SKKN Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh ở trường THCS

SKKN Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh ở trường THCS

Thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, sự giao lưu giữa các nước ngày càng mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng đứng trước rất nhiều thách thức, nhiều nguy cơ. Một trong những nguy cơ phải kể đến đó chính là tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích đã cướp đi vô số sinh mạng. Đã để lại cho người thân, cho xã hội những tổn thất nặng nề. Có những nỗi đau không nói thành lời!

Trẻ em là tương lai của đất nước. Bởi vậy mà công tác chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo các em nên người là một trong những chương trình hành động được Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều mối nguy hiểm rình rập có thể gây hại cho các em, một trong những mối nguy hiểm phải kể đến đó chính là tai nạn thương tích.

 

doc 32 trang thuychi01 12553
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ 
NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS 
	Người thực hiện: Nguyễn Xuân Chiến
	Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
	Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lí
 THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
3-4
1.2 Mục đích nghiên cứu
5
1.3. Đối tượng nghiên cứu
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
5-6
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
6-7
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
7-8
2.2.1. Sơ lược về trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh
7
2.2.2. Thực trạng thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh
7
2.3. Biện pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch "phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THCS".
8-12
2.3.2: Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống tai nạn thương tích cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên .
12-14
2.3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
14-17
2.3.3.1: Chỉ đạo tổ tư vấn tâm lí giáo dục kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho các em học sinh:
2.3.3.2. Chỉ đạo Ban quản lý Kí túc xá tuyên truyền, hoạt động để phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh:
2.3.3.4. Thông qua tổ chức Đoàn, Đội:
2.3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn tham gia phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh:
17-18
2.3.5. Biện pháp 5: Trang bị cơ sở vật chất .
18-20
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường trong năm học 2016 - 2017, 2017-2018.
20-21
3
3. Kết luận, kiến nghị
a) Kết luận
b. Kiến nghị. 
21-22
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, sự giao lưu giữa các nước ngày càng mạnh mẽ... Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng đứng trước rất nhiều thách thức, nhiều nguy cơ... Một trong những nguy cơ phải kể đến đó chính là tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích đã cướp đi vô số sinh mạng. Đã để lại cho người thân, cho xã hội những tổn thất nặng nề. Có những nỗi đau không nói thành lời!
Trẻ em là tương lai của đất nước. Bởi vậy mà công tác chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo các em nên người là một trong những chương trình hành động được Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều mối nguy hiểm rình rập có thể gây hại cho các em, một trong những mối nguy hiểm phải kể đến đó chính là tai nạn thương tích. 
	Theo thông kê của Bộ Y tế, mỗi năm trên toàn thế giới có 900.000 ca trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích, tương đương với gần 2.500 trẻ em tử vong mỗi ngày, mỗi giờ có hơn 100 trẻ em tử vong. Theo số liệu thông kê của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2010-2014 trung bình mỗi ngày nước ta có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn, thương tích các loại như: tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng và mỗi ngày có hàng chục gia đình chịu mất mát, đau thương vì sự ra đi của con em họ do tai nạn thương tích. Tình hình tai nạn thương tích trẻ em ở nước ta vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước phát triển. (Theo  22/7/2017).
Để giảm thiểu tai nạn thương tích vào ngày 05/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 234/QĐ-TTg. Để triển khai quyết định của Thủ tướng chính phủ, ngày 30/11/2017, Bộ giáo dục đã ban hành quyết định số 5675/BGDĐT- GDTC (Về việc tăng cường phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước học sinh sinh viên (HSSV)). Qua đó ta có thể thấy được đây chính là sự quan tâm đặc biệt của các cấp các ngành và cũng là vấn đề mang tính cấp thiết.
Như chúng ta đều biết, học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi mà các em đang hình thành, phát triển toàn diện về nhân cách, bước đầu học cách làm người lớn, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá... Mong muốn mọi người xem mình đã trưởng thành, nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, hay có những việc làm, suy nghĩ bồng bột, nông nổiNếu như không trang bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết và đặc biệt là kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích thì các em rất có thể sẽ gặp nạn, gây hại cho bản thân mình và gây tai nạn cho mọi người. Là nhà quản lí giáo dục chúng ta không thể để điều đó xảy ra.
Và để giúp các em học sinh Trung học cơ sở phòng chống tai nạn thương tích có rất nhiều cách. Là nhà quản lí chúng ta phải biết lựa chọn được những biện pháp thích hợp nhất, phù hợp nhất với lứa tuổi để đem lại kết quả cao. Giúp các em biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có cuộc sống bình thường trong một xã hội hiện đại. Bởi an toàn là hạnh phúc của mỗi nhà.
Tuy nhiên để có những tài liệu cụ thể, những lớp học cụ thể... và để trang bị cho các em có kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích đối với các huyện niềm núi đặc biệt là huyện Lang Chánh thì vẫn còn rất hạn chế.
	Nằm ngay giữa trung tâm Thị trấn huyện Lang Chánh, với diện tích rộng lớn, có các công trình, cơ sở vật chất khang trang để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập, với đối tượng học là con em các dân tộc thiểu số trong huyện nhà. Đó chính là trường THCS Dân tộc Nội trú. Đây là ngôi trường chuyên biệt đặc thù duy nhất của huyện nhà..Từ khi được thành lập, nhà trường đã trở thành cái nôi đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh ra trường và thành đạt góp phần không nhỏ cho việc xây dựng và phát triển quê hương Lang Chánh. Và trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh trở thành điểm trường mà các cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện nhà luôn mong mỏi và đặt niềm tin vào nhà trường để đào tạo nguồn cán bộ trẻ kế cận cho huyện nhà trong hiện tại và tương lai.
 	Từ những lợi thế đó đã đem lại niềm tự hào cho cán bộ giáo viên nhà trường nhưng đồng thời cũng là một sứ mệnh cao cả, đặt ra một trọng trách lớn lao. Làm thế nào để tôi luyện được những học sinh vừa có kiến thức sâu rộng vừa có khả năng thực hành thành thạo vừa có được kĩ năng cơ bản trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh ở trường nội trú? Đó luôn là một bài toán khó đặt ra cho các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 
Một trong những việc làm quan trọng của nhà trường bên cạnh việc dạy chữ, truyền đạt kiến thức các môn văn hóa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội tới học sinh là việc phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Bởi nhà trường với đặc thù là trường chuyên biệt nên học sinh là con em của đồng bào dân tộc thiểu số tập trung về đây học tập, ăn ở và sinh hoạt tại nhà trường. Do vậy, việc phòng chống tai nạn thương tích là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ góp phần ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường vừa đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra những con người và hồng vừa chuyên cho huyện nhà, vừa để đảm bảo an toàn cho các em.
Là một nhà quản lí giáo dục và cũng là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy tại trường trong suốt mười tám năm qua, bản thân tôi đã và đang đưa ra một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích áp dụng cho đối tượng là học sinh THCS nói chung và học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh nói riêng. Các biện pháp rất phù hợp nên đã thu hút được sự ủng hộ của cán bộ quản lí và giáo viên trong huyện, trong nhà trường cũng như sự hưởng ứng và tích cực tự nguyện tham gia của các em học sinh. Đây có thể xem là những thành công bước đầu trong thử nghiệm.Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh ở trường trung học cơ sở" để chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện mục tiêu giáo dục.
1.2 Mục đích nghiên cứu
	Để nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi nhận thấy mục đích của việc nghiên cứu trước hết đó là tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý của đề tài: phân tích, đối chiếu với thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó đưa ra biện pháp mới có hiệu quả hơn.
	Bên cạnh đó phòng, chống tai nạn thương tích cho các em học sinh vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường, cơ quan ban ngành đoàn thể xã, thị trấn, của cha mẹ học sinh thường xuyên và lâu dài.
	Mặt khác phòng, chống tai nạn thương tích sẽ giúp cho các em học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, có thể tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, người thân ... đồng thời còn giúp các em các thấy an toàn để từ đó có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng và hoài bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn hơn. Qua đó các em sẽ xác định đúng được mục đích học tập của mình đó là: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để làm người.
	Và khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rất mong được góp thêm một số kinh nghiệm vốn có của mình. Qua đó đề xuất được một số biện pháp quản lí nhằm phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THCS nói chung và học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh nói riêng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế công tác phòng chống tai nạn thương tích của trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh.
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên trong công tác phòng chống tai nạn thương tích nhằm nâng cao hiệu quả phòng trách cho học sinh.
Hình thành kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho 247 học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh - Khối 6, 7, 8, 9.
Phạm vi áp dụng:
- Các trường THCS.
- Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hoàn thành được đề tài này, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết- Đọc các tài liệu về tâm lí lứa tuổi học sinh THCS và tài liệu liên quan đến các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp quan sát.
    	+ Quan sát tổ chức các hoạt động...
     	+ Quan sát hoạt động của học sinh.
- Phương pháp thực hành: Qua việc hình thành kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho các em, các em sẽ tự hình thành các kĩ năng cho mình.    
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục.
     	+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng phòng, chống tai nạn thương tích.
      	+ Tổng hợp các biện pháp giáo dục.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 	Như chúng ta đều biết, tai nạn, đuối nước, điện giật, động vật cắn, ngã, ngộ độc thực phẩm... là những tai nạn thương tích thường xảy ra đối với mọi người đặc biệt là học sinh THCS. 
	Tai nạn thương tích có thể được chia thành nhiều loại:
Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên.
Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.
Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích  xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
 Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống.
Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải
Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm ).
Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc
Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương
	Theo thống kê của Bộ y tế, tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện lớn. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của mọi người. Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn cũng như đầu tư cơ sở vật chất để phòng chống tai nạn thương tích cho mọi người cũng như cho các em học sinh. Tuy nhiên cần phải có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có hiệu quả về phòng chống tai nạn thương thích cho các em học sinh đặc biệt là học sinh THCS.
Trường Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trên Tiểu học và dưới Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11 đến 15. Theo quy định của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
	Bởi vậy, trang bị cách phòng tránh tai nạn thương tích cho các em là hết sức quan trọng. Giúp các em có những kiến thức hiểu biết về tai nạn thương tích để phòng, tránh những rủ ro có thể xẩy ra, tạo môi trường học tập, rèn luyện an toàn. Giúp các em có thái độ, trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Sơ lược về trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ "Phòng chống tai nạn thương tích" cho các em học sinh tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
* Thuận lợi:
Trường THCS Dân tộc Nội trú thuộc diện trường chuyên biệt trong hệ thống giáo dục, nên được sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy chính quyền địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa; Phòng Giáo dục và Đào tạo Lang Chánh; các phòng ban ngành cấp huyện. Đã tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ giảng dạy học tập.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu đủ các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo chuẩn về bằng cấp, vững về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao.
Về học sinh, được xét tuyển những học sinh có học lực, hạnh kiểm tiểu học tốt nhất trên địa bàn các xã. Đa số có nề nếp, có ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện, nhiều em đã nỗ lực vượt khó vươn lên để học tập tốt. Đây chính là thuận lợi cơ bản trong quá trình giáo dục.
Toàn trường có khu giảng đường với 8 phòng học chính, khu phòng học bộ môn, khu kí túc xá cho học sinh đảm bảo ánh sát, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho các em học sinh. Có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các hoạt động học tập cho các em học sinh. Có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng qui định, đủ nước sạch phục vụ cho các em. Có sân trường phù hợp dành cho các em: Sân bóng, sân cầu lông, sân bóng chuyền, sân bóng rổ...
Toàn trường có 29 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên (Trong đó: Quản lý: 03 người; Giáo viên: 18 người; Nhân viên hành chính: 08 người)
Số lớp: 08; Số học sinh: 247 học sinh
Trường có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ. Có nhân viên y tế có trình độ Cao đẳng phụ trách chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Bên cạnh đó, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa có gửi công văn số 3004/ SGDĐT-PC&CTHSSV về việc tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước HSSV ngày 15/12/2017.
Và Phòng giáo dục Lang Chánh tiếp tục gửi công văn số 689/PGDĐT ngày 18/12/2017 về việc tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh về các trường yêu cầu các trường thực hiện tốt việc phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai công văn của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Lang Chánh về việc hướng dẫn thực phòng chống tai nạn thương tích. Và đều nhận thấy rằng: phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là vô cùng quan trọng nên đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên và học sinh cùng thực hiện. 
* Khó khăn:
Kĩ năng phòng tránh và xử lí các tai nạn thương tích cho học sinh của giáo viên đôi khi còn chưa linh hoạt.
Nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kĩ năng xử lí các tai nạn thương tích do chuyên môn không được cọ sát thường xuyên như ở các trung tâm y tế, bệnh viện.
Động cơ học tập, rèn luyện của một bộ phận học sinh không rõ nét, mục tiêu phấn đấu vươn lên trong học tập tu dưỡng đạo đức còn chưa tốt. Tư tưởng ỷ lại, trông đợi vào sự giúp đỡ của thầy cô, của chính sách nhà nước còn tồn tại. 	Sự phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường với phụ huynh còn chưa được liên tục, thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân chính là nơi cư trú của phụ huynh rãi khắp trên địa bàn toàn huyện giao thông khó khăn.
2.2. 2. Thực trạng thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh.
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đều nhận thấy rằng: phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là việc làm rất cần thiết, nhằm giúp học sinh có môi trường sống và học tập an toàn để yên tâm học tập, tu dưỡng rèn luyện.
100% giáo viên, nhân viên đều đánh giá việc phòng chống tai nạn thương tích có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng cho mỗi cá nhân nói chung và cho học sinh bậc THCS nói riêng. 
Do đó, việc trang bị cho học sinh vốn tri thức về kỹ năng phòng chống là vấn đề rất quan trọng đối với học sinh THCS, đặc biệt là các em học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh. 
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
	Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi, khó khăn trên cùng với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội, tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phòng tránh các tai nạn thương tích cho học sinh THCS nói chung và học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú nói riêng như sau:
2.3.1: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch "phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THCS".
	 Như chúng ta đều biết kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích và đạt được thành công. Nó có tầm quan trọng đặc biệt để giúp chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học và có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho các hoạt động. Nhìn vào thực trạng tai nạn thương tích diễn ra ở Việt Nam, thực trạng chung của nhà trường, tôi nhận ra nhiều điểm mạnh và những hạn chế còn tồn đọng. Bởi vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THCS nói chung và học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh nói riêng như sau:
* Mục tiêu:
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học do Phòng giáo dục và đào tạo huyện Lang Chánh đề ra.
Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động của nhà trường cùng nhiệm vụ năm học do nhà trường đề ra. 
Bản thân đề ra kế hoạch:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong công tác phòng chống tai nạn thương tích. Từ đó thay đổi hành vi, nếp sống phù hợp để hạn chế tối thiểu những tai nạn thương tích, chú trọng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, cháy nổ, bạo lực học đường và vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm....
Đảm bảo 100% cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường được tập huấn kiến thức kĩ năng phòng, chống tai nạn thương tích.
100% học sinh được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần.
* Kế hoạch cụ thể:
Thời gian
Nội dung
Người thực hiện
Tháng 9,10 năm 2017
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT) của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống TNTT cho học sinh năm học 2017-2018.
- Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng trong phòng ở có nguy cơ gây TNTT cho học sinh, giáo viên bổ sung các biển cấm ở các ổ điện tại lớp, tại phòng ở kí túc xá (KTX).
- Kiểm tra sân chơi: Sân bóng đá, sân cầu lông, sân bóng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_li_nham_nang_cao_cong_tac_phong_c.doc
  • docDanh muc SKKN đạt giải Huyện, Tỉnh các năm.doc