SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Quảng Thọ

SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Quảng Thọ

 "Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.

 Kỹ năng sống của học sinh được hình thành thông qua nhiều con đường khác nhau tuy nhiên hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường là con đường hình thành kỹ năng nhanh và hiệu quả nhất. Trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú trong học tập.

 Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.

 

doc 18 trang thuychi01 5584
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Quảng Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 	"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
 	 Kỹ năng sống của học sinh được hình thành thông qua nhiều con đường khác nhau tuy nhiên hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường là con đường hình thành kỹ năng nhanh và hiệu quả nhất. Trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú trong học tập.
 	Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
 	Vậy làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả? tôi nghĩ có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện việc này. Nhưng trong bài viết này, tôi xin đưa ra “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Quảng Thọ” thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về Đức –Trí -Thể - Mỹ trên cơ sở tiếp thu được các kỹ năng sống đầy đủ.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 	Giáo dục kỹ năng sống cho HS đang là vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm tuy nhiên ở nhiều nhà trường nói chung và nhiều GV nói riêng chưa có kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho HS. Chính vì vậy ở góc độ của người làm công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường tôi viết sáng kiến “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Quảng Thọ nhằm giúp các đồng chí CBQL có thêm kinh nghiệm trong chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS, mặt khác để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS Quảng Thọ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 	Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS THCS thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể ở trường THCS Quảng Thọ - TP sầm Sơn .
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.Trong phạm vi đề tài này tôi đã nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác dạy giáo dục KNS, phân tích để tìm hiểu sâu nội dung các văn bản chỉ đạo từ đó tổng hợp rút ra kinh nghiệm cách chỉ đạo phù hợp với điều kiện của trường mình.
- Phương pháp liệt kê: Trong phạm vi đề tài của mình tôi đã liệt kê ra những hoạt động mà mà nhà trường đã tổ chức nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
	- Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi luôn chú ý quan sát các biểu hiện tâm lí của các em để từ đó có những điều chỉnh hoạt động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nếu thời lượng kéo dài học sinh có biểu hiện mệt mỏi, chán nản không có hứng thú học thì trong những lần tổ chức sau tôi sẽ rút kinh nghiệm điều chỉnh thời lượng cho hoạt động ít đi hoặc nếu có những nội dung hoạt động không gây được hứng thú học tập cho học sinh hoặc hoạt động quá sức không phù hợp thì với phương pháp quan sát khoa học sẽ giúp tôi có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài sau khi đã nghiên cứu, phân tích, thu thập và tiến hành xử lí thông tin tôi tiến hành sắp xếp các thông tin đã thu thập được thành hệ thống phù hợp với yêu cầu của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
	Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã nghiên cứu CV 463/BGDĐT – GDTX ngày 28/1/2015 v/v hướng dẫn triển khai thực hiện GD kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX; CV số 3225/GDĐT – GDCT HSSV v/v triển khai bộ tài liệu thực hành kỹ năng sống; Từ điển Tiếng Việt về khái niệm kỹ năng sống; KH 709 /KH – PGD và ĐT Sầm Sơn về kế hoạch HĐ giáo dục kỹ năng sống. Sau khi nghiên cứu các tài liệu tôi thấy có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Theo WHO (1993): Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này [32].  Theo UNICEF (1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích các ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng [32]. UNESO (2003) quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với tư cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hằng ngày [32]. Theo nhóm biên soạn tài liệu giáo dục kỹ năng sống của Vụ giáo dục thể chất mà chủ biên là Nguyễn Võ Kỳ Anh thì: “Kỹ năng sống là khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày” ..[11, 3]
Qua nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống tôi thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng sống (KNS) cho học sinh. Bởi nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của hoạt động GDNGLL là củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng hành vi. Đặc biệt là nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi, nhiệm vụ này nhằm rèn cho học sinh những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình; nhà trường và xã hội. Kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin chủ động giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kỹ năng hành vi này để rèn luyện kỷ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. Như vậy chúng ta phải biết phát huy tận dụng nhiệm vụ này của hoạt động GDNGLL để góp phần rèn luyện KNS cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
 	Mặt khác, tôi thấy hoạt động giáo dục NGLL là những hoạt động gần gũi, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, lôi cuốn các em tham gia; phạm vi kiến thức kỹ năng rộng lớn, thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp. Học sinh dễ tiếp thu, được trực tiếp tham gia hoạt động từ đó hình thành kỹ năng một cách nhanh chóng.
2.2. Thực trạng vấn đề
 	Qua nhiều năm theo dõi, chỉ đạo công tác chuyên môn ở trường THCS Quảng Thọ, tôi thấy thực tế của vấn đề này là:
2.2.1 Về phía giáo viên
	- Một bộ phận GV chưa có sự hiểu biết sâu sắc về giáo dục kỹ năng sống cũng như phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS; lười đọc các tài liệu nghiên cứu cũng như tài liệu chuyên sâu của ngành, xem nhẹ việc dạy KNS hoặc xem đó là việc của GV Tổng phụ trách chứ không phải của mình.
 	- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh.
 	- Hình thức tổ chức dạy kỹ năng sống của một số đồng chí giáo viên chủ nhiệm còn mang tính hình thức, đối phó nên không gây được hứng thú cho HS.
2.2.2 Về phía học sinh 
 	- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao,
 	- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gỗ lẫn nhau. 
	- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy.
	- Các em HS THCS ở lứa tuổi đang dậy thì, tâm sinh lí có nhiều thay đổi, các em dễ nổi nóng trong khi kỹ năng kiềm chế cảm xúc và xử lí các tình huống nhạy cảm chưa có hoặc còn hạn chế nên nhiều khi vẫn còn có hiện tượng bạo lực học đường xảy ra một cách đáng tiếc.
	- HS trường THCS Quảng Thọ sống ở khu vực nông thôn. Các em ít có điều kiện va chạm, tiếp xúc với xã hội nên bản tính nhút nhát. Phần lớn các em chưa có kỹ năng giao tiếp trước đám đông đặc biệt là kỹ năng trình bày một vấn đề trước toàn trường. Điều đó được thể hiện rõ trong những lần nhà trường tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thậm chí nhiều em HS lớp 8, lớp 9 nhưng cũng chưa có kỹ năng nói lời cảm ơn khi được nhận sự giúp đỡ hoặc được nhận món quà từ người khác trao tặng
2.2.3 Về phía Phụ huynh
 	Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức nên chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng cho con em mình.
 	Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
 	Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
	Nhiều gia đình có hiện tượng quá ôm ấp, nuông chiều, bao bọc con dẫn đến con thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản nhất, hoặc hình thành lối sống ích kỷ không có sự quan tâm, chia sẻ với người khác ( nhất là những mảnh đời bất hạnh), thiếu sự bao dung độ lượng dẫn đến các em cố chấp dễ xảy ra xung đột.
2.2.4 Nhà trường
 	Năm học 2018-2019, Trường THCS Quảng Thọ có 11 lớp với tổng số 420 học sinh. Trường được công nhận danh hiệu trường chuẩn Quốc gia năm 2013- 2014. Từ năm 2013 đến nay luôn đạt danh hiệu trườngTiên tiến cấp TP. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc giáodục kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. 
 	Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như:Thi cắm hoa chủ đề về người phụ nữ nhân ngày 20/10, Thi tìm hiểu về anh bộ đội cụ Hồ, Thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, trò chơi vận động tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, dọn vệ sinh khu tượng đài liệt sĩ, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị bệnh tật hiểm nghèo...Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thấu cảm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.
 	Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống.... Ngoài ra, các em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Từ những thực trạng trên đây, thì kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân .
2.3. Kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Quảng Thọ
 	Để công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em HS ở độ tuổi THCS đạt hiệu quả tôi đã chỉ đạo các đồng chí GV trong nhà trường chú trọng giáo dục kỹ năng sống thông qua việc lồng ghép dạy ở các tiết học trên lớp, bên cạnh đó phải chú trọng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vì thông qua các buổi HĐNGLL các em HS được rèn nhiều kỹ năng mà không gây cho các em cảm giác khô khan, nhàm chán. Các tiết học không bị đóng khung trong phạm vi lớp học, không gian học tập sẽ được mở rộng, hình thức tổ chức và phương pháp truyền thụ mới sẽ gây hứng thú học tập tích cực cho HS. Tuy nhiên để hoạt động giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả tôi lưu ý các đồng chí GV các vấn đề sau:
2.3.1 Cần bám sát nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập... Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống”. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi chỉ đạo cho các đồng chí giáo viên cần:
 	- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể.
 	- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 	- Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc...
2.3.2 Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống 
 	Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Vì thế tôi đã yêu cầu các đồng chí giáo viên trong nhà trường nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.đó là:
	+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống cũng như phản biệnKỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó.
	+ Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì nó không thể là cú nhát, nửa vời được.
	+ Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống.
2.3.3 Phát huy vai trò tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 	Để phát huy tốt vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã chỉ ra cho các đồng chí giáo viên thấy hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của hoạt động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh,tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ , quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_chi_dao_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh.doc
  • docxảnh.docx
  • docBìa.doc
  • docMau 1(1)-Bia sang kien kinh nghiem.doc
  • docMau 1(2)-Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docxPHẦN PHỤ LỤC.docx
  • docxPhụ lục.docx