SKKN Xây dựng Chuyên đề trong dạy ôn luyện văn bản văn học ở trường THPT theo loại thể

SKKN Xây dựng Chuyên đề trong dạy ôn luyện văn bản văn học ở trường THPT theo loại thể

Trong chương trình trung học phổ thông (THPT) số lượng các văn bản văn học được đưa vào phần đọc hiểu chiếm một thời lượng lớn nhất so với phần tiếng Việt và làm văn, các văn bản gồm nhiều bộ phận, giai đoạn văn học, nhiều thể loại khác nhau. Làm thế nào để học sinh nắm vững được giá trị của văn bản, có được cái nhìn hệ thống về các thể loại cùng giai đoạn lịch sử mà tác phẩm hình thành, từ đó biết vận dụng để giải quyết các đề nghị luận văn học cụ thể có hiệu quả là trăn trở hàng ngày của mỗi giáo viên bộ môn.

Chương trình hiện hành được thiết kế tích hợp các phân môn, các văn bản được đưa vào giảng dạy được sắp xếp theo quá trình lịch sử văn học vì vậy học sinh đọc hiểu văn bản chưa thấy được đặc trưng của thể loại để vận dụng đọc hiểu các văn bản. Với những học sinh năng lực hạn chế về bộ môn hầu như học văn bản nào biết văn bản đó, thậm chí không nắm được trọng tâm kiến thức về văn bản, từ đó việc vận dụng để giải quyết các đề nghị luận văn học rất lúng túng.

Dạy học theo chuyên đề theo tài liệu hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo đã được ứng dụng ở nhiều bộ môn và thu được nhiều kinh nghiệm tốt có thể ứng dụng rộng rãi hơn. Trong dạy học bộ môn Ngữ văn, dạy học theo chuyên đề là một trong những phương hướng khắc phục hạn chế của chương trình hiện hành. Nhiều giáo viên cũng đã áp dụng cách thức này, đặc biệt ở phần dạy học các văn bản văn học. Tuy nhiên đó vẫn là những kinh nghiệm riêng của từng giáo viên mà chưa có được sự ứng dụng rộng rãi, các tài liệu bộ môn về dạy học theo chuyên đề còn thiếu. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tìm được cuốn Chuyên đề ôn tập và luyện thi Ngữ văn 12 của tác giả Khuất Thế Khoa (NXB Hà Nội, 2009), nhưng tác giả vẫn biên soạn theo giai đoạn văn học, việc biên soạn chuyên đề kết hợp giai đoạn và loại thể vẫn chưa được chú ý.

 

doc 28 trang thuychi01 8712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng Chuyên đề trong dạy ôn luyện văn bản văn học ở trường THPT theo loại thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU THỊ TRINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ TRONG DẠY
 ÔN LUYỆN VĂN BẢN VĂN HỌC Ở TRƯỜNG THPT THEO LOẠI THỂ
**************************
 Người thực hiện : Mai Xuân Huấn
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn : Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2016
 MỤC LỤC Trang
1. MỞ ĐẦU 1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
2.1. Cơ sở lí luận. 3
2.1.1 Xây dựng một chuyên đề dạy học phải tuân theo những yêu cầu, quy trình và cấu trúc riêng 3
2.1.1.1. Yêu cầu của việc xây dựng chuyên đề 3
2.1.1.2. Quy trình xây dựng chuyên đề 3
2.1.1.3. Cấu trúc một chuyên đề dạy học  4
2.1.2. Hệ thống các văn bản văn học được đưa vào chương trình, sách giáo khoa thuận lợi cho việc xây dựng các chuyên đề dạy học 6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm  ..6
2.3. Các giải pháp.7
2.3.1. Hình thành các chuyên đề cụ thể cho các khối lớp7
2.3.2. Vận dụng xây dựng tiến trình thực hiện một chuyên đề cụ thể..8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình trung học phổ thông (THPT) số lượng các văn bản văn học được đưa vào phần đọc hiểu chiếm một thời lượng lớn nhất so với phần tiếng Việt và làm văn, các văn bản gồm nhiều bộ phận, giai đoạn văn học, nhiều thể loại khác nhau. Làm thế nào để học sinh nắm vững được giá trị của văn bản, có được cái nhìn hệ thống về các thể loại cùng giai đoạn lịch sử mà tác phẩm hình thành, từ đó biết vận dụng để giải quyết các đề nghị luận văn học cụ thể có hiệu quả là trăn trở hàng ngày của mỗi giáo viên bộ môn.
Chương trình hiện hành được thiết kế tích hợp các phân môn, các văn bản được đưa vào giảng dạy được sắp xếp theo quá trình lịch sử văn học vì vậy học sinh đọc hiểu văn bản chưa thấy được đặc trưng của thể loại để vận dụng đọc hiểu các văn bản. Với những học sinh năng lực hạn chế về bộ môn hầu như học văn bản nào biết văn bản đó, thậm chí không nắm được trọng tâm kiến thức về văn bản, từ đó việc vận dụng để giải quyết các đề nghị luận văn học rất lúng túng.
Dạy học theo chuyên đề theo tài liệu hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo đã được ứng dụng ở nhiều bộ môn và thu được nhiều kinh nghiệm tốt có thể ứng dụng rộng rãi hơn. Trong dạy học bộ môn Ngữ văn, dạy học theo chuyên đề là một trong những phương hướng khắc phục hạn chế của chương trình hiện hành. Nhiều giáo viên cũng đã áp dụng cách thức này, đặc biệt ở phần dạy học các văn bản văn học. Tuy nhiên đó vẫn là những kinh nghiệm riêng của từng giáo viên mà chưa có được sự ứng dụng rộng rãi, các tài liệu bộ môn về dạy học theo chuyên đề còn thiếu. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tìm được cuốn Chuyên đề ôn tập và luyện thi Ngữ văn 12 của tác giả Khuất Thế Khoa (NXB Hà Nội, 2009), nhưng tác giả vẫn biên soạn theo giai đoạn văn học, việc biên soạn chuyên đề kết hợp giai đoạn và loại thể vẫn chưa được chú ý.
Chọn đề tài Xây dựng chuyên đề trong dạy ôn luyện văn bản văn học ở trường THPT theo loại thể chúng tôi vận dụng cách dạy học theo chuyên đề để xây dựng các chuyên đề ôn luyện các văn bản văn học qua cả ba khối lớp 10, 11, 12. Qua đó có một cái nhìn hệ thống về các thể loại chủ yếu trong các giai đoạn văn học được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT. Trong khuôn khổ một đề tài Sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi nêu ra các chuyên đề sẽ thực hiện ở từng khối lớp và trình bày trên những nét lớn quá trình thực hiện nội dung 1 (Ôn luyện về các văn bản truyện ngắn) của chuyên đề Ôn luyện về các văn bản truyện Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu xây dựng các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học các thể loại văn bản văn học trong chương trình THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống các văn bản văn học được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT (theo thể loại, theo giai đoạn) để xây dựng các chuyên đề nhằm giúp người học nắm vững giá trị của văn bản, biết ứng dụng để đọc hiểu các dạng văn bản cùng thể loại, biết vận dụng để giải quyết các dạng đề nghị luận văn học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Xây dựng một chuyên đề dạy học phải tuân theo những yêu cầu, quy trình và cấu trúc riêng.
2.1.1.1.Yêu cầu của việc xây dựng chuyên đề.
Theo tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuyên đề của Bộ giáo dục và đào tạo, một chuyên đề được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dạy học theo chuyên đề khác với việc dạy theo bài học thông thường nhưng vẫn phải đảm bảo các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình và sách giáo khoa hiện hành, được nâng lên một mức độ nhất định cao hơn. Tuy vậy cần chú ý đến tính vừa sức của chuyên đề: cân đối giữa khối lượng và mức độ kiến thức trong chuyên đề.
- Vấn đề được học tập trong chuyên đề phải là một vấn đề cơ bản của chương trình, sách giáo khoa THPT, có mối quan hệ mật thiết với nhau, có những điểm tương đồng về nội dung kiến thức, khi hình thành chuyên đề thì tạo nên một chuỗi các vấn đề học tập cần giải quyết. Khi giải quyết được nhiệm vụ học tập đó sẽ tạo thành một nội dung hoàn chỉnh, toàn diện cả chiều dọc lẫn chiều ngang của chuyên đề.
- Nội dung của các chuyên đề giúp học sinh có những hiểu biết về những kiến thức cơ bản của chương trình, sách giáo khoa mà học sinh THPT cần đạt được. Từ những kiến thức đó để học sinh có thể tổng kết, hệ thống hoá kiến thức, củng cố, thực hành và tự nghiên cứu, đào sâu kiến thức đã học.
- Nội dung chuyên đề cần đảm bảo tính toàn diện, có tính hệ thống.
- Các chuyên đề cho học sinh trường THPT rất chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
2.1.1.2. Quy trình xây dựng chuyên đề
- Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa và những ứng dụng phương pháp dạy học trong thực tiễn, người dạy xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau, có những điểm tương đồng được thể hiện ở một số bài/ tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học. Mỗi chuyên để có thời lượng ít nhất là 2 tiết.
- Xác định chuẩn kiến thức và kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh theo chuyên đề đã xât dựng.
- Xây dựng nội dung chuyên đề : Giáo viên lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/ tiết trong sách giáo khoa và tham khảo các tài liệu khác để xây dựng nội dung chuyên đề.
Vấn đề cần giải quyết trong chuyên đề có thể là một trong các loại sau: Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới; vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức; vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
2.1.1.3. Cấu trúc một chuyên đề dạy học.
Tên chuyên đề : 
I. Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
Nội dung 1: .(thời lượng)
Nội dung 2: .(thời lượng)
Nội dung 3: .(thời lượng)
II. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.
Nội dung 1:.
Chuẩn kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Các phương pháp dạy học
Nội dung 2:.
Chuẩn kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Các phương pháp dạy học
Ghi chú: Nếu chuyên đề có một nội dung thì phần chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề chỉ cần trình bày một lần.
Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh gồm : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
III. Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.
Nội dung 1: Tên nội dung ( Thời lượng)
Hoạt động 1. ( Thời lượng)
Hoạt động 2. ( Thời lượng)
Hoạt động 3. ( Thời lượng)
.
Nội dung 2: Tên nội dung ( Thời lượng)
Hoạt động 1. ( Thời lượng)
Hoạt động 2. ( Thời lượng)
Hoạt động 3. ( Thời lượng)
.
2.1.2. Hệ thống các văn bản văn học được đưa vào chương trình, sách giáo khoa thuận lợi cho việc xây dựng các chuyên đề dạy học.
Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn ở các khối lớp chúng tôi nhận thấy hệ thống các văn bản văn học được đưa vào chương trình rất thuận lợi cho việc xây dựng các chuyên đề dạy học theo loại thể:
- Chương trình lớp 10:
+ Bộ phận văn học dân gian tập trung vào các loại thể: sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao.
+ Bộ phận văn học viết trung đại tập trung vào các loại thể: thơ Đường luật, phú cáo, truyện thơ.
- Chương trình lớp 11:
+ Bộ phận văn học viết trung đại: phần nhiều các văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Văn học hiện đại (giai đoạn từ đầu thế kỉ XX – 1945): chủ yếu các văn bản truyện ngắn, thơ tự do.
- Chương trình lớp 12: Văn học giai đoạn từ 1945 – hết thế kỉ XX, tập trung ở hai thể loại: thơ, truyện ngắn.
Chương trình cho thấy, các loại hình trữ tình, tự sự có nhiều văn bản cùng loại thể, việc xây dựng các chuyên đề ôn luyện sẽ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về các văn bản cùng loại thể, giúp cho việc học tập có trọng tâm và chiều sâu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Phần đọc hiểu các văn bản văn học chiếm một thời lượng khá lớn trong chương trình, các văn bản gồm cả phần văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy gìơ đọc hiểu trên lớp với thời gian được quy định giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo phân phối chương trình, trong các giờ ôn luyện, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh luyện đề nghị luận văn học về các văn bản đã học. Tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn xuất phát từ các lí do:
- Việc luyện đề được thực hiện cho từng văn bản, tuy nhiên các mức độ vận dụng câu hỏi tái hiện, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao chưa được quan tâm đúng mức. Có giáo viên cung cấp câu hỏi vận dụng cao cho học sinh ngay làm cho học sinh rất lúng túng, mơ hồ về đề bài.
- Có giáo viên chưa quan tâm đến việc củng cố kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm cho học sinh. Nhiều học sinh vì vậy khó khăn trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết các đề bài cụ thể, đặc biệt là các dạng đề so sánh, tổng hợp.
- Hầu hết các giáo viên ít quan tâm đến việc cung cấp những kiến thức đặc trưng về loại thể cho học sinh, các em chưa có được cái nhìn bao quát về các văn bản cùng loại thể.
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Hình thành các chuyên đề cụ thể cho các khối lớp.
Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy việc ôn luyện về các văn bản văn học theo chuyên đề là cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa từng khối lớp, chúng tôi tổng hợp và hình thành các chuyên đề cụ thể sau:
*Khối 10:
- Chuyên đề ôn luyện về một số thể loại văn học dân gian
+ Nội dung 1: Văn bản tự sự dân gian (sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười)
+ Nội dung 2: Văn bản trữ tình dân gian (ca dao)
- Chuyên đề ôn luyện về một số thể loại văn học trung đại
+ Nội dung 1: Thơ Đường luật
+ Nội dung 2: Các thể loại khác của văn học trung đại (phú, cáo, truyện truyền kì, ngâm khúc)
- Chuyên đề truyện thơ: Truyện Kiều của Nguyễn Du
* Khối 11:
- Chuyên đề ôn luyện về các văn bản truyện văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
+ Nội dung 1: Văn bản truyện ngắn
+ Nội dung 2: Đoạn trích tiểu thuyết
- Chuyên đề ôn luyện về các văn bản thơ ca văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
+ Nội dung 1: Thơ mới
+ Nội dung 2: Thơ ca cách mạng
*Khối 12:
- Chuyên đề ôn luyện về các văn bản thơ ca văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
+ Nội dung 1: Thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Pháp
+ Nội dung 2: Thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Mĩ
+ Nội dung 3: Thơ ca thời kì đổi mới (những năm 80)
- Chuyên đề ôn luyện về các tác phẩm truyện văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
+ Nội dung 1: Truyện ngắn giai đoạn 1945 – 1975
+ Nội dung 2: Truyện sau 1975
- Chuyên đề ôn luyện về các tác phẩm tuỳ bút, bút kí.
2.3.2. Vận dụng xây dựng tiến trình thực hiện một chuyên đề cụ thể.
Trong dung lượng quy định của một bản sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi trình bày tiến trình thực hiện một nội dung của một chuyên đề cụ thể trên những nét lớn, mong các đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để xây dựng các chuyên đề khác hoàn thiện hơn.
I. Tên chuyên đề: Ôn luyện về các văn bản truyện văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 (Ngữ văn 11 – tập 1)
* Nội dung 1: Văn bản truyện ngắn (Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo)
II. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.
- Chuẩn kiến thức : Giúp học sinh nắm vững những đơn vị kiến thức trọng tâm của các văn bản truyện về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Kĩ năng : Củng cố thêm về kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng khái quát vấn đề; rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học về văn bản truyện.
- Thái độ : Trân trọng những sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn giai đoạn trước 1945, đồng cảm hơn với những thân phận bất hạnh, cảm phục hơn với nhân cách cao đẹp của con người.
- Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề : Yêu thích, có hứng thú với thể loại truyện ngắn, có thói quen tìm đọc thể loại trong các sách báo ngoài chương trình; biết thưởng thức tài nghệ của các nhà văn trong sáng tác thể loại truyện ngắn
- Các phương pháp dạy học:
+ Vận dụng các phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.
+ Vận dụng mức 2 trong dạy học theo chuyên đề: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
III. Tiến trình thực hiện chuyên đề.
HOẠT ĐỘNG I : ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VÀ TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1930 – 1945.
Giáo viên vận dụng các câu hỏi gợi mở cho học sinh thảo luận và thuyết trình về đặc điểm của văn bản truyện, đặc điểm riêng nổi bật của thể loại truyện ngắn hiện đại và truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945. Đây là bước cần thiết giúp học sinh có cái nhìn khái quát về đặc trưng thể loại, định hình những nét riêng của thể loại từ đó biết vận dụng để tiếp nhận, củng cố kiến thức của từng văn bản cụ thể.
* Đặc điểm văn bản truyện ngắn hiện đại:
- Truyện ngắn hiện đại phát triển theo nhiều hướng khác nhau, tuỳ theo cách sử dụng các yếu tố cốt truyện, nhân vật, trần thuật và kết cấu của truyện. Có truyện ngắn, cốt truyện dựa vào các sự kiện độc đáo, bất ngờ; có truyện ngắn, tâm lí hướng vào “hành động bên trong”, chú ý đến diễn biến tâm trạng hơn là sự kiện (thường gọi là “phi cốt truyện”); có truyện ngắn kể sự kiện hoang tưởng, hư ảo; có truyện ngắn kể các sự kiện “đời thường”.
- Về dung lượng, truyện ngắn thường có dung lượng nhỏ. Nhà văn chỉ cắt lấy một lát, chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của mình.
- Về kết cấu, truyện ngắn hiện đại thường không kể theo trật tự tự nhiên của sự kiện mà bắt đầu ở giữa hay đoạn cuối, sử dụng lối hồi thuật, hồi tưởng, vận dụng các hình thức ghép nối tạo hiệu quả đối sánh.
- Truyện ngắn hiện đại còn có xu hướng tổng hợp, đan xen, xâm nhập về mặt loại hình giữa các thể loại (truyện ngắn với kịch, với tiểu thuyết hoặc với thơ). Sự đan xen, xâm nhập như thế tạo nên các dạng truyện khác nhau : truyện ngắn giàu tính kịch (truyện ngắn Nguyễn Công Hoan), truyện ngắn giàu tính trữ tình (truyện ngắn Thạch Lam), truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết (Chí Phèo của Nam Cao)
* Truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945:
Đây là thể loại tạo nên thành tựu phong phú và vững chắc của văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX – 1945 với hàng loạt phong cách độc đáo đẩy thể loại đạt đến trình độ nghệ thuật cao, một số tác phẩm được đánh giá “không đến nỗi xa cách với những thành tựu truyện ngắn xuất sắc trên thế giới”.
Các văn bản truyện ngắn được đưa vào chương trình là các văn bản thuộc các khuynh hướng văn học lãng mạn (Chữ người tử tù) và văn học hiện thực phê phán (Chí Phèo), riêng Hai đứa trẻ lại giao thoa giữa lãng mạn và hiện thực.
- Truyện ngắn lãng mạn có những đặc trưng nổi bật:
+ Giàu cảm xúc và trí tưởng tượng.
+ Thường hướng tới cái khác thường, phi thường, lý tưởng.
+ Sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản.
- Truyện ngắn hiện thực có những đặc trưng nổi bật:
+ Phản ánh chân thực bản chất và quy luật khách quan của đời sống xã hội.
+ Sáng tạo những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình: nhân vật có cá tính sắc nét, có cội nguồn trong đời sống thực tế nhưng lại có sức khái quát cao, có ý nghĩa xã hội phong phú, sâu sắc.
HOẠT ĐỘNG II : CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN.
Giáo viên nêu các câu hỏi tái hiện, gợi mở, nêu vấn đề giúp học sinh củng cố những đơn vị kiến thức cơ bản, trọng tâm về các văn bản. Đây là bước giúp học sinh hiểu thấu đáo về giá trị nội dung – nghệ thuật của văn bản, nét độc đáo về phong cách sáng tác của tác giả, là cơ sở để học sinh xác định đúng trọng tâm của đề bài nghị luận về văn bản. Giáo viên có thể nêu các câu hỏi như: Anh/chị hãy nêu những nét riêng độc đáo về phong cách nghệ thuật của nhà văn ?; Sau khi được đọc hiểu về văn bản anh/ chị hãy hệ thống những vấn đề chính, hãy xác định những trọng tâm kiến thức về các phương diện nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
Dưới đây là trọng tâm kiến thức mà học sinh cần phải được củng cố trong ôn luyện về các văn bản truyện trước khi thực hành luyện tập các dạng đề nghị luận văn học cụ thể.
* Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Về tác giả:
+ Con người đôn hậu, có quan niệm về văn chương lành mạnh, tiến bộ.
+ Có biệt tài về truyện ngắn: truyện không có cốt truyện, tập trung ở cảm xúc mong manh, mơ hồ của nhân vật; viết nhiều về những con người nhỏ bé, bất hạnh
- Về tác phẩm:
+ Bức tranh đời sống phố huyện lúc chiều tối.
+ Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên (qua ba cảnh: lúc chiều tối, phố huyện về đêm, khi đợi xem chuyến tàu đi qua).
+ Gía trị hiện thực và nhân đạo.
+ Thành công về nghệ thuật : truyện ngắn giàu chất thơ.
* Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Về tác giả:
+ Nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.
+ Phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác.
- Về tác phẩm:
+ Hình tượng nhân vật Huấn Cao (vẻ đẹp tài năng, thiên lương, khí phách).
+ Hình tượng nhân vật quản ngục (qua những ứng xử với Huấn Cao).
+ Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
+ Ý nghĩa tư tưởng và thành công về nghệ thuật (truyện ngắn giàu kịch tính).
* Chí Phèo (Nam Cao)
- Về tác giả:
+ Đề cao giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học, coi đó là yêu cầu tất yếu của một tác phẩm hay, có giá trị.
+ Có khuynh hướng tìm vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người; đặc biệt sắc sảo trong việc phân tích và diễn tả những trạng thái, những quá trình tâm lí phức tạp
- Về tác ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_chuyen_de_trong_day_on_luyen_van_ban_van_hoc_o.doc