SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải

SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải

Như chúng ta đã biết sự phát triển nhanh của lĩnh vực kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, nhưng đồng thời với nó cũng là những tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm trong đó có sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Trong gia đoạn hiện nay, sự thiếu hụt trong nhận thức về đạo đức của 1 bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông và 1 số Thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng và Thế giưới nói chung, đặt ra cho nghành giáo dục của những nhiệm vụ và thách thức lớn mà nghành giáo dục phải giải quyết ngay từ lứa tuổi ban đầu, trong đó đặc biệt là đối với trẻ mầm non.

Trẻ mầm non là lứa tuổi còn rất non nớt chưa có kiến thức và kỹ năng cần thiết ứng phó phù hợp với các sự việc đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như yếu tố nguy cơ do chính sự thiếu kỹ năng sống của các cháu tạo nên, điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng sống cơ bản ban đầu để xử lý tình huống cũng như bảo vệ chính bản thân mình.

Ngay từ khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: Chạy, nhảy .việc hướng cho trẻ những việc an toàn bắt đầu hình thành và rất cần thiết từ đây. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ 1 sự vật nào hiện ra đều trở thành 1 đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân an toàn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.

Hay nói cách khác kỹ năng sống như 1 nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi còn thơ nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra, trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng hơn trong xã hội hiện đại với nền văn hóa đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay.

 

doc 23 trang thuychi01 6861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
3
2. Thực trạng của vấn đề
4
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
7
3.1. Cô giáo cần phối kết hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ để dạy trẻ cách sống tự lập.
7
3.2. Dạy trẻ kỹ năng sống thân thiện với môi trường.
9
 3.3. Qua hoạt động vui chơi, cô giáo cần hình thành cho trẻ 1 số kiến thức kỹ năng cũng như thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
12
3.4. Thông qua những câu chuyện, bài thơ, ca dao tục ngữ bồi dưỡng kinh nghiệm, hình thành nhân cách sống cho trẻ.
13
 3.5. Sử dụng tình huống có vấn đề và cách giải quyết chúng để dạy trẻ Kỹ năng phòng tránh khi cơ thể bị gặp nguy hiểm .
14
3.6. Sưu tầm 1 bài thơ, đồng dao, ca dao có tác dụng cung cấp 1 số kỹ năng, kinh nghiệm sống quí báu mà ông cha ta để lại.
15
3.7. Tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ về nội dung và cách rèn kỹ năng sống cho trẻ.
16
3.8. Quan tâm, khuyến khích giáo viên đưa Nội dung giáo dục kỹ năng sống thường xuyên vào các hoạt động trong ngày.
17
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
20
 A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết sự phát triển nhanh của lĩnh vực kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, nhưng đồng thời với nó cũng là những tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm trong đó có sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Trong gia đoạn hiện nay, sự thiếu hụt trong nhận thức về đạo đức của 1 bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông và 1 số Thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng và Thế giưới nói chung, đặt ra cho nghành giáo dục của những nhiệm vụ và thách thức lớn mà nghành giáo dục phải giải quyết ngay từ lứa tuổi ban đầu, trong đó đặc biệt là đối với trẻ mầm non.
Trẻ mầm non là lứa tuổi còn rất non nớt chưa có kiến thức và kỹ năng cần thiết ứng phó phù hợp với các sự việc đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như yếu tố nguy cơ do chính sự thiếu kỹ năng sống của các cháu tạo nên, điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng sống cơ bản ban đầu để xử lý tình huống cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
Ngay từ khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: Chạy, nhảy.việc hướng cho trẻ những việc an toàn bắt đầu hình thành và rất cần thiết từ đây. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ 1 sự vật nào hiện ra đều trở thành 1 đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân an toàn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
Hay nói cách khác kỹ năng sống như 1 nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi còn thơ nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra, trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng hơn trong xã hội hiện đại với nền văn hóa đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động hàng ngày như vui chơi, học tập, lao độngMỗi hoạt động đều có ưu điểm riêng, để có được những kỹ năng sống trẻ cần phải có thời gian trải nghiệm thường xuyên với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và bạn bè. Đặc biệt ở trường giáo viên là người mẹ thứ hai giàu tình cảm, biết yêu thương tôn trọng, công bằng với trẻ. Cô giáo phải biết dạy cho trẻ những điều hay lẽ phải có một hành trang bước vào đời. 
Như chúng ta đã biết trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo đã không ngừng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Trong đó ngành học Mầm non đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mai sau.
Giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, việc giáo dục trẻ là trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó gia đình và nhà trường là hai nhân tố quan trọng nhất.Bởi lẽ trẻ mầm non rất nhạy cảm với những tác động xấu của môi trường xung quanh. Cho nên môi trường sống của trẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình, trường lớp và cộng đồng xã hội, môi trường sống của trẻ ngày mai lại phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang trở thành 1 nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước.
Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào " Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực" với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú, tích cực của học sinh vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và có ý thức sáng tạo, một trong những nội dung thực hiện đó có chuyên đề: “Lấy trẻ làm trung tâm” ở đó trẻ phải được tìm tòi khám phá thế giới bằng chính nhu cầu và năng lực của bản thân.
Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là con đường, là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mẫu giáo, tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Với cương vị là Phó hiệu trưởng phụ trách bên chuyên môn tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải” để nghiên cứu, nhằm phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc nói riêng và chất giáo dục toàn diện nói chung của trường Mầm non Nga Hải.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của đề tài này là muốn nâng cao hiệu quả Giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ 3-6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải.
- Đổi mới phương pháp dạy học 1 cách hiệu quả, kích thích được sự hứng thú của trẻ qua đó phát triển được kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ ứng phó được mọi hoạt động, mọi tình huống trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 3- 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề.
- Phương pháp quan sát, đàm thoại
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liêu 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trao đổi, phỏng vấn, dự giờ, khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, với các cháu..
- Phương pháp thực hành trải nghiệm: 
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận
Hiện nay có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về kỹ năng sống tùy thuộc vào từng thời gian, từng đất nước từng môi trường, từng thực trạng.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO (1993) thì kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó 1 cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của 1 cá nhân để duy trì 1 trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh” 
Theo quĩ nhi đồng liên hợp quốc UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. ngắn gọn nhất là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì?), và thành hành động (làm gì và làm như thế nào?)”
Hiểu 1 cách đơn giản thì kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.nhằm giúp trẻ chuyển đổi những gì trẻ biết, những gì trẻ cảm nhận và những gì trẻ quan tâm thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gì? Và làm như thế nào? Để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và quĩ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF)( năm 2015), hơn 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do thương tích không chú ý và mỗi năm có thêm hàng chục triệu trẻ em trên toàn cầu phải tới bệnh viện do thương tích và hậu quả gây ra cho các em thường là các thương tật lâu dài. Báo cáo toàn cầu về Phòng chống Thương tích trẻ em là 1 đánh giá tổng thể đầu tiên trên toàn thế giới về thương tích không chú ý ở trẻ em và đưa ra các biện pháp phòng chống. Báo cáo kết luận rằng nếu các biện pháp phòng chống đã qua kiểm chứng được thực hiện ở mọi nơi thì có ít nhất 1.000/ 2000 trẻ tử vong mỗi ngày, đây là 1 con số không hề nhỏ. 
Riêng ở Việt nam tai nạn thương tích rất cao so với các nước Đông Nam Á, gấp 8 lần so với các nước đang phát triển. Theo thống kê giao đoạn 2010-2014 của Bộ y tế trung bình mỗi ngày nước ta có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn thương tích các loại, mỗi ngày có hàng chục gia đình chịu mất mát đau thương vì sự ra đi của các em do tai nạ thương tích. Tai nại thương tích cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật cho trẻ em và có thể kéo dài đến hét cuộc đời. Bản báo cáo cũng chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến thương tích hàng đầu do tử vong là: Tai nạn giao thông đường bộ, đuối nước, Bỏng, Ngã, Ngộ độc.
Bản thân tôi tự nhận thấy phải chăng mà các em được trang bị 1 số kiến thức kỹ năng sống ngay từ thuở ban đầu thì chắc chắn số trẻ bị thương vong và tàn tật không nhiều đến vậy, hơn ai hết và hơn lúc nào hết nghành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chúng chúng ta phải cung cấp cho trẻ những kiến thức, những kỹ năng sống cơ bản cho trẻ càng sớm càng tốt.
 Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải nhằm mang đến những hiệu quả giáo dục rất cao và tôi đã lựa chọn đề tài :“Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải”
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi
1.1. Cơ sở vật chất, nhà trường: 
- Trường mầm non Nga Hải là một trường chuẩn quốc gia mức độ I. Khuôn viên nhà trường nhiều cây xanh bóng mát, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đảm bảo cho công tác giảng dạy của giáo viên, môi trường trong và ngoài lớp tương đối sạch sẽ đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ. 
- Đảng ủy- Ủy ban nhân dân xã, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tới việc tham mưu phối hợp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp. Ngoài ra đội ngũ lãnh đạo nhà trường luôn sát sao quan tâm giúp đỡ giáo viên trong trường, tạo được mối đoàn kết thống nhất giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao.
1.2. Về phía phụ huynh:
- Đa phần các bậc phụ huynh đều quan tam đén việc chăm sóc nuôi dạy con em, ủng hộ nhà trường các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 
- Đa số phụ huynh phối hợp với cô để nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
 - Hội cha mẹ, phụ huynh của nhà trường luôn quan tâm theo dõi, phối kết hợp với nhà trường, thường xuyên chăm lo đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để trẻ được phát triển toàn diện, tích cực ủng hộ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
1.3. Đối với giáo viên.
 - Năm học 2017- 2018, nhà trường có tổng số 25 CB,GV,NV. Trong đó, Ban giám hiệu có 02 đồng chí, giáo viên 16 đồng chí, nhân viên 07 đồng chí. Có 9 nhóm lớp với 305 trẻ. Trong đó: Nhà trẻ có 61 cháu với 3 nhóm, mẫu giáo 6 lớp với 244 cháu. Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình chịu khó, yêu nghề mến trẻ.
- 100 % CBGV đạt trình độ chuẩn trở lên, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Một số giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong công tác CSGD trẻ đây là điều kiện thuận lợi để tôi học tập kinh nghiệm trao dồi kiến thức cho bản thân
 -Tập thể nhà trường luôn đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống.
1.4. Đối với học sinh:
- Đa số trẻ rất ngoan ngoãn và sạch sẽ, đi học chuyên cần..
- Các cháu rất mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
- 100% trẻ ăn bán trú tại lớp.
 Tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc Chăm sóc-Giáo dục trẻ hàng ngày của giáo viên.
* Khó khăn:
2.1. Cơ sở vật chất, nhà trường:
- Tuy đã được ĐU-UBND, BGH nhà trường quan tâm đầu tư phối hợp mua sắm trang thiết bị mới nhưng1 số trang thiết bị cũ lại có dấu hiệu xuống cấp, 1 số trang thiết bị cũ chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục mầm non mới.
- Đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chưa phong phú về chủng loại, chưa nhiều về số lượng, việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để phục vụ hoạt động góc chưa nhiều, các giá góc trong lớp còn to chiếm diện tích chơi của trẻ.
2.2- Về phía phụ huynh:
- Một số bộ phận phụ huynh quá chú trọng đến việc phát triển kinh tế, ít quan tâm đến việc học hành của con cái, chưa thực sự coi trọng giáo dục mầm non, có phụ huynh chỉ nghĩ trẻ mầm non vài việc hát hò là xong còn các môn học khác của trẻ chưa quan tâm đến.
- Nhận thức phụ huynh chưa đồng đều về kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, 1 số còn nặng giáo dục con theo quan điểm truyền thống.
2.3 - Đối với giáo viên.
- Đây không phải là 1 hoạt động học nên việc lồng ghép giáo dục Kỹ năng sống không phải là hoạt động thường xuyên như các hoạt động khác, chưa được giáo viên đầu tư thỏa đáng để làm đồ dùng phục vụ hoạt động này.
- Một số giáo viên cao tuổi tiếp cận công nghệ thông tin, chương trình mầm non mới còn hạn chế.
- Một số giáo viên chưa thật sự gương mẫu trong cách ăn nói giao tiếp gây ảnh hưởng đến nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, ứng xử.
- Một số ít giáo viên cũng chưa thực sự tự giác, còn mang tính đối phó, chưa trú trọng đến việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống thường xuyên cho trẻ, nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Giáo viên chưa biết cách bố trí các góc cho phù hợp và đúng nguyên tắc. Trong tổ chức hoạt động giáo dục đa số là dạy chay không có dụng cụ minh họa cho trẻ, đôi lúc giáo viên còn mang tính áp đặt trẻ khi giáo dục kỹ năng sống Ví dụ: các con về nhà phải thế này, hay ở lớp phải thế kia, dẫn đến chưa phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của trẻ một cách tối ưu nhất.
2.4- Đối với học sinh:
- Một số cháu vốn kỹ năng tự phục vụ và 1 số kỹ năng khác còn nhiều hạn chế vì vậy các cháu chưa thật sự tự tin để hòa nhập cùng bạn bè.
- Một số cháu chưa có thói quen tốt trong hoạt động vui chơi,ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh còn kém, còn có các cháu vẫn còn tình trạng ngắt lá, bẻ cành, vứt rác bừa bãi hoặc có thái độ thờ ơ, vô cảm trước trước môi trường chưa tốt.
- Một Số cháu kiến thức về môi trường còn hạn chế nên chưa có hành vi đúng với bảo vệ môi trường.
2.5. Kết quả của thực trạng
Qua khảo sát thực trạng trên cô và trên trẻ đầu năm về việc thực hiện hoạt động góc cho thấy kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát thực trạng ban đầu đối với giáo viên về việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các nhóm, lớp (Tổng số giáo viên mẫu giáo: 12 giáo viên)
Số TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Số GV đạt
Tỉ lệ %
Số GV chưa đạt
Tỉ lệ %
1
Việc tổ chức hoạt động lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống thường xuyên theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
6
50
6
50
2
Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa và sự quan trọng của việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
8
67
4
33
3
Thực hiện đúng phương pháp và có khả năng sáng tạo và kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
8
67
4
33
4
Giáo viên chú trọng việc sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có và vật thật để phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
7
58
5
42
5
Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả.
7
58
5
42
Bảng 2: Khảo sát ban đầu về thực trạng chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi (Tổng số trẻ mẫu giáo: 244 cháu)
Số TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Số trẻ đạt
Tỉ lệ %
Số trẻ chưa đạt
Tỉ lệ %
1
Sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
140
57
104
43
2
Trẻ có 1 số kỹ năng sống ban đầu phù hợp với độ tuổi để tự tin trong các hoạt động ví dụ: Kỹ năng mặc quần áo, kỹ năng cài áo phao an toàn, kỹ năng đội mũ bảo hiểm.
130
53
114
47
3
Kỹ năng tự giao tiếp trong khi hoạt động.
145
59
99
41
4
Khả năng sáng tạo, linh hoạt và tính chủ động khi chơi.
143
58
101
42
5
Sự hiểu biết của trẻ và hành vi về ý thức bảo vệ môi trường.
135
55
109
45
6
Ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và thực hiện nội quy của lớp.
150
61
94
39
Từ thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao kết quả chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các nhóm lớp của trường mầm non Nga Hải đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, tôi đã tìm và nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ và những kỹ năng sống cần thiết dành cho trẻ Mẫu giáo để nghiên cứu và tìm ra các biên pháp sau:
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Chỉ đạo giáo viên cần phối kết hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ để dạy trẻ cách sống tự lập.
- Bước 1: Dạy trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết.
Trước hết , cha mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ.Trẻ em từ 3 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng để cô giáo và gia đình áp dụng những phương pháp dạy trẻ từ 3 tuổi hiệu quả nhất như:
+ Kỹ năng chăm sóc bản thân: Bé nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự xúc ăn
+ Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Bé nên biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, rửa tay chân khi tay bẩn và trước khi ăn
+ Kỹ năng giúp đỡ người khác: là 1 trong những cách nuôi dạy trẻ 3 tuổi trở đi cha mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là 1 việc làm tốt nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ nhàng tùy theo sở thích và độ tuổi của trẻ mà cô giáo và cha mẹ cần khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác những công việc phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ.
- Bước 2: Khuyến khích Cô giáo và cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải kiên trì khi con mình đang cố gắng tập.
 Khi Khi học sinh đang cố gắng làm 1 điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chiếc người khác thì cô giáo phải kiên nhẫn chờ đợi xem các bạn có làm được không. Ví dụ Cháu 3 tuổi đang cố gắng cài cúc áo cô nên hướng dẫn cách trẻ làm từng bước không nên thấy trẻ làm lâu hoặc làm chưa được mà nóng vội làm hộ trẻ.
- Bước 3: Xây dựng tính tổ chức kỷ luật ngay khi trẻ vừa mới đến lớp:
Mỗi hành động, cử chỉ của cô sẽ được bé ghi nhận lại và bắt chước làm theo. Khi đó cô giáo phải biết lắng nghe những câu hỏi của trẻ từ đó tìm ra cách dạy trẻ hợp lý nhất. 
Ví dụ: Khi bạn dạy trẻ ăn hoa quả phải rửa sạch và gọt vỏ, nếu cháu có hỏi lại cô vì sao phải gọt vỏ thưa cô, bạn phải giải thích được vì sao phải gọt vỏ? hoặc tại sao lại phải bỏ vỏ vào thùng rác từ đó hình thành cho bé cách suy nghĩ và hành động đúng đắn về các công việc phụ giúp gia đình và cô giáo.
- Bước 4: Cô phân công công việc cho bé theo lịch khuyến khích trẻ yêu thích lao động.
Mỗi độ tuổi đều có thể làm những công việc riêng của mình tùy theo khả năng và sở thích của bé hôm đó để cô khuyến khích trẻ làm. Ví d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_thuc_hien_tot_viec_long_g.doc