SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non An Hoạch

SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non An Hoạch

 Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện cơ thể và hình thành phát triển các kỹ xảo vận động, giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo, tăng cường tính độc lập và tự chủ góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực trẻ em.

Những đứa trẻ khỏe mạnh, ngoan ngoãn, thông minh luôn là niềm mơ ước mong muốn của các bậc cha mẹ và là cái đích vươn tới của giáo dục mầm non.

Vì thế để các cháu phát triển toàn diện thì hoạt động giáo dục phát triển vận động là hết sức quan trọng, bởi sức khỏe là gốc của một cơ thể khỏe mạnh.

 Sức khỏe là tài sản vô giá của con người và các cháu là nguồn lực trong tương lai “. Muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao, ai muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao.” (1)

Việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục và giáo dục phát triển vận động để trẻ em khỏe, đẹp trưởng thành là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Vì vậy, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung.

Giao đoạn 2013 – 2016 Phòng GD & ĐT thành phố đã chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động”.

Xuất phát từ những vấn đề trên, là cán bộ quản lý tôi băn khoăn trăn trở làm thế nào để hoạt động giáo dục phát triển vận động có hiệu quả trong nhà trường.

Tôi đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non An Hoạch ”

Đây không phải là chuyên đề mới, nhưng đối với thực tế của nhà trường thì đây là một việc làm hết sức thiết thực.

 

doc 16 trang thuychi01 7195
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non An Hoạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
 KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON AN HOẠCH
 Người thực hiện: NGƯT.Mai Thị Xoan
 Chức vụ : Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường MN An Hoạch
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2016
Đề tài: Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non An Hoạch.
I. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Giáo dục phát triển vận động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện.
 Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện cơ thể và hình thành phát triển các kỹ xảo vận động, giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo, tăng cường tính độc lập và tự chủ góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực trẻ em.
Những đứa trẻ khỏe mạnh, ngoan ngoãn, thông minh luôn là niềm mơ ước mong muốn của các bậc cha mẹ và là cái đích vươn tới của giáo dục mầm non. 
Vì thế để các cháu phát triển toàn diện thì hoạt động giáo dục phát triển vận động là hết sức quan trọng, bởi sức khỏe là gốc của một cơ thể khỏe mạnh.
 Sức khỏe là tài sản vô giá của con người và các cháu là nguồn lực trong tương lai “... Muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao, ai muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao...” (1)
Việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục và giáo dục phát triển vận động để trẻ em khỏe, đẹp trưởng thành là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Vì vậy, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung.
Giao đoạn 2013 – 2016 Phòng GD & ĐT thành phố đã chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động”.
Xuất phát từ những vấn đề trên, là cán bộ quản lý tôi băn khoăn trăn trở làm thế nào để hoạt động giáo dục phát triển vận động có hiệu quả trong nhà trường.
Tôi đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non An Hoạch ”
Đây không phải là chuyên đề mới, nhưng đối với thực tế của nhà trường thì đây là một việc làm hết sức thiết thực.
* Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra biện pháp phù hợp, để giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non An Hoạch đạt hiệu quả cao nhất.
* Đối tượng nghiên cứu:
 Trẻ lứa tuổi mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê toán học
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục phát triển vận động:
Giáo dục phát triển vận động là hoạt động nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.
Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục phát triển vận động, trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mỹ. 
Hoạt động giáo dục phát triển vận động còn thảo mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho trẻ tinh thần sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn, cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hòa là một biểu hiện của nét đẹp hình thể. 
Những bài tập vận động có nhịp điệu kết hợp với âm nhạc, giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh, khéo léo, đặc biệt là hoạt động tạo hình. Giúp trẻ trí tưởng tượng sáng tạo.
2.2.Thực trạng của hoạt động giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non An Hoạch.
Trường mầm non An Hoạch có 10 nhóm lớp với tổng số 320 trẻ và 30 cán bộ giáo viên. Nhà trường đã được địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu trường mầm non đạt chuẩn mức độ II. 
Nhà trường đã xây dựng được trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn và thân thiện. Trường lớp thoáng mát, khang trang và sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, xung quanh trường trồng nhiều cây cảnh được chăm sóc thường xuyên, bố trí phù hợp, đẹp mắt sân chơi, sân tập thể dục, thể thao rộng rãi, có vườn thiên nhiên phía sau, phù hợp với buổi đi dạo ngoài trời.
Nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ trong điều kiện thuận lợi khó khăn sau.
Thuận lợi: 
Phòng GD & ĐT thành phố thường xuyên tổ chức các buổi học chuyên đề và giáo viên được đi dự giờ các trường trong thành phố.
Đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ chuẩn và trên chuẩn cao, có nhiều giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện (thành phố), cấp quốc gia
Đội ngũ giáo viên khéo tay hay làm, biết tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương làm ra nhiều đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục PTVĐ hiệu quả. 
Sử dụng phối hợp nhiều loại đồ dùng dạy học trên một bài dạy, đã vận dụng tích cực quan điểm đổi mới tổ chức họat động cho trẻ ở các độ tuổi, biết lựa chọn phối hợp nhiều hình thức luyện tập như học thể dục, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, dạo chơi, tham quan, lao động, củng cố bài dạy.
 Phụ huynh quan tâm đến điều kiện sức khỏe và học tập của con em mình.
Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tỷ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, béo phì không nhiều.
Khó khăn:
Tình hình suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương đúng vào thời gian nhà trường xây dựng CSVC, dẫn đến thời gian xây dựng trường kéo dài (từ năm 2009 – 2011) đến năm 2012 mới hoàn thiện sân, vườn, cổng biển trường. 
Vì vậy hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ nhà trường gặp nhiều khó khăn
Sân chơi chưa có nhiều cây cao, bóng mát, khó khăn cho tổ chức các hoạt động ngoài trời. 
Giờ học thể dục chủ yếu tổ chức trong phòng học nên rất khó khăn cho việc tổ chức các trò chơi vận động. Chưa có phòng hoạt động thể chất, chưa có bể bơi, sân bóng, khu chơi với cát, nước.
Đồ dùng trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục PTVĐ còn thiếu.
Nhận thức của các bậc phụ huynh và cộng đồng còn hạn chế, chưa hiểu biết, chưa nắm bắt được tầm quan trọng của chuyên đề.
Phương pháp cách tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ của giáo viên chưa hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ trong giờ học và các hoạt động giáo dục PTVĐ.
Một số giáo viên ngại tổ chức hoạt động thể dục, trong quá trình tổ chức chưa bám sát mục đích tổ chức hoạt động, còn tham nhiều nội dung tích hợp, nội dung lồng ghép chưa hợp lý, chưa chú trọng phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, trang phục và tác phong chưa gọn gàng, gây khó khăn và cản trở khi vận động, hiệu quả vận động không cao.
Giáo viên chỉ chú trọng hình thức giờ học thể dục, thể dục sáng. Còn các hình thức khác như thể dục giữa giờ, tham quan, hội thi thể dục thể thao ít được quan tâm. Ở hình thức thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ hầu như giáo viên không chú trọng sử dụng các dụng cụ để tập luyện nên ít gây được hứng thù, hạn chế khả năng vận động và sự tập trung chú ý của trẻ.
Công tác tuyên truyền, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, địa phương về việc giáo dục của trẻ trong nhà trường chưa cao.
Dựa trên thực trạng của hoạt động giáo dục PTVĐ ở trường tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên, học sinh, phụ huynh và kết quả đạt được như sau:
Nội dung khảo sát
Tổng số
trẻ
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
Số liệu
Tỷ lệ
%
Số liệu
Tỷ lệ
%
Giáo dục
 Phát huy tính chủ động, tích cực hứng thú trong vận động.
45
30
67
15
33
Kỹ năng vận động
Vận động thô
Vận động tinh
45
35
30
78
67
10
15
22
33
Sức khỏe
 Cân nặng
300
288
96
12
4
 Thấp còi
300
287
95
13
5
Giáo viên
Tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung (thể dục sáng, thể dục giữa giờ, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan...)
20
10
50
10
50
Phụ huynh
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của GDPTVĐ cho trẻ.Phối hợp với nhà trường để nâng cao chất lượng GDPTVĐ
30
13
43
27
57
Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra biện pháp sử dụng hoạt động GDPTVĐ có hiệu quả
2.3. Các giải pháp để nâng cao GDPTVĐ cho trẻ mẫu giáo:
* Tham mưu đầu tư bổ xung cơ sở vật chất phục vụ giáo dục PTVĐ.
Có thể nói rằng: Mỗi đứa trẻ khi gửi gắm vào trường mầm non nếu được sống trong môi trường cơ sở vật chất khang trang, phương tiện đồ dùng dạy học, đồ chơi đầy đủ, môi trường sư phạm lành mạnh, được yêu thương chăm sóc dạy dỗ chu đáo chắc chắn đứa trẻ đó sẽ được phát triển hoàn thiện cả về thể chất cũng như tinh thần và ngược lại.
Bởi vậy, muốn thực hiện tốt hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ trong nhà trường đòi hỏi phải có đủ các điều kiện, nhất là điều kiện về cơ sở vật chất cụ thể như sau: Sân chơi, bãi tập, phòng giáo dục PTVĐ, trang thiết bị và các điều kiện đảm bảo an toàn để thực hiện có hiệu quả chương trình hoạt động giáo dục PTVĐ, mà muốn được có điều kiện về cơ sở vật chất như trên đòi hỏi phải được sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự đóng góp hỗ trợ của phụ huynh học sinh.
Những năm trước đây, nhận thức của cán bộ địa phương cũng như các bậc phụ huynh về vai trò, ý nghĩa của giáo dục PTVĐ đối với trẻ chưa đầy đủ. Họ cho rằng con cái họ còn nhỏ, tập tành gì, biết gì mà tập thể dục thể thao, đá bóng đá banh dễ bị chấn thương Các cháu đến trường chỉ cần các cô chăm sóc chu đáo, ăn no, ngủ ngoan, sạch sẽ, biết hát múa, kể chuyện đọc thơ là được.
Từ nhận thức sai lệch đó, sự quan tâm đầu tư của địa phương còn rất hạn chế, phụ huynh đưa con đến trường còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước, không muốn đóng góp tiền xây dựng cơ sở vật chất.
Hiểu được thực tế vấn đề trên ban lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc thống nhất về tư tưởng hành động và đưa ra những biện pháp tháo gỡ những khó khăn, tận dụng những thuận lợi từng bước xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục PTVĐ nói riêng.
Tôi đã tham mưu tích cực với địa phương và đã mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời như đu quay, cầu trượt với số tiền 219.000.000đ (năm học 2013 – 2014). Sở GD & ĐT hỗ trợ nhà bóng, cầu trượt cổ tích, cầu trượt 1 khối với tổng số tiền 70.000.000đ (năm 2013 – 2014)
Đây chính là tiền đề để nhà trường từng bước thực hiện tốt hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ, nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc của trẻ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
* Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động GDPTVĐ
+ Đối với môi trường trong lớp: 
 Sắp xếp hợp lý các góc hoạt động cho trẻ với mục đích phát triển hứng thú vận động cho trẻ, có một số dụng cụ, đồ dùng luyện tập khác nhau cần được cất ở trong kho của lớp sau một thời gian ngắn có thể thay thế bổ sung, cập nhật các dụng cụ mới cho góc hoạt động, sắp xếp lớp học ngăn nắp gọn gàng, thiết bị đồ chơi phải đảm bảo an toàn để tạo ra một không gian mở. 
Ví dụ: Khi giáo viên sắp xếp, dọn dẹp lại đồ đùng đồ chơi nên khuyến khích trẻ cùng làm với cô và biến nhiệm vụ thành trò chơi thú vị như:
Đề nghị trẻ giả vờ làm các bác công nhân xây dựng phỏng theo câu truyện của các Chú Lùn và nàng Bạch Tuyết...
Khi giáo viên đã chuẩn bị không gian thì phải xác định danh giới của trò chơi rõ ràng như vạch phấn, chăng dây, dán giấy bóng kính màu... Những máy móc hay đồ vật gây nguy hiểm hoặc hấp dẫn gây mất tập trung phải được chuyển đi. Nếu những đồ dùng không chuyển được thì phải lấy tấm vải che phía trước...
Đối với phòng đa chức năng: Đa số các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị thể dục thể thao được bố trí, sắp xếp hợp lý.
Ví dụ: Các dụng cụ thể dục nhỏ (các loại bóng, các loại vòng nhỏ, túi cát, khối gỗ) nên giữ trong kệ tủ, trong ngăn kéo.
Những dụng cụ lớn như ghế thể dục, khối gỗ đặt dọc theo tường.
Các thiết bị phải được bố trí hợp lý để trẻ có thể tự do tiếp cận và tiện sử dụng. Giữa phòng luôn để trống để trẻ tập thể dục và chơi các trò chơi vận động.
Có thể thực hiện vận động với nhiều đồ vật hoặc dụng cụ khác nhau: 
Ví dụ: Bóng, gậy, túi cát, đĩa ném (để thực hiện vận động ném), thang thể dục, dây thừng, cây xào để thực hiện các vận động leo trèo; các loại bục gỗ, ghế thể dục, ghế nhỏ (với các kiểu cao, thấp, to, nhỏ khác nhau) dây, gậy, vạch kẻ... để trẻ trèo lên, nhảy xuống, bật qua, nhảy qua... có thể bố trí 3 - 4 loại dụng cụ gần nhau để tạo một chuỗi hoạt động liên tiếp.
Trong lớp, trong phòng có nhiều dụng cụ luyện tập khác nhau, giáo viên có thể thực hiện các vận động theo các loại dụng cụ đó.
Ví dụ: Đi trên ghế thể dục có thể đi bình thường, đi nâng cao bước chân qua chướng ngại vật, đi trên ghế đấu đội túi cát, đi có mang vật trên hai tay...
* Đối với môi trường ngoài lớp:
Tận dụng môi trường ngoài khuôn viên trường, lớp tạo ra nhiều con đường trong khu vườn thiên nhiên để trẻ đi bộ, và bước xuống qua các mô đất, qua các gốc cây để trẻ được vận động, tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển vận động như leo trèo trên các thiết bị ngoài trời với thang leo lên, trượt xuống. 
Tổ chức các trò chơi dân gian ngoài trời và tận dụng các loại cỏ cây, hoa lá trong thiên nhiên để chơi nhằm gây được hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Tận dụng lốp xe ô tô hỏng ghép nối để tạo dụng cụ cho trẻ luyện tập đi thăng bằng hoặc bò chui qua cổng.
Giáo viên đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động, trò chơi dân gian ngoài sân, tận dụng các loại cỏ cây, hoa lá trong thiên nhiên để chơi, sẽ gây được hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi vận động: Thi “Chạy nhặt lá”, “chọn lá theo yêu cầu của cô”, chơi ghép hình, ghép chữ cái, chữ số từ những lá cây, viên sỏi trẻ nhặt được ở sân trường Có nghĩa là từ chiếc lá, bông hoa, viên sỏi ngoài sân trường giáo viên sẽ tổ chức cho trẻ chơi được trò chơi vận động.
Trong điều kiện khó khăn chưa đủ kinh phí để xây bể bơi, nhà trường đã tạo ra khu vực sau sân trường để cho trẻ chơi với cát và nước.
* Mọi không gian đều có thể tổ chức họat động cho trẻ:
Có những hoạt động dù ở trong lớp hay ở ngoài lớp cũng không đủ không gian. Nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ qua vận động. 
Những kỹ năng không vận động như duỗi thẳng, gập người, lắc người, quay, đu đưa, xoay chuyển, vặn người và né tránh cũng rất cần thiết và nhiều kỹ năng vận động: Như đi bộ, chạy, nhảy, nhảy lò cò có thể thực hiện tại chỗ. 
Giáo viên có thể đảm bảo trẻ có những trải nghiệm quý báu với những kỹ năng này bằng cách đưa vào tư duy trẻ những yếu tố vận động. 
Cụ thể nếu trẻ đang khám phá những kỹ năng vận động đi bộ tại chỗ như: Đi bộ theo một hướng rồi lại chuyển sang hướng khác, đi bộ kèm theo cử động của tay hay đầu phối hợp theo những vị trí khác nhau, thời gian nhanh hay chậm, mức độ mạnh hay yếu, có sự gián đoạn hay thay đổi theo nhịp điệu.
Có thể cho trẻ chơi chuẩn bị vợt cầu lông, quả cầu (chăng ngang làm “lưới”) để cho trẻ tập chơi đánh cầu lông (tập cho trẻ chơi thể thao).
* Phối hợp với phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng PTGDVĐ:
+ Phối hợp với phụ huynh trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
Để phụ huynh có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của chuyên đề GDPTVĐ. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên thông báo rõ mục đích yêu cầu của GDPTVĐ. Thống nhất về nội dung, phương pháp, bồi dưỡng sơ đẳng, kiến thức GDPTVĐ cho phụ huynh và đề nghị phụ huynh phối hợp thực hiện. 
Tuyên truyền qua góc tuyên truyền ở lớp: Bằng hình ảnh các bé đang hoạt động thể dục, thể thao – Đăng các bài thơ – Bài hát – Câu khẩu hiệu... 
Trao đổi qua ban liên lạc phụ huynh – Qua hộp thư điện tử.
Qua hội thi“Hội khỏe bé mầm non” của giáo dục mầm non thành phố đã tổ chức thành công tốt đẹp đã để lại ấn tượng tốt đối với các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh. Bậc học mầm non thành phố đã nhận được nhiều lời khen trầm trồ “Các cháu còn bé mà giỏi quá”.
 Đó là đổi mới về công tác chỉ đạo giáo dục phát triển vận động của giáo dục MN thành phố nói chung, trường MN An Hoạch nói riêng, nhằm thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nươc, đó là sự kết hợp chặt chẽ đầy trách nhiệm của các cấp, các ngành, của các bậc phụ huynh giành cho các cháu mầm non của thế hệ tương lai.
 Qua hội thi tăng cường công tác tuyên truyền tổ chức hoạt động dạy chuyên đề, qua hội thi cũng nhằm tuyên truyền các bậc phụ huynh, các tổ chức đoàn thể xã hội, các cấp lãnh đạo thấy được vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển vận động trong trường MN. 
Cải thiện, tăng cường điều kiện phục vụ giáo dục phát triển vận động từng bước chuẩn hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục, thể dục, thể thao.
Ví dụ: Kêu gọi các bậc phụ huynh hỗ trợ 120 bộ trang phục thể dục thể thao tham gia “Hội khỏe bé mầm non”
Sự ủng hộ, tài trợ của các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn về vật chất, tài chính cho nhà trường để mua sắm trang thiết bị. Công ty Tuấn Gỗ hỗ trợ 3 ghế thể dục, công ty Huy Hoàng tặng 20 triệu đồng mua cầu trượt, 50 bộ cà kheo cho trẻ luyện tập... Gia đình cô Nguyễn Thị Ngát phụ huynh trưởng tặng cây bằng lăng trồng ở sân trường
Phối kết hợp phụ huynh sưu tầm, hỗ trợ nguyên vật liệu:
Đồ dùng, dụng cụ tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất tốt góp phần to lớn trong giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện, qua quá trình thực nghiệm trên lớp, khi trẻ được vận động cùng với những sản phẩm tự tay cô cháu làm nên sẽ giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt cả về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần.
Để đạt được điều đó các cô giáo mầm non với công tác làm đồ dùng, đồ chơi mất khá nhiều quỹ thời gian. 
Vì vậy để đạt được những hiệu quả như mong muốn giáo viên luôn luôn cần sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh. 
Bên cạnh đó nhà trường tạo mọi điều kiện để phụ huynh dự các giờ hoạt động của giáo viên, các bậch phụ huynh thấy được các đồ dùng đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải tạo ra nhiều đồ dùng, dụng cụ rất hiệu quả như: Vải vụn làm nơ, làm dải lụa, bì cũ để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, vỏ chai nhựa cho trẻ chơi ném vòng cổ chai... Nhà phụ huynh làm thợ mộc hỗ trợ các tấm gỗ nhỏ ghép lại làm thành ghế thể dục... Từ đó, phụ huynh đã hiểu biết được lợi ích của các vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương, ở gia đình...
 Những đồ dùng đồi chơi được làm từ nguyên vật liệu phế thải không chỉ mang ý nghĩa to lớn góp phần quan trọng trong giáo dục, giúp trẻ phát triểntoàn diện, mà còn mang lại lợi ích kinh tế, hiệu quả, bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp và cái được lớn nhất là “phụ huynh – giáo viên cùng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ”. 
* Tổ chức thực hiện PTVĐ bằng nhiều hình thức đa dạng cho trẻ
 Thực hiện vận động với một loại đồ vật hoặc một dụng cụ luyện tập:
Có thể tổ chức giờ vận động cho trẻ theo chủ đề “Chiếc thang kỳ diệu”. Trẻ thực hiện các động tác vận động, bài tập, trò chơi khác nhau với các loại dụng cụ, đồ vật. Với các loại thang thể dục (thang dựng sát tường, thang dây...) có thể tổ chức cho trẻ trèo lên, trèo xuống (bước dồn, bước liên tục) Chui qua, chui về. Đặt thang nằm dọc xuống sân bước qua, bật qua các dóng thang, đầu đội túi cát... 
Ví dụ: Với “Ngày hội của anh em nhà bóng”: Có thể chuẩn bị nhiều loại bóng nhựa, cao su, bóng da với các kích thước to, vừa, nhỏ khác nhau. Trong lớp học có thể để cho trẻ ném trúng đích nằm ngang, đích thẳng đứng. Chỗ cho trẻ thi ném xa, cổng cho trẻ lăn bánh qua 2 - 3 - 4 cổng, chỗ cho trẻ hoặc từng nhóm nhỏ chuyển, bắt bóng theo vòng tròn, theo hàng dọc (qua đầu, qua chân, đập, bắt, tung bóng cho nhau, đá bóng...)
Thực hiện vận động theo quân bài:
Giáo viên có thể chuẩn bị theo quân bài khác nhau, trên mỗi lá bài cô có vẽ hình vẽ về một vận động nào đó ( mẹ gánh nước, bố vác củi, bé chạy chơi cùng bạn...) Hay là hình những con vật gần gũi, quen thuộc với trẻ (gà, vịt, mèo, thỏ, chim...).
Tổ chức cho trẻ chơi. Đặt trước mặt trẻ các lá bài khác nhau, trẻ tự chọn một lá bài, suy nghĩ xem phải thực hiện vận động gì? Thực hiện như thế nào? Để thực hiện được vận động đó thì cần dụng cụ gì?.
Trẻ bắt thăm lá bài nói to lên cho các bạn nghe, phải bắt chước vận động của ai, đang làm gì? (hoặc con gì?). Sau đó tổ chức cho trẻ thực hiện theo từng cá nhân hay từng nhóm trẻ. Giáo viên quan sát gợi ý cho trẻ có thể thực hiện được kiểu vận động khác nhau, động 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_chi_dao_hoat_dong_giao_duc_phat_trien_van_d.doc