trang 125-126). Nếu các văn bản nhật dụng "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, "Động Phong Nha", "Bài toán dân số",...đề cập đến những nội dung như: thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em... thì riêng bài "Ôn dịch, thuốc lá" là một bài báo thuyết minh khoa học về tệ nạn nghiện hút thuốc lá. 
	Đây là một vấn đề nhạy cảm: "Trong trường, có thể có thầy giáo thậm chí cả cô giáo còn hút thuốc lá; ngay trong gia đình học sinh, cũng có thể có thành viên còn hút thuốc lá. Bởi vậy trong quá trình dạy bài này, cần kết hợp trình bày một cách tế nhị tinh thần của các văn bản Nhà nước và của ngành Giáo Dục và Đào tạo về vấn đề này. Nhà nước không cấm sản xuất thuốc lá nhưng không khuyến khích, Nhà nước chưa cấm hút thuốc lá nhưng kêu gọi hạn chế tới mức tối đa, còn đối với học sinh, hút thuốc lá là điều nghiêm cấm." 
( Sách giáo viên ngữ văn 8 tập 2, trang 124). Từ đó, khơi dậy, đánh thức ý thức công dân, ý thức mỗi người học giúp các em dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống.
	Như vậy, mục tiêu đặc thù dạy văn bản nhật dụng bài "Ôn dịch, thuốc lá" là cung cấp tri thức và mở rộng hiểu biết cho học sinh về tác hại của hút thuốc lá, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng.
2.3.2. ChuÈn bÞ chu đáo
* Về kiến thức:
- Xác định được kiến thức trọng tâm của tiết 45 này là mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
- Trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng như thu thập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc...):
+ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Ở Việt Nam, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, gây ra khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm - tức là hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Nếu không có can thiệp khẩn cấp, ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc. Mỗi năm xoá sổ nửa huyện cỡ trung bình người Việt Nam.
+ Trong khói thuốc lá có hơn 4.000 hóa chất, trong đó có hơn 200 loại hoá chất có hại cho sức khoẻ và có tới hơn 40 chất gây ung thư. Nicotin có trong thuốc lá tác động trực tiếp vào não bộ của người hút thuốc. Chất này đi vào phổi và sau đó lưu thông trong máu, chỉ 7 giây sau là có thể tác động đến não.
+ Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục 90% số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% số ca ung thư phổi là gián tiếp. Ngoài ra còn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp...
* Về phương tiện dạy học:
- Các phương tiện dạy học truyền thống như: SGK, bảng đen, phấn trắng 
- GV có thể chuẩn bị thêm các tư liệu khác như: tấm áp phích, tranh ảnh về tác hại của thuốc lá, vỏ gói thuốc lá ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”, sẽ khiến các em hào hứng hơn trong giờ học.
Không chỉ gây hôi miệng, hút thuốc lá còn khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng.
Đây là những cảnh báo được in trên bao bì bao thuốc lá của Mỹ - Cảnh báo: Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra căn bệnh phổi bỏng ngô
.
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học điện tử ( cát -sét, ti vi, Overhead, phần mềm powerpoint, Violet) để đẩy nhanh nhịp điệu dạy học và gia tăng lượng thông tin trong bài học văn bản nhật dụng; tạo không khí dân chủ, hào hứng trong giờ học văn bản nhật dụng.
- Bên cạnh việc giáo viên chuẩn bị bài chu đáo cũng cần hết sức lưu ý hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, sưu tầm tư liệu ở nhà, tránh đến lớp “há miệng chờ sung”, thụ động.
2.3.3. Phương pháp dạy học: Dạy học phải phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản
* Trước hết dạy học văn bản nhật dụng cũng phải theo nguyên tắc đi từ dấu hiệu hình thức tới khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy. "Ôn dịch, thuốc lá" là văn bản được tạo lập bằng phương thức thuyết minh là chính có kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận. Hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như:
- Tiêu đề bài văn: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”? Có thể sửa nhan đề này thành “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được không? Vì sao?
	Sau khi GV cho HS khai thác các ý, GV có thể chốt:
-> Thuốc lá: là cách nói tắt của "Tệ nghiện thuốc lá". So sánh thuốc lá với ôn dịch là rất thoả đáng vì tệ nghiện thuốc lá cũng là một thứ bệnh (bệnh nghiện) và cả hai có một điểm chung là rất dễ lây lan. Từ "Ôn dịch" trong tên gọi không đơn thuần chỉ có nghĩa là một thứ bệnh lây truyền rộng. Ở đây tác giả dùng từ "Ôn dịch", một từ còn "Thường dùng làm tiếng chửi rủa". Hơn thế dùng dấu phẩy theo lối tu từ ngăn cách giữa hai từ "Ôn dịch" và "Thuốc lá" để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm. Vì thế không thể sửa thành nhan đề “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được.
- Vai trò của tác giả trong văn bản thuyết minh: Theo em, tác giả có vai trò gì trong văn bản này?
-> Tác giả là người cung cấp tri thức đầy đủ, toàn diện về tác hại, hậu quả, quyết liệt đưa hướng giải quyết là tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế nó. Bên cạnh đó tác giả lên án tố cáo hút thuốc lá là một đồ ôn dịch. 
- Đặc điểm của lời văn thuyết minh: Đoạn văn nào nói về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người? Tác hại này được phân tích trên những chứng cớ nào? Các chứng cớ được nêu có đặc điểm gì? Từ đó cho thấy mức độ tác hại như thế nào của thuốc lá đến sức khoẻ con người ...
-> Phần 2 của văn bản nói về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người. Tác hại này phân tích trên những chứng cớ: Tác hại đối với bản thân người hút (hút thuốc lá chủ động) và tác hại đối với những người không hề hút (hút thuốc lá bị động): 
+Gây ra các bệnh đường họng và những cơn ho
+ Gây ra các bệnh ung thư
+ Gây ra các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim
+ Gây thiệt hại về kinh tế và sức khoẻ xã hội
- Thuốc lá đe dọa đến tính mạng con người còn hơn cả AIDS
	GV cho HS nhận xét về tác dụng của lời văn thuyết minh: Bằng vốn kiến thức sâu rộng Nguyễn Khắc Viện dùng lời lẽ sắc bén để đưa ra lý lẽ, dẫn chứng thuyết về tác hại của thuốc lá. Sử dụng thật nhuần nhuyễn các thao tác như giải thích, chứng minh và nêu số liệu. Vì thế nó tác động đến người đọc một cách mạnh mẽ.
* Đây là văn bản nghị luận xã hội, GV cần chú ý khai thác sâu hơn nghệ thuật lập luận của bài văn. Bởi vì thực tế cho thấy các văn bản nhật dụng có một điểm chung là lập luận rất chặt chẽ, logic, lý lẽ xác đáng và luôn có sức thuyết phục cao. Lập luận đó thể hiện rõ ở những từ ngữ mang tính biện luận như: Hẳn rằng, không cần nhắc đến những việc nghiêm trọng như vậy, chỉ riêng...Cách sắp xếp các ý theo bố cục hợp lí: Từ việc nêu tầm quan trọng và tính chất nghiêm trọng của vấn đề(Phần I) đến chỉ ra cái kiểu, cái cách mà thuốc lá đã và đang "đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người" của chính bản thân người hút (Phần II). Bên cạnh đó tác giả còn chỉ rõ tác hại đối với cả những người không hề hút. Trên cơ sở đó tác giả mới rút ra thái độ "Nghĩ đến mà kinh" và đưa ra biện pháp ngăn ngừa, hạn chế hút thuốc lá.
* Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản nhật dụng là thuyết minh và nghị luận nhưng các văn bản này thường đan xen các yếu tố của phương thức khác 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_van_ban_nhat_dung_lop_8_tiet_45_on_dich.doc