SKKN Phương pháp dạy tác phẩm văn chương (phần trung đại) thông qua văn bản: “Nước Đại Việt ta” (Trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi – Ngữ văn 8, tập 2

SKKN Phương pháp dạy tác phẩm văn chương (phần trung đại) thông qua văn bản: “Nước Đại Việt ta” (Trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi – Ngữ văn 8, tập 2

 Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có sự đổi mới ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Ngành giáo dục nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng cũng cần phải đổi mới toàn diện, đặc biệt là đổi mới về phương pháp. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và trong luật Giáo dục 1998, được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kến thức vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 Từ việc học sinh thụ động tiếp thu tri thức như trước đây thì nay học sinh là người chủ động tiếp thu tri thức và biết vận dụng sáng tạo những gì đã học được trên ghế nhà trường vào đời sống góp phần phát triển xã hội. Để làm được điều này không phải dễ dàng bởi nhiều năm trở lại đây có rất ít học sinh học môn Ngữ Văn do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải nói tới nguyên nhân quan trọng đó là phương pháp giảng dạy. Bởi phương pháp giảng dạy có vai trò quan trọng tới sự thành bại của một tiết học.

 

doc 22 trang thuychi01 15122
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy tác phẩm văn chương (phần trung đại) thông qua văn bản: “Nước Đại Việt ta” (Trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi – Ngữ văn 8, tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có sự đổi mới ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Ngành giáo dục nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng cũng cần phải đổi mới toàn diện, đặc biệt là đổi mới về phương pháp. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và trong luật Giáo dục 1998, được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kến thức vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Từ việc học sinh thụ động tiếp thu tri thức như trước đây thì nay học sinh là người chủ động tiếp thu tri thức và biết vận dụng sáng tạo những gì đã học được trên ghế nhà trường vào đời sống góp phần phát triển xã hội. Để làm được điều này không phải dễ dàng bởi nhiều năm trở lại đây có rất ít học sinh học môn Ngữ Văn do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải nói tới nguyên nhân quan trọng đó là phương pháp giảng dạy. Bởi phương pháp giảng dạy có vai trò quan trọng tới sự thành bại của một tiết học.
 Văn học trung đại là một thời kì lớn trong lịch sử văn học nhân loại và văn học Việt Nam, đồng thời cũng là một trong hai bộ phận lớn của văn học bên cạnh văn học cổ đại và văn học hiện đại. Văn học viết trung đại Việt Nam là một thời kì phát triển rất phong phú, kéo dài suốt mười thế kỷ( từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XI X và đã đạt được những thành tựu lớn. Qua các tác phẩm con người Việt Nam được tái hiện hết sức cụ thể từ tâm hồn tư tưởng đến tính cách, hành động và cả nỗi niềm riêng tư sâu kín. Dạy học văn bản trung đại Việt Nam để thấy được bản sắc tâm hồn, văn hoá của con người Vịêt Nam trong thời kì lịch sử là mục tiêu phấn đấu của các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS (Trung học cơ sở).
 Trong mấy năm gần đây, khi có cải cách môn ngữ văn, phần văn học trung đại chiếm một tỉ lệ khá lớn, góp phần làm phong phú thêm kiến thức văn học và bồi đắp tâm hồn tư tưởng, tình cảm cho học sinh, làm cho các em thêm tự hào về quá khứ của dân tộc và hiểu rõ hơn trách nhiệm đối với đất nước. Nhưng một thực tế cho thấy, văn học trung đại hay nhưng rất khó. Khó cả đối với giáo viên lẫn học sinh. Điều đó chứng minh rõ ở trường tôi, nhiều giáo viên dạy văn khi dạy đến phần văn học trung đại thường lúng túng, luôn lo lắng, trăn trở trước một tiết dạy văn học trung đại nhiều hơn so với một tác phẩm văn học hiện đại hay văn học dân gian. Tuy vậy hiệu quả vẫn chưa cao, kết quả học sinh vẫn chưa cảm nhận được giá trị thẩm mỹ của văn học trung đại, nhìn chung nhiều tác phẩm các em học như đang cưỡi ngựa xem hoa. Chính vì vậy, mà việc dạy học phần văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường đang là một vấn đề đáng được quan tâm hơn. 
 Là một giáo viên đã nhiều năm vào nghề luôn trăn trở trước các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tôi nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học trung đại. Với phạm vi đề tài này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến của bản thân khi dạy tác phẩm văn học trung đại với đề tài: “Phương pháp dạy tác phẩm văn chương (phần trung đại) thông qua văn bản: “ Nước Đại Việt ta”( Trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi – Ngữ văn 8, tập 2.”
1. 2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài nhằm hướng tới thực hiện mục đích nghiên cứu sau:
 - Bước đầu nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phương pháp dạy tác phẩm văn học trung đại.
 - Xây dựng và đề xuất một số biện pháp, phương pháp dạy tác phẩm văn học trung đại thông qua văn bản “ Nước Đại Việt ta”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy tác phẩm văn chương (phần trung đại) thông qua văn bản: “ Nước Đại Việt ta”( Trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi cho học sinh lớp 8 Trường THCS Quảng Hải.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp khái quát, hiệu quả học tập của học sinh trước hai cách soạn giáo án.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
 Như chúng ta đã biết văn học trung đại Việt Nam là những tác phẩm được sáng tác từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là tinh hoa của dân tộc. Song không phải ai đọc cũng hiểu ngay, bởi các tác phẩm đều viết bằng chữ Hán, chữ Nôm - những thứ chữ quen thuộc của cha ông ta xưa kia nhưng lại xa lạ với giáo viên và học sinh hiện nay nên họ không hiểu hoặc không rõ.Sự ngăn cách của hàng rào ngôn ngữ đã làm cho sự tiếp nhận càng khó khăn. Bởi văn học trung đại được các tác phẩm sáng tác bằng chữ Hán, một thứ chữ vừa uyên bác, vừa rất hàm súc, nhưng lại có sức chứa về mặt nội dung rất lớn( ý tại- ngôn ngoại).
 Mặt khác, văn học trung đại là sản phẩm tinh thần của dân tộc, phản ánh tâm hồn tư tưởng của dân tộc ta thời kỳ trung đại, là cách quan niệm về vũ trụ và cuộc sống của con người với lí tưởng nhân sinh mà đến nay những lí tưởng ấy trở nên xa lạ, khó hiểu hoặc khó chấp nhận với học sinh. Nói đến văn học trung đại, nhất là thơ là nói đến cảm xúc, suy tư, tư tưởng của nhà thơ. Khi sáng tác các nhà thơ trung đại một mặt tuân thủ theo những khuôn mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức như loại thể, thi liệu văn học, phép đối, tính ước lệ, tượng trưngMặt khác, trong quá trình sáng tác, với cá tính sáng tạo của mình, họ đã có những cách tân, từng bước phá vỡ tính quy phạm để cho hồn thơ, tài thơ nở hoa kết trái một cách tự nhiên hơn.
 Phát hiện ra điều đó, tìm hiểu ra những mâu thuẫn thể hiện nội dung, hình thức hay chỉ ra cái hay cái đẹp trong cách dùng điển tích, chỉ ra cái tình cái ý của văn học trung đại là một việc làm khó khăn, thậm chí không thể làm được, nhất là đối với học sinh lớp 8 khi tiếp xúc với các văn bản được sáng tác theo các thể loại mang tính chức năng như “chiếu, hịch, cáo”. Điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra một giải pháp hợp lí để giúp học sinh hứng thú học các tác phẩm văn chương trung đại.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
 Hàng năm, giáo viên được bồi dưỡng thông qua các lớp chuyên đề bồi dưỡng kiến thức lí luận văn học, lí luận dạy học cũng như kiến thức về môn Văn do phòng giáo dục tổ chức. Vì thế giáo viên có điều kiện cơ hội để tìm hiểu những nét riêng về thể loại văn học và phương pháp dạy cho từng văn bản phù hợp với từng thể loại.
 Trường có đội ngũ giáo viên hầu hết còn trẻ, đều tốt nghiệp đại học nên được trang bị kiến thức hiện đại, toàn diện và có phương pháp dạy học mới, đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bên cạnh đó thì tài liệu học tập của học sinh và giáo viên cũng được trang bị đầy đủ, cập nhật nhiều tác phẩm văn chương có tính nhân văn, có tính thẩm mĩ, có tác dụng bồi đắp tư tưởng và tình cảm cho học sinh nên tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt, học sinh hứng học tập hơn. 
2.2.2. Khó khăn
 Rào cản đầu tiên đối với việc tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại đó là vấn đề ngôn ngữ. Việc dạy và học tác phẩm văn học viết trung đại trên văn bản gốc (nhất là văn bản chữ Hán) là việc làm hiếm khi xảy ra. Cả giáo viên và học sinh hầu như chỉ tiếp cận chúng thông qua các văn bản dịch nghĩa và dịch thơ. Rất ít giáo viên có đủ trình độ chữ Hán nhất là tiếng Hán cổ hay chữ Nôm để có thể giúp học sinh tiếp cận văn bản gốc. Học sinh cũng chỉ chú ý đến văn bản dịch. Do vậy, việc hiểu sai hoặc hiểu chưa đầy đủ các lớp nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp hình thức nghệ thuật của các tác phẩm cũng thường xuyên xảy ra. 
 Hơn nữa, rất nhiều tác phẩm văn học viết trung đại được dạy và học trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông là những văn bản “hành chức”, được sáng tác theo các thể loại mang tính chức năng như chiếu, hịch, cáo, không phải là văn chương mang tính hình tượng thuần tuý nên ít gây hứng thú đối với học sinh ngày nay. Vì vậy, nhiều khi giảng bài thơ cổ giáo viên như thuyết minh cho một vấn đề lịch sử. Giáo viên cũng không giảng được ý nghĩa của không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng như không hình thành cho học sinh quan niệm nghệ thuật về con người của văn học trung đại, do đó chưa khai thác hết giá trị mà tác phẩm gửi gắm, như chất anh hùng ca, chất sử thi, chất nhân văn cũng như “tấc lòng” mà thi nhân gửi gắm vào câu thơ.
 Ngoài ra, việc vận dụng các tri thức về sự phát triển của lịch sử xã hội góp phần vào việc lí giải nội dung của các tác phẩm văn học thời kì này cũng gặp nhiều khó khăn.
 Khi dạy văn học trung đại, giáo viên dạy theo kinh nghiệm cũ, thầy nói trò nghe, không phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Đó là những khó khăn mà nhìn chung giáo viên dạy ngữ văn THCS nói chung và giáo viên ngữ văn trường tôi nói riêng đang mắc phải.
 Từ các cơ sở nêu trên, từ yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên là làm sao cho giờ học ngữ văn phải thật sự là một giờ văn, học sinh phải là “ Bạn đọc sáng tạo”, là người giữ vai trò tích cực và trở thành trung tâm của quá trình học tập. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ có kinh nghiệm cảm thụ cá nhân mà còn phải có phương pháp, biện pháp khoa học, phù hợp để thúc đẩy quá trình tiếp nhận và sự tự hoạt động của học sinh. Chính vì vậy văn học trung đại đối với các em học sinh lại càng khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của cả giáo viên và học sinh, phải tìm ra phương pháp, biện pháp cụ thể hoá hình thức học tập của học sinh.
 Để hiểu rõ thực trạng dạy và học tác phẩm văn học trung đại ở THCS tôi đã tìm hiểu HS lớp 8 của trường các năm học trước, qua các tiết dạy trên lớp theo phương pháp cũ. Và để có kết quả cụ thể tôi tiến hành khảo sát 2 lớp 8A, 8B năm học 2014-2015.
Kết quả cụ thể cho thấy:
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu- kém
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Số lượng
Tỉ lệ(%)
8A
32
1
3,1
8
25
12
37,5
11
34,4
8B
34
2
5,9
9
26,5
13
38,2
12
35,3
	Qua kết quả khảo sát và thực tế dạy học cho thấy:
Không khí lớp học trầm, buồn, học sinh ít phát biểu, nhiều học sinh còn tỏ ra mệt mỏi trong tiết học. Tôi đã ra bài kiểm tra đánh giá chất lượng nắm bắt kiến thức của học sinh qua tiết học, thì kết quả còn quá thấp. Từ đó, tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp mới khi dạy một tác phẩm văn học trung đại.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Những yêu cầu chung khi dạy tác phẩm văn chương trung đại ở THCS
 Như chúng ta đã biết, văn học trung đại Việt Nam là những tác phẩm được sáng tác từ thế kỉ X đến hết thế kỷ XIX, là tinh hoa của dân tộc. Song không phải ai đọc cũng hiểu ngay, bởi các tác phẩm đều viết bằng chữ Hán, chữ Nôm những thứ chữ quen thuộc của cha ông ta xưa kia nhưng lại xa lạ đối với giáo viên và học sinh hiện nay nên họ không biết, không hiểu hoặc không rõ. Sự ngăn cách của hàng rào ngôn ngữ đã làm cho sự tiếp nhận càng thêm khó khăn. Vì vậy yêu cầu đầu tiên đối với giáo viên là phải bồi dưỡng vốn từ Hán và từ Hán Việt để từ đó giáo viên dạy cho học sinh đúng hơn góp phần khắc phục khoảng cách về ngôn ngữ.
 Mặt khác, văn học trung đại là sản phẩm của tinh thần dân tộc. Phản ánh tâm hồn, tư tưởng của dân tộc ta trong thời trung đại, là quan niệm về vũ trụ và cuộc sống con người với lí tưởng nhân sinh mà đến nay những tư tưởng ấy trở nên xa lạ, khó hiểu hoặc khó chấp nhận. Để hiểu được giá trị nội dung, giá trị thẩm mỹ cuả từng tác phẩm văn học trung đại giáo viện cần giúp học sinh tái tạo lại được không khí lịch sử để học sinh “sống” với quan niệm, tư tưởng, với lẽ sống của cha ông ta gửi trong từng bài thơ. Muốn khắc phục được khoảng cách thẩm mĩ cho học sinh khi học văn học trung đại cần phải sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học như đọc, cắt nghĩa và chú giải sâu, giảng bình, tạo tình huống có vấn đề, tái tạo hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Trong đó, phương pháp giảng bình đóng vai trò quan trọng nhất.
 Nói đến văn học trung đại nhất là thơ là nói đến cảm xúc, suy tư, tư tưởng của nhà thơ. Trong thơ trung đại có khi lại có sự mâu thuẫn giữa tư tưởng, thế giới quan của nhà thơ với khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp, hoà đồng với cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống, trước những vấn đề đặt ra của xã hội, con người. Đó là mâu thuẫn giữa hiện thưc cuộc sống với ước vọng tâm huyết, là mâu thuẫn giữa tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm biểu hiện trong các tác phẩm. Khi sáng tác nhà thơ trung đại một mặt tuân thủ theo những khuôn mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức như loại thể, thi liệu văn học, phép đối, tính ước lệ, tượng trưng...Mặt khác trong quá trình sáng tác, với cá tính sáng tạo của mình, họ đã có những cách tân, từng bước phá vỡ tính quy phạm để cho hồn thơ, tài thơ đơm hoa kết trái một cách tự nhiên hơn. Phát hiện ra điều đó, tìm ra được mâu thuẫn thể hiện trong nội dung hình thức hay chỉ ra cái hay, cái đẹp trong cách dùng điển tích, chỉ ra cái tình, cái ý của văn học trung đại là một việc làm khó khăn, thậm chí không thể làm được đối với học sinh bậc THCS. Vì thế nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải giúp các em nắm được đặc trưng thi pháp văn học trung đại.
 Một vấn đề khác đặt ra nữa là văn học trung đại sáng tác trong thời đại phong kiến, một xã hội được gây dựng trên những nguyên tắc tôn ti trật tự tuyệt đối phục tùng uy quyền của vua chúa, nghệ thuật cũng phải chịu theo quy định của xã hội .Vì thế, văn học trung đại có một hệ thống thi pháp, một quan niệm riêng về nghệ thuật , về con người, về không gian, về thời gian, kết cấu ngôn ngữ. Song trên thực tế đây là vấn đề khó giảng nhất đối với giáo viên THCS và học sinh bậc THCS. Chính điều này đã ngăn trở sự tiếp nhận của giáo viên và học sinh,tạo ra một khoảng cách thẩm mỹ mà không hiểu nó sẽ không dễ gì vượt qua được. Do đó, yêu cầu người giáo viên phải giúp học sinh hiểu được bối cảnh lịch sử mà tác phẩm ra đời để có thể tái hiện được bức tranh lịch sử được phản ánh trong tác phẩm và khắc phục khoảng cách thẩm mỹ giữa học sinh với tác phẩm, giúp các em hiểu sâu sắc tác phẩm văn chương và nâng tầm nhận thức cho các em để từ đó giúp các em thêm yêu mến, quý trọng di sản mà cha ông để lại.
 Như vậy, trong giảng dạy văn học trung đại ở bậc THCS, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục, nâng cao chất lượng giờ học và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ hơn nữa cơ sở lí luận cũng như khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tác phẩm văn chương.
Giảng tác phẩm văn học trung đại phải hiểu được đặc trưng thi pháp văn học trung đại thì mới có cơ sở để hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả cũng như cách sử dụng ngôn ngữ, dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học như đọc, cắt nghĩa và chú giải sâu, bình giảng tạo tình huống có vấn đề, tái tạo hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (như đã nói trên). Đó là điều đòi hỏi bất kì người giáo viên nào dạy ngữ văn cũng phải làm được.
3.2. Một số phương pháp dạy tác phẩm văn chương trung đại
 Phương pháp dạy học văn học trung đại nói riêng và tiết học văn chương nói chung đều phải trả lời những câu hỏi: Dạy và học để làm gì? Dạy và học cái gì? Dạy và học như thế nào? Nhưng để tiết dạy có hiệu quả chắc chắn có nhiều phương pháp, song qua kinh nghiệm dạy của bản thân tôi nhận thấy một số biện pháp dạy sau đây đã đem lại hiệu quả thiết thực cho tiết dạy, đặc biệt đã tạo không khí lớp học sôi nổi hơn so với phương pháp dạy truyền thống. Cụ thể: 
3.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm
 Đọc là chiếc cầu nối tác giả với bạn đọc thông qua văn bản, do vậy việc đọc rất quan trong, nó không thể là chỉ đọc cho đúng câu, đúng chữ mà trong quá trình đọc phải có sự phân tích, bình giá tác phẩm, phát hiện ra những chi tiết nghệ thuật độc đáo để đọc cho nổi nhạc sáng hình, đem lại hứng thú về cái đẹp cho người nghe và giúp họ nhìn ra cái bề sâu, bề xa của tác phẩm. Đối với học sinh bậc THCS đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng mọi tri thức về văn học, về lịch sử về vốn sống để việc đọc được thành công và đạt hiệu quả cao. Giáo viên còn phải huy động toàn bộ kinh nghiệm, vốn sống, vốn hiểu biết với nhu cầu, thị hiếu thói quen và trình độ của học sinh để các em đọc và hiểu văn học trung đại, có như vậy tiếp nhận mới sâu. Việc đọc còn giúp các em tìm ra mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, giữa cá tính sáng tạo với những đóng góp mới trong tác phẩm. Đọc tác phẩm là hình thức hoạt động đặc thù của nhận thức văn học, nhằm tạo sự hoà đồng giữa bạn đọc và tác giả, làm cho khoảng cách giữa khán giả và độc giả được rút ngắn. Giọng đọc biến đổi theo những xúc động, rung cảm của ngươi đọc, từ đó họ dần dần cảm nhận được chiều sâu tư tưởng tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong đó. Nói đến đọc là nói đến sự nắm bắt nhạy bén trước âm thanh, vần điệu, độ ngân vang dài của từ. Một số kiểu đọc văn học trung đại như: Đọc đúng, đọc kĩ, đọc hay, đọc chéo, đọc có định hướng mục đich, đọc diễn cảm.
 Đối với tác phẩm hịch, hoặc cáo thì người đọc phải nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đối với hịch thì ý đồ của người viết là nêu lên sự cấp bách, sự nguy cấp của đất nước trước sự xâm lược của giặc ngoại xâm và kêu gọi mọi người phải thức tỉnh để cùng đứng lên đồng tâm đánh giặc cứu nước. Từ đó phải có giọng đọc mạnh mẽ, hùng hồn, khúc chiết, phải làm âm vang lên từng chữ, từng câu trong văn bản, phải thổi linh hồn vào các từ ngữ cho chúng sống dậy, đi lại, tác động vào tình cảm, trí tuệ của người nghe.Giọng đọc phải vừa da diết, căm thù, vừa khích lệ khiến người nghe hiểu rõ tình hình và cùng đồng cảm với tác giả. Đọc cáo, từ việc nắm rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để đọc với giọng lúc trang trọng, lúc hùng hồn, lúc trầm lắng, lúc hào sảng, lúc căm thù, uất nghẹn, lúc say sưa, sảng khoái lúc trữ tình khiến người nghe như được sống lại trong không khí lịch sử hào hùng của dân tộc..
3.2.2. Dạy học văn học trung đại thông qua cắt nghĩa và chú giải
 Cắt nghĩa là giải thích có suy nghĩ. Cắt nghĩa là để tìm ra ý nghĩa của văn bản. Thông qua việc cắt nghĩa các yếu tố, các hình ảnh, các từ, câu, các bộ phận.trong chỉnh thể của mạch văn, làm cho chúng bộc lộ ý nghĩ riêng của từng thành phần.
 Nếu đọc văn không hiểu nghĩa của từ, câu và mối quan hệ của chúng trong văn bản thì các em cũng không thể tiếp nhận được ý đồ của tác giả. Quá trình cắt nghĩa chính là làm cho ý nghĩa của từ của câu, ý nghĩa của hình ảnh nổi bật trong văn bản. Do đó đòi hỏi người cắt nghĩa phải có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, nếp sống, văn hoá xã hội, lịch sử; có kinh nghiệm sống kinh nghiệm thẩm mỹ thì mới có sự cắt nghĩa một cách chính xác. Việc cắt nghĩa bao gồm: cắt nghĩa từ, cắt nghĩa câu, cắt nghĩa hình ảnh.
3.2.3. Dạy học VHTĐ thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi
 Trong giờ giảng dạy văn không phải giáo viên chỉ đọc và giảng cho học sinh ghi chép đầy đủ những kiến thức của mình mà giữa giáo viên và học sinh phải trao đổi, đàm luận nhằm tạo ra bầu không khí văn chương và phát huy khả năng tiếp nhận sáng tạo của học sinh. Việc đặt câu hỏi trong một giờ giảng văn do đó là biện pháp không thể thiếu nhằm tạo ra sự băn khoăn, buộc học sinh phải tìm kiếm cách giải quyết. Từ đó, các câu hỏi có khả năng tác động tích cực tới tư duy logíc và tư duy thẩm mỹ của học sinh. Để sử dụng câu hỏi trong giảng văn có hiệu quả, các câu hỏi thường có các đặc điểm sau:
 - Câu hỏi phải hướng học sinh tập trung vào giá trị thẩm mỹ của tác phẩm là vấn đề trung tâm, cơ bản, cốt lõi của mỗi tác phẩm. Trung tâm thẩm mỹ nó thường thể hiện rõ ràng nội dung tác phẩm, ý đồ nghệ thuật của tác giả, làm bật sáng tư tưởng chủ đề tác phẩm.
 - Câu hỏi phải hướng vào mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của tác phẩm như chủ đề, tác dụng, ý nghĩa của tác phẩm.
 - Câu hỏi phải chứa đựng tính phức tạp, tính mâu thuẫn để học sinh từng bước tìm ra chiều sâu của tác phẩm
 - Câu hỏi phải có nhiệm vụ thu hút, lôi cuốn học sinh đáp ứng các nhu cầu và có khả năng xâu chuỗi các phạm vi hiểu biết của các em, đồng thời phải tương ứng với bản chất của văn chương, với lôgíc khoa học về văn học.
 - Câu hỏi phải có sự cân đối giữa câu hỏi cụ thể và câu hỏi tổng hợp, gợi vấn đề.
 Trong một tiết học văn, giáo viên nên sử dụng nhiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_tac_pham_van_chuong_phan_trung_dai_thon.doc