SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn trong giờ học môn Ngữ văn ở trường THCS

SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn trong giờ học môn Ngữ văn ở trường THCS

 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề và các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.

 Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với nhiều giáo viên, đây là khái niệm hoàn toàn mới và thật sự gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Và cũng chính vì vậy, Dạy học tích hợp liên môn là khái niệm được đưa ra bàn luận sôi nổi trong thời gian vừa qua thông qua các hội thảo chuyên đề ở các cấp trong toàn quốc cũng như trên các diễn đàn khác.

 

doc 41 trang thuychi01 5990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn trong giờ học môn Ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
..&..
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN 
TRONG GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
Người thực hiện : Nguyễn Thị Loan
 Chức vụ : Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng chuyên môn
 Đơn vị công tác : Trường THCS Trần Mai Ninh
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn) Ngữ văn 
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:...Trang 2
2. Mục đích nghiên cứu:Trang 4
3. Đối tượng nghiên cứu:...Trang 5
4. Phương pháp nghiên cứu: :......Trang 5
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:...Trang 5
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:...Trang 11
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:..........Trang 12
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:..Trang 17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:...Trang 18
2. Kiến nghị: Trang 19
I. MỞ ĐẦU: 
1. Lí do chọn đề tài:
       Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề và các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. 
 Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với nhiều giáo viên, đây là khái niệm hoàn toàn mới và thật sự gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Và cũng chính vì vậy, Dạy học tích hợp liên môn là khái niệm được đưa ra bàn luận sôi nổi trong thời gian vừa qua thông qua các hội thảo chuyên đề ở các cấp trong toàn quốc cũng như trên các diễn đàn khác.
 Hiện nay, việc giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và tập huấn giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực đã tạo nhiều thuận lợi cho nhà trường và giáo viên dạy kiến thức liên môn hướng tới mục tiêu tích hợp. Nhiều giáo viên đã thực hiện tốt việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, thể hiện qua kết quả Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học mà Bộ GD-ĐT tổ chức trong những năm qua. Khó khăn của giáo viên khi dạy tích hợp liên môn không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà ở vấn đề phương pháp dạy học. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đòi hỏi giáo viên phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nếu trong dạy học đơn môn, giáo viên đã sử dụng được các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức hoạt động học của học sinh, thay vì dạy học theo lối truyền thụ kiến thức thì khó khăn này có thể vượt qua được.
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm trong nhà trường THCS, bản thân tôi nhận thấy mặc dù đội ngũ giáo viên trong các nhà trường đã được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học; công tác chỉ đạo, quản lý của các cấp cũng đã có những chuyến biến tích cực. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên còn e ngại khám phá, vận động và còn nhiều lúng túng trong sự đổi mới, đặc biệt là trong vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn. Trong các giờ học, giáo viên vẫn còn nặng về việc truyền đạt kiến thức hàn lâm khoa học, học sinh vẫn còn thụ động, máy móc với những kiến thức trong sách vở; giờ học đơn điệu, nhàm chán, học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng vận dụng thực hành giải quyết tình huống trong thực tiễn bị hạn chế.
 Sau khi được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cũng như qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và qua thực tế trải nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn và bộ môn Giáo dục công dân, bản thân tôi tự nhận thấy chương trình giáo dục nào cũng bao hàm những nội dung kiến thức liên môn. Vì vậy, việc dạy học tích hợp liên môn cần phải và có thể thực hiện được ngay trong chương trình hiện hành, mặc dù việc thiết kế, sắp xếp các nội dung dạy học trong chương trình, trong SGK chưa thật sự tạo nhiều thuận lợi cho mục tiêu đó. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, do đặc thù là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác. Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời, là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Cụ thể trong chương trình Ngữ văn cấp THCS có những bài dạy có thể tích hợp được với các chủ đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh như : Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn biển đảo quê hương,và có thể tích hợp với các bộ môn khác để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học hay trong thực tiễn đời sống. 
 Với những lí do nói trên và dựa trên cơ sở kết quả đạt được trong cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”: giải Nhất cấp Thành phố, giải Ba cấp Tỉnh (năm học 2014 – 2015) và giải Nhì cấp Thành phố, giải Nhất cấp Tỉnh, dự thi cấp Bộ trong năm học 2016 - 2017. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được trình bày một chút kinh nghiệm nhỏ của bản thân “Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn trong giờ học môn Ngữ văn ở trường THCS” . Và bài dạy cụ thể mà tôi đã thực hiện đó là Tiết 39 – Bài 10 : “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” (Ngữ văn 8). 
2. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích chung mà bài viết này muốn hướng tới, đó là đóng góp một tiếng nói chung cho sự thành công của công cuộc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, mục đích của người viết còn muốn hướng tới cho đội ngũ giáo viên và học sinh nhận thức được một cách đầy đủ, rõ ràng hơn về khái niệm dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, cũng như bản chất, hiệu quả của những giờ dạy theo chủ đề tích hợp khi mà vấn đề này đang còn nhiều tranh luận, bàn cãi, cũng như hầu hết giáo viên đang còn lúng túng, chưa định hình rõ. 
 Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, mục đích của người viết cũng mong muốn được trình bày những nhận thức, suy nghĩ, việc làm của mình để trao đổi cùng anh chị em, bạn bè đồng nghiệp để góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Đồng thời đây cũng chính là cách tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.
 Việc nghiên cứu đề tài này cũng nhằm mục đích tìm ra phương pháp, cách thức hữu hiệu nhất nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức và tăng khả năng thực hành, vận dụng giải quyết tình huống trong thực tiễn đời sống. Bởi các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
 Việc chọn tiết dạy thử nghiệm : Tiết 39 – Bài 10 “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” trong chương trình Ngữ văn lớp 8, mục đích của người viết muốn tích hợp với chủ đề “Bảo vệ môi trường” nhằm giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni lông giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn; đồng thời trong nội dung bài học có thể tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề: Môn GDCD (giáo dục ý thức bảo vệ môi trường), môn Ngữ văn (viết bài thuyết minh, bài văn nghị luận), môn Sinh học và môn Hóa học (giải thích đặc tính và tác hại của bao bì ni lông), môn Tin học (làm Clip tư liệu truyền thông), môn Toán học (tính toán thống kê số liệu điều tra thực tế), môn Mĩ thuật (vẽ tranh tuyên truyền cổ động), môn Công nghệ (sản phẩm khéo tay sử dụng chất thải ni lông). Thông qua tiết dạy này, giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn để tiếp thu bài học một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn “Làm thế nào để giảm thiểu sử dụng bao bì ni lông giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn ?”
3. Đối tượng nghiên cứu:
* Đối tượng dạy học :
- Số lượng : 55 học sinh của lớp 8B, trường THCS Trần Mai Ninh, TP Thanh Hóa. 
* Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận chung về Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn và đối với môn Ngữ văn nói riêng ở trường THCS.
- Bài dạy: Tiết 39 – Bài 10 : “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” trong chương trình Ngữ văn lớp 8. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Trên cơ sở thu thập, nghiên cứu tài liệu trên mạng Internet, qua việc rà soát chương trình, lựa chọn tiết dạy với chủ đề tích hợp liên môn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thu thập thông tin qua các tài liệu: Lựa chọn, sắp xếp hệ thống cơ sở lý luận chung của bài viết; nội dung tư liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Phương pháp thuyết trình kết hợp phỏng vấn, đàm thoại: thực hiện trong giờ dạy thử nghiệm.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: thực trạng trước khi áp dụng SKKN (đối tượng, nội dung nghiên cứu)
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: qua các hoạt động nhóm của học sinh, kiểm tra, đánh giá sau khi áp dụng SKKN. 
 Trong giờ dạy thử nghiệm có sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như tổ chức hoạt động nhóm, đại diện học sinh thuyết trình theo sự phân công chuẩn bị, tổ chức cho học sinh thảo luận, sử dụng Bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức bài học,...
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học nói chung:
* Thế nào là dạy học "tích hợp liên môn"?
 Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.
+ Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
+ Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
 Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
 Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
 Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn. 
* Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: 
- Đối với học sinh:
 Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. 
 Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. 
 Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 
- Đối với giáo viên:
 Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. 
 Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. 
 Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. 
* Nguyên tắc dạy học tích hợp liên môn:
      Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn, giáo viên cần chú ý tới các nguyên tắc dạy học như  sau:
+ Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng cho từng môn học.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: không làm tăng tải nội dung chương trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn chính với các môn liên quan  phải tương đồng để phát hiện và giải quyết  vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, hợp tác
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: chủ đề tích hợp liên môn phải gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, phù hợp với năng lực của học sinh, phù hợp với điều kiện khách quan của từng trường hiện nay. Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho học sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ năng, năng lực chung.
* Các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên môn:
          Bước 1:  Xác định chủ đề tích hợp: rà soát và phân tích nội dung chương trình của từng  môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn.
          Bước 2:  Xác định mục đích tích hợp: đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học và các môn liên quan khác.
          Bước 3:  Tìm các nội dung tích hợp: lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng cho từng môn học.
          Bước 4:  Xác định mức độ tích hợp như cần đạt được những nội dung gì? thời lượng bao nhiêu? Phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương và năng lực của học sinh...
          Bước 5:  Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. 
* Để thực hiện được các tiết dạy học tích hợp liên môn, giáo viên cần trang bị những gì ?
 Giáo viên không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
 Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn.
1.2. Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn:
 Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kỹ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kỹ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”.
 Thực tế cho thấy, lâu nay từ khi thay đổi chương trình, cấu trúc SGK Ngữ văn ở cấp THCS vốn đã có sự tích hợp giữa 3 phần Đọc – hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Tuy nhiên theo tinh thần Dạy học theo hướng tích hợp liên môn này, quan điểm tích hợp cần được hiểu mở rộng ra là hình thức tìm tòi những nội dung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. 
 Cụ thể trong chương trình Ngữ văn cấp THCS có những bài dạy có thể tích hợp được với các chủ đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh và có thể tích hợp với các bộ môn khác để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học hay trong thực tiễn đời sống:
 Ví dụ 1 : Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” (Ngữ văn 9) có thể lồng kết chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tích hợp với môn Giáo dục công dân (Đức tính giản dị), môn Lịch sử (Con đường hoạt động cách mạng của Bác),
 Ví dụ 2: Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Ngữ văn 6) có thể lồng ghép chủ đề “Bảo vệ môi trường”, tích hợp môn Giáo dục công dân 6 (Bài 7 “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”),
 Ví dụ 3: Bài “Ôn tập văn thuyết minh” (Ngữ văn 8, tập 2) với 4 nhóm đề bài thực hành phân công cho 4 nhóm học sinh chuẩn bị. Mỗi đề thuyết minh có sử dụng kiến thức liên môn như : Thuyết minh về một loài thực vật (cây bóng mát trên sân trường) sử dụng kiến thức môn Sinh học; Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (sử dụng kiến thức về Địa lí, Lịch sử); Thuyết minh về một thể loại văn học (sử dụng kiến thức môn Ngữ văn); Thuyết minh về một phương pháp (Phương pháp điều chế ô xi) sử dụng kiến thức môn Hóa học,
     Giáo viên cần phải xây dựng hệ thống nội dung tích hợp liên môn ở từng bài, từng chương, từng chủ đề cụ thể. Giáo viên cần lưu ý không phải nhất thiết bài nào cũng sử dụng tích hợp liên môn mà chỉ sử dụng tích hợp liên môn với những bài có nội dung liên quan từ các môn học khác.
      Trong việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy, giáo viên cần phải sàng lọc kĩ, phải phù hợp và bám sát với mục tiêu bài học. Khâu đầu tiên, quan trọng trong thiết kế bài học là phải xác định

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_lien_mon_trong_gio_hoc_mon.doc