SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong Đọc - Hiểu văn bản Ngữ văn 8 ở trường THCS Định Tân

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong Đọc - Hiểu văn bản Ngữ văn 8 ở trường THCS Định Tân

Văn học không chỉ phản ánh thực tại khách quan, mà còn gửi gắm tâm tư, tình cảm của các nhà văn. Văn học góp phần bồi đắp làm cho đời sống tâm hồn thêm phong phú, hình thành và phát triển nhân cách con người, là sợi dây nối người học với tác giả. Một tác phẩm văn chương cổ đại đến nay vẫn luôn trẻ trung, tươi mới vì nó chứa đựng trong đó những tình cảm, những xúc động những niềm rung cảm mãnh liệt nhất, sâu săc nhất, thắm thiết nhất và tiêu biểu nhất của con người.

Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện. Có thể coi, mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất.

Dạy học tác phẩm văn chương là đi tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật mà thông qua nội dung các em được bồi dưỡng thêm đời sống tâm hồn phong phú. Việc này quả không dễ đối với mỗi giáo viên dạy học Ngữ văn. Hơn nữa. mỗi tác phẩm không chỉ có nội dung sâu sắc, ý nghĩa nhân văn cao cả mà còn đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện. Bởi vậy, hình thức và nội dung là hai mặt gắn bó, bổ sung, hỗ trợ làm nên thành công của một tác phẩm văn học.

 

doc 18 trang thuychi01 19665
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong Đọc - Hiểu văn bản Ngữ văn 8 ở trường THCS Định Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TRANG
A. MỞ ĐẦU
1
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
B. NỘI DUNG
4
I. Cơ sở lí luận
4
1. Thế nào là phát huy tích cực chủ động sinh
4
2. Khung chương trình văn bản Ngữ văn 8
4
3. Vai trò của phát huy tính tích cực chủ động trong đọc hiểu văn bản
4
II. Thực trạng vấn đè trước khi áp dụng
5
1. Thực trạng
2. Kết quả
6
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
7
1. Giải pháp
7
1. 1. Tạo hứng thú giờ học
7
1. 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng
7
1. 3. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
8
1. 4. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp
8
2. Các biện pháp tổ chức
9
2. 1. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
9
2. 2. Biên soạn câu hỏi phù hợp
9
2. 3. Liên hệ nội dung với thực tế
10
2. 4. Tổ chức hoạt động nhóm
10
2. 5. Tích hợp kiến thức với phân môn khác
11
2. 6. Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn
11
IV. Kết quả nghiên cứu
12
C. KẾT LUẬN
13
I. Kết luận
13
II. Ý kiến đề xuất
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP GIẢI
16
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề
Văn học không chỉ phản ánh thực tại khách quan, mà còn gửi gắm tâm tư, tình cảm của các nhà văn. Văn học góp phần bồi đắp làm cho đời sống tâm hồn thêm phong phú, hình thành và phát triển nhân cách con người, là sợi dây nối người học với tác giả. Một tác phẩm văn chương cổ đại đến nay vẫn luôn trẻ trung, tươi mới vì nó chứa đựng trong đó những tình cảm, những xúc động những niềm rung cảm mãnh liệt nhất, sâu săc nhất, thắm thiết nhất và tiêu biểu nhất của con người. 
Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện. Có thể coi, mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất. 
Dạy học tác phẩm văn chương là đi tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật mà thông qua nội dung các em được bồi dưỡng thêm đời sống tâm hồn phong phú. Việc này quả không dễ đối với mỗi giáo viên dạy học Ngữ văn. Hơn nữa. mỗi tác phẩm không chỉ có nội dung sâu sắc, ý nghĩa nhân văn cao cả mà còn đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện. Bởi vậy, hình thức và nội dung là hai mặt gắn bó, bổ sung, hỗ trợ làm nên thành công của một tác phẩm văn học. 
Hiện nay mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/62006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Ngoài ra, Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. 
Như vậy, trong dạy học Văn, để tổ chức giờ Đọc - hiểu văn bản thành công thì phải phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở mọi học sinh. Có như vậy mới tổ chức cho học sinh tìm ra tri thức, đối thoại với nhà văn thông qua văn bản. Nếu làm được điều này sẽ thay thế phương pháp dạy học truyền thống vốn đang còn tồn tại rải rác, tạo hứng thú, niềm say mê cho các em, để các em tự hoàn thiện mình, sống có nhân cách hơn, cao đẹp hơn. 
Là một giáo viên đã giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm ở bậc Trung học cơ sở, tôi nhận thấy, một số thầy cô vẫn còn thuyết trình nhiều, việc cung cấp kiến thức đôi khi còn mang tính chất áp đặt, đặc biệt ở khâu “Đọc - hiểu văn bản”. Thực tế đó đã trăn trở và thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu rồi vận dụng phương pháp mới vào dạy môn Ngữ văn. Tôi thiết nghĩ có nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh như thực hiện thật tốt, thật sáng tạo nguyên tắc tích hợp vì theo giáo sư Nguyễn Khắc Phi khẳng định “ xét về bản chất của việc vận dụng triệt để nguyên tắc ấy không cho phép dạy học theo kiểu máy móc rập khuôn, nhồi sọ mà luôn luôn đòi hỏi sự năng động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người thầy”. 
Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình để được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp: “Phát huy tính tích cực của học sinh trong Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 8 ở trường THCS Định Tân”
II. Mục đích nghiên cứu
Khi đặt ra vấn đề: Làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8 ở bậc THCS ? Tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực khả thi nhất để giải quyết tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn là học Ngữ văn. Trong đề tài này tôi sẽ phân tích chứng minh vai trò, ý nghĩa của Phát huy tính tích cực trong đọc hiểu văn bản. Đồng thời tôi sẽ phân tích thực trạng của tiết dạy Đọc- hiểu văn bản ở trường Trung học cơ sở. Trên cơ sở và thực tiễn, tôi sẽ mô tả cách thức tổ chức để phát huy tính tích cực trong đọc hiểu văn bản. Tạo cho các em học sinh có hứng thú trong giờ học, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, sử dụng các phương pháp tích cực, phù hợp với từng bài. Thông qua mô phỏng một số văn bản đọc hiểu và kết hợp một số giair pháp cụ thể trên cơ sở lý luận và thực tiễn có sức thuyết phục thì đề tài này là tư liệu dạy học cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Mặt khác, thông qua đề tài này, tôi có dịp được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy ở đồng nghiệp trong và ngoài trường, từ đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ đạt kết quả cao hơn. Mục đích cuối cùng của tôi là làm thế nào cho những thế hệ học sinh không chỉ thích học văn mà còn phát huy tính tích cực khả năng đọc hiểu và cảm thụ tốt văn bản để nâng cao năng lực rèn luyện cảm xúc từng bước nâng cao tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới chân - thiện - mĩ. 
III. Đối tượng nghiên cứu:
Ngữ văn là một trong những bộ môn quan trọng có ý nghĩa thiết thực đối với con người. Cùng với các môn học khác, Ngữ văn ngoài việc trang bị kiến thức cơ bản còn rèn luyện các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Ngữ văn THCS gồm ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, trong đó Văn học chiếm ưu thế. Để các em học sinh có thể cảm thụ tốt các tác phẩm văn học có rất nhiều phương pháp để dạy học có hiệu quả trong đó phương pháp phát huy tính tích cực trong đọc hiểu văn bản là phương pháp tạo được sự chủ động hứng thú với học sinh. 
- Đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về phát huy tính tích cực của học sinh trong Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 8. 
- Đối tượng khảo sát:
+ Học sinh khối 8 Trường THCS Định Tân trong năm học 2017- 2018 (khảo sát thực tế trước khi áp dụng giải pháp). 
+ Học sinh lớp 8 Trường THCS Định Tân trong năm học 2018- 2019 (khảo sát thực tế sau khi áp dụng giải pháp). 
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: các tài liệu về khai thác đọc- hiểu trong dạy tác phẩm văn học. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. thu thập thông tin: thông qua thực tế giảng dạy và các tiết dự giờ của đồng nghiệp, thu thập thông tin từ đồng nghiệp, học sinh. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: thông qua đối chiếu, so sánh. phân tích và tổng hợp. 
- Phương pháp phân tích ví dụ điển hình: thông qua các văn bản trong chương trình THCS.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Đặc trưng phương pháp dạy học tích cực
Trước hết, ta cần hiểu tính tích cực là gì? Đó là phát huy triệt để năng lực cá nhân, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác, năng nổ, hăng say trong hoạt động học tập. Cùng với tính tích cực là chủ động: là tự mình chuẩn bị, khám phá, lĩnh hội những kiến thức cơ bản trong giờ học dưới sự hướng dẫn của giáo viên như đọc, soạn bài, tìm đọc các tài liệu có liên quan v. v Nếu một học sinh có tính tích cực, chủ động thì năng lực sáng tạo sẽ nảy sinh. Đó là phát hiện những tri thức mới, những ý nghĩa sâu xa mang tính triết lí của văn bản, là tìm cho mình cách học tập đúng đắn. 
2. Vai trò của phát huy tính tích cực trong Đọc - hiểu văn bản
Với các loại văn bản trên, kỹ năng “Đọc - hiểu văn bản” của học sinh cần đạt tới mức độ sau:
- Biết đọc thầm, đọc thành tiếng diễn cảm. 
- Biết chọn đọc những đoạn văn bản có minh họa cho các nhiệm vụ học tập một cách chính xác, tốc độ vừa phải, đúng với nội dung văn bản. 
- Biết đọc nhanh các đoạn văn bản, có những cách dùng từ ngữ và cấu trúc câu phức tạp với năng lực phán đoán ngôn ngữ nhanh nhạy. 
- Biết đặt câu hỏi cho mình hoặc cho người khác để hiểu mục đích văn bản và các yêu cầu của nội dung học tập. 
- Biết tóm tắt, chia đoạn, xác định chủ đề, mối liên hệ giữa các phần trong văn bản và biết đặt tên cho đoạn văn
- Biết nhận ra các câu văn, đoạn văn hay, có nội dung sâu sắc và hiểu được nghĩa, vai trò và tác dụng của các từ ngữ, câu then chốt, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn đó. 
- Nhớ chính xác một số câu, đoạn và văn bản hay, thơ hay biết bình giá chi tiết nghệ thuật trong các văn bản. 
- Đọc và hiểu được các phương thức biểu đạt khác nhau và đặc điểm thể loại, thái độ, tình cảm và tư tưởng của tác giả. 
- Xác định được các hệ thống luận điểm và tuyến lập luận trong các văn bản qua việc tổng kết các tác phẩm tự sự, trữ tình, nghị luận, nhật dụng và sự kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh trong một số tác phẩm qua việc hệ thống hoá các khái niệm: Loại, thể loại, đặc điểm của truyện ngắn, tiểu thuyết và thể hiện đại. 
3. Khung chương trình phân môn Đọc - hiểu trong Ngữ văn 8
Trong chương trình Ngữ văn 8, các văn bản rất đa dạng về thể loại. Cụ thể là:
*. Một số truyện Việt Nam 1930- 1945
- Tôi đi học (Thanh Tịnh)
- Trong lòng mẹ (trích “Những ngày thơ ấu” - Nguyên Hồng)
- Tức nước vỡ bờ (trích “ Tắt đèn” - Ngô Tất Tố)
- Lão Hạc (Nam Cao)
*. Một số truyện nước ngoài
- Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
- Đánh nhau với cối xay gió (trích “Đôn-ki-hô-tê” - Xéc-van-téc)
- Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri)
- Hai cây phong (Ai-ma-tốp)
*. Một số văn bản thơ trữ tình giàu yếu tố biểu cảm. 
- Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông (Phan Bội Châu)-> Đọc thêm ở nhà.
- Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu trinh)
- Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
- Ông đồ (Vũ Đình Liên)
- Hai chữ nước nhà (Á Nam Trần Tuấn Khải)
- Nhớ rừng (Thế Lữ)
- Quê hương (Tế Hanh)
- Khi con tú hú (Tố Hữu)
- Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường (Hồ Chí Minh)
*. Một số tác phẩm nghị luận
- Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
- Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)
- Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)
- Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)
- Đi bộ ngao du (Ru - xô)
*. Một số đoạn trích kịch: Ông Guốc-đanh mặc lễ phục
*. Một số văn bản nhật dụng: “Thông tin về trái đất năm 2000”, “Ôn dịch thuốc lá”, “Bài toán dân số”
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
1. Thực trạng
Trước đây trong nhà trường sử dụng chủ yếu phương pháp dạy học truyền thống: người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc cảm thụ. Người thầy chỉ biết đến văn bản và chỉ quan tâm đến nội dung, nghệ thuật, tài năng, khám phá cho sâu chỗ độc đáo của văn bản rồi tìm ra những thủ pháp, hình thức lôi cuốn học sinh cảm thông, đồng điệu với những gì giáo viên đã tìm tòi phát hiện được. Khi bắt đầu thay sách, phương pháp dạy học cũ đã được cải tiến nhưng còn trì trệ. Tình trạng giáo viên áp dụng máy móc công thức “cấu trúc” bài giảng, diễn giảng tràn lan, biến giờ văn thành giờ thuyết giảng v. v đã khiến cho các giờ giảng văn thành giờ tẻ nhạt. Trước tình hình này phương pháp dạy học mới đã được thay thế. 
Hiện nay phương pháp dạy học tích cực là phương pháp chủ yếu. Với phương pháp này học sinh đóng vai trò trung tâm trong việc lĩnh hội tri thức, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành các hoạt động. Tư tưởng quan trọng nhất của phương pháp mới là không áp đặt, không làm thay, không suy nghĩ và cảm thụ thay cho học sinh. học sinh được tôn trọng, được nhìn nhận như là chủ thể sáng tạo được đánh giá như là những bạn đọc có văn hoá, tham gia tích cực vào quá trình tìm hiểu, cảm thụ, bình giá và chiêm nghiệm tác phẩm. 
Tuy nhiên, tình trạng học sinh còn thụ động trong các giờ học (nhất là giờ Đọc - hiểu văn bản) vẫn diễn ra. Hầu hết các em chưa phát huy được tính cá nhân của mình, đó là: tích cực, chủ động, sáng tạo. 
Trong một lớp học, giáo viên rất khó để có thể phát huy được hết học sinh học tập tích cực. Nghĩa là: phương pháp dạy học tích cực chưa sử dụng triệt để. Vì sao vậy? Có thể nhìn cả hai phía giáo viên và học sinh. 
* Về giáo viên:
Có những văn bản dài mà tiết trong khung phân phối chương trình lại ít nên giáo viên thường phải “chạy” trong 45 phút. Có nhiều câu hỏi đưa ra nhưng chỉ có một số em trả lời. Nếu giáo viên hỏi đối tượng không giơ tay thì sẽ có nguy cơ “cháy” giáo án. Do đó việc phát huy tính tích cực ở học sinh chỉ có một số học sinh trong lớp. Bên cạnh đó, giáo viên chưa có nhiều cải tiến trong suốt quá trình giảng dạy. Hầu như khi dạy văn, phương pháp vấn đáp là chủ yếu, sau đó là phương pháp giảng bình. Các phương pháp khác cũng có nhưng ít, nhất là việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực thì còn hạn chế. Mặt khác, giáo viên chưa chú ý hết đến đối tượng học sinh, học sinh yếu kém ít được hoạt động. Hơn nữa, giáo viên chưa để học sinh tiếp xúc “trực tiếp” với tác phẩm, thường học sinh là người nhận, chứ chưa cảm, nên không ít hứng thú trong học văn. 
* Về học sinh:
Phải nói rằng, lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lý hết sức phức tạp. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn. Trong giai đoạn này hứng thú của các em đã phát triển ở mức độ cao, hứng thú về học tập đã phát triển và ngày càng đậm nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Việc tò mò thích thú môn văn không phải là khoảng cách xa đối với các em. Bên cạnh đó ý thức tư lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc sống là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS. Song song với những ưu điểm trên, một số em còn rụt rè e ngại, đôi lúc còn nản chí, nản lòng khi tiếp cận với một văn bản khó. Hơn nữa hầu như kiến thức và khả năng tiếp nhận văn bản ở các em không giống nhau. Có nhiều em không được giáo viên chú ý, giao nhiệm vụ, nên cảm thấy chán nản, không thích giơ tay rồi lười suy nghĩ. Qua một thời gian sẽ tạo sức lì, ỷ lại và học sinh học chỉ để học đối phó, thực chất chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Hơn nữa trên thị trường sách tham khảo nhiều, tràn lan nên năng lực sáng tạo ít được phát huy. Nhiều em phụ thuộc tài liệu, học để có điểm chứ không phải vì hứng thú. 
2. Kết quả thực trạng
Có thể nói, qua các năm giảng dạy ở lớp 8 cũng như các khối lớp khác tôi nhận thấy kĩ năng đọc - hiểu văn bản của các em còn hạn chế, kiến thức tiếp thu chưa cao, tỉ lệ yếu kém còn nhiều và nhất là chưa phát huy tính tích cực của các em. Vì vậy, năm học 2017-2018 tôi đã trực tiếp giảng dạy lớp 7A khi chưa phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản nên kết quả đem lại hiệu quả không cao. Cụ thể như sau:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
36
3
8,3
8
20,6
19
52,7
6
16,6
III. Giải pháp tổ chức thực hiện
1. Giải pháp
Như chúng ta đã biết “văn học là nhân học”, “văn học là nghệ thuật của ngôn từ”. Chính vì vậy việc học văn không phải là đơn giản, hơn nữa trong thời đại hiện nay, môn Ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học sinh như các môn Toán, Lý, Hoá, Anh  mặc dù đó là một trong 2 môn chính chiếm số lượng tiết nhiều nhất. Có nhiều học sinh rất ngại học môn Văn bởi lý do là văn viết dài, khó học, khó thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài học sinh lười không đọc hết dẫn tới tình trạng mơ màng về nội dung, cốt truyện, nhân vật. Có những bài thơ khi học xong học sinh không nắm được những nghệ thuật tiêu biểu, nội dung của bài thơ. Những lý do trên khiến tâm lý học sinh ngại và chán học môn Văn. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ văn 8 thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em?
Từ thực trạng trên, tôi đã tìm hiểu tâm lí học sinh, nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực để tìm ra một số giải pháp để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản ở phân môn Ngữ văn 8 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Cụ thể như:
1.1. Tạo hứng thú trong giờ học. 
Đây là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bởi tâm lí của thầy và trò thoải mái thì việc dạy và học sẽ không bị ức chế, căng thẳng. Do đó, học sinh sẽ tích cực trong giờ học. 
Có thể tạo hứng thú từ đầu giờ hoặc trong từng nội dung bài học. Mục đích là để tâm lí các em thoải mái, dễ chịu, phấn chấn để học tập. Có rất nhiều cách tạo hứng thú. Một trong những cách tôi hay sử dụng là tích hợp nội dung bài học với các môn học có liên quan, hoặc cho học sinh tiếp cận văn bản bằng nghe, nhìn qua các phương tiện, thiết bị dạy học. 
Ví dụ: - Khi dạy bài “Thuế máu” (Nguyễn Ái Quốc) trong phần giới thiệu tác giả, tôi sẽ tích hợp với môn Lịch sử. Đó là yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn một số hoạt động của Bác Hồ tại Pháp. Hoăc khi phân tích phần I: Chiến tranh và “người bản xứ” học sinh có thể trình bày ngắn gọn nguyên nhân, diễn biến của cuộc đại chiến thế giới I. 
- Khi dạy bài “Bài toán dân số” tôi tích hợp với môn Địa lí về số dân ở Việt Nam, hậu quả của tăng dân số, cách hạn chế sự gia tăng dân số. 
1.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng phù hợp với trình độ học sinh
Câu hỏi là những chìa khoá để các em mở cánh cửa, lĩnh hội các tri thức của văn bản. Hệ thống câu hỏi chặt chẽ, đa dạng sẽ thu hút được mọi học sinh hoạt động. Khi thiết kế, giáo viên cần chú ý đối tượng trả lời. Câu hỏi cho đối tượng khá giỏi phải là câu hỏi nâng cao, học sinh trung bình, yếu trả lời câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Khi học sinh chưa trả lời được, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp, tránh nôn nóng cung cấp đáp án. 
1.3. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong quá trình học mối quan hệ thầy - trò được thể hiện như sau:
Thầy - Tác nhân -> Trò - Chủ thể
1. Hướng dẫn -> Tự nghiên cứu
2. Tổ chức -> Tự thể hiện
3. Trọng tài, cố vấn -> Tự kiểm tra
4. Kết luận, kiểm tra -> Tự điều chỉnh
Những phương pháp tích cực cần được sử dụng là: Vấn đáp, dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học trong nhóm nhỏ, tổ chức trò chơi. Khi sử dụng các phương pháp này góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định lựa chọn, kĩ năng xác định giá trị bản thân. 
1.4. Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp từng văn bản
Các phương pháp sử dụng là phương pháp đọc sáng tạo, hỏi đáp, đàm thoại, nêu vấn đề, thuyết trình, giảng bình v. vtrong đó đọc sáng tạo, nêu vấn đề, giảng bình, vấn đáp là những phương pháp rất quan trọng. Tuỳ từng nội dung bài học, kiểu văn bản để sử dụng các phương pháp. 
Khi dạy văn bản trữ tình, giáo viên cần chú trọng phương pháp giảng bình. Ở đây giáo viên hướng dẫn các em bình giảng các từ ngữ, câu thơ, hình ảnh hay, nghệ thuật tiêu biểu để tìm ra giá trị bài thơ và phát huy năng lực cảm thụ cá nhân. 
Ví dụ: Khi dạy bài “ Ông đồ” (Vũ Đình Liên) tôi cho học sinh cảm nhận các hình ảnh thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_trong_doc_hieu_van.doc